Âm thanh trung thực và âm thanh tự nhiên

Discussion in 'Trao đổi, thảo luận về kỹ thuật' started by SixL6, 24/8/07.

  1. Onecent

    Onecent Advanced Member

    Joined:
    24/6/10
    Messages:
    1.712
    Likes Received:
    33
    Bác có thể chia xẻ với anh em tại sao bác lại có cảm nghĩ như vậy cho phần màu đỏ ? Cám ơn bác
     
  2. Onecent

    Onecent Advanced Member

    Joined:
    24/6/10
    Messages:
    1.712
    Likes Received:
    33
    Vấn đề là ở chỗ có người bỏ tiền khủng ra 1 dàn máy khủng thì họ phải có "cái gì đó đặc biệt và đáng giá" đáng để bỏ tiền khủng ra mua; hoặc có thể món đó tuy không mắc lắm nhưng đã lỗi thời, bất tiện hoặc kém tính năng trong xử dụng và kem luôn cả chất lượng kỹ thuật so với nhiều thiết bị khác đương thời vừa rẻ tiền hơn và đa năng đa đa dụng hơn nhưng vì lý do cá nhân nào đó mà chỉ có số ít họ chơi nên nhiều lúc họ cũng làm thế chứ nếu không thì .... Nên do đó có nhiều vấn đề mà về mặt lý luận lô-gích nó rất vô lý với người khác; và từ đó họ lồng/nghĩ ra 1 từ ngữ đã có sẵn (chưa chắc đã đã có ý nghĩa hay liên quan đến vấn đề họ muốn nói) hoặc thêm từ ngữ liên quan đến giác quan con người hay gọi là "cảm nhận" kiểu như tai nghe hoặc thêm những cụm từ đặc biệt nào đó của riêng họ (thậm chí chính họ cũng không thể giải thích được những cụm từ/từ ngữ đó) để làm cho nó trở thành ... lô-gích; đơn giản vì đã là "cảm nhận" thì họ có thể tuyên bố cho đại chúng những vấn đề mà không có ngành nào từ KH cho đến nghệ thuật mà có thể giải thích lô-gích (thậm chí có thể với người khác gọi là hoan tưởng hoặc bất bình thường trong suy nghĩ ...) ---> Do đó có thể nói đây là pp "dùng từ ngữ cảm nhận hoặc giác quan của chính cá nhân họ" mà chính cá nhân họ cũng không thể giải thích được 1 cách lô-gích những từ ngữ này để làm hợp lý cho 1 vấn đề mà vấn đề đó với những người khác coi là vô lý! Và sự không có hồi kết cho những tranh luận này sẽ không bao giờ có hồi kết và nhiều lúc xảy ra cho ngay chính bản thân họ; cũng vì vậy họ vẫn bị lung lay khi có 1 cụm "từ ngữ" mới xuất hiện và vòng lẩn quẩng cứ tiếp diễn .... Nếu họ có thể giải thích được những cụm từ này 1 cách lô-gích thì vấn đề đã trở thành lô-gích thì chính họ không cần phải "nghĩ ra" những cụm từ này hoặc những cụm từ này đã được đại chúng công nhận và coi là lô-gích thì đâu còn là vấn đề như ban đầu ....? :wink:

    Nhiều người làm KH người ta thay đổi suy nghĩ và thiết kế thường xuyên nhưng mục đích chọ là hòng đạt đến 1 cái đích nào đó ví dụ là tiến tới giới hạn Vật lý nào đó cho được; hoặc tìm ra 1 kết quả luôn đúng để giải thích cho 1 hiện tượng tự nhiên; và mong muốn thiết kế sản phẩm có chất lượng ngày càng tiến dần về cái giới hạn Vật lý hay có thể nói là càng gần đến giá trị lý thuyết chừng nào thì càng tốt chừng đó; hoặc tìm ra 1 quy luật của tự nhiên và mong giải thích được chính xác quy luật đó càng chính xác chừng nào thì hay chừng đó và ngay quả dùng quy luật đo phục vụ cho con người ... Và cứ mỗi lần thất bại hay thành công họ lại tìm ra những lý lẽ hay lô-gích ở kinh nghiệm trước để làm kiến thức cho những lần nghiên cứu kết tiếp ---> Công việc của họ là có cái đích (có bến có bờ) để vương tới chứ không phải là đi vào cái vòng lẩn quẩn ... :wink:
     
