Câu lạc bộ trao đổi kiến thức Dịch Học VNAV .

Discussion in 'Bang hội / Câu lạc bộ' started by 6c33c, 14/12/11.

  1. 6c33c

    6c33c Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    547
    Likes Received:
    0
    Diễn đàn ta đã phát triển được 6 năm đánh dấu bước phát triển không ngừng . Số lượng thành viên đã phát triển đến con số trăm ngàn đứng trong top đầu của các diễn đàn xã hội ở Việt Nam . Nhân tài, anh kiệt nhiều không kể xiết có mặt trong hầu hết các giai tầng trong xã hội . Các nhóm sinh hoạt cùng sở thích thành lập như nấm sau mưa chứng tỏ sự phát triển đã đạt đến mức sâu rộng ở nhiều lĩnh vực .

    Kinh Dịch là môt lĩnh vực khoa học xã hội có từ rất lâu đời trong nền văn hóa phương Đông cổ đại . Nó thể hiện bao trùm về lịch sử phát triển của một xã hội nói chung qua các hình tượng quy ước . Từ thời kỳ nguyên thủy mông muội đến sự phát triển của bầy đàn , bộ lạc, và xã hội phát triển ngày nay . Tất cả sự hình thành một xã hội sơ khai nhen nhóm, quy tụ, lớn lên trưởng thành rồi phát sinh nhu cầu vật chất và sự xuất hiện của lòng tham, những tranh chấp mâu thuẫn đưa đến chiến tranh loạn lạc, thiếu thốn , khổ đau đến sự ra đời của các phe nhóm, khối quân sự chia cắt thế giới , sắp đặt xây dựng sự ảnh hưởng .
    Chiến tranh mãi ắt rồi sẽ hòa bình , hưng thịnh để rồi lại phát triển vượt quá khả năng dẫn đến suy thoái , diệt vong, sát nhập , mâu thuẫn , tranh chấp , chiến tranh , chết chóc, tái thiết, ổn định, phát triển cứ thế tiếp theo Thế Giới lại bắt đầu một chu trình mới một vòng quay mới nhưng tất cả vẫn chỉ lập lại sự xoay vần trong 64 quẻ Kinh Dịch . Bằng sự biểu hiện từ những gì tưởng chừng như rất đơn giản chỉ là 2 hình tượng thái cực , những nét đứt, nét liền mà tinh thần của môn khoa học này nêu ra thật huyền diệu .

    Càn , Khôn rồi tiếp đến Truân, Mông
    Nhu, Tụng , Sư , Tỷ, Tiểu Súc thông
    Lý, Thái, Bĩ Đồng Nhân , Đại Hữu ...
    Khiêm chuyền đến Dự tiếp Tùy tòng .

    Cổ Lâm Quan Phệ Hạp rồi Bí .
    Bác Phục dương về Vô Vọng trông .
    Đại Súc sang Di rồi Đại Quá .
    Khảm , Ly hai quẻ khép kinh xong ...

    Hàm , Hằng, Độn, Tráng Tấn Minh Di .
    Gia Nhân Khuê Kiển Giải theo đi .
    Tổn Ích rồi sang hai Quải , Cấu .
    Tụy, Thăng, Khốn Tỉnh Cách nên ghi .
    Đỉnh rồi Chấn , Cấn Tiệm, Quy Muội .
    Phong Lữ theo sau Tốn một khi .
    Đoài , Hoán , Tiết, Trung Phù , Tiểu Quá .
    Còn hai Ký , Vị hết một kỳ .

    64 que Dịch lưu truyền mãi .
    Vũ trụ xoay vần lẽ thịnh, suy .

    Xuất phát từ niềm yêu thích học hỏi, nghiên cứu em mạo muội "cầm đèn" lập ra topic này để anh em có cùng sở thích vào trao đổi với nhau nhằm mục đích lưu giữ, phổ biến những ứng dụng của bộ môn này trong mọi lĩnh vực của đời sống .


    Xin chân thành cảm ơn BQT diễn đàn .
     
