Hehe :-D , lại tiếp tục với nghệ sĩ chơi Viola Yuri Bashmet Yuri Bashmet “Trong âm nhạc, con đường để vươn đến đỉnh cao về bản chất còn quan trọng và thú vị hơn chính đỉnh cao đó” – Yuri Bashmet So với các nhạc cụ khác trong bộ dây như violin hay cello, cây đàn viola luôn tỏ ra khiêm tốn và lặng lẽ. Không có nhiều tác phẩm viết cho nhạc cụ này và điều tất yếu dẫn tới là các nhạc công viola luôn chìm khuất sau các nghệ sĩ violin hay cello nhưng có một nghệ sĩ đã làm thay đổi điều đó. Tên của ông là Yuri Bashmet. Ông đã nâng vị thế của cây đàn viola lên một tầm cao mới và ở bất cứ nơi đâu Bashmet cũng luôn được đón chào nồng nhiệt như là đối với những pianist, violinist hàng đầu. Không có gì phải bàn cãi, Yuri Bashmet là nghệ sĩ viola xuất sắc nhất thế giới hiện tại. Và ông không ngừng chinh phục khán giả trên khắp trái đất bằng những buổi biểu diễn cũng như cho ra đời các bản thu âm. Sự gắn bó mật thiết của Bashmet với âm nhạc không chỉ thể hiện qua tư cách một nghệ sĩ độc tấu trong các concert hay recital, mà còn với cương vị một nghệ sĩ hòa tấu thính phòng, nhạc trưởng của 2 dàn nhạc và giảng viên tại nhạc viện Moscow, Sienna hay Kronberg International Academy. Yuri Bashmet sinh ngày 24 tháng 1 năm 1953 tại Rostov trên sông Đông và lớn lên tại Lvov, Ukraine – một địa điểm như nhiều nơi khác tại Liên Xô lúc đó – Bashmet đến với cây đàn violin theo mệnh lệnh của người mẹ dù rằng lúc đó cậu bé đã bị cây đàn guitar cuốn hút. Thập niên 60, một trào lưu âm nhạc mới đã tỏ ra rất cuốn hút giới trẻ Đông Âu như đã từng làm trước đó đối với giới trẻ phương Tây, và Bashmet đã tỏ ra rất say mê ban nhạc Beatles và sau đó là Jimmy Hendrix. “Tôi bắt đầu với cây đàn violin, tôi học violin tại trường nhạc và đó là theo ý muốn của mẹ tôi. Nhưng đó là thời của Beatles và tôi đã chơi đàn guitar cho bản thân mình. Đó là trào lưu lúc bấy giờ nhưng bởi vì tôi hiểu được ngôn ngữ của âm nhạc nên tôi tiếp thu tốt hơn những gì mà “âm thanh của đường phố” mang lại. Rồi sau đó tôi được tiếp xúc với âm nhạc của Jimmy Hendrix – âm thanh của jazz và rock của Chicago. Nhưng vào thời điểm đó, tôi chưa hiểu được phong cách của Hendrix – đó không phải là phong cách của tôi, và chắc đó là lí do khiến bạn hiểu tại sao tôi thích Beatles! Tôi rất thích jazz và rock”, Bashmet hồi tưởng lại tuổi ấu thơ của mình. Bắt tay vào luyện tập, sự siêng năng của Bashmet đã đưa anh với những cuộc thi. Cuộc thi quốc tế lớn đầu tiên diễn ra tại Budapest vào năm 1975 và thật kì lạ là Bashmet chỉ giành được giải nhì. Điều này chỉ khiến cho Bashmet lao vào tập luyện hăng say hơn. Và chỉ một năm sau đó, anh đã gặt hái được trái ngọt cho mình bằng việc giành chiến thắng tại một trong những cuộc thi uy tín nhất giành cho cây đàn viola: Munich International Viola Competition – trong đó, đêm chung kết, Bashmet đã hoàn toàn chinh phục khán giả cũng như Ban giám