  3. tamhiep2

    tamhiep2 Advanced Member

    Joined:
    9/10/10
    Messages:
    52
    Likes Received:
    0
    Mình nghĩ: Âm thanh trung thực là tái hiện dược gần tối đa 1 âm nào đó, có nghĩa là gần được như âm nhạc sống, hay âm tự nhiên nào đó.
    Còn âm hay: cái này trừu tượng hơn nhiều, phụ thuộc nhiều cả chủ lẫn khách quan.
    Còn khái niệm âm thanh tự nhiên: cái này cần bàn kỹ hơn.
    Đề tài chủ thớt đưa ra thảo luận có vẻ thiếu chặt chẽ.
    ...
     
  4. dungAD

    dungAD Advanced Member

    Joined:
    4/2/10
    Messages:
    211
    Likes Received:
    122
    Location:
    Bắc Giang
    Em cũng xin bàn cùng các bác.
    - Âm thanh tự nhiên thì em không biết là nên hiểu thế nào, tự nhiên như âm thanh trong tự nhiên ( như tiếng nước suối chẳng hạn ) .... mà các bản thu hầu hết được thực hiện trong phòng thu thì nó đâu có gì là tự nhiên nữa.
    - Âm thanh trung thực thì chắc rồi, khi nghe lại mà giống ( chắc gần giống ) như các nhạc cụ và lời hát cất lên trước khi qua các thiết bị điện tử, và cả in vào CD.... thì nó trung thực.
    Khi em học về kỹ thuật thu thanh và Đo lường tín hiệu ( nhưng em học lơ mơ lắm vì nó là môn cơ sở ) thì đến giờ em vẫn nhớ lời thày em nói:
    Âm thanh trung thực là không chọn lọc.
    Ngược lại âm thanh chọn lọc thì không còn trung thực.
    Nhưng đã là kỹ thuật thu âm thì người ta chỉ giữ lại gì hay >> trung thực, còn cái không có lợi ( ví như tạp âm hay tiếng lấy hơi quá mạnh của ca sỹ ) thì người ta loại bỏ.
    Theo em thì chỉ mong muốn âm thanh trung thực như bản thu ( sau bàn Mixer - trước khi in phôi đĩa ) của tay kỹ thuật phòng thu là tuyệt rồi. Nhưng nếu hay hơn thì em càng thích :D
     
  5. soundman_DJ

    soundman_DJ Approved Member

    Joined:
    4/1/11
    Messages:
    5
    Likes Received:
    0
    Chí lý, chí lý.Em tán thành hoàn toàn quan điểm này.Bác đang nghe AR là cũng đạt một phần của sự trung thực rồi còn gì.
     
  6. ddthvn

    ddthvn Advanced Member

    Joined:
    24/6/10
    Messages:
    52
    Likes Received:
    74
    Em vẫn thix âm thanh tự nhiên hơn âm thanh trung thực, đó mới là tinh túy của âm nhạc :D
     
  7. music-lover

    music-lover Advanced Member

    Joined:
    29/3/12
    Messages:
    1.044
    Likes Received:
    156
    Theo em thì thế này ạ,
    Mỗi người có một gu thưởng thức khác nhau, có người thì thí nhiều tép, người thì thích ít bass, người thì thích nhiều ...cái đó chúng ta nên tôn trọng không nên cho rằng như thế là không hay, không biết thưởng thức ..., còn với em thì càng giống live càng tốt, nge/xem hát không cần micro, dàn nhạc không qua ampli càng hay. Có một việc thế này, em về quê đi dự một đám hiếu, lúc chuẩn bị đưa ra đồng thì đội trống của xã đến, đội trống gồm 9 cái đánh tức ngực, giai điệu thì đơn giản không có gì, ấy thế mà không hiểu sao em nghe đến cả tiếng không thấy khó chịu, thấy hay quá, vậy gu của em là càng thực càng càng sát thực tế càng hay. vài lời lạm bàn, xin các cụ hiểu là đây là ý thích của em ạ, nếu không giống ai thì các cụ cũng tôn trọng em mà nén đá nhẹ thôi ạ.
     