    Tags:
  2. KING

    KING Advanced Members

    Joined:
    23/8/06
    Messages:
    7.570
    Likes Received:
    34
    Location:
    247Express
    Em mở hàng nhé, em chửa biết món này, chỉ nghe trên tivi đài báo

    Muốn theo bác, phải bắt đầu từ đâu ? Cám ơn bác Sáu nhiều

    @mai rảnh cafe tý cụ Sáu ui ?
     
  3. 6c33c

    6c33c Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    547
    Likes Received:
    0
    Kiến thức về Kinh Dịch từ trước đến nay nhiều vô kể, thêm với sự phát triển của mạng Internet nên việc tiếp cận với kiến thức không còn khó nữa . Em ngồi sớt gúc thì tìm được bài viết này thấy đề tên tác giả là của bác Nguyễn Lân Dũng . Lốt về một đoạn để anh em đọc tham khảo . Nếu thấy tâm đắc các bác có thể cắt một đoạn ra sớt để đọc tiếp .

    Thật ra khi mới đọc ai cũng thấy khó nhằn vì một số sách viết theo lối cổ , từ cổ và câu chuyện thì chẳng ăn nhập gì với cuộc sống hiện đại của chúng ta nhưng cũng có những sách viết đơn giản hơn ngôn từ hiện đại hơn dễ cho mọi người tiếp cận .

    Em xướng ra món này không phải vì thích "trèo cao" hay thể hiện điều gì mà chỉ thấy được sự vi diệu trong tinh thần triết học uyên thâm trong một pho cổ thư đã được nhắc đến rất nhiều và mong muốn có nhiều người trong diễn đàn tham gia nghiên cứu trao đổi .
    Thể theo tinh thần không bổ âm thì cũng bổ dương . Học 1 chữ bổ một chữ , học 10 chữ bổ 10 chữ . Anh em có nguồn tài liệu gì hay thì trao đổi để cùng bổ .

    Bài viết như sau :

    "...Hiện nay có rất nhiều sách viết và dịch về Kinh Dịch. Các bạn trẻ lật vài trang xem qua thấy chưa hiểu gì cả, vì vậy, ít bạn chịu khó đọc kinh Dịch. Ngược lại, có bạn đọc ít nhiều sách về Kinh Dịch lại chuyên đem chuyện này ra để loè bè bạn và dự đoán lung tung về số phận từng con người.

    Thật ra Kinh Dịch là cái gì vậy?
    Kinh Dịch có từ bao giờ, đến nay vẫn chẳng ai hay, bởi vì từ đời vua Phục Hy tương truyền đã bắt đầu có Kinh Dịch rồi, mà ông vua huyền thoại này xuất hiện cách đây hàng nghìn năm hay hàng vạn năm thì hiện vẫn chưa có gì chứng minh được. Tri qua hàng nghìn năm, không biết bao nhiêu vị thánh hiền đã bổ sung, đã lý giải, mở rộng, đào sâu để cho Kinh Dịch trở thành một tác phẩm vừa lạ lùng, vừa uyên thâm, vừa mênh mông, vừa cụ thể, bao hàm muôn lý, không gì không có, đọc nhiều cũng được, đọc ít cũng hay, bởi vì chỉ đôi câu đã đủ làm thành một đạo lý rồi. Đời nhà Tống, khi viết về Kinh Dịch học giả Trình Di đã phải thốt lên: “ Thánh nhân lo đời sau như thế có thể gọi là tột bậc”.

    Không phải không có lý khi cụ Phan Bội Châu coi Kinh Dịch “Là nhân sinh quan và vũ trụ quan của nhân loại”. Cụ Phan cho rằng đúng như tinh thần Kinh Dịch: “Bình đẳng, đại đồng là chân tính, là hạnh phúc của nhân sinh”, “Tinh thần có quy củ trật tự đạo đức là lẽ công bình của mỗi người”.

