Bàn về tuổi thọ và chất lượng của đèn

Discussion in 'Đèn điện tử' started by Tubes, 11/1/08.

  1. elixir

    elixir Advanced Member

    Joined:
    19/2/06
    Messages:
    189
    Likes Received:
    35
    Re: Re:

    Em nghĩ sợi đốt của 2 cái "bóng" chúng hoạt động ở 2 chế độ nhiệt rất khác nhau: 1 cái chỉ bị đốt nhẹ còn cái kia thì nhiệt độ phải lên rất cao để có mầu ánh sáng trắng (chắc đỏ đỏ như trong đèn điện tử cỡ 3 hay 4 trăm độ) còn đèn thắp sáng chắc trên 700oC tùy màu ánh sáng có thể lên đến gần mức mà vonfram sắp nóng chảy?
    Với đèn thắp sáng sợi tóc bị đổt ->kim loại bay hơi và có chỗ sẽ nhỏ lại nhanh hơn chỗ khác->nhiệt càng được tập trung nhiều hơn nữa làm nó càng nhỏ nhanh lại... và khi bật lên là lúc nhiệt độ tăng nhanh nhất làm cho nhưng chỗ đó dễ đứt nhất.
    Nhưng với đèn điện tử thì quá trình đó diễn ra từ tốn hơn và nhiều khi chất phủ bên ngoài cathode sẽ bay hơi hết trước khi sợi đốt bị đứt!
     
  2. rusany

    rusany Advanced Member

    Joined:
    28/12/10
    Messages:
    144
    Likes Received:
    14
    Location:
    Hà Nội
    Re:

    Theo xxx ý của em thì trong đèn là môi trường chân không => Không có dẫn nhiệt, không có đối lưu => Bức xạ nhiệt là chính => Phiến đèn thường có cánh để tăng diện tích bức xạ. Phiến bé thì khó mà có công suất anod lớn. Làm phiến màu đen cũng là một cách hiệu quả để tăng khả năng bức xạ (cũng dễ hiểu khi các tấm tỏa nhiệt của sò, IC bằng nhôm nhưng lại được nhuộm màu đen). Một số đèn hình như còn có kiểu truyền nhiệt của phiến ra ngoài qua mấy cái chân anod to đùng :D . Quay lại vấn đề, theo em thì hơi thủy ngân không có tác dụng như bác nói :!:

    Khi đèn điện tử hoạt động, điện áp tại anod cao hơn catot gây một điện trường hút các eletron bay từ catot sang anod. Tùy theo áp anod và khoảng cách A-K mà dòng các điện tử này bay "nhanh hay chậm". Nếu trong đèn có khí, khi các electron có năng lượng cao chuyển động sẽ va chạm với các nguyên tử khí và gây hiện tượng ion hóa. Khi bị ion hóa thì chất khí trở nên dẫn điện mạnh. Vì vậy, theo em:
    - Getter không thể là thủy ngân vì nếu vậy thì nội trở đèn thấp phải biết. Giữa phiến, lưới và sợi đốt có kênh dẫn tuyệt vời là hơi thủy ngân. Khỏi cần áp cao mà vẫn có dòng lớn :mrgreen:
    - Để làm tăng độ chân không chắc người ta dùng cách khác chứ không đến nỗi phải bơm khí trơ vào. Theo em khí trơ là trơ với các chất hóa học chứ dưới tác dụng vật lý thì nó vẫn bị ion hóa như bình thường (có thể ít hơn khí thường chẳng hạn nhưng vẫn là không ổn). Trong đèn điện tử thì chân không vẫn là đúng nghĩa của nó. Khí trơ chỉ bơm vào bóng đèn chiếu sáng để sợi đốt không bị oxi hóa tại nhiệt độ rất cao.
     
  3. rusany

    rusany Advanced Member

    Joined:
    28/12/10
    Messages:
    144
    Likes Received:
    14
    Location:
    Hà Nội
    Về câu hỏi đầu tiên và là trọng tâm của bác chủ thớt, theo í ciến cá nhân của em thì:

    1. Tuổi thọ của đèn thường khoảng bao nhiêu năm? có khẳng định là bền hơn SS? => Bao nhiêu là phụ thuộc vào từng loại đèn và nhà sản xuất. Tuy nhiên, cùng một loại đèn thì tuổi thọ cũng phụ thuộc mạnh vào chế độ phát xạ của catot hay nói dễ hiểu hơn là vào dòng phát xạ trung bình trong một đời cống hiến của nó. Nếu một đèn chạy tại 100mA được 1000h thì khi chạy tại 50mA có thể không được 2000h nhưng cũng phải được đến cỡ 1500 trở lên. Đơn giản vì lớp áo của catot phát xạ nhẹ hơn thì lâu "mòn" hơn. Với đèn CS chạy chế độ A thì tuổi thọ thường biết trước theo tài liệu kèm theo của nhà sản xuất. Nhưng với bóng pre thì thường chỉ chạy kiểu "hờ hờ", "tí tí", dòng bé tẹo nên chạy mãi vẫn không đến được nhà xác :roll: . Do vậy có bác chỉ ăn và ngồi chờ bóng chết mà cũng không được thỏa cái mãn

