Bàn về tuổi thọ và chất lượng của đèn

Discussion in 'Đèn điện tử' started by Tubes, 11/1/08.

  1. rusany

    rusany Advanced Member

    Joined:
    28/12/10
    Messages:
    144
    Likes Received:
    14
    Location:
    Hà Nội
    Thực tế em đã thử "rửa" mấy con TV đen trắng ngày xửa xưa nhưng chỉ được thời gian ngắn. Vì nó mất lớp áo chuyên dụng rồi :D
    Theo em các bác quấn BA cứ cho các cuộn đốt tim chênh lên tẹo. Có tải vào sụt là vừa + đảm bảo sức khỏe khi điện yếu. Bác nào lỡ tay lên hơi nhiều + hay mở nhạc ban đêm, lúc điện nhà tới 240V thì cứ sơ cua thêm bộ đèn nữa cho yên tâm :)
    Nếu không cho cao hẳn rồi lắp ổn áp cho đốt tim bằng mạch ổn áp tuyến tính với 1 con sò sắt cỡ 2N3055 15A, hơn 100W chỉnh đúng Ura là yên tâm luôn :)
     
  2. rusany

    rusany Advanced Member

    Joined:
    28/12/10
    Messages:
    144
    Likes Received:
    14
    Location:
    Hà Nội
    Nghe mấy vụ này em lại nhớ đến chuyện phục chế pin, ăqqui chết. Cũng quái gở ko kém :)
    Hấp dẫn thì bác nói có thừa rồi :)
     
  3. Tuantranphu

    Tuantranphu Advanced Member

    Joined:
    16/11/12
    Messages:
    569
    Likes Received:
    94
    Rửa kathode vì chủ nhà không đồng ý cho đèn hình đi bộ đội ( đeo BA LÔ ).
    Cái hồi ấy Sò sắt 2N3055 cũng đắt chứ có rẻ đâu, quá lộ liễu thế thì chủ nhà muốn bán máy thì bán làm sao được. Đã nói là TV đắt rồi kia mà, nó là tài sản kha khá của gia đình thời sống bằng sổ gạo và tem phiếu đấy.
     
  4. rusany

    rusany Advanced Member

    Joined:
    28/12/10
    Messages:
    144
    Likes Received:
    14
    Location:
    Hà Nội
    Bác lại lệch chủ đề rồi. Em đang xui các bác lắp amply đèn thời nay mua 3055 cơ mà :lol:
     
  5. Tuantranphu

    Tuantranphu Advanced Member

    Joined:
    16/11/12
    Messages:
    569
    Likes Received:
    94
    Xin lỗi. Mải quá cứ huyên thuyên chả để ý gì là 2N3055 giả vờ TUBE.
     
  6. DIY-EVRT

    DIY-EVRT Advanced Member

    Joined:
    24/11/12
    Messages:
    168
    Likes Received:
    2
    gặp sư tổ về đèn rồi. con chào các cụ ạ. như thế là phải cấp cao hơn danh định thì bóng sẽ bền và tiêng sẽ trong phải không các cụ.
     
  7. Tuantranphu

    Tuantranphu Advanced Member

    Joined:
    16/11/12
    Messages:
    569
    Likes Received:
    94
    Chả dám.

    Nhà sản xuất cung cấp tính năng kỹ thuật của đèn như thế nào ta cứ dùng đúng, dùng sai nó cười kiểu ... thì ngại lắm
    .
     
  8. nghenhinhs1

    nghenhinhs1 Advanced Member

    Joined:
    26/2/10
    Messages:
    3.576
    Likes Received:
    19
    Em thấy các cụ nhà mình nói câu :"Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng" chả sai tý nào. Kỹ sư làm bao nhiêu năm sói cả đầu cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt datasheet của nhà SX trong thiết kế chế tạo hay sửa chữa. Các kụ nhà mình toàn tay ngang, bập vào chơi nhanh thì vài ngày, lâu thì vài năm mà chưa chi đã tính chuyện đè nhà SX linh kiện rồi. Thảo nào câu khẩu hiệu "đi tắt đón đầu" luôn được tung hô ở xứ sở này :wink: :mrgreen:
     