    Những tư duy Khổng học như “Không sợ dân nghèo mà chỉ sợ phân chia không đều” (sách Luận ngữ), “Tính kế trăm năm không gì bằng trồng người” (sách Hán thư) …

    Kể cũng lạ thật, người xưa cho rằng: “Trong khoảng trời đất có gì? Chỉ hai chữ âm dương mà thôi”. Chẳng là nhân thì là nghĩa, chẳng cứng là mềm, chẳng thừa là thiếu, chẳng nam là nữ, chẳng trên là dưới, chẳng trong là ngoài, chẳng thịnh là suy, chẳng nhiều là ít, chẳng khen là chê, chẳng tiến là lùi, chẳng mặn là nhạt, chẳng nhanh là chậm, chẳng xấu là tốt, chẳng to là nhỏ, chẳng trước là sau, chẳng rủi là may.

    Hoá ra lâu nay ta quá say sưa với triết học Tây phương mà ít chú ý đến triết học Đông phương, trong khi đó thì người dân thường tuy ít học nhưng lại thường tin tưởng và làm theo vô số những lời dạy của thánh hiền. Sự biến động ghê gớm của các nước phương Tây với đầy những mâu thuẫn nội sinh đồng thời với sự hưng thịnh đột xuất của không ít quốc gia châu Á, kể cả sự phục hồi nhanh chóng sau khi xảy ra tình trạng khủng hoảng tài chính, kinh tế…đã làm cho cả nhân loại không thể không chú ý nhiều hơn đến triết học Đông phương. Văn minh châu Á trở nên hấp dẫn đối với hàng tỉ người dân bình thường ở phương Tây. Kinh Dịch là một trong những thần kỳ của triết học và văn minh Đông phương..."
     
  4. khivang

    khivang Advanced Member

    Joined:
    2/10/06
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    33
    Em thì thấy nghiên cứu cái món này vấp phải cái rào cản đầu tiên-đó là phải học/biết khơ khớ tiếng khựa, mà lại còn tiếng khựa cổ nữa thì :( . Ngoài ra cũng phải có vốn hiểu biết tương đối về văn hóa Trung Hoa thì mới thấu đáo đc cái tinh túy, sâu sa của Dịch học. Các cụ nhà mình ngày trước học Hán, học Nôm nên dễ tiếp cận, anh em mình bây giờ toàn học Tây nên cái nền tảng cũng có sự khác biệt nhất định dẫn đến sự tiếp thu có phần hạn chế. Đối với bản thân em học cái gì mà mông lung, ko có nền tảng cơ bản thì khó vào lắm...

    Em cũng có tìm hiểu qua đạo Phật thì thấy mấy anh khựa hay làm màu làm mè cốt để nâng tầm vóc của mình (giống như quyền Tàu, nặng về múa may quay cuồng thể hiện là chính :wink:). Tiểu thừa nguyên sơ từ Ấn độ truyền sang đọc khá dễ hiểu/cảm. Đại thừa qua ngả Trung Hoa truyền vào thì dễ bị sa vào mê hồn trận của câu từ, ngữ nghĩa, tích tuồng...ko cẩn thận tẩu hỏa nhập ma như chơi :)

    Bác chủ topic có cách tiếp cận nào đơn giản, dễ hiểu thì truyền đạt cho ae để cùng tìm hiểu nghiên cứu cho thành hội, thành phong trào thì hay quá...
     
  5. caithang

    caithang Advanced Member

    Joined:
    6/4/06
    Messages:
    8.982
    Likes Received:
    37
    Location:
    Hanoi
    Thành viên CLB Dịch học có phải gọi là Dịch giả k bác 63cc ???
     
  6. caithang

    caithang Advanced Member

    Joined:
    6/4/06
    Messages:
    8.982
    Likes Received:
    37
    Location:
    Hanoi
    Chết là ở chỗ này đây :(

    Em đồ là các "dịch giả" k quá 3 trang đã phân 2 phe "Kiếm tông" và "Khí tông" uýnh nhau chí chết :D
     
  7. 6c33c

    6c33c Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    547
    Likes Received:
    0
    Đang ngồi tìm kiếm thêm thông tin nên lượn vào để tiếp chuyện các bác .