khảo bằng tác phẩm Viola concerto của Bela Bartok dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng kì cựu Rafael Kubelik. Ở địa hạt thính phòng, với cương vị một nghệ sĩ viola hàng đầu nên không có gì ngạc nhiên khi Bashmet luôn hoà tấu cùng với những nghệ sĩ xuất sắc nhất của Liên Xô cũng như thế giới. Ta có thể kể đến một số cái tên như: Mstislav Rostropovich, Gidon Kremer, Sviatoslav Richter, Natalia Gutman, Oleg Kagan, Victor Trechyakov, Mischa Maisky, Martha Argerich, Isaac Stern, Shlomo Mintz, Maxim Vengerov hay Anne-Sophie Mutter. Một điểm đáng chú ý là Bashmet rất được nghệ sĩ piano huyền thoại Richter quý mến, 2 người đã cùng nhau tham dự rất nhiều buổi hoà nhạc cũng như thực hiện nhiều chuyến lưu diễn trong đó đáng nhớ là festival “December Evenings” tại bảo tàng Pushkin tại Moscow. Một nghệ sĩ vĩ đại nữa cũng luôn dành cho Bashmet những lời ngợi khen là cellist Rostropovich. Từ năm 1985, Bashmet có những buổi hòa nhạc đầu tiên của mình với tư cách nhạc trưởng, theo cách mà nhiều nghệ sĩ piano, violin, cello nổi tiếng trước đó như Vladimir Ashkenazy, Yehudi Menuhin, Mstislav Rostropovich đã làm và ông cũng đã gặt hái được một số thành công nhất định. Năm 1986, Bashmet thành lập dàn nhạc thính phòng “Moscow Soloists” cho riêng mình, tụ họp một số tài năng trẻ của nước Nga. Năm 1991, trong bối cảnh tình hình chính trị nước Nga có nhiều xáo trộn, dàn nhạc thực hiện một chuyến lưu diễn tại Pháp. Bashmet với cương vị giám đốc nghệ thuật của “Moscow Soloists” đã kí một hợp đồng tạm thời với lãnh đạo của thành phố Montpelier. Ngay sau đó thì các nhạc công của dàn nhạc đã quyết định ở lại Pháp, cho dù Bashmet có can ngăn thế nào đi chăng nữa. Bashmet đành quay trở về nước Nga một mình trong khi vẫn cố gắng khuyên nhủ những nhạc công của mình về cùng ông. Ngay sau khi có quyết định giải tán dàn nhạc, các nhạc công này đã kí hợp đồng với một số dàn nhạc danh tiếng của các nước Tây Âu. Năm 1992, Bashmet thành lập lại “Moscow Soloists” cũng với những nghệ sĩ trẻ tài năng vừa tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học tại Nhạc viện Moscow. “Moscow Soloists” đã có buổi ra mắt tại Phòng hoà nhạc lớn tại Nhạc viện Moscow vào ngày 19 tháng 5 năm 1992 và ngay sau đó thực hiện một chuyến lưu diễn tại châu Âu. Chuyến lưu diễn này đã được một số đài phát thanh lớn truyền thanh trực tiếp như BBC, Bavaria Radio, Radio France, Radio Luxembourg… Bashmet tỏ ra rất hài lòng với “Moscow Soloists”: “Dàn nhạc có một âm thanh thật đặc biệt, một âm thanh thật khác biệt – đó là một âm sắc đồng nhất”. Dù đã bị chi phối phần nào với công việc chỉ huy dàn nhạc nhưng tài nghệ biểu diễn viola của Bashmet không vì thế mà giảm sút. Trong chuyến lưu diễn tại Đức năm 1991, ông đã hoàn toàn chinh phục khán giả cũng như các nhà phê bình nơi đây. Báo chí Đức đã tán dương ông: “Nghệ sĩ viola số một thế giới! – chính