Các bác cho em hỏi: Em mới khuân về cặp loa kèn mid của bác Trung, thông số: Loa Onkyo 8 ôm 30 watt 1/ Em đang tính gắn tụ vào để lấy tiếng Mid nhưng không biết gắn tụ trị số bao nhiêu để có được tiếng mid tốt nhất ? 2/ Em đấu trực tiếp vào 2 cọc loa của loa đang sử dụng có vấn đề gì ko ??? 3/ Có nơi nào bán sẳn phân tần cho mid ko ???? Hay bác nào có kinh nghiệm về vấn đề này , xin chỉ giáo hộ em Cám ơn các bác trước
Bác đấu trực tiếp thì sợ toi loa đấy bác ạ. Tụ đấu loa míd có trị số bao nhiêu còn tùy thuộc vào đáp tuyến tần số mà loa có thể chịu được, trở kháng loa , tấn số cắt cũng như độ dốc Thường thường loa mid gắn tụ khoảng 4,7 ~ 10uF ( loại ko có cực tính ). Bác có thể thay tụ , nghe , rồi thay tụ trị số khác vào đến khi thấy ổn là đựoc bác ạ . thủ công vậy cho chắc ăn
Bác thao_prosound cho e hỏi là : tụ loại ko có cực tính nghĩa là sao (có phải trên tụ ko có ghi cực - + phải ko???) Nếu ko đấu mid kèn này vào 2 cọc loa (đã có tụ) thì đấu kèn này như thế nào vậy bác??? Em ko rành về điện tử lắm, mong các bác chỉ giáo.
Chào bác, 1. Bác đấu song song với bất kỳ 2 cọc loa (hoặc 2 tiếp điểm +,- loa) nhưng nhớ phải gắn thêm cái tụ khoảng 4-10mF. 2. Theo kinh nghiệm của em khi MOD loa (2 WAY, 3 WAY...) là như thế này: - thường đối với WAY MID (loa kèn của bác): tụ khoảng 4-10mF, nối tiếp thêm thêm cái điện trở công suất 2W hoặc 5W trị số 1-2 Ohm nhằm mục đích: hạn bớt dòng để cân bằng giữa với WAY LOW (loa bass) và bảo vệ củ loa, điện trở không gây ảnh hưởng nhiều đến thay đổi tần số. ( Loa bass nhiều, thiếu treble hoặc ngược lại ...ngoài củ loa tốt hay xấu thì cái điện trở này cũng đáng quan tâm lắm) Vì củ loa kèn của bác không có cho thông số kỹ thuật rõ ràng nên trị số cái điện trở, trị số cái tụ điện bác cứ mày mò đi, lý thú lắm. Vài ý kiến cá nhân góp ý cho vui. Chúc bác vui khỏe trẻ trung
Tụ ko cực tính là loại tụ ko phân ra cực - và + . Dùng trong phân tần loa thì ko dùng tụ phân cực được vì nó là điện ~ đó bác Bác cứ đấu như bác baoanh_hue hướng dẫn ấy là ok , quan trọng là phải nghe nhu thế nào thấy hay, hài hòa là được bác ạ
Theo em hiểu thì bác BảoAnh Huế nói là cứ đấu // loa kèn vào với loa chính, nhưng riêng loa kèn thì phải đấu nối tiếp với một cái tụ 4-10mF rồi lại đấu nối tiếp cái tụ này với một điện trở công xuất rồi mới đấu vào cọc loa chính. (loa vế còn lại cũng làm y như thế ạ) Có phải vậy không bác Bảo Anh ...? Nếu đấu nối tiếp tụ vào loa, thường thì đấu vào cọc + bác ạ. Đấu vào cực - chắc cũng không sao, nhưng em chưa thử ... he ... he ... Không bít có bác nào thử rồi cho ae xin tí nhận xét ạ ...! Thân mến!
Em thấy là đấu cọc nào cũng như nhau thôi , vì trong mạch nối tiếp các phần tử đều bình đẳng, cái nào trước , cái nào sau cũng ok.
Em thấy là đấu cọc nào cũng như nhau thôi , vì trong mạch nối tiếp các phần tử đều bình đẳng, cái nào trước , cái nào sau cũng ok.
Cho e hỏi là cái điện trở công xuất có phải là cuộn dây đồng đúng ko các bác, nếu chỉ đấu tụ mà ko nối tiếp với điện trở thì có vấn đề gí ko các bác???