    2. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tuổi thọ của đèn ?
    - Điện áp anode quá cao -> đèn bị quá áp -> Quá ít thì không sao (vì bao giờ cũng cũng có một hệ số an toàn nhất định). Quá nữa thì chết sớm hơn. Quá càng nhiều chết càng sớm. Quá quá thì phóng điện tèo luôn :lol: . Tuy nhiên đèn của anh Hai nhiều khi cứ chạy gấp đôi áp danh định và vẫn trơ trơ, lại còn hay nữa chứ :cry:
    - Dòng điện chảy qua đèn cao, liên tục vượt mức cho phép. Đỏ anode => Đỏ anod là một trong những con đường ngắn nhất đến với cái chết của đèn (trừ một số loại anod phải đỏ lên mới gọi là chạy bình thường :D )
    - Thiên áp Vg không đúng, đèn hoạt động không đúng chế độ => Không đúng chế độ kiểu lên cao thì chết sớm, kiểu xuống thấp thì lại bền hơn. Cái này ảnh hưởng chủ yếu tới hiệu quả công việc. Không đúng thì phí bóng.
    - Tụ thoát catot quá lớn => Về lý thuyết là không ảnh hưởng gì. Trừ khi tụ lớn, loại ko xịn => bị dò nhiều thì lại là chuyện khác.
    - Trở kháng tải quá bé so với tiêu chuẩn-> bị quá tải => Đèn làm việc với dòng lớn. Nếu vẫn trong phạm vi chịu đựng của đèn thì không sao, quá phạm vi thì cũng chết sớm.
    - Quá áp/quá dòng sợi nung => Đốt mạnh thì sớm chết là chắc rồi. Nhưng muốn chạy mạnh đôi khi lại phải đốt mạnh hơn tí cho nó khỏe. Cái này giống như "mấy chục tiếng huy hoàng rồi vụt tắt" hay hơn "le lói suốt trăm năm" ấy các bảc nhỉ? :mrgreen:
    - Không tản được nhiệt => Sớm bị lão hóa mà khi chạy lại bị trôi nhiệt nhiều gây sai chế độ.
    - Rung động cơ khí => Ảnh hưởng mạnh tới đốt tim (dễ đứt, có loại rung cái đứt luôn). Khi kim loại nóng lên thì mềm hơn và dễ biến dạng => có thể biến dạng cả lưới.
    - "Vị trí" và "tư thế" hoạt động không đúng => Ảnh hưởng nhiều tới lưới các loại đèn mà khoảng cách lưới - sợi đốt nhỏ. Dễ bị hiện tượng "võng lưới" hay "xệ lưới"
    Còn những yếu tố nào nữa không? Làm thế nào để nâng cao tuỏi thọ của đèn? => Em nghĩ có nhiều thứ nữa như bật tắt nhiều cũng giảm tuổi thọ (đèn điện mỗi lần bật tắt thì tuổi thọ giảm tương đương mấy chục giờ sử dụng), rồi thì có một số mạch khi quá độ hay xảy ra hiện tượng nạp tụ giống như ngắn mạch tạm thời và ... đánh lửa phiến. Cái này thấy rõ nhất tại đèn van khi lắp tụ lọc trước choke lớn.
    Em tịt.
     
    ham-vui likes this.
  4. Bacuc

    Bacuc Advanced Member

    Joined:
    8/2/06
    Messages:
    1.196
    Likes Received:
    13
    Đèn hoạt động ở tư thế nào , data có nói đó bác .Đôi khi : " Any position " ngang ngửa đều được
    Đèn nắn valve , tụ lọc Max cũng ghi trong datasheet (thường không quá 40 μF) . Tuy nhiên nó chỉ hai nhiều với đèn nắn có sợi đốt là trực tiếp thôi 5U4G ,5Ц3C.Lý thuyết như Zậy, tôi chạy 5Ц4C, tụ nắn 220 μF ba năm rồi , chả sao đâu .
    Tiếng là sợi đốt của đèn nắn là 5VAC , để tạo ổn dòng , tôi chạy 6VAC , sợi đốt đỏ rực , chẳng chết , bác ạ
    Chốt lại , về mặt điện học , đèn nào cũng tuân thủ nguyên tắc Đường công suất giới hạn :p=Ua*Ia , nếu khai thác đúng P này , rất hiếm khi đèn chết .
    Tôi còn giữ 01 đèn 6П3C , Kathode chập ở đâu đó với heater (Lỗi do OTK) cho vào ù ầm lên , sáng trắng, chạy gần 15', chẳng chết , nhưng không liều quá , tắt đi vì đò 1950 ngày càng ít :)
    Đèn 12AU7, black Plate , Red text , tôi chạy Heater 7 VAC để kích dòng (Thực ra cuộn heater phòng hờ cho PCC88) chẳng sao
    Đèn 2C51 , black Plate, Accided printed , tôi cũng chạy kích 7VAC , tiếng Bass càng hay (Bản thân đèn này Bass hay hơn , âm sắc Bass rõ hơn 5670,6H3П-EB rất nhiều, dùng trong mạch Phono rất lợi do mạch Pick-up của LP hay thiếu Bass)

