Bàn về tuổi thọ và chất lượng của đèn

Discussion in 'Đèn điện tử' started by Tubes, 11/1/08.

  1. Tubes

    Tubes Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    242
    Likes Received:
    6
    Location:
    Hà Nội
    Chào cả nhà, theo các bác,

    1. Tuổi thọ của đèn thường khoảng bao nhiêu năm? có khẳng định là bền hơn SS?

    2. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tuổi thọ của đèn ?
    - Điện áp anode quá cao -> đèn bị quá áp
    - Dòng điện chảy qua đèn cao, liên tục vượt mức cho phép. Đỏ anode.
    - Thiên áp Vg không đúng, đèn hoạt động không đúng chế độ.
    - Tụ thoát catot quá lớn
    - Trở kháng tải quá bé so với tiêu chuẩn-> bị quá tải
    - Quá áp/quá dòng sợi nung
    - Không tản được nhiệt
    - Rung động cơ khí
    - "Vị trí" và "tư thế" hoạt động không đúng ...
    Còn những yếu tố nào nữa không? Làm thế nào để nâng cao tuỏi thọ của đèn?

    3. Đèn phải chạy rà như vậy phải chăng chất lượng của nó không ổn định và bị biến đổi theo thời gian? SS có như vậy không?

    4. Khoảng thời gian nào là nghe hay nhất trong chu kỳ "Sinh lão bệnh tử" của đèn?

    5. Như thế nào là 1 đèn đã bị già?

    vân vân và vân vân ....
     
    Tags:
  2. HaiLua

    HaiLua Advanced Member

    Joined:
    22/1/06
    Messages:
    1.872
    Likes Received:
    12
    Location:
    Go Vap-TPHCM
    Bác hỏi nhiều mà còn khó nữa, em hổng biết gì nhiều chỉ biết quả GU 50 và quả 6P14P-EB của em hát mãi chẳng thấy hư... :lol: Ngày nghỉ em ở nhà bi nhiêu là nó hát bấy nhiêu, từ sáng cho đến tối... :lol:
    ( Em nghe nói mấy quả đèn phục vụ mục đích QS của anh Hai có chất lượng rất tốt đó...)
     
  3. ngtatliem

    ngtatliem Advanced Member

    Joined:
    11/4/06
    Messages:
    6.769
    Likes Received:
    55
    Location:
    C.S.J
    Cho em hỏi thêm một câu hơi ngơ ngơ nhưng còn hơn dấu dốt mà im re :lol:
    người ta bảo đèn càng nóng càng hay nhưng nó có nhiệt độ tới hạn không? có khi nào nóng quá nó vỡ bóng không?
    cảm ơn cá bác! Em cũng đang lọ mọ học hỏi thêm đấy!
     
  4. khuehn

    khuehn Advanced Member

    Joined:
    12/10/06
    Messages:
    5.241
    Likes Received:
    49
    Location:
    Ha noi
    Theo tôi biết qua sách vở và kinh nghiệm thì thế này:
    1. Tuổi thọ của đèn thường thường tính theo giờ làm việc, từ đó có thể quy đổi ra năm đa số là 10.000 giờ trong điều kiện làm việc bình thường, cá biệt có một số loại đèn đặc biệt có thể đến 100.000 giờ. Chưa ai khẳng định là bền hơn, hoặc kém bền hơn SS.

    2. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tuổi thọ của đèn ?
    - Điện áp anode quá cao -> đèn bị quá áp = có
    - Dòng điện chảy qua đèn cao, liên tục vượt mức cho phép. Đỏ anode =Chóng hỏng hơn bình thường.
    - Thiên áp Vg không đúng, đèn hoạt động không đúng chế độ = hiệu quả sử dụng không cao.
    - Tụ thoát catot quá lớn = Ít ảnh hưởng đến tuổi thọ của đèn.
    - Trở kháng tải quá bé so với tiêu chuẩn-> bị quá tải = có ảnh hưởng nhất là các đèn công xuất.
    - Quá áp/quá dòng sợi nung - Nhanh phải thay đèn mới, không an toàn
    - Không tản được nhiệt = Sử dụng không hiệu quả, chóng già đèn
    - Rung động cơ khí = đối với các đèn bình thường dễ bị các lỗi như chập, đứt sợi đốt, chập lưới, đứt cực ....
    - "Vị trí" và "tư thế" hoạt động không đúng ... = Ít ảnh hưởng đến tuổi thọ đèn

    3. Đèn phải chạy rà như vậy phải chăng chất lượng của nó không ổn định và bị biến đổi theo thời gian? SS có như vậy không? = Đúng, cả đèn và SS chất lượng có bị biến đổi theo thời gian.

