Chào các bác , chắc hẳn ae ta ở đây , không ai còn lạ gì các quán bar, sàn nhảy trong thành phố,kể cả các bác hi-end , đến lo-end , và dân tai nghé như bọn em . HP thì có bar Đông Duơng , UFO , SoundClub , Biển Gọi , Hoàng Gia ... HN thì có New , Hồ Guơm Xanh.. (nhiều hơn HP nhưng em chưa nhớ hết ) Đầu tiên khi bước vào cửa , ae ta đều ấn tượng với âm thanh công suất cực lớn, nghe chát chúa , uỳnh uỳnh ,giã cho to tim bẹp phổi. Ánh sáng mê hoặc , huyền ảo và hiện đại .Hương vị đặc trưng bởi khói thuốc lá , mùi rượu mạnh , mùi nước hoa tỏa ra từ các bông hoa nhà lành , nhà dữ ,mùi của khói được tạo bởi máy kỹ xảo, tất cả hòa quyện cùng với sự hỗn độn cười nói , alô alồ , thậm chí cả chửi bới. Những khuôn mặt ngả nghiêng , vui có, buồn có, giận dữ , đăm chiêu , tơ lơ mơ , ẻo lả , chào mời...Người đứng , người ngồi , người đi qua ,kẻ đi lại nhốn nháo .nhiều khi chả khác cái chợ ..Các bác lại tưởng em viết phóng sự về TNXH trong đợt cao điểm truy quét , kiểm tra của thanh tra liên ngành 814 , nhưng không ạ , em chỉ bàn về 1 khía cạnh trong muôn vàn mảnh của cuộc đời tai 1 quán bar giờ cao điểm - đó là âm thanh . Đặc trưng của âm thanh quán bar ,đó là giàn âm thanh công suất cực mạnh , chỉ kém đôi chút so với vũ trường. Vì thuòng thuòng khách quán bar không uốn éo nhảy nhót , lắc giựt điên cuồng như vũ trường , nên không cần công suất âm thanh quá lớn để giải tỏa năng lượng cho thượng đế . Tuy nhiên tất cả các hạng mục trang thiết bị cũng đều phải đầy đủ và tiện nghi hiện đại, cái này còn tùy thuộc vào từng mức độ cao cấp của bar . Đa phần các quán bar lớn đều có thêm chuơng trình ca nhạc với sự xuất hiện của các ông sao ca nhạc , các danh hài ,để làm cho chuơng trình tạp kỹ thêm nóng để câu khách , nên âm thanh càng phải làm cẩn thận. Cái mà người ta dễ nhìn thấy nhất ở bar đó chính là hệ thống loa .Loa có ở khắp mọi nơi , trên đầu , trong góc , dưới gầm , sau lưng , thậm chí cả trong toilet cũng phải có để thượng đế có thể thưởng thức chuơng trình , không bị gián đoạn khi bận ...giải quyết công chuyện. Loa thì thật nhiều loại : cái to ,cái nhỡ , cái nhỏ , cái đứng , cái nằm , cái treo lủng lẳng. Trông thì tưởng lộn xộn nhưng thực ra đều được setup theo những tiêu chí nhất định , ( trừ những bar cò con, setup không theo 1 chuẩn mực nào cả ). Hệ thông loa thường được chia ra làm nhiều dải để điều khiển , 2 hoặc 3 way hoặc 1 way rưỡi ( 1 hệ thông đánh toàn dải , kèm theo 1 hệ thống chỉ đánh bass - pp này được cái ưu điểm là dễ điều khiển ,tiết kiệm loa , amply , tận dụng tối đa công suất , dải tần của từng loa một , tuy nhiên nhược điểm là dễ làm quá tải , méo dạng tín hiệu âm thanh khi hệ thống hoạt động ở mức tối đa công suất ). Các loa được bố trí sao cho hướng loa, góc