Với loa 8ohm 30W đấu trực tiếp vô tư, không sợ tèo loa mà chỉ sợ tèo Ampli do phối hợp trở kháng không đúng khi đấu // với loa chính (cái này bác Thao_prosound hơi nhầm tí ...) . Chỉ có điều nếu đấu như vậy Ampli tải được thì loa kèn sẽ át hết loa chính ... Mà em thấy thường thì CompressDriver cho loa kèn có trở kháng là 16ohm chứ bác ...? Điện trở công xuất thường làm bắng sứ quấn dây may-so thi đúng hơn, khi có tải điện trở sẽ phát nhiệt do đó phải chọn công xuất cho phù hợp để khi nóng lên không bị hỏng & làm hỏng linh kiện khác. Còn cuộn dây đồng chỉ là cuộn cảm lõi không khí, trong loa thường cuộn này cản bớt tần số cao ... (em nói bừa thế, nếu sai mong các bác bổ sung thêm cho ... ạ !) Nếu bác chỉ đấu nối tiếp loa kèn với tụ không thôi cũng chẳng sao, nhưng quan trọng nhất vẫn là tính sao cho tổng trở của loa kèn & loa chính phải phù hợp với Ampli. Với lại nếu không có trở thì tiếng loa kèn có thể át mất dải bass của loa chính nghe sẽ bị chói (có thể sẽ bị đau tai ... he ... he ...) Còn dải bass của bác quá thừa thãi rồi thì No problem. Em cũng có một cái kèn ... (lởm thui) & em cũng đấu tụ lung tung ... Nếu bác ở HN thì khi nào "rỗi hơi" ghé qua em nghe thử tí ...! Thân mến!
Em thấy tụi Yamaha và Diatone toàn để linh kiện trên cọc "-". Có những loa họ thiết kế kỳ lạ lắm, linh kiện trên woofer thì ở cọc "+", còn của loa mid và treble thì lại ở cọc "-". Thân.
Tại sao lại không cháy loa khi bác đấu Amp thẳng vô loa? Driver cho Mid Horn loại 8-Ohm hay 16-Ohm là hàng phổ thông mà Bác Bass driver và tweeter cũng vậy 8-Ohm hay 16-Ohm cũng rất phổ thông. Resistor (trở) cũng rất nhiều loại nhiều kiểu Capacitor (tụ) cũng vậy Inductor (cuộn cảm) cũng vài loại
Ampli trở kháng ra thường là 8ohm ... Loa cũng 8ohm tại sao đấu trực tiếp lại cháy loa được hả bác ...? Các cái loa "kèn" 16ohm 25w thường treo ở cột điện em vẫn "táng" thẳng vào đít Ampli phát cho cả "xã" nghe hoài ... em chưa thấy cái nào bị cháy cả . Nó chỉ có thể cháy nếu công xuất ra của Ampli quá khỏe vượt ngưỡng chịu đựng của loa. Cái này liên quan đến cái Volume đây ...! :mrgreen: :mrgreen: :mrgreen: Thân mến!
Thấy các bác tranh luận sôi nổi quá nên em cũng lẻn vào trả lời trộm một tí ạ. @ Bác Chinh1972: Bác không nên đấu thẳng loa kèn đấy vào am vì có thể cháy loa kèn. Nguyên nhân là cái kèn của bác nếu em không lầm chỉ có thể dùng tốt từ 800Hz đổ lên mà thôi. Nếu bác đấu trực tiếp không qua tụ thì ở tần số thấp, tuy loa kèn không kêu nhưng dòng điện vẫn đi qua cuộn dây của loa và làm cháy nó dễ dàng. Nguyên nhân là vì năng lượng của âm thanh tần số thấp lớn hơn nhiều tần số cao ạ. Trường hợp của bác thì nên đấu nối tiếp loa với một tụ điện có trị số từ khoảng 22uF là an toàn cho loa. Bác cũng cần quan tâm là cái kèn đấy của bác nhạy hơn rất nhiều so với các loa bass nên nó sẽ kêu to hơn các loa khác rất nhiều. Để cân bằng độ lớn với các loa khác loa kèn cũng cần được đấu với một L-pad để chỉnh âm lượng. Cái L-Pad này nằm giữa tụ điện và loa kèn. L-Pad đơn giản là một biến trở gồm một điện trở nối tiếp với loa và một điện trở song song với loa. Trị số của 2 điện trở này sao cho khi nối với loa thì trở kháng tương đương sẽ có trị số bằng đúng trở kháng danh định của loa (trường hợp của bác là 8Ohm). Có gì bác cứ hỏi tiếp để mọi người cùng trao đổi ạ. @ Bác Tuhodogo: Việc đấu trực tiếp như vậy sẽ gây cháy loa đúng như bác Theloitran2001 đã viết. Lý do thì em cũng đã nêu trên rồi. Các loa phát thanh như bác nói thì em nghĩ họ cũng đã đấu thêm 1 mạch lọc tần số thấp bên trong rồi. Việc đấu song song loa gây cháy amply như bác nói chỉ đúng khi cả 2 loa đều có thể đáp ứng được toàn bộ dải âm thanh mà thôi. Lúc này, amp phải chịu dòng cao gấp đôi do tải loa có trở kháng bằng trở kháng tương đương của 2 loa đấu song song, do loa không cháy nên nếu amp không chịu được dòng này sẽ hy sinh thay loa. @ Bác Zorro: Việc đảo cực tính giữa loa bass và loa mid như bác thấy thường được các hãng áp dụng để khắc phục hiện tượng lệch pha tại tần số giao cắt. Có điều việc đảo cực tính này hình như chỉ thường gặp ở các bộ phân tần có bậc thấp (bậc 1 hoặc 2) thôi ạ. Việc đấu thêm loa kiểu này không khéo sẽ không hay bằng nghe bản thân loa cũ bác Chinh1972. Lý do thì em không thể trả lời gói gọn trong bài post được ạ. Kính các bác, Em lại lẻn ra ngoài đây, các bác đừng mắng em tội nghiệp.
