Chào các bác IT! Tình hình là em có down được 1 số album nhạc Lossless nhưng phải tội Volume của chúng không đều nhau. Em có vào vài trang mạng và được giới thiệu về Easy cd-da extraxtor là phần mềm cân chỉnh âm thanh. Nhưng tìm mãi trên mạng mà chẳng thấy hướng dẫn chi tiết đặt tham số chuẩn hóa (normalization) Vậy bác nào có cao kiến hay kinh nghiệm về cái này chỉ cho em với về cách đặt các tham số replaygain track, peak, average RMS...? Em không hiểu lắm về cái này và cái này sử dụng nó như thế nào ? Đa tạ./.
Em cũng mày mò được chút ít, xin chia sẻ với bác cityphone vài kinh nghiệm ve chai ạ, việc này đơn giản nhưng thực tế khi ta can thiệp kiểu nào cũng làm thay đổi âm thanh nên em sẽ giải thích hơi lằng nhằng, mong bác thông cảm Có 2 thông số ảnh hưởng đến âm lượng một bản nhạc là Peak và RMS (The Root Mean Square), ta có thể thay đổi một hoặc cả hai cái này để tăng giảm âm thanh. - Peak không được lớn hơn 0 vì sẽ bị bể tiếng (Clipping) . - RMS thường nằm trong khoảng -10 cho đến -20, em xin tạm gọi là độ nặng của âm thanh cho dể hiểu, cái này ảnh hưởng rất nhiều đến cảm giác lớn hay nhỏ khi nghe, với các bản thu trong thập niên 80 RMS hay được đặt khoảng -16, về sau này do xu hướng nhạc tiết tấu nhanh mạnh nên RMS thường được đặt cao hơn (khoảng -10). RMS cao hay thấp là do ý đồ của ông mixer và thể loại nhạc. - Speak và RMS liên quan với nhau, nên khi ta tăng RMS, để Peak không lớn hơn 0 (Clipping) ta phải xài một thứ gọi là Dynamic Compression, cái này sẽ làm cho âm thanh mất tự nhiên. - Khi tăng RMS, âm thanh có cảm giác bị biến đổi nhiều hơn là khi giảm RMS, do đó khi muốn làm cho hai bản nhạc nghe âm lượng gần giống nhau, em thấy cách ít ảnh hưởng nhất là giảm Speak xuống cho đến khi RMS gần bằng bản kia. Bác cityphone nên thử nhiều cách để xem cách nào hợp với tai mình nhất, và mong có thêm chia sẻ kinh nghiệm từ các bác khác ạ. Chúc bác vui.
Cảm ơn các bác đã chỉ giáo! Tình hình là khi dùng Easy CD-DA Extractor 15 khi đặt chuẩn hóa Normalization co ra cái bảng này: Em không hiểu các tham số này và đặt nó như thế nào, khi nào dùng Peak và khi nào dùng Average RMS ? Đa tạ!
- Nếu bác cityphone play trên PC với một phần mềm player có support ReplayGain, như foobar2000, nên chọn Calculate ReplayGain track adjustment, cách này không làm thay đổi âm lượng của bản nhạc, nó chỉ đo âm lượng và gán vào file nhạc một con số, player khi phát sẽ dựa trên con số này để tăng giảm âm lượng. - Không nên dùng Peak vì Normalize dựa trên Peak không đúng. Cảm giác nghe lớn hay nhỏ do khác biệt RMS nhiều hơn. - Khi dùng Average RMS Normalization, có 2 trường hợp xảy ra: + Nếu file nhạc RMS đang lớn hơn con số đang phần mềm đang set (ở đây là -14) => RMS được kéo xuống và Peak cũng xuống theo, cái này nhẹ tội. + Nếu file nhạc RMS đang nhỏ hơn -14 => RMS được đẩy lên, và Peak cũng lên theo, khi Peak >0 dẫn đến Clipping (bể tiếng), muốn không bể tiếng ta phải dùng Prevent Clipping, cái này chính là Dynamic Compression, sẽ làm cho âm thanh nghe mất tự nhiên, rõ nhất là khi bác nghe trên dàn rời. Để nghe trên dàn rời, bác thử cách này xem sao nhé, dùng SoundForge: - Đo RMS để tìm những file nào RMS thấp nhất và Peak <0, => nâng Peak cho gần bằng 0, RMS trung bình của những file này sau khi nâng ta tạm gọi là RMS chuẩn. - Giảm volume (Peak) của những file còn lại sao cho RMS bằng RMS chuẩn. Khi ta giảm RMS xuống âm thanh nghe dễ chịu hơn là khi tăng, nên với cách này mình sẽ hạn chế được việc tăng RMS. Chúc bác vui nhé.