bức xạ tới người nghe phù hợp nhất . Điểm quan trọng trong khi thiết kế là phải tạo sự ổn định , đồng đều công suất âm thanh tại mọi vị trí ngồi trong bar >Nếu setup không chuẩn thì chỗ nghe to quá , chỗ lại thấy nhẹ hều, nhất là âm trầm. Đặc tính âm trầm là cảm giác hướng không thể hiện rõ rệt .Ta không thể quay loa bass về tất cả mọi chỗ ngồi nhằm đạt được hiệu quả như mong muốn , mà cái này phải chỉnh , phải tinh chỉnh thật kỹ càng , tùy thuộc vào công suất yêu cầu ,diện tích , kết cấu ,bố trí nội thất , vật liệu chủ đạo khi thiết kế bar . Cái này cũng giông như các bác hi-end nhà mình khi thiết kế phòng nghe , dùng tiêu tán âm , cột chân vzoi ... để định hướng âm thanh cho đúng ý mình, cắt đuôi âm bass , giảm tiếng ù , triệt tiêu độ vang ký sinh trong phòng , để ngồi chỗ nào nghe nhạc cũng là "điểm ngọt". Tuy nhiên trong bar thì phức tạp hơn rất nhiều do diện tích lớn , công suất lớn , kết cấu , bố trí phức tạp ,môi trưởng thuỏng thức khác biệt, và quan trọng hơn là không phải thiết bị nào cũng đat tiêu chuẩn cao như...hi-end (nhất là dây dẫn ) . Điều may mắn là các thượng đế của bar-disco không khó tính lắm và không phải ai cũng có "tai nhạc" . cho nên chỉ cần 1 tiêu chí vừa đủ là ok rồi. Các bác cứ tưởng tượng , một đống loa vài chục chiếc , cách nhau khoảng cách không nhỏ , đi vài trăm mét , đến cả kilomet dây loa là chuyện thường , dùng dây VDH thì có mà sập tiệm , không dùng dây điện là may :lol: Loa như vậy là cũng tạm đủ thông tin rồi , còn amply , kỹ thuật kết nối với thiết bị xử lý như mixer, micro , DJ , Processor ( compressor , gate/enhancer , reverb , equalizer , crossover ...) , các link kết nối với PC ,live-recording , Lighting ... em xin thao luận vào trang sau , em xin phép đi ngủ cái đã. 8) Rất mong được sụ chỉ giáo , hướng dẫn của các bác ạ Thân ái !!!
Vụ nhảy nhót , sàn , bar là em thích nhất rồi . Nhưng có 1 vài điểm bác thao-prosound phân tích em chưa hiểu lắm , bác giảng giải cho em học hỏi nhé 1 /Hệ thông loa thường được chia ra làm nhiều dải để điều khiển , 2 hoặc 3 way hoặc 1 way rưỡi ( 1 hệ thông đánh toàn dải , kèm theo 1 hệ thống chỉ đánh bass - pp này được cái ưu điểm là dễ điều khiển ,tiết kiệm loa , amply , tận dụng tối đa công suất , dải tần của từng loa một , tuy nhiên nhược điểm là dễ làm quá tải , méo dạng tín hiệu âm thanh khi hệ thống hoạt động ở mức tối đa công suất ). - Cái này lần đầu tiên em nghe thấy là 1 way rưỡi , vì em chưa hình dung bác đánh nó như thế nào . Tín hiệu cho loa subass bác lấy ở đâu ra , có lấy ở Crossover không ? Nếu bác lấy ở Crossver thì em chưa thấy loại nào chia 1 way rưỡi cả :?: -Như bác đã nói ở bar thì có thêm phần ca nhạc để câu khách , theo em nếu bác đánh toàn dải thì cực khó chỉnh cho Vocal . Em