    Còn thú thật với bác , chơi Tube là phải thay , trước hay sau , không bao giờ bền như Solid được , nên cứ khai thác đoạn thẳng nhất , Class A kinh điển nhất mà chơi
    Còn việc đánh lửa trong đèn dẫn tới đèn chết , tôi nghĩ là khó lắm thậm chí chẳng gặp .Bác nhớ có bác đã mở topic "Phá đèn" , chạy đỏ Anode có chết , có đánh lửa đâu . Trước tôi đấu ГY 50 nhầm , Anode đỏ rực , tưởng biến dạng , sau vẫn bình thừơng, nay một bác ở Thái Nguyên vẫn đang dùng con đó
    Khi đèn lọt khí , chưa đến mức hỏng (Lớp thủy ngân chưa chuyển màu sữa), xông điện áp cao vào , có đánh lửa trong thật , nhưng sau một thời gian chạy không tải
    lại ngon , bất kể Mỹ , Nga ,TQ
    Đèn 6H6П, bạc hết thủy ngân , bác Bomoi, sáng nhà nhìn tôi chạy suốt , chả sao cả
    Có một điều các bác ít để ý , đèn trước đây dùng nhiều ,là một phần tử phổ biến trong công nghiệp .Data ghi thời gian sử dụng theo nghĩa bị khai thác tối đa .Anh em ta nghe nhạc , nghe khỏe thì cũng 3-4 tiếng ngày , giới hạn đó sẽ khác nhiều đó bác
     
  5. rusany

    rusany Advanced Member

    Joined:
    28/12/10
    Messages:
    144
    Likes Received:
    14
    Location:
    Hà Nội
    Hế hế, em đang nói tới số đông đèn chứ "đôi khi" thì tất nhiên là có những loại đèn không theo những thói thường rồi.
    Về heater thì em thấy giống như bóng đèn chiếu sáng 220V ta mua về thắp. Khi điện yếu chỉ còn 150V đèn cũng sáng. Khi nửa đêm điện khỏe quá đến 240V đèn cũng vẫn sáng, mà lại còn sáng rực rỡ lung linh ấy chứ :D. Do đó ai mua đèn 25W mà lại muốn có cái "chất" của 40W thì chỉ việc nâng áp lên khoảng 280V là đủ :lol: . Mỗi tội đèn sẽ nhanh tối hơn bình thường thôi. Ấy vậy nên thỉnh thoảng em thấy vẫn có những bác nâng cả đốt tim và cao áp lên quá danh định của đèn khoảng 150% nghe cho nó cà phê. Em nghĩ 7V ăn thua gì bác, bác nâng lên cao nữa cũng không chết ngay đâu (em thử rồi) :D. Tiếng bass hay hơn thì em nghĩ là hợp lý vì tiếng bass là tiếng của công suất, một tiếng bass ...ầ...m....... một cái đồng nghĩa với một dòng điện tử rất đông phi ra khỏi catot. Catot càng nóng thì lượng điện tử bay tứ tung do chuyển động nhiệt càng lớn nên khi cần là sẵn sàng phi thân đi ngay => Luôn sẵn sàng cho những đợt bass dền liên tục. Nhiều điện tử quá, chạy va vào nhau => Liệu có chuyện đáp ứng chậm hơn làm thiếu tre-bờ-le không nhỉ :roll:
    Mà bác cho em hỏi kiểu "ổn dòng" của bác có phải là nung cho nóng hết cỡ, bão hòa đến mức nó phạt đỉnh của hình sin AC để dòng phát xạ ít bị ảnh hướng khi điện áp nuôi thăng giáng tí ti không nhỉ? Liệu đây có phải là cách hay không?
    Chuyện đỏ phiến hay đánh lửa không chết thì em thấy nhiều bác nói nhưng không chết khác với không hại. Ta đang bàn tới chuyện "ảnh hưởng tuổi thọ" nên em nghĩ cứ đỏ càng nhiều, đánh lửa càng nhiều lần thì càng chóng tiễn. Các bác có đèn hay bị đánh lửa thì cẩn thận với bình Gas nhé, nhỡ đâu có tí gas d...ò... vào đèn ...
    Giới hạn sử dụng ghi trong đa ta shít toàn là không dưới 500h, 1000h, 2000h, ... nên em nghĩ nó có quyền tốt đến mức mấy chục nghìn giờ chứ :D
     
