Em băn khoăn vấn đề này mà không có câu trả lời, các hãng đĩa sử dụng chất liệu gì để làm CD gốc, vả lại quy trình ghi dữ liệu Audio lên đĩa này khác với việc ghi dữ liệu từ máy tính lên CD-RW như thế nào? Tại sao mà trên thị trường không bán loại đĩa này (đĩa dùng làm CD gốc)? Trình độ hiểu biết của em còn hạn hẹp, mong các bác giải đáp giúp em!Em xin cảm ơn rất nhiều!
Em thấy thế này. Không biết có đúng ý bác không: 1/ Chất liệu gì để làm CD gốc? CD gốc* hiểu đơn giản là CD được sản xuất trên dây truyền khép kín, hiện đại được gọi là CD đúc / CD dập. Công nghệ như sau: CD master --> nhà máy sản xuất --> đưa vào thiết bị đọc ---- mất khoảng 8 tiếng----> được Stamper (khuôn mẫu) ---> Stamper đưa lên máy ép (đúc) ----> (A) ép/đúc (lúc này là trên sản phẩm ép này là hình thành cái dĩa CD có nội dung luôn) ---> (B) phun 1 lớp bạc 99,99% lên bề mặt CD ----> In nội dung lên mặt CD ---> Thành phẩm (Cũng là lý do tại sao thông thường toàn bộ CD ép/đúc có màu trắng. 2/ CD chép thì công đoạn tương tự như CD gốc nhưng khác ở chỗ em đánh dấu (A) và (B) khi ép thành hình CD rồi ---> phun lớp hoá chất ghi (vấn đề Ở chỗ này đó bác) ---> xong rồi phủ lớp bạc ----> Thành Phẩm CD trắng. lớp hoá chất ghi: mỗi loại CDR đều có màu sắc khác nhau của bề mặt record là ở màu sắc của hoá chất ghi. Vài dòng chia sẻ cùng bác. *ta hiểu đơn giản CD gốc là: CD được sản xuất hợp lệ, hợp pháp. Nếu CD có bản quyền, giấy phép lưu hành thì có thể gọi là CD gốc. Từ đó phát sinh phải sản xuất hàng loạt số lượng nhiều để bán hàng với chi phí thấp nhất và chất lựơng cao nhất và có lãi cao.
còn cd F1 ở các cửa hàng bán băng đĩa thì người ta dùng gì để chép vậy các bác ? vi tính hay máy riêng ? e, hỏi để nâng cao kiến thức thôi ạ.
hàng nào dùng cái gì để chép CD thì ....hàng đó mới biết nhưng em nghĩ đến hơn 90% khả năng là dùng máy tính
Em cảm thấy hơi khó hiểu ở 1 số chỗ: thiết bị đọc ở đây có chức năng gì, và để được Stamper thì mất 1 khoảng thời gian khá dài, tới 8 tiếng lận, tại sao nhỉ? Trên sản phẩm ép hình thành cái đĩa CD có nội dung luôn?Chỗ này em không hiểu. Chỗ này em cũng không hiểu, khâu (A) sản phẩm ép hình thành đã có nội dung luôn, rồi ở đây lại in nội dung lên mặt CD nữa, 2 nội dung này khác nhau?Vậy nội dung mà đó là những bản thu âm trong phòng thu thì đó là nội dung nào? Em còn 1 thắc mắc là theo em biết thì cách thức ghi dữ liệu từ máy tính lên CD-R là khắc dữ liệu lên CD trắng bằng tia la-de, vậy đối với những bản thu âm trong phòng thu người ta in nó lên CD đúc như thế nào?
"muroanxfile019" Em cảm thấy hơi khó hiểu ở 1 số chỗ: nhà máy sản xuất --> đưa vào thiết bị đọc ---- mất khoảng 8 tiếng----> được Stamper (khuôn mẫu) thiết bị đọc ở đây có chức năng gì? - có chứ năng RIP dữ liệu, và để được Stamper thì mất 1 khoảng thời gian khá dài, tới 8 tiếng lận, tại sao nhỉ?[/color] - tại vì công nghệ nó thế đấy bác Có đĩa Master mang vào nhà máy. Cho vào máy vi tính để RIP dữ liệu. RIP xong qua nhiều công đoạn (Khoảng 8 tiếng vì Công nghệ làm CD ổ khâu này đấy bác - Bí kíp nghề nghiệp đấy ) để có được cái STAMPER. CÁi STAMPER này đẵ có sẵn nội dung rồi (STAMPER: là cái mẫu. Nhưng CD Player đọc không đuợc - chỉ dùng để làm khuôn mẫu. ----------------------------------- (A) ép/đúc (lúc này là trên sản phẩm ép này là hình thành cái dĩa CD có nội dung luôn) Trên sản phẩm ép hình thành cái đĩa CD có nội dung luôn?Chỗ này em không hiểu. Vì trên STAMER có sẵn nội dung rồi nên bản copy của STAMPER là cũng có nội dung luôn. Bác hình dung giống như là con dấu được đóng dấu í mà nhưng công nghệ là CD nó là digital nhé. Không bị suy hao gì đâu. Chỉ có cho âm thanh khác nhau khi vật liệu khác nhau thôi. --------------------------------- In nội dung lên mặt CD - Chỗ này em cũng không hiểu - hihi ý em là in tên chưong trình đó bác in 1 màu, 2 màu, 3 màu, 4 màu, .... tuỳ thiết kế, khâu (A) sản phẩm ép hình thành đã có nội dung luôn, rồi ở đây lại in nội dung lên mặt CD nữa, 2 nội dung này khác nhau? - đúng khác nhau 1 cái là nội dung của cái CD còn 1 cái là tên chương trình Vậy nội dung mà đó là những bản thu âm trong phòng thu thì đó là nội dung nào? - đó là nội dung mà nhà sản xuất hòa âm phối khí. ------------------------ Em còn 1 thắc mắc là theo em biết thì cách thức ghi dữ liệu từ máy tính lên CD-R là khắc dữ liệu lên CD trắng bằng tia la-de, vậy đối với những bản thu âm trong phòng thu người ta in nó lên CD đúc như thế nào? - câu trả lời này em đã nói ở trển rồi đó bác - đây là 1 công nghệ làm CD chứ không phải đơn giản là ta chép CD.
chép bằng máy tính thì em thấy hơi vất vả và phải biết cách mới hay được -không biết có máy nào đơn giản mà cho chất lượng ok không các bác ?
Cảm ơn bác đã giải thích rõ ràng cho em, em đã bớt băn khoăn phần nào về vấn đề này rồi đấy ạ Em nghĩ cần 1 cái đầu ghi xịn, mắt đọc, cơ chế chống rung tốt, source + config phần mềm ngon là ok rồi mà bác, ý các bác là gì? Cảm ơn bác đã gợi ý giúp em! Một thông tin tham khảo thật hay, cảm ơn bác mister Vú, trình độ tiếng Anh của mình khá một chút thì tốt quá,hic..
Em chép cd từ đĩa F1 qua phôi đĩa Mitsu,khi cho đĩa F1 vào thì có thể chọn nghe được bài số 4,6,8,11...đầu đĩa đọc rất nhanh ,nhưng đĩa Mitsu thì kg chọn bài như đĩa F1 được, đầu cd đọc rất lâu .Như vậy là sao hả các bác?