là Yuri Bashmet! Nghệ thuật trình diễn hoàn hảo cũng như âm thánh sáng chói toát ra từ cây đàn của ông khiến chúng ta chỉ có thể so sánh Bashmet với David Oistrakh”. Năm 1995, để ghi nhận những đóng góp to lớn của Yuri Bashmet cho cây đàn viola nói riêng và cho nền âm nhạc cổ điển thế giới nói chung, ông đã được trao giải thưởng “Léonie Sonning Music Prize” tại Copenhagen, Đan Mạch. Đây là một trong những giải thưởng uy tín nhất trên thế giới dành cho những nhạc sĩ, nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực nhạc cổ điển. Trước Bashmet, những người được trao giải thưởng này đều là những tên tuổi lừng danh như: Igor Stravinsky, Leonard Bernstein, Birgit Nilsson, Benjamin Britten, Arthur Rubinstein, Yehudi Menuhin, Dmitri Shostakovich, Andrés Segovia, Dietrich Fischer-Dieskau, Mstislav Rostropovich, Isaac Stern, Rafael Kubelik, Sviatoslav Richter, Gidon Kremer, Georg Solti và Krystian Zimerman. Những nghệ sĩ được trao giải thưởng này sau Bashmet có thể kể đến Anne-Sophie Mutter, Alfred Brendel hay Yo-Yo Ma. Không như nhiều nhạc sĩ khác như Schnittke, Gubaidulina hay Kancheli, Bashmet vẫn sống tại Moscow cho dù lịch biểu diễn dày đặc khiến ông một năm chỉ có khoảng 6 tuần lễ sống ở đây. Đối với Bashmet, việc quyết định ở lại Moscow là một điều đương nhiên, bởi ông có một tình yêu sâu nặng với con người cũng như văn hóa Nga: “Nước Nga có một cái nhìn rất rộng mở đối với cuộc sống. Về mặt văn học và văn hóa thì nước Nga trẻ hơn châu Âu, nhưng có sức mạnh mẽ lan tỏa và tràn đầy sinh lực. Trong mọi thời điểm, nước Nga luôn giữ được truyền thống dân tộc sâu sắc với những nhà văn, nhà thơ như Tolstoy, Dosteyevsky, Pushkin; những nhạc sĩ như Tchaikovsky; những nghệ sĩ như Oistrakh, Rostropovich, Gilels và Richter. Hiện nay ta có thể thấy điều này với ví dụ điển hình là Kirov Young Academy của Gergiev”. Một minh chứng rõ rệt nữa cho thấy Yuri Bashmet đã đưa ảnh hưởng của cây đàn viola lên một tầm cao mới là việc rất nhiều những nhạc sĩ đương đại đã sáng tác những tác phẩm dành cho cây đàn viola để tặng Bashmet. Tổng cộng có khoảng 50 viola concerto và các tiểu phẩm: Viola concerto, Monugolue, Concerto cho Violin, Viola, Cello, Piano và dàn dây (Concerto for Three) dành tặng cho Bashmet, Kremer và Rostropovich - Alfred Schnittke; Viola concerto - Sofia Gubaidulina; Styx - Giya Kancheli; Viola concerto – Mikhail Pletnev; On Opened Ground - Mark-Anthony Turnage; The Myrrh Bearer - John Taverner; Path - Alexander Raskatov… Năm 1994, Bashmet thành lập Yuri Bashmet International Foundation với giải thưởng mang tên “Shostakovich Prize” được trao hàng năm cho những nghệ sĩ có những đóng góp to lớn cho âm nhạc cổ điển. Những người đã được nhận giải thưởng này gồm có Gidon Kremer, Anne-Sophie Mutter, Victor Tretyakov, Valery Gergiev, Olga Borodina và Thomas Quasthoff. Ngoài ra, Yuri Bashmet International