    4. Khoảng thời gian nào là nghe hay nhất trong chu kỳ "Sinh lão bệnh tử" của đèn? = Trong khoảng thời gian sống của đèn mà nhà sản xuất tuyên bố, nhưng có lẽ hay nhất trong khoảng từ sau rođa đến 2/3 thời gian sống của đèn.

    5. Như thế nào là 1 đèn đã bị già? = độ phát xạ của katốt kém đi (điện trở phát xạ tăng lên, có thể đo được bằng đồng hồ đo điện trở bình thường khi cấp điện áp nung tim đèn), lọt khí giai đọan đầu.
     
  5. n_nhoang

    n_nhoang Advanced Member

    Joined:
    29/7/06
    Messages:
    2.520
    Likes Received:
    20
    Em cũng có câu hỏi xxx xxx tí.
    Có những cái apm tube cổ xưa ơi là xưa (em đoán nó hơn gần gấp đôi tuổi mình ấy chớ)nhưng bây giờ em thấy chúng vẫn hát không biết nó có bền hơn SS không các bác nhỉ. em có thói quen sử dụng cái PIONEER ER420 của em là khi ra ngoài đường em chỉ tắt CDP và tắt công tắc tín hiệu ra loa còn để nguyên Amp vẫn làm việc, đèn vẫn sáng, nhiệt vẫn tỏa ra không biết thế có ảnh hưởng gì không các bác ơi?
     
  6. khuehn

    khuehn Advanced Member

    Joined:
    12/10/06
    Messages:
    5.241
    Likes Received:
    49
    Location:
    Ha noi
    Có điều này để tham khảo thôi:
    - Online suốt ngày cái Amp thì có mỗi cái tiện là muốn nghe lúc nào cũng sẵn sàng và lúc nào cũng hay như nhau.
    - Rất tốn điện năng. vào mùa đông thì rất ấm !!!
    - Tuổi thọ của đèn giảm theo thời gian mặc dù ta ít sử dụng.
     
  7. BachDuong

    BachDuong Moderator

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    4.997
    Likes Received:
    871
    Location:
    Hanoi
    Có thể rất vớ vẩn nhưng theo em thì tuổi thọ của đèn phụ thuộc vào thời gian mình tìm được đèn mới :lol: Vì ông nào chơi đèn mà chỉ tích trữ vài cặp cho mỗi loại. Chắc ít có bác nào dùng một loại đèn từ lúc mới đến lúc nó toi. Thế nên mới có câu "một đời ta muôn vàn đời nó". Em ppam chút cho vui.

    Nói thế thôi chứ các câu hỏi của bác Tubes lại chính là câu trả lời rồi
     
  8. n_nhoang

    n_nhoang Advanced Member

    Joined:
    29/7/06
    Messages:
    2.520
    Likes Received:
    20
    Có thể lại không vớ vẩn bác ạ.
    nói thật cái Amp của em vẫn còn đèn gin đấy bác ạ, trừ hai con tiền khuếch đại 12AX7 là bị cháy nên đã thay cái khác còn lại toàn bộ bóng vẫn còn. Nếu sử dụng 3000h thì em nghĩ nó toi đến mấy lần rồi ý chứ bác nhể?????
    Lại một câu hỏi xxx xxx nữa các bác bỏ qua cho ạ.
     
  9. HaiLua

    HaiLua Advanced Member

    Joined:
    22/1/06
    Messages:
    1.872
    Likes Received:
    12
    Location:
    Go Vap-TPHCM
    :lol: :lol: He he ...bác chỉ được cái nói đúng ruột gan người khác... :lol: :lol:
     
  10. khuehn

    khuehn Advanced Member

    Joined:
    12/10/06
    Messages:
    5.241
    Likes Received:
    49
    Location:
    Ha noi
    Theo tôi chẳng có đèn điện tử nào, của hãng nào sản xuất chỉ dùng 3.000 giờ vì công nghệ sản xuất đèn thời đó rất nghiêm ngặt, giá thành cao - Không có loại sản phẩm đó được. Tuy nhiên trong một số loại thiết bị dùng đèn điện tử trước đây lại yêu cầu thay đèn đúng định kỳ mặc dù vẫn sử dụng tốt do vậy có thể chỉ 3000h đã thay (như thiết bị rađa, máy bay quân sự để đảm bảo tính an toàn và tin cậy tuyệt đối !!!. Các ĐC chuyên gia Nga trước đây sang giúp VN sau khi thay đèn định kỳ cho rađa xong đều yêu cầu đập hết đèn cũ vì lo Anh em ta tiết kiệm cất đi sử dụng lại !!!
     