thấy hầu như các bar người ta setup toàn là 3 way thôi , như thế tiếng nhạc và vocal rất dễ chỉnh . Bác lại nói là đánh toàn dải lại dễ điều khiển :shock: - Theo em biết nếu đánh ở bar hoặc vũ trường mà tín hiệu bị méo dạng như bác nói đó là do Amplifier yếu quá không kéo nổi loa . Thông thường thì người ta tính công suất của Amplifier sẽ bằng 120% công suất của loa , đúng như thế thì bác đánh liên tục 12 h cũng không có vấn đề gì . Đặc tính âm trầm là cảm giác hướng không thể hiện rõ rệt .Ta không thể quay loa bass về tất cả mọi chỗ ngồi nhằm đạt được hiệu quả như mong muốn , mà cái này phải chỉnh , phải tinh chỉnh thật kỹ càng , tùy thuộc vào công suất yêu cầu ,diện tích , kết cấu ,bố trí nội thất , vật liệu chủ đạo khi thiết kế bar . - Loa âm trầm có hướng là 360 độ , bác không cần phải xoay về hướng nào cả , chỉ setup sao cho 1 loa đánh với 1 diện tích xung quanh nó đầy đủ là được . Vì bar ở HP , HN , SG hầu hết là loa đóng nên không đủ tiêu chuẩn trên . Chuẩn nhất ở Hn vẫn là New vì ở đấy không có loa đóng , setup là mấy chú khoai Tây , ở SG có Mưa rừng , hồi trước có 777 đánh cũng ổn . Điều may mắn là các thượng đế của bar-disco không khó tính lắm và không phải ai cũng có "tai nhạc" . cho nên chỉ cần 1 tiêu chí vừa đủ là ok rồi - Em xin lỗi bác tí ti , nếu bác mở 1 quán bar mà ông nào setup cho bác 1 dàn âm thanh chỉ kêu TO , Tức Ngực nhưng không Ấm , Đau Đầu , nghe Chói Tai thì xem thử bác còn khách không ? Bác hơi coi thường tai nghe nhạc của anh em nghe nhạc mạnh rồi . THực chất nhạc mạnh là để cho giã rượu nhanh , DJ chơi nhạc hay để mọi ngừoi cùng nhảy , hoạt động nhiều sẽ uống rượu nhiều , đấy là bí quyết của DJ , nếu nhạc hay mà Đau đầu , chói tai thì dân tình bỏ về hết bác ạ . Biết nghe nhạc đấy Em cũng chỉ có ít kiến thức , có gì chưa đúng bác chỉ bảo em thêm nhé
Hay quá , lâu lâu mới có ae tham gia cho vui. Thanks bác đã đóng góp ý kiến . Về 1.5 way : thực tế đó là 1 full-band và 1 sub-bass , chắc chắn phải dùng qua crossover rồi . Ưu điểm dễ điều chỉnh ở đây là không có gì để chỉnh cả . hiệu quả của việc setup full-band hay multi-band đối với tái tạo âm thanh biểu diễn như thế nào thì ae ta chắc chắn ai cũng biết rùi Đương nhiên khi chỉnh cho vocal là 1 yếu tố cực kỳ quan trọng , cần nhiều kỹ thuật . Ngoài việc chia dải công suất loa theo 2 hoặc 3-4 band, còn dùng thêm multi-band compressor nữa bác ạ. Còn việc setup để cho nghe đến mức chói tai , đau đầu thì...thôi bác ạ, hè hè , cái đó để cho mấy ae mới làm nghề lưu ý thôi. Thanks bác, Ý wên , bác có ở HP ko bác , để ae có cơ hội giao lưu
tuần sau bác có ở hp ko. cho em diện kiến với. tuần sau em đi công việc ở hp nè. em cũng có setup mấy cái bar ở tp.hcm. bebé thôi. được gặp bác trao đổi thì hay quá.