Foundation cũng dành một số tiền nhất định để trao tặng cho những nghệ sĩ trẻ tài năng cũng như những tên tuổi danh tiếng một thời nay đã nghỉ hưu và người thân của họ, ví dụ như vợ của Vadim Borisovsky – người được mệnh danh là “cha đẻ của trường phái viola Nga” – hiện giờ đã gần 100 tuổi. Yuri Bashmet International Foundation được coi như một phần của Kronberg Academy, Kronberg Academy's Violin Festival và Cello Foundation của Rostropovich. Với sự giúp đỡ của Yuri Bashmet International Foundation, Kronberg Academy đã tạo điều kiện cho nhiều nghệ sĩ viola trẻ tham gia “Chamber Music Connects the World” mà bản thân Bashmet tham gia giảng dạy hàng năm. Yuri Bashmet cũng chính là người đã sáng lập và là Trưởng ban giám khảo của cuộc thi mang tên ông Yuri Bashmet International Viola Competition tại Moscow và đây trở thành cuộc thi đầu tiên và duy nhất dành cho viola tại Nga. Ông đồng thời là Chủ tịch của Lionel Tertis International Viola Competition, Anh và là giám khảo của những cuộc thi danh tiếng khác dành cho viola. Tháng 5 năm 2005, Bashmet tham gia Festival của Martha Argerich tại Nhật Bản. Tháng 11 năm này, cùng với Mutter và London Philharmonic, ông đã thu âm cho Deutsche Grammophon tác phẩm Sinfonia concertante giọng Mi giáng trưởng K. 364 của Wolfgang Amadeus Mozart. Đĩa nhạc này nằm trong loạt chương trình Anne-Sophie Mutter thu âm các tác phẩm dành cho violin của Mozart nhân dịp kỉ niệm 250 năm ngày sinh nhà soạn nhạc thiên tài này. Hiện tại Bashmet đang biểu diễn trên cây đàn viola được nghệ nhân nổi tiếng người Milan Paolo Testore làm từ năm 1758 mà ông sở hữu từ năm 1971. Đây là nhạc cụ được chế tác cùng thời với chiếc đàn viola của Mozart, chỉ chênh nhau 3 năm. Bashmet cũng đã từng chơi Sinfonia concertante trên chính cây đàn của Mozart (tại viện bảo tàng của nhà soạn nhạc ở Salzburg) và trở thành nghệ sĩ đầu tiên có được vinh dự này. Nguồn: nhaccodien.info - cobeo (tổng hợp) Giới thiệu 1 album tuyệt hay do ông Yuri chơi các tác phẩm của Shubert, Shuman, Bach..., ôi thôi, tiếng đàn dễ dàng chinh phục lòng người các bác ạ. Xin nói thật lòng, khi XX nghe album này lần đầu tiên, đã cảm xúc ngay về một câu chuyện tình tuyệt đẹp...... Tracklist: 1.Sonata for Arpeggione in A minor, D 821 Composer Franz Schubert (1797 - 1828) 2. Marchenbilder for Viola and Piano, Op. 113 Composer Robert Schumann (1810 - 1856) 3.Adagio and Allegro for Cello and Piano in A flat major, Op. 70 Composer Robert Schumann (1810 - 1856) 4. Kol Nidrei for Cello and Orchestra, Op. 47 Composer Max Bruch (1838 - 1920) 5.Concert Piece for Viola and Piano Composer Georges Enescu (1881 - 1955) Performer Yuri Bashmet (Viola) Michail Muntian (Piano)Download (loseless, cover included) http://www.mediafire.com/?bdajojsjixz http://www.mediafire.com/?mno2xjxbnk4 http://www.mediafire.com/?dbj4xc2mnjm Hehe, good night các bác!