  11. BachDuong

    BachDuong Moderator

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    4.997
    Likes Received:
    871
    Location:
    Hanoi
    Thông số life time được ghi trên datasheet của từng loại bóng. Các loại bóng có tuổi thọ trên 10000h hầu hết là bóng nhỏ và được thiết kế cho những ứng dụng đặc biệt trong bưu điện, y tế, quân sự... Bóng có đuôi -EB của Nga là bóng có tuổi thọ cao (EB là từ viết tắt của durable và reliable).
     
  12. BachDuong

    BachDuong Moderator

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    4.997
    Likes Received:
    871
    Location:
    Hanoi
    Tuổi thọ của bóng được thể hiện khả năng phát xạ của cathode, hay nói cách khác chính là tuổi thọ của cathode. Vì vậy tuổi thọ phụ thuộc vào thiết kế, vật liệu làm cathode của từng loại bóng và tùy vào điều kiện hoạt động của bóng (chế độ khai thác, nhiệt độ môi trường).

    300B là loại bóng có cathode làm bằng vật liệu oxid coated nên tuổi thọ vào loại trung bình. 300B có rất nhiều loại và hầu hết có tuổi thọ từ 4000h -10.000h. Theo em biết thì loại như JJ Tesla, Sovtek là loại có tuổi thọ trung bình. Một số loại bóng NOS như của Western Electric có độ bền tương đối tốt. Còn một số loại 300B được thiết kế đặc biệt như VV52, Valve Art 5300B, KR300B XLS... thì có cathode ăn dòng lớn hơn, anode chịu được áp cao hơn và có công suất tiêu tán lớn hơn loại 300B bình thường.

    Trong thiết kế mạch, nếu chúng ta càng ép cathode phát xạ nhiều thì tuổi thọ của bóng càng ngắn. Đốt tim cho bóng cũng ảnh hưởng tới tuổi thọ của bóng. Nhiệt độ môi trường xung quanh càng cao thì tuổi thọ của bóng càng giảm (VD: đặt bóng công suất sát với bóng nắn hoặc bóng công suất bị chụp kín không có không gian để tỏa nhiệt sẽ làm bóng mau hư)
     
  13. boong

    boong Advanced Member

    Joined:
    1/4/06
    Messages:
    578
    Likes Received:
    0
    Location:
    gầm Giường,gầm Tủ,gầm Bàn
    Em cũng có câu hỏi rất xxx cho các Bác: Thủy ngân trong đèn có tác dụng gì,nó có quyết định gì đén tuổi thọ đèn.em vẫn thắc mắc vậy.
     
  14. BachDuong

    BachDuong Moderator

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    4.997
    Likes Received:
    871
    Location:
    Hanoi
  15. Thelinh

    Thelinh Advanced Member

    Joined:
    30/3/06
    Messages:
    125
    Likes Received:
    5
    Xin chào các bác,
    Đối với đèn Nga, những ký hiệu bổ sung có ý nghĩa sau:
    + В - лампы повышенной надежности и механической прочности; (đèn có độ tin cậy và độ bền cơ học cao)
    + Е - лампы повышенной долговечности (5 тыс. ч и более);(đèn có tuổi thọ cao (5 nghìn giờ và cao hơn)
    + Д - лампы особо долговечные; (đèn có tuổi thọ đặc biệt cao)
    + И - лампы, предназначенные для работы в импульсном режиме. (đèn sử dụng để làm việc ở chế độ xung)
     
  16. huyvuacobac

    huyvuacobac Advanced Member

    Joined:
    5/9/07
    Messages:
    6.269
    Likes Received:
    20
    Location:
    PN
    Các bác cho e hỏi cái.bóng 6550 sau khi tắt nguồn thì đèn nó chớp sáng lên rồi tắt là bị gì ạ. Nghe vẫn bình thưừong
     
  17. Lotomo

    Lotomo Advanced Member

    Chả có vấn đề gì đâu, cái này anh em cũng thắc mắc nhiều rồi. Riêng bản thân em có chạy mấy bóng ECC82 bật lên tim đèn lóe sáng nhưng chạy mấy năm rồi vẫn chả có vấn đề gì, âm thanh vẫn ngọt ngào lắm.
     
  18. khivang

    khivang Advanced Member

    Joined:
    2/10/06
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    33
    Cho em tò mò một tí , mấy quả ECC82 này có phải của Ăng lê ko ạ ?
     