Cảm ơn bác tml3nr đã chỉ giáo! Em đã cài xong Sony Sound Forge 10.0.368 rùi nhưng loay hoay mãi chưa biết đo RMS của file nhạc như thế nào cả. Bác đã quen dùng rồi bác chỉ giáo chi tiết thêm đi, nếu có tài liệu gì về cái này bác cho em xin với ??? Chúc Bác khỏe!
Ở bài trên em có viết vài chổ không rõ, em đã sửa lại ạ. Bác vào menu Process => Normalize, click vào Scan Levels, ở đây ta chỉ xem kết quả rồi Cancel thoát ra, không làm gì hết. Giả dụ ở đây ta có: + file 1: Peak = -1.3, RMS = -16 + file 2: Peak = 0, RMS = -12 Với file 1, vào Process => Volume, boost 1.3 dB, đo lại, ta sẽ được Peak = 0, RMS = -14.7, ta xem đây là RMS chuẩn. Mục đích của việc kéo lên một ít là để cho những file âm lượng lớn không phải giảm quá nhiều. Với file 2, Vào Process => Volume, cut khoảng -3 dB, đo lại, ta có Peak = -3, RMS = -15.2, hai file này khi nghe sẽ có cảm giác âm lượng gần bằng nhau. Lưu ý khi ta cut volume xuống âm thanh thay đổi dễ chịu hơn là khi boost lên, do đó bác thận trọng khi boost, không nên boost nhiều quá. Hai bản nhạc cùng RMS nhưng khác thể loại có thể cho cảm giác lớn nhỏ khác nhau, thí dụ như một bài dance và một bài vocal rề rề, cái này bác làm vài lần sẽ có kinh nghiệm. Bác chịu khó vào help của chương trình xem thêm, trên đây chỉ là mẹo của em để làm cho âm thanh tương đối bằng nhau khi phải làm các cd chọn bài, em thấy cách này hơi cực tí nhưng nghe ít khó chịu. Bác có thể thử thêm rất nhiều cách khác. Chúc bác vui.
Thank bác tml3nr! Theo cách của bác em đã đo thử RMS của các file nhạc gốc đó rồi, kết quả là file nào RMS nào cũng cho kết quả là -96dB, còn Peak thì cái là 0.00, cái thì -0.1...., nếu về lý thuyết thì chuẩn quá rồi mà vẫn nghe to nhỏ khác nhau, hơn nữa mỗi lần mở file thì chương trình lại tạo thêm file có đuôi là STK? Hay chương trình cần cài đặt thêm gì nhỉ, Bác tml3nr chỉ giao thêm hộ với? Đa tạ!
File nào bác scan levels mà nó cũng ra -96 hết là không đúng bác ạ, bác thử vài file wave thật chuẩn thử xem sao. Nếu bác muốn mỗi khi thoát SoundForge xóa file .stk, bác vào Options => Preferences, trong thẻ General bác chọn Delete temporary files on close.
Kính Bác tml3rn ! Em đã đo được RMS các file nhạc đó rồi, hóa ra khi chọn thẻ Normalize, em để Untitled nên file nào cũng chp RMS là -96dB. Tiện đây em hỏi thêm là trong thẻ normalize có 3 chức năng: Untitled; Normalize RMS to -10dB (speech); Normalize RMS to -16 dB (music); Normalize RMS to -6dB (very loud), có phải đây là RMS normalize cho các loại nhạc không ? và nhạc không lời và nhạc có lời có dùng chung 1 dạng không? Bác tư vấn cho em trong các file nhạc em đo thì cái nào là coi là RMS chuẩn, đây là nhạc không lời Paul Mauriat File 1: (-1,5; -15,3); File 2: (0; -7,7);File 3: (0; -10,4);File 4: (-1,0; -11,7);File 5: (0; -5,3); File 6: (-0,7; -11,6);File 7: (0; -7,7);File 8: (0; -12,0);File 9: (0; -10,2);File 10: (-0,4; -12,9); File 11: (-0,2; -11,0);File 12: (0; -6,5);File 13: (-0,1; -12,6);File 14: (0; -8,7);File 15: (0; -9,7) Biên độ RMS của các file so với RMS chuẩn bao nhiêu là vừa ? Chúc Bác khỏe!