    @ Khivang :Sách Dịch xưa phổ biến chủ yếu nguồn Hán tự . Nay có rất nhiều học giả dịch sang chữ quốc ngữ nhưng vẫn dựa vào cái gốc của tài liệu Hán . Em có xem cuốn Chu Dịch của Phan Bội Châu , Kinh Dịch của Nguyễn Hiến Lê cách đây rất lâu rồi nhưng kết quả vẫn phải tìm thêm nguồn tài liệu khác đơn giản trong thể hiện .
    Sách Chu Dịch của cụ Phan diễn giải nội dung của một quẻ bằng các phần Soán của bậc tiền nhân .
    + Soán Từ : diến giải quẻ theo lời Soán của Văn Vương theo "tư liệu" của Phục Hy .
    + Soán Truyện : dùng lời diễn giải chi tiết hơn bằng cách giải thích nghĩa của từng từ của Soán Từ, học phần này sẽ gặp nhiều kiến thức đối nhân xử thế trong xã hội rất thấm thía, sâu sắc .Có lồng thêm các tư tưởng của các học giả mà người xưa goị là thánh nhân vào trong đó .
    + Đại Tượng Truyện : Phần này giải thích theo tượng của từng quẻ .
    + Hào Từ và Tiểu Tượng Truyện : Luận giải chi tiết về tinh thần của quẻ Dịch theo từng hào một , nói về quan hệ, biểu hiện sự việc cụ thể và lời khuyên của học giả để giải quyết sự việc với cái ngôi từ như Quân Tử, Tiểu Nhân , Đại Nhân . Vào thời đại của ta các ngôi từ này có lẽ khó phân định lắm (hôm nay là quân tử mai làm tiểu nhân xảy ra như cơm bữa ) nên ta cứ coi như danh từ để chỉ đối tượng Thiện , Ác thôi cũng ok .

    Trong tài liệu Dịch Học triết gia Khổng Tử đã thêm nhiều vào nội dung để diễn giải chi tiết hơn để người sau có thể hiểu được tư tưởng của Chu Văn Vương . Vị triết gia được coi như xếp hàng thứ 5 trên thế giới về mức độ ảnh hưởng sau Chúa GiêSu và Đức Phật Thich Ca Mâu Ni - đã thêm vào tư tưởng cá nhân của mình để " dạy" người sau . Các học thuyết của Khổng Tử sau này ảnh hưởng nhiều đến việc định hướng cung cách quản lý đất nước có nguồn tư liệu gọi là sách dạy làm vua . Nhưng để học Kinh Dịch một cách nhẹ nhàng nhất chắc ta phải lược bớt phần tư tưởng này đi ( cho dễ đọc ) chủ yếu tập trung vào ý nghĩa chính của tượng quẻ và sự biến dịch trạng thái từ quẻ nọ sang quẻ kia .Phần tư tưởng triết học cá nhân của triết gia lồng vào đó sau này về già có nhiều thời gian đọc sau cũng chưa muộn :)
    Bởi nhìn theo con mắt khách quan tư tưởng của Khổng Tử cũng đã được tán tụng, phê phán rất nhiều trên chính quê hương ông . Bản thân cuộc đời của Đức Khổng Tử cũng rất lận đận với các học thuyết của mình .

    @ Caithang : Cụ không phải chim cú đâu . Cứ theo nội quy mà buôn thì sẽ chẳng có chuyện gì hết?
     
  8. 6c33c

    6c33c Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    547
    Likes Received:
    0
    Diễn đàn ta nhiều cao nhân ẩn dật , chẳng ai muốn ra mặt trao đổi về cái món xương hầm này . Vì sao nhỉ ???

    Không biết các bậc học giả uyên thâm tiếp xúc với Kinh Dịch theo cách nào , theo tài liệu nào nhưng theo cách của bản thân em với khả năng hạn chế, đơn sơ cũng chỉ có thể lược gạn để cố gắng hiểu được những gì trong sáng nhất của nó . Đem lên đây để chia sẻ với mọi người hy vọng mọi người thay đổi quan điểm mà mạnh dạn tham gia cho chủ đề thêm sôi nổi .