  9. DIY-EVRT

    DIY-EVRT Advanced Member

    Joined:
    24/11/12
    Messages:
    168
    Likes Received:
    2
    vậy là ta không bàn nữa nhẩy??.
    buổi sáng tám chút cafe cho nó tỉnh táo, nhớ chuyện xưa, hiểu chuyện nay để biết mình biết ta thôi. các bác làm amply đèn thì cũng theo mạch của các kỹ sư tiến sỹ rồi, còn em ngồi hả miệng nghe các bác nói chuyện xưa chuyện nay hay vãi lúa. tuổi trẻ phải ngồi hóng hớt nghe các bô lão nói chuyện chứ.
    chúc các cụ buổi sáng sảng khoái, "Sài Gòn cafe sữa đá"
     
  10. metalhead

    metalhead Advanced Member

    Joined:
    15/2/07
    Messages:
    3.287
    Likes Received:
    29
    mới sáng ra mà gió mát quá nhỉ :lol:
     
  11. Tuantranphu

    Tuantranphu Advanced Member

    Joined:
    16/11/12
    Messages:
    569
    Likes Received:
    94
    Nếu bàn tiếp.

    Anh em ta nên thảo luận đèn hãng này bền đèn hãng kia không bền trong điều kiện vận hành đúng kỹ thuật, hoặc phi kỹ thuật theo tài liệu của đèn thì hay hơn hoặc đèn mang mác này nhưng lại được hãng khác sản xuất... như thế sẽ sát thực tế với diễn đàn DIY, tránh thảo luận kiểu hàn lâm vì ta có làm được đèn đâu, thời cực thịnh của đèn điện tử, ở nước ta mấy ai được đi học về công nghệ chế tạo đèn điện tử ( bán dẫn thì nhiều nhất là bộ đội được đi học ở Liên bang Nam Tư, liên bang Tiệp khắc do Quân đội có nhà máy sản xuất tranzitor Z181 hồi xưa ). Các bạn về sau tiếp xúc với các trang thiết bị dùng đèn điện tử không nhiều, tài liệu cũ tiếng Việt về đèn điện tử còn lại ít ỏi, giáo trình về nó thì bị quên lãng, ứng dụng trong thực tế nghiên cứu & sản xuất hầu như chẳng ai nghĩ đến nó, các nhà máy sản xuất nó thì phần lớn bị bỏ thậm chí có quốc gia hùng mạnh về công nghệ chẳng còn lấy một nhà máy sản xuất đèn điện tử ( đây tình trạng chung trên thế giới khi công nghệ này bị công nghệ sản xuất linh kiện bán dẫn cho ra các sản phẩm làm cho các thành trì cuối cùng của đèn điện tử bị phá vỡ và thôn tính ).

    Chính thế khi bàn không sát với chủ đề của topic là " Bàn về tuổi thọ và chất lượng của đèn " cho lắm.
     
  12. Pointed

    Pointed Advanced Member

    Joined:
    1/12/08
    Messages:
    2.557
    Likes Received:
    65
    Location:
    ...Sáng áo bông ...Tối áo phông
    Bác hiếm khi thấy khó tính .... như sách vậy hà :mrgreen:

    Đương nhiên là khi sử dụng LK thì bước đầu phải tuân thủ theo giấy khai sinh của nhà sx rồi, còn thử nghiệm, cho nó chạy trong các đk khác đi thì vô cùng lắm, một trong những yếu tố ảnh hưởng hiển nhiên là liên quan tới cả sai số sx lk nữa, vậy ta nên hiểu là có thử thì biết tới đâu hay tới đó vì nó là cái thú đì oái oái, chỉ có điều là không nên nâng vài kết quả thử nghiệm chơi bời lên tầm tuyên bố chất lượng của nhà sản xuất linh kiện phải không các bác :wink:
     
  13. vanv36

    vanv36 Advanced Member

    Joined:
    19/10/12
    Messages:
    264
    Likes Received:
    49
    Location:
    Hà Nội
  14. oldman