Hay quá ...! Dụ được bác PC_chip rùi ... :lol: :lol: :lol: Riêng về loa kèn (em mới chơi nhưng cũng mê lắm) thì em chịu bác, chứ còn lũ "kèn" trên cột điện thì em còn nhiều chiện để nói với bác (sở trường mà ... ) Tiếc quá ...! em mà ở gần bác thế nào cũng phải tầm sư học đạo mới được. :mrgreen: :mrgreen: :mrgreen: Mong bác nói cách tính cái L-Pad này đi ạ ... ví dụ loa kèn 8ohm hoặc 16 ohm thì điện trở // & nối tiếp trị số thế nào ? Công thức tính ? Công dụng của từng con trở trong mạch ...? Ấy chà ... chà ... em tham lam quá ... mong bác rộng lượng! Thân mến!
Cái này bác pc_chip trả lời hộ bác tuhodogo cho em rùi , thanks bác Bác tuhodogo không được bảo em bé cái ...nhầm nữa nhé :lol: EM xin bổ xung thêm tí , thường thì các loại loa kèn , nhất là loa chuyên dụng thì có dải tần xuống còn thấp hơn nữa , nhưng cũng không thể tái hiện âm bass ở 50Hz thình thịch, thình thịch được Việc mắc thêm trở // với driver đúng là để cân bằng lại trở kháng do đã lắp thêm biến trở nối tiếp với driver . Ví dụ nho nhỏ : driver 8 ôm , mắc nối tiếp với biển trở 4 ôm --- tông trở 12 ôm . Để tổng trở chỉ có 8 ôm, thì mắc thêm 1 con trở 8 ôm // với driver ( thì thành ra là 4 ôm , rồi mới nối tiếp với biến trở 4 ôm ) --- cuối cùng là 8 ôm --- Okie Ngoài giá trị điện trở danh định , ta còn phải tính đến công suất của điện trỏ cho phù hợp với công suất driver, nếu không thì sẽ tan tành điện trở khi driver hoạt động ở mức công suất lớn . The end !
Em không rành về mạch điện lắm, các bác làm ơn chỉ cụ thể trường hợp của em nha: Em đang sử dụng đôi loa 8 ôm , 85W Em muốn gắn thêm : 1 đôi loa kèn mid 8 ôm , 30W và 1 đôi loa kèn mid 16 ôm , 15W Các bác chỉ cụ thể cho em : sơ đồ mạch điện, chỉ số các thiết bị (tụ, trở, ...) để em về thực hiện , nếu ko thì e làm cháy loa mất Cám ơn các cao thủ nhiều.
À em quên, E đang sử dụng ampli đèn Class A công suất ra là 9W, loa em đang sử dụng 8 ôm, 85W, độ ngạy 91.5 db
À, em quên thông tin này : Em đang sử dụng ampli đèn Class A 9W đánh đôi loa 8 ôm, 85W, độ nhạy 91.5 Db. Em muốn gắn thêm cặp kèn này để lấy thêm Mid
Nếu em sử dụng tụ loại có 2 cực đánh dấu - và + thì có ảnh hưởng gì đến loa và ampli ko vậy??? Cám ơn các bác
to ThuyLT :Đây là thông số của cặp loa kèn, nó được lấy ra từ cặp onkyo E-83A , nhưng e đọc không hiểu, hy vọng bác đọc sẽ hiểu và giúp em được 機種の定格 方式 3ウェイ・3スピーカー・密閉方式・ブックシェルフ型 使用ユニット 低域用:30cmコーン型 中域用:ホーン型 高域用:ホーン型 再生周波数帯域 30Hz~20000Hz 最低共振周波数 45Hz 許容入力 30W 最大入力 60W インピーダンス 8Ω 出力音圧 99dB/W(50cm) 外形寸法 幅420×高さ720×奥行390mm 重量 23kg
to ThuyLT :Đây là thông số của cặp loa kèn, nó được lấy ra từ cặp onkyo E-83A , nhưng e đọc không hiểu, hy vọng bác đọc sẽ hiểu và giúp em được 機種の定格 方式 3ウェイ・3スピーカー・密閉方式・ブックシェルフ型 使用ユニット 低域用:30cmコーン型 中域用:ホーン型 高域用:ホーン型 再生周波数帯域 30Hz~20000Hz 最低共振周波数 45Hz 許容入力 30W 最大入力 60W インピーダンス 8Ω 出力音圧 99dB/W(50cm) 外形寸法 幅420×高さ720×奥行390mm 重量 23kg