Re: Các Nghệ Sĩ Violin/Viola/Cello - Yuri Bashmet (Viola) Bashmet được coi là violist xuất sắc nhất hiện nay. Bashmet cũng giống nhiều nghệ sĩ hiện nay chuyển hướng sang chỉ huy chứ không chơi nhiều nhạc cụ nữa mặc dù không hoàn toàn bỏ. Nhưng Bashmet nghiện rượu khả nặng, và cũng khá lắm tật. Anh này hay bỏ các buổi diễn để mặc khán giả chờ đợi trong khi đang say sưa chè chén. Giữa các buổi diễn cũng hay tranh thủ vài ngụm cho nên bây giờ chỉ huy là chủ yếu, vì uống rượu vào rồi thì đâu thể kéo đàn chính xác nữa.
Re: Các Nghệ Sĩ Violin/Viola/Cello - Yuri Bashmet (Viola) thanks 2 bác bác cho cái hình 3 nhạc cụ này lên cho anh em sáng mắt đi
Re: Các Nghệ Sĩ Violin/Viola/Cello - Yuri Bashmet (Viola) Em ở bên ttvn bò qua đây vì thấy bác xx chăm pót bên này quá ... Xác xơ xem lại link giúp cái , em load về unzip báo lỗi tùm lum , down 2 lần rồi . Ah , cả CD của Kogan nữa nha .... Đĩa này vẫn vớt được mấy đoạn , phê như con tê tê... có thể nói là quá tuyệt !!!!
Re: Các Nghệ Sĩ Violin/Viola/Cello - Yuri Bashmet (Viola) Hehe :-D , bác @songnghiem thử down lại nhe, vừa kiểm tra, thấy vẫn OK mà :-D. A`, bác down bằng software gì thể? Dùng IDM nhe, XX vẫn sử dụng, rất ổn :-D
Re: Các Nghệ Sĩ Violin/Viola/Cello - Yuri Bashmet (Viola) Hehe, tiếp theo là nghệ sĩ Violin xuất sắc - Jascha Heifetz Heifetz, Jascha 1901 - 1987 “Cuộc đời không bao giờ có điểm dừng, nó luôn tồn tại những đỉnh cao mới để con người vươn tới” - Jascha Heifetz Jascha Heifetz được giới chuyên môn đánh giá là một trong những nghệ sĩ violin vĩ đại nhất mọi thời đại và là nghệ sĩ nổi tiếng nhất của thế kỉ 20. Heifetz có một kĩ thuật biểu diễn đạt đến mức hoàn thiện thậm chí rất nhiều người còn cho rằng kĩ thuật của ông là hoàn hảo nhất trong lich sử. Tuy nhiên ông lại bị chỉ trích vì sự khô khan, lạnh lùng trong cách thể hiện cũng như cách tiếp cận tác phẩm của mình nhưng ngay cả những người nghe khó tính nhất cũng phải ngả mũ trước cái tôi rất cá tính của ông. Một số người khác lại cho rằng các nhà phê bình đã lầm tưởng vchắn ề sự lạnh lùng của Heifetz bởi “hiệu ứng hình ảnh”; khi trình tấu một tác phẩm, ông dịch chuyển rất ít, cả tay cầm vĩ lẫn tay trái, ông chỉ di chuyển những gì cần thiết mà thôi; không những thế khi biểu diễn khuôn mặt Heifetz không có chút biểu cảm, dù ở đoạn cao trào hay sâu lắng của tác phẩm nó vẫn vậy, tỉnh táo và lạnh lùng, tất cả các đặc điểm trên, đã khiến ông mang những nét tương đồng với một cỗ máy biểu diễn, chuẩn xác và chi li trong từng nốt nhạc. Nhưng hãy thử nhắm mắt lại và cảm nhận, chúng ta có thể thấy tiếng đàn của ông cảm xúc và kịch tính đến mức nào, điều đó được thể hiện rất rõ trong các bản concerto cho đàn violin của Tchaikovsky, Henryk