    Kinh Dịch được ví như viên ngọc quý của nền văn hóa phương Đông, để tìm hiểu khai thác cái vi diệu của nó mỗi nhà trong xã hội đều cố gắng ứng dụng nó vào công việc của mình .
    Nhà chính trị có góc nhìn của nhà chính trị , nhà nghiên cứu văn hóa có góc nhìn của nhà nghiên cứu văn hóa . Người làm kinh tế cũng cố gắng nhìn vào đó để thấy sự vận động biến hóa trong công việc của mình .

    Sách Dịch có cấu trúc thể hiện rất tóm lược trong 64 trạng thái, diễn biến của sự vật được gọi là quẻ . 64 quẻ được chia thành hai phần là Thượng Kinh và Hạ Kinh .Phần Thượng Kinh có 30 quẻ , tiếp theo 34 quẻ thuộc về phần Hạ Kinh . Trong các ấn bản từ trước đến nay dưới ngôn ngữ tiếng Việt các soạn giả thể hiện nguyên bản nội dung của bản gốc từ tiếng Hán nên khi tiếp xúc ta sẽ gặp khá nhiều khó khăn . Điều này là bức tường đầu tiên ngăn cản mọi người đến với Dịch Học .
    Nếu ai thực sự yêu thích sẽ xoay sở để tìm cách để tiêu hóa nó vì ai cũng bảo nó rất hay , vì hay nên không dễ nhá .

    Đầu tiên ta sẽ phải làm quen với những ký hiệu , tên gọi lạ lẫm mà càng đọc ta lại càng thấy nó xuất hiện nhiều hơn đó là :
    Thái cực, lưỡng nghi, tứ tượng, bát quái , trùng quái . 64 quẻ Dịch là một bài toán tổ hợp của 8 quẻ đơn được gọi như sau .
    1-Càn 2-Đoài 3-Ly 4-Chấn 5-Tốn 6-Khảm 7-Cấn 8-Khôn .

    8 quẻ đơn tổ hợp với nhau tạo thành 64 quẻ kép . Còn gọi là trùng quái . Cái này ai đọc sơ qua cũng biết . Nhưng 64 quẻ này được sắp xếp theo thứ tự nào thì ai nấy đều lúng túng . Sắp theo thứ tự thì có theo một trình tự nào không hay thích sắp xếp thế nào cũng được . Vấn đề là ở đây 64 quẻ kép đó được săp xếp theo trình tư mà khi diễn giải ra thì ai cũng thấy sự vi diệu của một cuốn sách được đúc kết từ hàng ngàn năm trước , ở cái thời kỳ mà thậm chí chữ viết còn chưa có tại sao nó lại thể hiện được sự phát triển của thế giới vạn vật . Rồi trải qua các thời đại đồ đá, đồ đồng, đến tận thời đại công nghệ thông tin bây giờ mà nó vẫn thể hiện rất đúng . Chính vì thế ta phải xem là nó đúng đến mức độ nào .

    8 quẻ đơn Càn , Khôn , Chấn ,Tốn , Khảm, Đoài, Cấn, Ly được gọi dưới một hình tượng quy ước khác khi đưa vào quẻ kép đó là .

    Càn tượng cho Trời nên gọi là Thiên .
    Khôn tượng cho Đất nên gọi là Địa .
    Chấn tượng cho Sấm gọi là Lôi .
    Tốn tượng cho Gió gọi là Phong .
    Khảm tượng cho Nước gọi là Thủy .
    Đoài tượng cho Đầm gọi là Trạch .
    Cấn tượng cho Núi gọi là Sơn .
    Ly tượng cho Lửa gọi là Hỏa

    Hai quẻ cùng tên chồng lên nhau gọi là Bát Thuần . Ví du 2 quẻ Càn chồng lên nhau gọi la Bát Thuần Càn vì trên là Càn , dưới cũng là Càn .
    Hai quẻ khác tên sẽ cho ra một trùng quái người ta đọc quẻ trên trước dưới sau và tên của trùng quái đó .
    Ví dụ : Thủy Lôi Truân có quẻ trên là quẻ Khảm , dưới là quẻ Chấn tượng của hai quẻ chồng lên nhau là Truân . Gọi đầy đủ là Thủy Lôi Truân .