  8. giangnt131

    giangnt131 Advanced Member

    Joined:
    17/12/12
    Messages:
    261
    Likes Received:
    2
    Location:
    hcm & nhatrang
    Theo em thì chỉ có thể gọi là âm thanh tự nhiên, như khi nghe một số dĩa thu tiếng ca sĩ lẹt xẹt nhiều quá nghe nó không tự nhiên vì trên thực tế làm gì có ai hát ra vậy.
    Nói âm thanh trung thực thì chưa đủ, ta phải nói thêm là trung thực so với cái gì, nếu tiếng lẹt xẹt là do bản thu như thế thì âm thanh nghe được ra như vậy thì ta vẫn gọi là trung thực
     
  9. phongvan2000

    phongvan2000 Advanced Member

    Joined:
    23/10/09
    Messages:
    347
    Likes Received:
    274
    Chỉ bằng 2 dòng bôi đậm là cả 2 bác đã hiểu được đúng bản chất vấn đề rồi đó, cần gì phải tranh luận nữa :mrgreen:
    Càng giống với tự nhiên nhất thì được gọi là trung thực nhất chứ sao
    Cái tự nhiên là cái live, là cái biểu diễn trực tiếp trong khán phòng hay ngoài trời chỉ qua thu phát mic + loa và bàn Mixer , gọi là nghe" sống"
    Cái trung thực là cái nghe qua nguồn âm là đĩa CD..đĩa than..v..v..v được xử lý , chỉnh sửa bằng kỹ thuật tách ..loc abc , tái tạo bằng các hệ thống âm thanh xyz
    gọi là nghe "chết "
    nghe " chết " hay như nghe " sống" thì được gọi là trung thực gần đạt đến độ tự nhiên như nghe live
    ca sỹ thì khó mà nghe được chất giọng tự nhiên mộc mạc khi họ luyện thanh
    nhưng so sánh đơn giản nhất là có thể nghe tiếng Violin hoặc Piano kéo trực tiếp ngoài đời ( kiểu như có ông già gì hay kéo Violin ở vườn hoa Dinh Thống Nhất) và thử so sánh với tiếng Violin tái tạo ở hệ thống âm thanh, đã gần bằng hay thua kém bao nhiêu so với đời thực

    Thế thôi
     
  10. snel

    snel Advanced Member

    Joined:
    13/1/09
    Messages:
    890
    Likes Received:
    148
    Âm thanh trung thực của hệ thống Playback (*)(chơi lại)- tạm gọi thế.
    Âm thanh trung thực (*) của tiếng ca sỹ là âm thanh giống với tiếng ca sỹ hát không micro - cái này thì gần giống thì đạt được.
    Âm thanh tự nhiên
    Tiếng ca sỹ hát ở ngoài 1 cách tự nhiên không gò bó, khi đó ta nghe qua hệ thống chơi lại sẽ được nghe âm thanh 1 cách tự nhiên
    Hệ thống chơi lại nào mà nghe tiếng bí không không thoát đc thì nên xem lại trước khi bàn đến âm thanh tự nhiên
    Kiểm tra tiếng tự nhiên thông qua CD Come Away With Me của Norah Jones cũng tạm ổn :D
    Trong CD có tiếng ca sỹ, tiếng dương cầm, guitar ..... Tiếng rất tự nhiên
    Mình nhai hết CD này mà không bị gượng ép... phải nghe, xem như hệ thống chơi lại tạm ổn :D
    Tiếng dương cầm là dễ đối chiếu nhất, dân tây lông thu âm tiếng dương cầm qua 1 vài CD không thật sự tự nhiên- Em đã đối chiếu qua 1 cây dương cầm ở 1 không gian nhà thờ ở đường Tô Hiến Thành gần ngã ba THT-CMT8
    Không gian nhà thờ thì có độ vang hơn phòng thu nên có khác biệt đôi chút. Nhưng tính tự nhiên thì không có sự khác biệt-Như dòng chảy của 1 con suối chảy đều liên tục không bị gượng không ngừng
    Vài lời vui vẻ :D
     