Theo cách của em thì không dùng Normalize bác ạ, lý do em đã giải thích ở trên: Khi kéo xuống thì không sao nhưng khi nâng RMS những file peak gần bằng 0 bắt buộc phải dùng Dynamic Compression để chống Clipping, làm cho âm thanh bị đè nén nghe rất khó chịu. Do đó ta chỉ nâng những file nào RMS nhỏ nhất mà peak đang <0, những file còn lại ta sẽ giảm xuống. Để cho bác dễ xem, em lấy 3 file: File 1: -1,5, -15,3 File 2: 0, -10,4 File 3: 0, -12 - Ta thấy file 1 RMS thấp nhất, và volume còn có thể nâng lên được do Peak <0, ta vào Volume boost 1.5dB, lúc đó file 1 sẽ là 0, -13.8, ta lấy -13.8 làm RMS chuẩn cho 3 file này. RMS chuẩn ở đây là con số sau khi ta nâng volume của những file âm lượng nhỏ nhất mà ta còn có thể boost lên được (peak <0), mục đích là không phải kéo RMS những file còn lại xuống quá nhiều. - File 2 ta dùng Volume cut -3dB. - File 3 ta dùng Volume cut -2dB. Kết quả ta được: File 1: 0, -13,8 File 2: -3, -13,4 File 3: -2, -14 Dùng cách này ta hạn chế được tối đa việc phải nâng RMS. Do khi ta kéo xuống nghe dễ chịu hơn là nâng lên và không phải dùng Dynamic Compression để giải quyết clipping. Nếu không muốn kéo RMS xuống thấp quá, ta có thể ăn gian bằng cách chèn vào giữa một bài có RMS trung bình của 2 bản. Để an toàn, không nên boost quá 2dB, và cut quá -4dB. Thường chênh lệch khoảng +/-2dB nghe không khác biệt nhiều, nhưng cũng tùy thuộc thể loại nhạc và cách mix, bác chịu khó thử nhiều sẽ rõ hơn. Bác cũng có thể lấy RMS trung bình của các bản nhạc làm RMS chuẩn, sau đó tăng giảm theo các tiêu chí trên. Chúc bác vui.
Kính Pác tml3nr! Em có thắc mắc này mong Bác chỉ giáo thêm là: trong thẻ normalize có chức năng average RMS level sao không thấy thông tin gì về cái này? trong tài liệu về hướng dẫn sử dụng Sound forge 10.0 trên mạng có nêu là average RMS dùng để nâng phần tín hiệu nhỏ và giảm phần tín hiệu lớn, trong khi đo ở thẻ scan chỉ hiện có RMS? Như vậy average RMS ở trên khác với RMS ở dưới trong thẻ normalize ? Có phải khi đặt nomalize tự động khi xảy ra clipping thì dynamic đã tự động khắc phục và để cho peak vẫn < hoặc =0, khi đó chất lượng âm thanh nghe chắc không ổn ??? Cái nữa là khi boost và cut trong thẻ volume thì khi chỉnh phải di chuột để kéo lên hay kéo xuống à, có cách nào mình đưa tham số trực tiếp vào không ? Kính Pác chỉ giáo!
Em xin lỗi anh @cityphone vì đã không thấy câu hỏi của anh. Gần tám năm rồi hic hic. Không nên dùng average RMS vì nó không có lợi: Nó làm cho hẹp Dynamic. Nếu dùng Speak thì không chính xác âm lượng. Tóm lại nên giảm speak file âm thanh lớn sao cho RMS gần bằng file âm thanh nhỏ là tốt nhất. Nói ra thì hơi lằng nhằng. Nhưng chỉ cần anh test, so sánh trên 2 file là hiểu liền.