    Vì bộ gõ các ký tự đăc biệt ở đây không thể hiện tượng quẻ bằng các nét âm, dương, liền đứt được nên các bác muốn tìm hiêu thêm có thể mua sách hoặc sợt gúc nhé .

    Phần sau em sẽ tập trung vào diễn giải nội dung và trình tự của từng trùng quái .
     
  9. caithang

    caithang Advanced Member

    Joined:
    6/4/06
    Messages:
    8.982
    Likes Received:
    37
    Location:
    Hanoi
    Quẻ là gì ?
    Ở đâu ra 8 quẻ này ?
    Tại sao 8x8 = 64 mà không x8 tiếp ?
    Ai chia thành 2 kinh Hạ và Thượng ?
    Sao Thượng kinh có 30 mà Hạ kinh lại 34 ?

    Khó hiểu bỏ xừ
     
  10. khivang

    khivang Advanced Member

    Joined:
    2/10/06
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    33
    Bác viết rất dễ hiểu, tiếp đi bác...
     
  11. HoanComf

    HoanComf Advanced Member

    Joined:
    29/5/09
    Messages:
    887
    Likes Received:
    60
    Location:
    Hà Nội
    Một quẻ gồm có 3 hào xếp chồng lên nhau (trong đó có hào dương và hào âm. Hào dương là một vạch ngang liền nét, hào âm là vạch ngang nét đứt). Ví dụ: Quẻ Càn gồm 3 hào dương, quẻ Khôn gồm 3 hào âm...

    Để trả lời những câu hỏi trên thì phải lôi cả quyển ra: Nào là Phục Hy, Hà Đồ và Lạc Thư... rồi Lưỡng Nghi, Tứ Tượng, Bát Quái...
     
  12. ttanh

    ttanh Advanced Member

    Joined:
    10/12/05
    Messages:
    3.460
    Likes Received:
    40
    Location:
    hanoi
    Mỗi hào là một bit, mỗi quẻ gồm 3 bit, hào âm (nét đứt) là bit 0, hào dương (nét liền) là bit 1. Quẻ Càn là 111, quẻ Khôn là 000, cứ thế mà tính...
    Có thể ứng dụng kỹ thuật DAC trong audio để lý giải kinh dịch :D
     
  13. Audio & Friends

    Audio & Friends Advanced Member

    Joined:
    6/5/06
    Messages:
    917
    Likes Received:
    2
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Em thắc mắc là tại sao mấy cái que xếp qua xếp lại xếp tới xếp lui lại mô tả được sự vận động biến hóa. Dựa vào "cái gì" mà "nó" làm được như vậy? Và tại sao đúng?
     
  14. 6c33c

    6c33c Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    547
    Likes Received:
    0
    Một số đồ hình minh họa cho thắc mắc của cụ Cai .

    Hà Đồ và Lạc Thư .
    Trước đây em chỉ ngắm cái này cho vui , về sau học sâu thấy rất có ích cho các ứng dụng sau này của Dịch .

    [​IMG]

    Hình minh họa cho sự sinh ra các quẻ từ hai khí Âm và Dương .

    [​IMG]

    Đồ hình bát quái Tiên Thiên - Cái này xuất hiện trước mô ta sự vẫn hành của vũ trụ .

    [​IMG]

    Đồ hình bát quái Hậu Thiên - Cái này xuất hiện sau để mô tả sự vận hành của vạn vật trên một tiểu hành tinh . Trong đó có trái đất mà ta đang sống .

    [​IMG]


    @ Caithang : Em nghiên cứu môn này để tham khảo các quy luật vận hành âm dương vạn vật, không đi sâu vào khảo cổ nên không tìm hiểu về hướng đó .
     