Em nghĩ là đến mức, chói tai đau đầu thì nó là âm thanh rồi. Em cho rằng âm thanh ở New là đỉnh nhất! Còn những chỗ khác âm thanh lởm lắm, đừng bao giờ mơ đến chất lượng cao ở sàn nhảy HN (VN em không dám nói, trước em đi Lush nó đánh Nexo cũng hay lắm) Nhưng theo em dở nhất của club VN là do mấy thằng DJ đi đầu, chẳng hiểu ở đâu ra mà toàn chơi mixer Behringer, DJ mixer lởm nhất trong các dòng DJ. Nguồn tín hiệu cũng rất đáng bàn, toàn lấy MP3 burn ra thì lấy đâu ra chất lượng hay? Ngoài ra các DJ VN thường chơi nhạc rất xôi thịt, chứ không lấy chất lượng, chứng minh bằng cách là nếu bác nào có dịp lên nhìn cái mixer do DJ VN chỉnh thì EQ bao giờ cũng lên tầm 2-3 giờ, VU thì đỏ rực luôn. Từ nguồn phát đã thế thì sao mà hay cho được hả các bác?
Hi bác , lúc nào em cũng ở HP , trừ khi đi công tác thôi :lol: Lúc nào bác qua thì cứ alo em . Thân !
Hờ hờ bác :lol: Thường thì các DJ , hay các kỹ thuật viên đều không đựoc đào tạo bài bản ( em cũng vậy :lol: ) , nên nhiều khi các kỹ năng cơ bản nhất của việc vận hành kỹ thuật bị mắc lỗi cũng là điều dễ hiểu dây dẫn , jack cắm toàn hàng lởm , mức âm lượng trên các hệ thống nguồn âm, thiết bị xử lý thiếu sự hài hòa . Theo em nếu khắc phục đựoc điểm này thì chất lượng chung có thể cải thiện đựoc khoảng 20% . Vì nhiều khi clipping nhưng chưa bị bể tiếng thì vẫn để đèn đỏ cho nó ...đẹp :lol:
tiếc quá.em ghé HP mà ko ghé bác được. mai em lại đi hanoi rồi. em mang âm thanh ra làm ở NTN Hải Phòng cho quảng cáo Nestley. hẹn gặp bác khi khác vậy
Em xin tham gia một chút, âm thanh vũ trường cũng cần hay ở các giải tần nhưng đặc biệt là low ( 70-110 Hz) để có tiếng trầm nảy, căng và tiếng low-end (60Hz-20Hz) trong vũ trường chỉ dùng hệ thống loa 3 way thì way thứ 3 thường phụ trách giải tần số từ 150hz trở xuống nhưng thường thì chỉ xuống được đến 50-60hz và nếu dùng nhiều loa sub thì có thể xuống được 40hz và kết quả là tiếng sub rất mạnh, căng nhưng vẫn có cảm giác không đủ phê mặc dù dùng rất nhiều sub. Nhưng chỉ cần thêm một hoặc 2 đôi Low-end thì sẽ có tiếng Bass rất sâu, áo quần rung bần bật( tiếng này nghe không to, không ồn ào nhưng tạo cảm giác rất mạnh mẽ, uy lực). Em thấy nhiều vũ trường dùng rất nhiều Sub nhưng họ không hiểu là cái họ thiếu là loa siêu trầm. Em lấy 2 ví dụ thực tế để chứng minh: - Có bác nào dùng hệ thống 5.1 hoặc 7.1 ( 5 kênh cộng 1 siêu trầm và 7 kênh cộng 1 siêu trầm) ở nhà chưa? nếu các bác ngắt loa Sub đi thì có chỉnh thêm bass bao nhiêu đi chăng nữa thì tiếng vẫn không sâu được nhưng chỉ cần bật Sub lên thì ôi thôi trần nhà, chai lọ, ly tách chén thi nhau lanh canh nhảy múa, tiếng như sấm dậy, hàng xóm chạy sang phàn nàn... - Trong Live show tiếng trầm chủ yếu là từ chân kick và Guita Bass ( có thể organ, nhạc điện tử...) Rockstorm vừa rồi em dùng Funktion-one 4 way nhưng vào đến Hochiminh vì sân Quân khu 7 rộng và muốn tiếng bass sâu hơn nên e không cần tăng thêm sub mà dùng thêm 2 cặp loa Sub low-end nên tiếng Kick và Bass xuống rất sâu, nghe ngoài trời mà như trong phòng kín