  6. Teablue

    Teablue Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    4.259
    Likes Received:
    21
    Location:
    Sài Gòn
    Đốt tim sai > hổ dẫn sai > đèn sẽ chạy sai đặt tuyến
     
  7. rusany

    rusany Advanced Member

    Joined:
    28/12/10
    Messages:
    144
    Likes Received:
    14
    Location:
    Hà Nội
    Quá chuẩn. Sai đặc tuyến => méo. Nhưng audio nhiều khi lại "méo mới hay" :mrgreen:
    Nhưng bác ty giải thích giúp em "đốt tim sai" là sao. Theo ý bác thì cao hơn là sai vậy thì thấp hơn có gọi là sai không?
    Thực tế các đèn chạy đốt tim đúng thì ít mà sai thì là nhiều. Sai vì nhiều lí do: BA quấn không thật chuẩn, BA chuẩn của hãng thì lại dùng không đúng tải => điện áp cũng thường khác danh định (VD: BA đề 6V3 10A thì khi đủ tải 10A áp sụt xuống đúng 6V3 nhưng dùng ở 1A thì có thể áp lên đến 7V), rồi thì những anh em ở vùng điện hơi yếu tí thỉnh thoảng nguồn điện lưới 220V chỉ còn 180V chẳng hạn. Vậy khi đó đặc tuyến sai tóe loe hết thì chạy ra răng :?:
    Theo xxx ý của em thì khi đốt tim khác danh định sẽ chuyển đường đặc tuyến của đèn lên cao hơn (khi tăng đốt tim) hoặc thấp hơn (khi giảm đốt tim) một chút trền đồ thị. Cái sự chuyển này làm cho ta không thể tính toán mạch điện hoàn toàn theo các đồ thị trong datasheet được nhưng các đường đặc tuyến này vẫn giữ nguyên hình dạng (hoặc có thay đổi chút ít) nên đèn vẫn là đèn, đèn bé giờ thành đèn to hơn tí chẳng hạn. Độ hỗ dẫn em nghĩ sẽ thay đổi nhưng không đáng sợ vì sự lệch của các đèn mới nhau nhiều khi còn kinh hơn.
    Vậy, khi đốt sai, đặc tuyến khác đi thì ta thiết kế mạch theo đặc tuyến mới. Khi đã thiết kế xong thì nó hoạt động lại như bình thường chỉ khác là sẽ "chiến" hơn (nếu tăng đốt tim). Em nghĩ thế có chỗ nào bất hợp lý thì bác hợp lý hóa giúp em nhé :D
     
  8. Teablue

    Teablue Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    4.259
    Likes Received:
    21
    Location:
    Sài Gòn
    Sai là sai bác. thấp hay cao đều do cấp dòng đốt tim sai > không nên
     
  9. VQ_audio

    VQ_audio Advanced Member

    Joined:
    13/7/06
    Messages:
    9.261
    Likes Received:
    28
    Các cao thủ cho em hỏi - đốt tim AC ở cùng điện áp nhưng khác tần số (50/60Hz) có ảnh hưởng gì kô :mrgreen:
     
  10. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    có 1 bác nói với em mánh khi mang ampli đi thi. lão cho đốt tim cao hơn nhiều so với data. đương nhiên âm thanh quành tá tràng hơn hẳn. lão nói, hừm đi thi bật ampli có vài phút thì sợ gì hỏng đèn. sau khi đoạt giải, về nhà chỉnh lại áp đốt tim :lol:

    Mạch bị tự kích mà hông biết. nếu dùng lâu dài mạch này thì đèn dễ hỏng hơn ?

    rò tụ liên lạc cũng làm giảm tuổi thọ đèn ?

    áp cathode- heater cao, ví dụ chạy DC coupling sẽ làm rút ngắn đời sống so với chạy kiểu thông thường ?
     
  11. Bacuc

    Bacuc Advanced Member

    Joined:
    8/2/06
    Messages:
    1.196
    Likes Received:
    13
    Nắn qua Valve sụt áp nhiều , khi Pow và Pre ăn cùng nguồn , tại cao trào nhạc cả bass và các hợp âm khác , nguồn toàn máy dâng , đốt tim Valve Rec cao , nguồn cấp dòng cho 2 đèn trên vẫn vững .Thể hiện chố , 02 Amp như nhau, tại các đoạn phức hợp , con nào cấp dong tốt , đoạn đó được thể hiện tốt hơn

    Không có chuyện đèn đánh lửa gây chết đâu , bác cứ an tâm mà chơi : Tôi còn giữ 1 con ГK71 lỗi do đấu cao áp quá lớn , sai bias (1200VDC , Bias -65) , Uak=960 ,Ug-mass=-135 , Ia lớn lắm , con trở 10 OMH nối tiếp Kathode xuống mass , 0.5 W (chịu được khoảng 250mA về lý thuyết ) cháy đỏ hồng rực sau 2 second , đèn không có biểu hiện gì cả là đánh lửa cả .Ít ra để làm hồng rực con trở , dòng qua nó lúc đó cỡ gấp 4-6 lần danh định.