  15. ClassA

    ClassA Moderator

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.524
    Likes Received:
    46
    Em khoái nhất tác phẩm Kinh Dịch- Đạo của người quân tử của cụ Nguyễn Hiến Lê . Tuy nhiên đọc một hồi em thấy mình tiểu nhân quá, nên bỏ bẵng đi :mrgreen:
     
  16. aitvina

    aitvina Advanced Member

    Joined:
    27/4/11
    Messages:
    152
    Likes Received:
    22
    Hồi xưa em cũng định đọc Kinh Dịch nhưng lúc say chém gió nói nhịu dễ sang thành từ bậy bạ nên thôi ko học nữa :roll:
     
  17. HoanComf

    HoanComf Advanced Member

    Joined:
    29/5/09
    Messages:
    887
    Likes Received:
    60
    Location:
    Hà Nội

    Hình như cụ Nguyễn Hiến Lê còn có quyển "Cái dũng của Thánh Nhân" thì phải, em đọc cũng thấy rất khoái.
     
  18. caithang

    caithang Advanced Member

    Joined:
    6/4/06
    Messages:
    8.982
    Likes Received:
    37
    Location:
    Hanoi
    Thế chứ, k có đồ hình em chả tưởng tượng được.
    Em xin theo bác, nhưng phải cho em vài khái niệm đã chứ.
    K dạy về thuật toán mà bắt 1 ông chỉ biết "thập phân" nhảy phắt sang "nhị phân" thì chịu chết
     
  19. donquixote

    donquixote Advanced Member

    Joined:
    24/3/06
    Messages:
    534
    Likes Received:
    3
    Location:
    Ha Noi
    Xem kỹ thì đồ hình Lạc Thư chính là ma phương cấp 3.
     
  20. Nguyễn Kim Lăng

    Nguyễn Kim Lăng Advanced Member

    Joined:
    16/5/06
    Messages:
    374
    Likes Received:
    12
    Bác này tinh thật nhìn cái nhận ra ngay ma trận cấp 3,hình như cái này kết hợp với bát quái thì gọi là "Cửu cung bát quái trận đồ" hay sao ý các bác nhề :)
     
  21. aitvina

    aitvina Advanced Member

    Joined:
    27/4/11
    Messages:
    152
    Likes Received:
    22
    Đề nghị bác paloma vao topic HLGA ngay
     
  22. starx

    starx Approved Member

    Joined:
    12/12/11
    Messages:
    19
    Likes Received:
    0
    Em hoàn toàn đồng ý với bác ạ! Ngay cả bộ Áo Nghĩa Thư dù diễn đạt khó hiểu nhưng em đọc vẫn thấy thích hơn. Chứ Kinh Dịch đọc xong em nhớ được chữ Dịch mà thôi :mrgreen:

    Em vẫn "tung hô" triết học phương Tây vì tính logic và biện luận rõ ràng của nó. Hàng xóm mình cứ cố làm tối nghĩa cho "cao siêu", hay (chỗ này không nói về KD) tệ hơn là đánh bóng màu mè và tưởng tượng lung tung rồi thành "kinh".
     
  23. Nguyễn Kim Lăng

    Nguyễn Kim Lăng Advanced Member

    Joined:
    16/5/06
    Messages:
    374
    Likes Received:
    12
     
  24. 6c33c

    6c33c Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    547
    Likes Received:
    0
    Trong Dịch cái căn nguyên của vấn đề chỉ nằm ở hai chữ Âm và Dương . Trước khi đi vào phần diến giải ý nghĩa về sự biến hóa trong các trùng quẻ của Kinh Dịch .
    Em lấy một ví dụ đơn giản để anh em thấy Đạo Dịch rất gần gũi với chúng ta đó là sự vận động của thời tiết bốn mùa .
    Hình vẽ này giải thích cho chúng ta về sự chuyển hóa của Âm , Dương , tiêu, trưởng .

    [​IMG]

    Trắng và Đen thể hiện nền nhiệt độ trong 4 mùa . Trắng là khí nóng là Dương , đen là khí lạnh là âm .