  19. Tubes

    Tubes Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    242
    Likes Received:
    6
    Location:
    Hà Nội
    Đó không phải thủy ngân, nếu có hơi thủy ngân đèn của bác sẽ sáng như đèn cao áp ở đường, do thủy ngân bị phát sáng khi có tia đện tử đập vào.
    Chất sáng như gương có tác dụng để tránh lọt khí vào đèn, có bao nhiêu oxy trong đèn sẽ bị lớp chất đó xử lý hết, chất khác như Nitơ thì e không biết có bị nó khử không

    Còn chất đó cụ thể là chất gì em cũng không biết và tại sao nó chỉ tập trung xung quanh 1 vòng hoặc đĩa nhỏ gắn vào cực anode ? Trong quy trình sản xuất hình như phải đưa bóng vào 1 vòng cao tần, nối anode vào 1 điện áp nào đó thì mới tráng được lớp hợp chất đó
     
  20. Tubes

    Tubes Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    242
    Likes Received:
    6
    Location:
    Hà Nội
    Tim đèn lóe sáng khi bật máy có thể do điện trở của tim đèn lúc nguội quá thấp so với lúc bị đốt nóng, nên gây ra hiện tượng như vậy
    Còn trường hợp 1 bóng bùng lên khi tắt máy: có khả năng điện áp nguồn tăng vọt trước khi tắt do đèn công suất khác đã ngắt tải ? (với mạch paralel hoặc stereo). Như vậy có thể suy ra do cuộn lọc phần nguồn hoạt động tốt nhưng tụ lọc nhánh thứ hai của mắt lọc hình Pi bị khô
    Đó là suy luận của e, không biết có đúng không
     
  21. VQ_audio

    VQ_audio Advanced Member

    Joined:
    13/7/06
    Messages:
    9.261
    Likes Received:
    28
    Mấy cái đèn van cho tăng âm truyền thanh CS lớn có hơi thuỷ ngân đấy bác ợ :) hơi thuỷ ngân khi ion hoá sẽ phát quang trong dải sóng cực tím - mắt thường kô thấy được ợ !
     
  22. Tubes

    Tubes Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    242
    Likes Received:
    6
    Location:
    Hà Nội
    Thanks, đúng là 1 số đèn van có hơi thủy ngân, nhưng hình như thủy ngân phát phổ vạch màu vàng là chính chứ nhỉ
     
  23. Bacuc

    Bacuc Advanced Member

    Joined:
    8/2/06
    Messages:
    1.196
    Likes Received:
    13
    Nó là thủy ngân đó bạn . Khi chế tạo đèn, người ta khảo sát , nếu chủng loại đèn đó cần phải tỏa nhiệt nhanh ra môi trường để tăng thêm tính ổn định và độ bền của đèn kết cấu đã lựa chọn, người ta sẽ phun thủy ngân vào .

    Nó không những quyết định tuổi thọ của đèn mà còn là dấu hiệu cho ta thấy đèn đã sử dụng nhiều chưa : Nếu vùng thủy ngân đen , xen xám ánh vàng sậm , đèn có vấn đề . Nếu sáng lòng mà viền sữa ánh cầu vồng, bắt đầu bị lọt khí nhưng vẫn chạy được , nếu sữa trắng thì coi chừng, đánh lửa tóa loe , nhất là đèn CS 811 , đèn nắn 5R4 . . . Có trường hợp lớp thủy ngân sáng , vấn có đốm đen xen xanh, dù đèn mới trong hộp đó là do quá trình xạ sóng cao tần lúc chế tạo , phần lớn là vô can trừ 04 quả ECC83 mình đang có, nguyên hộp,thủy ngân sáng , trông ngon lành , cắm vào sợi đốt lờ mờ đỏ, tiếng bé , có quả không lên tiếng . Trường hợp này, bó . . . :wink: . . . toàn thân luôn , không thể giải thích được , chỉ biết tiếc .
     
  24. mailinh

    mailinh Advanced Member

    Joined:
    4/1/06
    Messages:
    432
    Likes Received:
    3
    Location:
    Đà Nẵng
    Bật tắt đèn nhiều quá sẽ làm cho đèn mau lên đường.
     
  25. Tubes

    Tubes Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    242
    Likes Received:
    6
    Location:
    Hà Nội
    Em không tin cái này là thủy ngân vì thủy ngân ở nhiệt độ thường là chất lỏng, dễ bay hơi khi áp xuất thấp và nhiệt độ cao, hơn nữa thủy ngân hoạt động hóa học, oxy hóa kém hơn kim loại khác, tỏa nhiệt cũng rất kém nữa.
     

Share This Page

Loading...