    Cái Tivi Deawood , bà nội mua từ 1994, dung liên tục đến nay ( có ngày dùng tới 9 tiếng, 1994-1998)) , đèn CRT vẫn tốt , từ đó , bác cứ yên tâm nghe nhạc trên tube đi

    Công thức tính hỗ dẫn :
    S= (ΔIa)/(ΔUg1) , chỉ ra sự phụ thuộc của hỗ dẫn vào biến thiên áp lưới , nếu giả sử có sai đặc tuyến , sự xê dịch là không lớn ,vẩn trong miền Class A cho phép , bác ạ . No matter
    Data sheets hay ghi đốt tim 5V-6.9VAC VDC
     
  12. Bacuc

    Bacuc Advanced Member

    Joined:
    8/2/06
    Messages:
    1.196
    Likes Received:
    13
    Nếu dò từ đèn đầu (nối tụ ), Ra của tầng tiếp theo cực nóng do G1 đèn 2 bị dương lên , sụt áp trên Ra đèn 2 lớn lên , Uak đèn 2 giảm
    Âm thanh kênh đó , bé đi hoặc tắt hẳn .Đèn 2 và 1 vẫn làm việc , chỉ có khả năng nóng trở Ra 2 và đến lúc nào đó , đứt trở , vế đó , tầng đó không làm việc nữa
     
  13. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    nếu dùng push pull với 1 tụ liên lạc bì rò, bóng bên rò bị ảnh hưởng y theo như bác nói. còn bóng kéo đẩy đối diện sẽ ra sao ?
     
  14. Bacuc

    Bacuc Advanced Member

    Joined:
    8/2/06
    Messages:
    1.196
    Likes Received:
    13
    Đứt cầu chì từ Ct của OPT lên cao áp , tầng CS ăn dòng rất lớn
     
  15. Nikko NR819

    Nikko NR819 Advanced Member

    Joined:
    20/10/11
    Messages:
    151
    Likes Received:
    8
    E đg thắc mắc về tuổi thọ của bóng, đọc được topic này mừng quá....nhìn chung là bóng cũng khó chết phải k các bác? Nhưng nhà sản xuất có nêu tuổi thọ của bóng k ah?
     
  16. cuongtruongvan

    cuongtruongvan Advanced Member

    Joined:
    18/4/12
    Messages:
    320
    Likes Received:
    380
    Em đọc được phần nói về tuổi thọ của bóng trong website của Audio reasearch em trích lại để các bác tham khảo:
    "Everage tube life will depend on several parameters: product type, how the product is installed, loudspeaker efficiency, room size and acoustic damping, listening habits or average sound pressure levels, A.C. line stability and purity, and other circumstances. Generally, preamplifier tubes last 5,000 hours or more, while power amplifier output tubes will last up to 2,000 hours. Near the end of their useful sonic life, aging vacuum tubes may degrade the sonic character of the product(s) they are used in. The sound may become somewhat dry and lifeless, with a noticeable decrease in harmonic richness or bloom. Bass response may be diminished, and musical dynamics may flatten out or compress. Toward the very end of their service life, tubes may become noisy, noticeable as a slight rushing sound or rustling noise. It is far better to replace vacuum tubes prior to the end of their service life, before severe sonic degradation or outright failure occur. Running vacuum tubes into failure may damage to other internal components and cause needless repair expense"

    Em tạm dịch thế này, có gì chưa chuẩn các bác bổ sung:
    "Tuổi thọ trung bình của bóng đèn phụ thuộc vào một số thông số: loại đèn, cách thức đèn được lắp đặt, hiệu quả sử dụng của loa, kích thước phòng và tiêu âm, thói quen nghe nhạc và mức trung bình của áp lực âm thanh, độ ổn định và sự tinh khiết của điện nguồn AC và các yếu tố khác. Nói chung, đèn tiền khuếch đại có tuổi thọ 5000 giờ hoặc nhiều hơn, đèn công suất có tuổi thọ 2000 giờ. Gần cuối đời sống âm hữu ích của đèn, các đèn lão hóa có thể làm suy giảm đặc tính âm thanh của thiết bị đang sử dụng chúng. Âm thanh có thể trở nên khô và thiếu sức sống, với sự giảm nhiều sự phong phú hài hòa và bùng nổ. Phản ứng bass có thể giảm đi, sống động của âm nhạc có thể bị san bằng hoặc bị nén. Về cuối đời phục vụ của đèn, đèn có thể ù xì, âm thanh như vội vã nhẹ hoặc tiếng ồn xào xạc. Tốt hơn là thay đèn trước khi đèn đến hết tuổi sử dụng, trước khi suy thoái âm nghiêm trọng hoặc hư hỏng xảy ra. Sử dụng đèn có nguy cơ hư hỏng có thể gây thiệt hại cho các bộ phận khác và gây ra chí phí sửa chữa không cần thiết."
     