Một điều quan trọng nữa là phải chỉnh Pha của 6 way cho đồng bộ nếu không nghe sẽ: - không hay, - không to, vì các way không cộng hưởng với nhau, thậm chí triệt tiêu nhau nên nghe bé- lại phải tăng volume hoặc gain...dẫn đến quá tải, amply nóng, dễ cháy. Khi chỉnh Pha ( delay) tốt sẽ tiết kiệm được gain, thậm chí tiết kiệm loa, amply... - âm thanh lộn xộn gây mệt mỏi. Loa Sub low-end của Funktion-one ký hiệu là Infrabass ( Tiếng Anh nghĩa là dưới cả bass) Khi nào các bác cần âm thanh rung quần áo tức ngực nhưng không rát tai thì nhớ đến Infrabass chứ đừng dại mà lắp thêm thật nhiều Sub nhé
Bác có thể cho em biết ở VN Funktion-one Infrabass bán ở đâu và giá tầm bao nhiêu ? Thank Theo em tìm hiều thì hình như đây là sub passive và cần một main power công xuất tầm bao nhiêu để kéo ?
Infrabass khoảng 2400USD 1 chiêc, liên hê a Chính 0903497788 để xem và nghe thử, Thông số chính: Drivers: 2 x 18''Sensitivity (1W at 1m): 103dB Power (rms): 1200W Nominal Impedance: 4Ω TotalFrequency Response ± 3dB: 25Hz - 80Hz Weight: 90kg (198 lbs) Construction: 18mm Birch Ply Connectors: 2 x Speakon 4 Pole (NL4) Amply nên dùng loại công suất trên 2500W/ kênh ví dụ như MC2 model E90 của Anh với thông số cơ bản như sau: Output Power (Watts RMS) per channel : 8 ohms @ 1kHz: 2000 4 ohms @ 1kHz: 4500 2 ohms @ 1kHz: 8000 Mono Bridged 8 ohms @ 1kHz: 9000 4 ohms @ 1kHz: 16000
chao bác HÙng Hôm nọ trả lời bác mà khi submit mạng nó lại bị lỗi ko gửi đựoc , mà cv em cũng rất bận nên giờ mơi reply lại cho bác được :mrgreen: Theo em trong trường hợp của bác thì dùng loại Yamaha thì hợp lý hơn , vì chi phí sẽ hợp lý hơn mà lại hiệu quả hơn , thẩm mỹ hơn . CHứ dùng sub 4 tấc thì lại thêm power , mà thực ra trong phòng 60m2 thì cũng chỉ cần như loại Ymaha là đủ . Bác cứ tham khảo nhé Thân ! mà sao PM cho bác lại ko được nhể
Có 2 loại Bass low-end nữa xin giwowis thiệu với các bác: Funktion-on MB212 giá khoảng 1600usd Drivers: 2 x 12'' Sensitivity (1W at 1m): 104dB Power (rms): 600W Nominal Impedance: 8Ω Frequency Response: 35Hz - 125Hz Weight: 48kg (105.6 lbs) Construction: 15mm Birch Ply Connectors: 2 x Speakon 4 Pole (NL4) Funktion-one MB210 giá khoảng 1300usd Drivers: 2 x 10'' Sensitivity (1W at 1m): 102dB Power (rms): 400W Nominal Impedance: 8Ω Frequency Response: 40Hz - 150Hz Weight: 34kg (75 lbs) Construction: 15mm Birch Ply Connectors:2 x Speakon 4 Pole (NL4) Xem thêm:http://www.funktion-one.com/