    oldman Advanced Member

    Joined:
    12/10/14
    Messages:
    100
    Likes Received:
    4
    Theo các hãng sản xuất đèn thì tuổi thọ của bóng đèn bình quân là 3 ngàn giờ. những bóng đặc biệt cho kỹ nghệ hoặc quân đội tuổi thọ là 10 ngàn giờ. Những Lab sinh ngữ hồi còn xài bóng đèn thì bóng đèn đó cũng thuộc loại 10 ngàn giờ.
    Máy bật tắt nhiều mau bị đứt tim đèn vì khi đèn còn nguội điện trở tim đèn nhỏ do đó dòng điện đốt tim đèn cao hơn lúc đèn đã nóng nhiều lần bị dòng điện cao thì tim đèn mau bị đứt hơn. Do đó 1 số máy họ chế mới mở chỉ có tim đèn được cấp điện trước với điện thế thấp hơn. khi bật nút standby sang "on" thì điện cao thế mới tới đèn và cùng lúc điện đốt tim cũng được tiếp tế đúng trị số .Một số TV hồi đó nó cũng dùng cách này tức là tim đèn luôn luôn được đốt trước với 1 điện thế thấp hơn nên lúc mở máy TV hầu như là có hình liền chứ không phải đợi bóng đèn nóng. Nó gọi là "instant on". Nhất là TV transistor vì dù mạch Transistor có chạy rồi nhưng đèn hình chưa nóng thì vẫn chưa có hình.
    1 lợi điểm của mạch này là tuổi thọ của bóng đèn khá hơn.
     
  15. traigang92

    traigang92 Approved Member

    Joined:
    16/2/12
    Messages:
    20
    Likes Received:
    2
    Location:
    Minh Khai,Hai Bà Trưng,Hà nội
    Các Bác giúp em về tuổi thọ của bóng đèn.Em có cái âmly Raysonic SP 120 muốn các Bác tư vấn giúp em với:
    -Âm ly chạy điện 120v nhưng vì BACL chỉ có 100v thôi(em dùng chung với DCD QS 10 cũng điện 100v).Hiện nay âm ly em đang cho chạy nguồn điện 100v như vậy có ảnh hương gì đến tuổi thọ của các bóng đèn không ah?(âm ly chạy 4xKT88,2x6SN7,2x12AX7)
    Em cám ơn các Bác rất nhiều vì em sợ nếu bị ảnh hưởng mà chạy lâu quá thì thật tai hại.Các Bác giúp em nhé
     
  16. homanhhuong

    homanhhuong Advanced Members

    Joined:
    18/2/11
    Messages:
    1.226
    Likes Received:
    23
    Location:
    Đinh audiophile Càfe - Gò Vấp HCM
    Chuẩn, Em xin phép thêm tý là có nên mở thêm topic chất âm của từng đèn từng hãng không các Bác?
    thời gian gần đây em hay lang thang mê muội chuyện bóng bánh đây!
    xin phép lót dép ngồi hóng các bác!
     
  17. rusany

    rusany Advanced Member

    Joined:
    28/12/10
    Messages:
    144
    Likes Received:
    14
    Location:
    Hà Nội
    Thực tế là lúc đầu chả tội gì mà ko chạy theo datasheet. Nhưng khi linh kiện đã có dấu hiệu hết đát (date) thì nhiều thứ bị yếu đi. Trong điều kiện khó khăn, ko có khả năng thay thế nhưng lại vẫn muốn dùng thì buộc ta phải tìm cách đè để kích cho nó chạy "đúng". Tất nhiên là cái gì cũng có cái giá của nó. Nhưng chạy "đúng" 100 giờ rồi chết hẳn còn hơn là chạy kiểu riu riu 500 giờ, chả làm được việc gì.
    Datasheet cũng ko phải là một thứ mà ta luôn luôn phải tuân thủ nghiêm ngặt. Trong một số trường hợp, ta hoàn toàn có thể "vi phạm" một vài thông số của linh kiện để đạt được một mục tiêu nào đó. Tất nhiên vẫn phải trả giá ở một điểm khác. Đây ko hẳn là đè nhà sản xuất mà là sự linh động của người thiết kế trong điều kiện hạn chế về sự lựa chọn. Một ví dụ điển hình là overclock các bộ xử lý để đạt tốc độ cao hơn tốc độ danh định. Khi đó, ta buộc phải có giải pháp giải nhiệt tương xứng. Rõ ràng là cách này có thể làm cho một máy tính 2GHz có thể chạy đến 3GHz (mà vẫn an toàn). Một yêu cầu nào đó máy 2GHz ko xử lý kịp đã trở thành khả thi với 3GHz => Được việc.
    Rõ ràng là luôn tuân thủ các tiêu chuẩn là tốt, an toàn nhưng nếu tôn sùng tuyệt đối thì lại ít sự đột và phá :lol:
     