    Attached Files:

  17. Bacuc

    Bacuc Advanced Member

    Joined:
    8/2/06
    Messages:
    1.196
    Likes Received:
    13
    Về kích thước phòng nghe ảnh hưởng , lần đầu mình thấy khái niệm này , cá nhân không theo .
    Về mức âm thanh (level), to nhỏ , với Bán dẫn , sự to nhỏ , tầng CS nóng theo , với Tube , chắc do nhiệt phát ra của Heater , ta không nhận thấy chăng ?


    Các bác để ý thấy data sheet của đèn thường ghi khoảng từ 2000 đêến 5000 ,cá biệt 10000 giờ .Tôi mạo muội lưu ý các bác là các thôgn số này làm ra trong t/g thịnh của Tube , nơi mà tất cả các thiết bị đều sử dụng đèn , công nghiệp , dân sự , công nghiệp là chủ yếu .Do vậy , nó có giá trị trong điều kiện làm việc rất liên tục ( Ví dụ , Đài phát thanh , phát sóng , Rada . . . ) .Ta nghe nhạc bằng đèn , ngày giỏi ra 3 tiếng , tôi nghĩ nên có quan niệm khác .Riêng GU50 và 6H6 , tù ngày dùng nó , tháng 8/2004 đến nay , tôi chỉ và chỉ dùng đèn cũ , hoàn toàn không dùng đèn mới , và chỉ dùng có 8 quả đèn ( SE 2 quả , sau bỏ , choi PSE , 4 quả , tức thực ra thêm để nghe 2 quả , 4 quả vỡ , di chuyển ) .Sau khi bị mất ( tạm hiểu là bị lừa) , 01 cái Amp GU 50 , coi như mát 01con 6H6 cũ rích , bạc hết thủy ngân , ẫn chạy đang cắm , không hỏng 1 con 6H6 để thay thế .
    Tôi mạo muội cho rằng , đã dùng đèn trước đây sản xuất , các bác yên tâm , không sợ vấn đề thay thế quá mau đâu



    Đèn sáp hỏng , biểu hiện tùy vào đèn tầng nào : tầng công suất biểu hiện khác , tầng trên biểu hiện sẽ khác và nhìn chung máy làm việc không ổn định .Thú thật, cái này , tôi nghe các cụ đi trước truyền lại và chứng kién trên con Radio Shanghai



    Câu này tác giả viết có phần vội vang : nếu ghép DC , đèn chết , mới dễ làm ảnh hưởng đến các đèn khác , bộ phận khác .Ghép qua tụ , chết thoải mái , chết chuyên nghiệp đi , không ảnh hưởng đến các phần tử khác đâu , ngoại trừ khôgn có cái nghe , các bác ạ :eek:
    Có bác trước day viết là đèn đánh lửa , dẫn tới chết OPT , e rằng hy hữu ở mức độ rất hiếm trong tưởng tượng :

    1.Khi đèn đánh lửa , nôm na là cao áp phóng điện từ + sang âm , trong giây lát đèn coi như gần ngắn mạch , dòng Ia tăng , và lúc đó cap áp coi như giảm xuống nhiều so với gá trị thực , không thể phóng sang các vòng dây thứ cấp .Do vậy , chết do áp là không thể

    2.Khi đèn đánh lửa , nôm na là cao áp phóng điện từ + sang âm , trong giây lát đèn coi như gần ngắn mạch , dòng tăng lên , nhưng cớ tăng của Ia vẫn chỉ là mA , và trong tích tắc ngắt quãng .Dây quấn sơ cấp không thể đút ngay được .Và thông thường , nếu dùng nắn Val , đèn Val dễ chết , không còn cho ra VDC nữa hoặc phóng lửa dữ dội (pháo hoa ) , cầu chỉ tổng sẽ đứt .Vậy đứt do dòng cũng không thể xảy ra

    3.Nếu Ampl có 02 cầu chì nối lên cao áp , 02 cầu này sẽ đứt va OPT sẽ an toàn

    Khi làm GK71 , HT=960 VDC , bias = -125, do mạch tạo bias chết , bias = -3 VDC , dòng tăng vọt , bị giật mình và chưa nghĩ ra tại sao trong 3 phút , lúc ấy OPT mới bốc khói và đứt , dây 0.28 mm và chỉ chết OPT