Wieniawski hay như tác phẩm Chaconne của Tommaso Antonio Vitali… (trích dẫn nhaccodien.info) Xin mời các bác thưởng thức album ShowPiece của Heifetz, bao gồm các tác phẩm kinh điển, nổi tiếng cho violin Download (Loseless) http://www.mediafire.com/?xk2ttpvymtb http://www.mediafire.com/?t2jjm2nwmom http://www.mediafire.com/?4nlmwcz4tjj http://www.mediafire.com/?jrjmeu3jiya http://www.mediafire.com/?jth0jtcinnn http://www.mediafire.com/?cc9h9d4gbbd http://www.mediafire.com/?u9rzhvicat1 Hehe, "ShowPiece", XX không tìm thấy trong tự điển nghĩa chính xác, chắc chắn là từ ghép, XX tự hiểu "nôm na" là những tác phẩm chọn lọc, hay ho, chuyên giành cho để biểu diễn :-D. Và quả thật, đây tòan là các "tuyệt phẩm"!!! Xin mời các bác cao thủ "violin" tiếp thêm ạ :-D
Re: Các Nghệ Sĩ Violin/Viola/Cello - Jascha Heifetz (Violin) Theo em hiểu thì showpieces là những bản nhạc dùng để thể hiện . Cách diễn tả âm nhạc của Heifetz em cho là khá rõ ràng, mạch lạc và dễ hiểu. Có lẽ là do ông chơi rất chuẩn xác.
Re: Các Nghệ Sĩ Violin/Viola/Cello - Jascha Heifetz (Violin) Hôm qua em vừa mua được bộ sáu đĩa của bác A-Các-Đô chơi với dàn nhạc Lơn-đờn, chơi nhạc của Ni-Cô-Lò, do bác Xác-Lơ Đu-Toa chỉ huy. Thu âm và phát hành bởi Deutsch Gramophone, thu âm trong các năm từ '72-'78. Cái bộ này em thấy quá đủ cho nhạc của Ni Cô Lò, rất đáng để có trong bộ collection. Có đủ cho các bản concerto từ số 1- số 6, ngoài ra còn có add on thêm rất nhiều các đoạn ngắn khác. Riêng đoạn cuối có bản Napoleon Sonata, rất khác biệt. Anh A-Các-Đô này chơi violon em thấy khác hẳn bác Jacsha, em cũng không biết khác ở đâu vì chưa đủ trình độ, chỉ biết là khác thôi, nếu xét về kỹ thuật thì em nghĩ là ngang ngửa, nhưng có vẻ chơi khoan thai hơn. Khi so sánh với bộ Living Stereo của RCA thì cũng có một khác biệt lớn giữa dàn nhạc Boston, New York, Chicago với dàn nhạc London. Cái này rất rõ ở tiếng bass và độ xa gần. Bộ đĩa RCA thì cái xa gần này không rõ bằng. Tiếng bass thì mềm và chậm, trầm buồn hơn. Đây là lần đầu tiên em nghe anh A-Các-Đô này nên cũng chưa có biết thêm thông tin gì, bác XX add thêm một ít thông tin nữa với.
Re: Các Nghệ Sĩ Violin/Viola/Cello - Jascha Heifetz (Violin) Có chủ đề về bác ấy của bác XX đây này viewtopic.php?f=36&t=11405&st=0&sk=t&sd=a
Re: Các Nghệ Sĩ Violin/Viola/Cello - Jascha Heifetz (Violin) Thích nghe ông này nếu muốn mua CD bác qua ông Tự Lập, dạo này em thấy nhiều CD của bác này lắm. Có cái CD ông này chơi bản 4 mùa rất hay. Về trình thì Salvatore cũng coi như học trò của Jascha Heifetz vì là thế hệ hậu bối, lão người Ý trầm lặng này một trong những quái kiệt của làng Violin thế giới, em nhớ không nhầm 13 tuổi lão đã oánh Paganini Caprices rồi .