  18. nghenhinhs1

    nghenhinhs1 Advanced Member

    Joined:
    26/2/10
    Messages:
    3.576
    Likes Received:
    19
    Các cụ thành chuyên gia đào mộ hết rồi :mrgreen:
    Em không phản đối chuyện chỉnh chọt để khắc phục trong điều kiện khó khăn về tìm linh kiện thay thế. Nhưng chỉnh và chọt thế nào thì lại cần người có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nhất định. Chứ người tay ngang hoặc mới chơi mà cũng chỉnh liều thì đó gọi là chọt đúng hơn. Hên xui lắm.... :mrgreen:
     
  19. lenamvl

    lenamvl Advanced Member

    Joined:
    5/3/14
    Messages:
    4.874
    Likes Received:
    1.823
    Bóng KT 88 là bóng công suất nên có tuổi thọ là 3000 giờ . Cho chạy 500 giờ thì phải chỉnh lại bias để có chế độ tối ưu .
    Bóng 6SN7 & 12AX7 , 12 AU7 là bóng khuếch đại nên có tuổi thọ là 10 000 giờ . Thông tin này nằm trong giáo trình đèn điện tử nên chính xác
     
  20. MMX

    MMX Advanced Member

    Joined:
    14/5/11
    Messages:
    368
    Likes Received:
    36
    Mất công đánh bao lâu trên đt, đến lúc submit mất sạch, còn mỗi phần quote, tức thật. Thôi lúc khác em đánh và edit lại vậy. Sorry các bác
     
  21. rusany

    rusany Advanced Member

    Joined:
    28/12/10
    Messages:
    144
    Likes Received:
    14
    Location:
    Hà Nội
    Sorry bác. Tự nhiên rỗi rãi vào đọc qua các post. Thấy ngứa ngứa thì reply cái. Ko nghĩ là mộ đã sang tiểu từ năm ngoái :D
     
  22. Kimsound

    Kimsound Advanced Member

    Joined:
    29/12/23
    Messages:
    98
    Likes Received:
    37
    E xới lên tí, e tậu được đôi 801s của telefunken còn mới lắm nghe hay quá nhưng ko biết có bền ko? Đang tính mua thêm 1 đôi nữa đề phòng sau này các em nó ra đi nhưng giá khá chát nên hơi lăn tăn hi hi...
     
  23. Tubes

    Tubes Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    242
    Likes Received:
    6
    Location:
    Hà Nội
    Gửi các bác tham khảo

    Tube longevity

    Military specs for tubes often give a guaranteed minimum lifetime (usually spec'd as gm falling to a certain minimum value). Both American and Soviet data sheets show minimums ranging from 500 hours for RF tubes being pushed hard to 1000 or 2000 hours for average tubes to 10,000 hours for special high-reliability tubes. The actual lifetimes are typically longer.

    Now for some real-life experience. When I was in college at Columbia University in New York (from 1971 to 1976), I had a part-time job working for the music department and the Columbia-Princeton Electronic Music Center. Me and two other colleagues were responsible for keeping all the music-related electronics working at both Columbia and Barnard College. For most of the music class-rooms and libraries, Columbia had standardized on the following equipment: Dynaco PAS preamps and Stereo 70 power amps (with a few Mark IIIs and ST-35s in the mix), KLH-6 loudspeakers, and AR turntables with various Shure cartridges. The electronic music studios had more sophisticated equipment, dominated by Ampex tape recorders. We were beginning to install solid-state equipment while I was there, but most were still using tubes.

    Every summer, I carried a Hickok 6000 tube tester around the campus and tested all the tubes. Any weak ones were replaced. Of course we replaced gross failures right away if equipment went down. The music classrooms and libraries were typically in use at least 12 hours a day, 5 to 6 days a week and the electronic music studios were in use for at least 18 hours a day, 7 days a week.

    Here are my memories on tube reliability. Keep in mind that we were using what we would consider today expensive NOS tubes, i.e. Mullard and/or Amperex European types and RCA American types. The EL34s and GZ34s seemed to last at least several years- maybe averaging about 4 years. The 7199s in the Stereo 70s and 6AN8s in the Mark IIIs usually lasted little more than a year. And the original Dynaco-branded smooth-plate Telefunkens ECC83s that were in the PAS preamps never died! On my last tube-testing rounds in the summer of 1976, virtually all of the Telefunkens that were in PAS preamps that had been installed in the early 1960s were still going strong! The Amperex and Mullard ECC83s lasted about 5 to 10 years. Given the heavy use of this equipment, this was pretty good.