    Cái tôi muón nói là là đèn CS chết và đèn ghép DC chết mới gây ra vấn đề lớn .Ghép tụ or Xuất tụ thì không có vấn đề đâu , các bác ạ

    Mời các bác khác cho ý kiến thêm
     
  18. cungdhv

    cungdhv Advanced Member

    Joined:
    7/1/12
    Messages:
    1.621
    Likes Received:
    89
    Location:
    Bên Đông Trường Sơn !
    Phần đen như gương trong đèn không phải Thủy Ngân đâu các cụ (trừ một số đèn nắn cao áp có hơi thủy ngân - loại này có kí hiệu riêng bằng 1 dấu chấm tròn trong đèn /ví dụ đèn EG1, 866 là loại đèn có hơi Thủy Ngân).
    Các loại đèn pre, đèn công suất, đèn van như các cụ thường thấy có mảng đen như gương đó là: Khi chế tạo đèn, người ta không thể hút hết khí (cả ô xi) trong đèn, nếu để vậy đèn sẽ mau hỏng. Vậy làm sao ?
    Nhà sản xuất đã tráng 1 lớp Phốt Pho vào trong đèn tại những vị trí dễ tản nhiệt tại những vị trí xa các phiến, lưới, Kathode đèn, hoặc làm những vòng kim loại thu nhiệt ... Sau khi hút khí xong nhà sản xuất dùng tia lửa điện đốt cháy Phốt pho trong đèn . Phốt pho cháy - Oxy trong đèn còn sót lại sẽ cháy hết, chỉ còn lại 1 phần rất ít khí trơ = Đèn hết OXy và có độ chân không rất cao .
    Đó là nguyên nhân các cụ thấy trong đèn có mảng đen bóng như gương = Sản phẩm cháy của Phốt pho .
    Khi đèn lọt khí, phần đen bóng (trong đèn) sẽ chuyển sang màu trắng là do sản phẩm cháy của phốt pho kết hợp với Oxy mà thành. (Khi ta bật diêm, đầu diêm cháy sẽ cho màu trắng (tàn) còn phần gỗ vẫn màu đen) .
     
  19. Cai thang

    Cai thang Advanced Member

    Joined:
    22/3/12
    Messages:
    1.067
    Likes Received:
    6
    @Cungdhv : bác có câu chữ ký oách quá, Mr. Nguyễn đạo hử bác ?
    "Ai chê ta, người ấy là thầy ta" - Nguyễn Phú Trọng
     
  20. rusany

    rusany Advanced Member

    Joined:
    28/12/10
    Messages:
    144
    Likes Received:
    14
    Location:
    Hà Nội
    Subject: Bàn về tuổi thọ và chất lượng của đèn

    Theo em được biết thì thành phần không khí chủ yếu là nitơ (3/4) và oxy (1/4). Chính xác hơn thì là (tham khảo tài liệu):
    - Nitrogen (N2) (78.084%)
    - Oxygen (O2) (20.946%)
    - Argon (Ar) (0.9340%)
    - Carbon dioxide (0.039%)
    - Neon (Ne) (0.001818%)
    - Helium (He) (0.000524%)
    - Methane (CH4) (0.000179%)
    - Krypton (Kr) (0.000114%)
    - Hydrogen (H2) (0.000055%)
    - Nitrous oxide (N2O) (0.00003%)
    - Carbon monoxide (CO) (0.00001%)
    - Xenon (Xe) (9×10−6%) (0.000009%)
    - Ozone (O3) (0 to 7×10−6%)
    - Nitrogen dioxide (NO2) (2×10−6%) (0.000002%)
    - Iodine (I2) (1×10−6%) (0.000001%)
    - Ammonia (NH3) 1 lượng rất nhỏ
    Thế mà cháy hết oxy cái đã chỉ còn lại khí trơ + độ chân không cao thì các khí kia đi đâu? Nitơ không phải là khí trơ và độ chân không cao cũng khác bản chất với với hết oxy nha bác :mrgreen:
     