Re: Các Nghệ Sĩ Violin/Viola/Cello - Jascha Heifetz (Violin) nếu oánh thì 13 tuổi em cũng oánh capricio Paganini rồi Cái lũ cao thủ thì 17-18 đã gấu lắm :lol:
Re: Các Nghệ Sĩ Violin/Viola/Cello - Jascha Heifetz (Violin) Bác ơi dơn load về cứ nửa đường gãy gánh, 99.99% rồi đứt, haiz, xin bác check lại với
Re: Các Nghệ Sĩ Violin/Viola/Cello - Jascha Heifetz (Violin) Bác ơi, bác dùng IDM để down, và nhớ là xong từng part, đừng làm cùng lúc thì dễ bị lỗi lắm. XX check rồi, vẫn tốt mà :-D
Re: Các Nghệ Sĩ Violin/Viola/Cello - Jascha Heifetz (Violin) em nhớ có bác bảo em hình như Heifetz chơi " phô"
Re: Các Nghệ Sĩ Violin/Viola/Cello - Jascha Heifetz (Violin) Hehe, bác kogan nhắc lại, XX ngượng thật, có lỗi với ngài Heifetz quá :-D, do TT của mình chạy không đúng tốc độ, mà lại nói như thế
Re: Các Nghệ Sĩ Violin/Viola/Cello - Jascha Heifetz (Violin) Hic hic, đọc lại mới biết 1. Bác XX là chơi đàn ghita, quê Sài Gòn. 2. Bác Kogan là chơi đàn violon, quê Hà Nội. Bác Kogan hôm nào rảnh cho em gặp với. Món violon này em không biết chơi, nhưng sau một hồi nghe thì bây giờ cũng hơi cảm được một tí. Nêu cũng rất muốn nghe hơi nồi chõ thêm để hiểu rõ hơn. Thật ra em cũng không hiểu là do bộ dàn của em hay do cái gì nhưng mà em nghe piano không phê lắm. Em đang nghe kỹ cái bản số 1 và số 2 của lão Ni cô Lo` thì thấy phức tạp bỏ mờ. Thỉnh thoảng làm tí cấu dây nghe ghê chết, gai hết cả người. Bác kogan cho em hỏi có phải chơi violon có cái kỹ thuật nào như kiểu để lỏng cái que xong rồi vừa kéo cái que nó vừa bật bật trên dây đàn không? Mấy bản của lão ni co lo` hay có cái kiểu đấy, xong rồi lại cấu dây tức tức, nghe sao mà bức rức. Cái nhạc của lão này nó bí bức mà không lối thoát làm sao ấy. Thật ra, trong bộ 6 đĩa ấy, cái đĩa số 5 tập hợp toàn các đoạn solo nghe không hiểu cái gì luôn, thấy kinh!
Re: Các Nghệ Sĩ Violin/Viola/Cello - Jascha Heifetz (Violin) Bác Úp: Hỏi đến đoạn cái que nó bật bật thì sắp đưa đi chữa nghiện được rồi đoá. Hôm trước em cũng ngồi với bác Kogan thì cái loại bật bật của bác nó có những 02 kiểu, loại bật lên trên và loại bật xuống dưới " bật quán tính " <------ khoai nhất là cái nì . Em mạo muội cầm đèn chạy trước máy bay tí
Re: Các Nghệ Sĩ Violin/Viola/Cello - Jascha Heifetz (Violin) Hehe, XX quê ở Cần Thơ - Miền Tây các bác ơi :-D ...Bật bật: chơi kỹ thuật Staccato ...Cấu cấu: kỹ thuật Pizzicato (hehe, xin mời cao thủ violin chỉnh lý ) À, bác Kogan ơi, hay bác với XX cùng tập Sonata cho Violin & Guitar của Paganini đi, khi nào có dịp gặp nhau, chúng ta hoà thử xem sao
Re: Các Nghệ Sĩ Violin/Viola/Cello - Jascha Heifetz (Violin) Hix hix, bác crystal gặp bác kogan rồi ah? Hôm nào rảnh dẫn em đi mấy. @XX & kogan: xin lỗi các bác em dùng từ nó hơi bị nôm, bật bật mấy cả cấu cấu. Nghe nó gì quá nhưng mà em chẳng biết từ chuyên môn là gì. Bây giờ bác XX lại chua thêm mấy từ chuyên ngành nữa em càng tịt . Còn vụ hòa tấu em thấy nên quá đi hai bác ah. EM thấy có mấy chú chơi band tập với nhau qua YM xong rồi gặp nhau oánh được luôn, cái nì em chịu không hiểu. Khi nào các bác gặp nhau, có khi phải đi mượn bác Dze bộ thâu âm để burn ra đĩa CD cho anh em thì có khi lại thành một mốc son lịch sử đó, bá chấy!