    I hope this gives you an idea of real-life reliability. Just because a tube still tests good doesn't mean that it will sound the best, though. Also, some contemporary equipment grossly over-stresses the tubes, leading to short lifetimes. Avoid this equipment.

    - John Atwood

    link:
    https://www.diyaudio.com/community/threads/tube-lifetime.115342/

    ---
    Google dịch:

    Thông số kỹ thuật quân sự cho đèn thường đảm bảo tuổi thọ tối thiểu (thường được xác định là gm giảm xuống một giá trị tối thiểu nhất định). Cả bảng dữ liệu của Mỹ và Liên Xô đều hiển thị mức tối thiểu từ 500 giờ đối với đèn cho ứng dụng vô tuyến RF, được đẩy mạnh đến 1000 hoặc 2000 giờ đối với đèn tầm trung đến 10.000 giờ đối với đèn đặc biệt có độ tin cậy cao. Tuổi thọ thực tế thường dài hơn.

    Bây giờ là một số trải nghiệm thực tế. Khi còn học đại học tại Đại học Columbia ở New York (từ 1971 đến 1976), tôi có một công việc bán thời gian là làm việc cho khoa âm nhạc và Trung tâm Âm nhạc Điện tử Columbia-Princeton. Tôi và hai đồng nghiệp khác chịu trách nhiệm duy trì hoạt động của tất cả các thiết bị điện tử liên quan đến âm nhạc ở cả trường Cao đẳng Columbia và Barnard. Đối với hầu hết các phòng học âm nhạc và thư viện, Columbia đã tiêu chuẩn hóa các thiết bị sau: tiền khuếch đại Dynaco PAS và bộ khuếch đại công suất Stereo 70 (với một vài chiếc Mark III và ST-35 được kết hợp), loa KLH-6 và đầu đĩa than AR với nhiều cartridge Shure khác nhau. Các phòng thu âm nhạc điện tử có thiết bị phức tạp hơn, chủ yếu là máy ghi âm Ampex. Chúng tôi đã bắt đầu lắp đặt thiết bị bán dẫn khi tôi còn ở đó, nhưng hầu hết vẫn sử dụng đèn tube.

    Mỗi mùa hè, tôi mang theo máy thử đèn Hickok 6000 đi khắp khuôn viên trường và kiểm tra tất cả các đèn. Những gì yếu kém đã được thay thế. Tất nhiên, chúng tôi đã thay thế các lỗi nghiêm trọng ngay lập tức nếu thiết bị gặp sự cố. Các lớp học âm nhạc và thư viện thường được sử dụng ít nhất 12 giờ một ngày, 5 đến 6 ngày một tuần và các phòng thu nhạc điện tử được sử dụng ít nhất 18 giờ một ngày, 7 ngày một tuần.

    Đây là những kỷ niệm của tôi về độ tin cậy của đèn. Hãy nhớ rằng chúng tôi đã sử dụng những loại mà chúng tôi coi là đèn NOS đắt tiền ngày nay, tức là loại Mullard và/hoặc Amperex của Châu Âu và loại RCA của Mỹ. EL34 và GZ34 dường như có tuổi thọ ít nhất vài năm - trung bình có thể là khoảng 4 năm. 7199 trong Stereo 70 và 6AN8 trong Mark III thường tồn tại hơn một năm. Và những đèn Telefunkens ECC83 phiến trơn mang nhãn hiệu Dynaco ban đầu nằm trong bộ tiền khuếch đại PAS chưa bao giờ chết! Trong vòng thử nghiệm đèn cuối cùng của tôi vào mùa hè năm 1976, hầu như tất cả các Telefunkens nằm trong tiền khuếch đại PAS đã được lắp đặt vào đầu những năm 1960 vẫn hoạt động tốt! Amperex và Mullard ECC83 có tuổi thọ khoảng 5 đến 10 năm. Với việc sử dụng nhiều thiết bị này, điều này khá tốt.

    Tôi hy vọng điều này mang lại cho bạn ý tưởng về độ tin cậy trong đời thực. Tuy nhiên, chỉ vì một đèn vẫn cho kết quả tốt không có nghĩa là nó sẽ cho âm thanh tốt nhất. Ngoài ra, một số thiết bị hiện đại tạo áp lực/stress quá mức cho các đèn, dẫn đến tuổi thọ ngắn. Hãy tránh xa các thiết bị này.
     

Share This Page

Loading...