  11. tranlenguyen

    tranlenguyen Advanced Member

    Joined:
    29/10/07
    Messages:
    343
    Likes Received:
    88
    Re: Thế nào là âm thanh phòng nghe hi-end chuẩn mực

    Cho phép em hơi lạc đề chút xíu, để đánh giá được âm thanh trung thực phải có kiến thức và am hiểu về nhạc cụ. Em ví dụ rất đơn giản tiếng nhạc cụ Violon, để tái hiện đúng thời gian và pha của Violon thường phải là loa 4 ohm hoặc 6ohm, tức đường cong trở kháng thẳng tại 1-3kHz tại 6ohm , tuy nhiên đa số các loa tầm trung cắt tần tại 3 kHz , em ví dụ ProAc 2 đường tiếng, tức vẫn còn cho trung cao chạy trong mid-bass, nếu trung cao cộng hưởng trong cone loa lớn sinh họa âm bậc lẻ rất chói tai nên ProAc dùng cuộn cảm lõi Ferrite làm méo để nghe dễ chịu và ngọt hơn nhưng làm sai tiếng Violon. Hiện tại chỉ có Avalon hoặc Wilson Audio hoặc 1 vài dòng loa rất cao của Sonus Fafer cắt 1KHz tức hoàn toàn cho trung cao chạy trong Trép nhưng ko lệch pha, trung cao chạy trong cone loa nhỏ ko sinh họa âm bậc lẻ gây chói tai nhưng đúng về thời gian tiếng Violon, tiếng Violon phải trong trẽo, khô và da diết, ngay cả lên cao trào vẫn ko chói thể hiện độ tì trên dây đàn nhưng nghe không làm gai óc nổi lên,.... em thấy 1 số loa chói gắt, hay trung cao bị cứng dùng âmpli đèn đánh để dịu hơn nhưng âm thanh ko trung thực, em thấy loa mà đánh dc với bán dẫn nghe êm mà trung thực thường tính bằng chục ngàn trở lên. Một vài dòng chia sẻ, Topic rất hay và bổ ích, cám ơn các bác. Thân
     
  12. My FB

    My FB Advanced Member

    Joined:
    9/9/06
    Messages:
    2.887
    Likes Received:
    683
    Location:
    Phu Nhuan - Ho Chi Minh City
    Re: Thế nào là âm thanh phòng nghe hi-end chuẩn mực

    Như vậy các kỹ sư chế tạo loa của các hãng như Altec, Tannoy, hay Lowther không biết nghe Violon nên toàn chế tạo loa có tổng trở 8, 15, 16 thậm chí 32 Ohms hả bác? :p
     
  13. tranlenguyen

    tranlenguyen Advanced Member

    Joined:
    29/10/07
    Messages:
    343
    Likes Received:
    88
    Re: Thế nào là âm thanh phòng nghe hi-end chuẩn mực

    Chắc bác không hiểu ý của em, trở kháng 4ohm và 6ohm về thời gian tần số cơ bản đi tốc độ nhanh hơn, em đang nói vấn đề chính xác về thời gian ngân của nhạc cụ, ở khoảng cách 4m cho đến xa hơn 8m, tiếng violon loa 4ohm rõ nhất, những loa dùng Horn hài âm đã giãn ra nên khi trình diễn cổ điển , hài âm Violon rất mờ, nhưng để làm loa trở kháng thấp nghe dễ chịu ko hề đơn giản, tuỳ vào nhu cầu và giá thành các hãng sx loa phục vụ khách hàng khác nhau, và tuỳ thuộc công nghệ từng thời kỳ, những kỹ sư ai cũng tài gỏi khi nghe qua các sp các hãng loa khác nhau họ đều hiểu và biết nguy lý, tuy nhiên họ phải biết phân khúc tiêu dùng của mình, giá thành và chất âm truyền thống họ theo đuổi, . Thân
     

Share This Page

Loading...