Re: Các Nghệ Sĩ Violin/Viola/Cello - Jascha Heifetz (Violin) he he , em nói chuyện với các bác thì cứ thích nôm na thôi Cái bác hỏi là cấu cấu mà bác XX lại gọi là gì gì Pizzicato ấy. Ở trong concerto của Paganini mà bác nghe được là do người chơi " móc ngón tay " trái . Chỉ dùng bàn tay trái: 1 ngón bấm, 1 ngón gảy. Còn cái nảy tưng tưng thì có nhiều kiểu nảy tưng tưng lắm, nói ra cự kì dài mà lại khó hiểu. Hay nhất, bác ra mua 1 cái DVD " the art of violin " mà xem, nhìn thấy luôn. Bác XX tập đi, bản nhạc hơi khó kiếm. Ra HN chơi với em :wink:
Re: Các Nghệ Sĩ Violin/Viola/Cello - Jascha Heifetz (Violin) Bác XX và bác Kool có may mắn được nghe cái Hora staccato do Michael Rabin chơi đấy nhé. Rõ là staccato kinh dị :!:
Re: Các Nghệ Sĩ Violin/Viola/Cello - Jascha Heifetz (Violin) Đúng rồi, cái đoạn cấu cấu đấy em cũng đoán là nó phải cấu tay trái, vì vừa dứt đoạn kéo xong là cấu ngay, nên em nghĩ việc thò tay phải lên cấu là rất khó. Ngoài ra, trong ghita cũng có cái trò mèo đấy, có hôm em thấy một chú vừa gảy ghita vừa vuốt tóc, thì hóa ra chú đấy làm cái trò vừa bấm vừa gẩy đấy. Hai hôm nay em kô nghe nữa, để quên bớt đi, nghe nhiều nó loạn. 4R mình không biết có bác nào chơi piano nữa thì tuyệt cú mèo, thành lập luôn trio. Dạo này không có bác cellist nữa, bác này kéo cello, mình thành lập luôn vnav quatro thì bá chấy. Tập hợp thêm một nhóm các pro-audio nữa rồi phát hành album luôn. Tạm thời bây giờ các bác cứ kiếm cơm đi, khi nào về hưu em cùng các bác mở quán cafe nhạc cổ điển giống ở bên Nhật cùng nhau chơi cho đỡ buồn. Vì em nghĩ cũng phải đến tầm đấy số người nghe cổ điển quê mình mới đông lên được chứ như bây giờ em thấy hơi hẻo.
Re: Các Nghệ Sĩ Violin/Viola/Cello - Jascha Heifetz (Violin) Mấy cái chiêu dật dật cấu cấu của bác Úp phải nghe qua mấy chị phụ nữ diễn mới phê, chư chị Mút tơ, chị La ri han, chị Cung oa chung... Hình như là thiên chức của các chị thì phải, nghe cứ gai hết cả người, có bao nhiêu cái lông là dựng đủ tưng ấy cái lên. Bác Kogan ơi, cái giao hưởng Ét pa nhon có đoạn đè ngửa violin ra gẩy gẩy như ghita nom phê nhể. Đoạn đấy có phải dùng móng của ghita để gẩy không hở bác? Mà nhất định là phải xoay ra tư thế đấy đánh cho giống ghita ạ?