  21. Tuantranphu

    Tuantranphu Advanced Member

    Joined:
    16/11/12
    Messages:
    569
    Likes Received:
    94
    Không biết trong đèn điện tử có gì mà bền thế. Khi xưa thời bao cấp cỡ cái TV DENON Deluxe bốn cánh cửa gấp chạy phe phé mang ra miền Bắc từ khi giải phóng miền Nam 1975 đến lúc chính thức bị đánh đổ vào hồi có TV Nhật nội địa chuyển sang hệ PAL 4.43Mhz về tràn lan khoảng năm 90 trước khi rời khỏi vũ đài, ảnh của nó vẫn đẹp ngang ngửa bọn NEPTUN 429 sản xuất và vào sau gần 30 năm ( khi hội TV trắng đen bán dẫn SAMSUNG về nhiều hồi Giá, Lương, Tiền những năm cuối 80 DENON này vẫn còn được dùng), còn ở miền Nam nghe nói nó vào từ thời họ Ngô đang trị vì, như thế là rất bền thử xem ra cũng cỡ 30 năm chứ không ít, mà Hà Nội khi xưa điện nhà đèn cấp đểu vô cùng, thăng giáng cả trăm vôn chứ không ít đâu, phải dùng Survolter và luôn có người canh. Còn trong SG có anh bạn đang sở hữu đôi mô nô bờ lốc chạy 6V6 của Oét Tần sản xuất năm 1946 vẫn đang chạy mà đèn còn din hết.
    Như vậy độ bền là rất bền, chất lượng là khá cao.
    ( lấy TV DENON làm đại diện vì nó là một trong những thương hiệu TV Nhật Bản vào miền Nam VN rất sớm, khi mới mang ra miền Bắc cụ thể là Hà Nội nhà nào có TV mà không mở cho mọi người xem thì ... Hãy đợi đấy! Đài phát sóng nghỉ, Tivi của gia đình mới tắt để quét dọn nhà cửa vì bừa bộn )
     
  22. cungdhv

    cungdhv Advanced Member

    Joined:
    7/1/12
    Messages:
    1.621
    Likes Received:
    89
    Location:
    Bên Đông Trường Sơn !
    * Oxy trong đèn là khí dễ làm hỏng các điện cực (nhất là sợi nung tim khi đèn làm việc) và làm dòng điện trong đèn không được đúng như thiết kế của nhà chế tạo. Việc này nếu viết cho tường tận cũng phải mất một chuyên mục cõ 40-50 trang . Do vậy các bác nào muốn hiểu rõ hơn thì tìm các tài liệu, sách chuyên ngành để N/c.
    Ở đây chỉ nói vắn tắt là khi nhà chế tạo đèn, dùng máy hút khí trong bầu đèn - Không có loại máy nào hút hết 100% khí trong đèn. Còn một lượng rất ít không khí còn sót lại trong thành phần không khí đó có nhiều loại như bạn đã liệt kê . Nhưng Oxy là khí nguy hiểm nhất đối với đèn. Cho nên nhà chế tạo phải làm như vậy. Đó là công nghệ sản xuất đèn điện tử trong những thập kỉ trước; Khi đèn ra đời cho đến khi các nhà máy chấm dứt sx đèn điện tử .
    Độ chân không cao khác với chân không tuyệt đối đó bạn
    Nếu bạn <rusany> có cách nào hút hết kk thì có thể đăng kí bản quyền được đấy .
     
  23. metalhead

    metalhead Advanced Member

    Joined:
    15/2/07
    Messages:
    3.287
    Likes Received:
    29
    Theo như em tham khảo ở đây thì getter loại phổ thông nhất là Bari chứ ko phải phosphore (ít dùng hơn nhiều), và người ta dùng dòng điện cao tần để flash chứ không phải tia lửa điện để đốt (bác nào ngày xưa từng được làm thí nghiệm đốt phosphore sẽ thấy nó hoàn toàn không dễ cháy khi lượng oxy trong không khí rất nhỏ). Ngoài ra 1 số loại đèn có getter kiểu khác (hấp thụ khí chứ ko phải phản ứng hóa học với oxy) nên các bác sẽ không thấy lớp tráng thủy.
     
    anhchiennt2 likes this.
  24. DIY-EVRT

    DIY-EVRT Advanced Member

    Joined:
    24/11/12
    Messages:
    168
    Likes Received:
    2
    các bác BÁC HỌC quá, theo ý em thì nên quan tâm đến vấn đề " sử dụng amply đèn như thế nào để tăng tuổi thọ của bóng".
    còn các bác DIY thì làm theo các mạch của các hãng lớn thiết kế sẵn thì cũng không cần phải quan tâm nữa vì đã có các tiến sĩ kỹ sư tính giúp rồi,
    em xin hết.
     
  25. NDBD

    NDBD Advanced Member

    Joined:
    8/9/07
    Messages:
    1.012
    Likes Received:
    6
    Em chưa đọc topic này nhưng xin phép viết mấy câu nếu có trùng ý xin bỏ qua.
    1 tay chuyên ráp đèn bán người nước ngoài khuyên như vầy:
    Để tăng tuồi thọ của đèn nên:
    -Sử dụng điện áp đốt tim đúng hoặc nhỏ hơn giá trị danh định.
    -Sử dụng điện áp anode, screen grid thấp. Tránh các cách nối UL, 3 cực.
    -Tản nhiệt tốt cho đèn đặc biệt đèn công suất. Không để đèn CS gần nhau, gần đèn nắn.
    -Áp chênh lệch Heater-Cathode phài thấp để tránh phóng điện.
     

Share This Page

Loading...