    Khi gặp mùa hè ta mặc áo mỏng , mùa đông ta mặc áo ấm đó là ta đang vận dụng Dịch học đó .
    Triết lý của sự tồn tại là thuận theo thiên nhiên, nếu đi ngược lại nó ta sẽ chuốc lấy hậu quả thê thảm mà thôi .
    P/S : Bác nào có giỏi thử chống lại nó bằng cách cởi trần sống trong mùa đông xem nào ? :)
     
  25. 6c33c

    6c33c Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    547
    Likes Received:
    0
    Em xin trình bày tiếp về nội dung của 64 trùng quái theo ý nghĩa của từng cặp .

    Phần thượng kinh .

    1. Cặp trùng quái Bát Thuần Càn và Bát Thuần Khôn .
    Càn tượng là trời , Khôn tượng là đất, vạn vật sinh ra là nhờ có trời, có đất tàng chứa và nuôi dưỡng nên bắt đầu của pho Kinh Dịch là Càn và Khôn .

    2. Cặp trùng quái Thủy Lôi Truân và Thiên Thủy Mông .
    Vạn vật được sinh ra sau một quá trình gian truân , vất vả lâu dài . Vụ nổ Big Bang được hình thành bởi các lỗ đen vô cùng mạnh , tất cả vật chất đều bị hút vào nó, quá trình hình thành các thiên hà thật vô cùng lâu dài và khó khăn nên minh họa quá trình ấy bằng quẻ Truân . Khi xảy ra vụ nổ Big Bang vũ trụ được tạo ra , hình thành các tiểu hành tinh . Vũ trụ vô cùng rộng lớn hết dải thiên hà này đến dải thiên hà khác không biết đâu là giới hạn, mông lung vô cùng là tượng của quẻ Mông .

    3. Cặp trùng quái Thủy Thiên Nhu và Thiên Thủy Tụng .
    Khi vạn vật được sinh ra cần phải có nhu cầu về ăn uống . Phàm có dính đến ăn uống, lộc lợi vật chất thì sẽ xảy ra mâu thuẫn , tranh chấp, bất hòa đó là nghĩa của quẻ Tụng . Trong lịch sử nhân loại hầu hết các cuộc chiến tranh đều xuất phát từ sự tranh chấp nguồn lợi, tài nguyên . Đó là cái ý thâm thúy của Dịch Học . Sau Nhu đến Tụng .

    4. Cặp Trùng quái Địa Thủy Sư và Thủy Địa Tỷ .
    Sự tranh chấp , giành giật nhau dẫn đến việc các cá nhân đơn lẻ phải tụ họp lại thành bè đảng . Rõ ràng là cãi nhau chán thì quay ra kéo đàn kéo lũ tới choảng nhau . Đó là tượng của quẻ Sư ( chữ Sư này giống chữ Sư trong Sư đoàn ) . Choảng nhau chán không giải quyết vấn đề gì thì cuối cùng lại hòa hoãn , đoàn kết để giải quyết hậu quả , xây dựng tái thiết cái mới là tượng của quẻ Tỷ .

    5. Trùng quái Phong Thiên Tiểu Súc và Thiên Trạch Lý .
    Thành lập hội đoàn thì số cá thể tăng lên , sự hỗn loạn tăng lên lúc đó phải đề ra luật lệ , tôn ti nhằm giáo dục, dạy dỗ con người phải tuân theo lễ giáo nhằm duy trì ổn định xã hội nên sau Tỷ là Tiểu Súc và Lý .

    6. Trùng quái Địa Thiên Thái và Thiên Địa Bĩ
    Xã hội phát triển nhờ có lễ giáo, luật lệ nên phát triển sung túc , nhưng theo quy luật tự nhiên có thịnh ắt có suy . Nên tiếp sau là hai quẻ Thái và Bĩ . Cái này thể hiện bởi dãy biểu đồ hình sin , lên lên , xuống xuống như thị trường chứng khoán, bất động sản , vàng , bạc vây . Qua đỉnh rồi thì phải xuống đáy thôi , ai không biết nắm thời cơ mà nhao vô đầu tư thì đổ nợ . Vậy nên trong Dịch Học trọng nhất chữ Thời .
    Như Bác Hồ đã dạy :
    Lỡ bước hai xe đành bỏ phí .
    Gặp thời một tốt cũng thành công .


    ...còn tiếp .
     

Share This Page

Loading...