Cho những ai ghét loa- Phần 1: Cấu tạo củ loa

Discussion in 'Loa' started by AudioRefine, 1/1/10.

  1. AudioRefine

    AudioRefine Approved Member

    Joined:
    14/2/06
    Messages:
    19
    Likes Received:
    1
    Xin gửi lời chào lời chúc sức khỏe chân thành nhất với các anh em trên diễn đàn. Em đã tham gia diễn đàn 4 năm rồi, được vui chơi học hỏi rất nhiều. Tham gia cộng đồng này em thấy tự hào lắm. Vốn bản tính nhút nhác đây gần như là bài pót đầu tiên trên internet của em, nếu có gì sơ suất mong được các Bác góp ý xây dựng. Em sẽ không pót được nếu không tự gây sức ép với bản thân mình, tự nhủ nếu ai cũng như nhút nhát như mình thì làm sao kiến thức cộng đồng mở rộng được. Chúc VNAV 2010 ngày càng phát triển là sân chơi lành mạnh cho các anh em. Em xin được bắt đầu.
    Phần 1: Cơ bản về củ loa điện động:

    1.1 Giới thiệu:
    Chào các bạn: trong hệ thống nghe nhìn có lẽ loa và micro là bộ phận kém phát triển nhất. Ra đời từ hơn 100 năm qua thật sự nó chẳng có thay đổi gì đang kể. Nó gần như là 1 huyền thoại, mọi người nói về nó rất nhiều nhưng kết quả thường rất mông lung.
    Loa có thực sự khó đến vậy không? Câu trả lời của mình là nó gồm nhiều cái rất đơn giản, nhưng vì quá nhiều nên thực sự tìm ra câu trả lời cho nó thật sự là quá khó.
    Trên thế giới các công ty thật sự có thể thiết kế ra nó rất ít( thiết kế chứ không phải sản xuất ứng dụng). Phần lớn các cty này nằm ở các nước Bắc Âu nơi mà ngành khoa học có nhiều điều kiện để phát triển như Scanpeak, Seas. Các ngành khoa học để phát triển 1 củ loa theo mình ít nhất là 3 ngành gồm: Điện từ trường; âm học; cơ học vật liệu. Và cả tâm sinh lý học nữa( nếu có điều kiện mình sẽ nói rõ hơn).
    Loa thực sự rất tệ, Chắc ít có thiết bị nào có thể tệ hơn nó được vì sao vậy.
    Củ loa còn được gọi là Transducer (bộ chuyển đổi năng lượng).
    Nó chuyển từ tín hiệu điện (từ máy khuếch đại) thành chuyển động cơ (cuộn dây động voice coil) sau đó thông 1 màng bức xạ (màng loa cone) thay đổi áp suất không khí tạo nên âm thanh. Các thiết bị tệ về hiệu suất như bình acqui (Điện↔Hoá) hay tấm Pin mặt trời (Quang↔Điện) cũng tốt hơn nó gấp nhiều lần vì nó phải qua trung gian là cơ học (Điện-Cơ-Âm).
    Ví dụ 1 cái loa có độ nhạy là 95dB( hiệu suất rất cao đó), đưa vào đó 100W điện ta thu được khoảng 3W âm thanh, 97W còn lại chỉ để nhún nhảy màng loa và đốt nóng cuộn dây động thôi, quá hao phí.! Hầu hết các loa có hiệu suất khoảng 1% thôi đó các bạn.
    Với 1 thiết bị có cấu tạo kém cỏi như vậy nhưng chúng ta buộc lòng phải sử dụng vì hiện nay chưa ai nghĩ ra cách nào hay hơn cả, chắc phải 50 năm nữa, có thể lúc đó ta có cách nào đó thay đổi trực tiếp áp suất không khí từ điện mà không cần phải hệ cơ học nào hết.
    Nghe nản quá! Chẳng muốn nghiên cứu về nó nữa! Nhưng có lẽ vì tình yêu âm nhạc (ai mà không yêu nó chứ) mà các kỹ sư vẫn miệt mài nghiên cứu và cho ra nhưng sản phẩm lấy hết hồn vía chúng ta chỉ từ 1% nhỏ nhoi đó. Dám chắc 100% các kỹ sư thiết kế loa mê nhạc dữ lắm. Họ dùng khoa học để phục vụ cho nghệ thuật, tôi coi họ như thánh sống vậy rất đáng quí trọng. Hiểu thêm 1 chút về loa tôi không biết có giúp chút gì cho việc nghe nhạc không, hay có thể Diy 1 cái loa cho riêng mình không? Nhưng vì tài liệu về loa ở Việt Nam quá ít và cả ngàn câu hỏi trên diễn đàn nên hi vọng bài viết này sẽ gíup 1 ít cho các bạn. Loa không thuộc về các chuyên gia nó là của tất cả mọi người yêu âm nhạc, tôi nghĩ là vậy.

    2. Cấu tạo củ loa:


    2.Chức năng của các thành phần:
    a. Frame (Khung sườn loa):
    Dùng để gắn các thành phần, loại cao cấp thì bằng nhôm đúc, bình thường thì bằng sắt dập đôi khi còn được làm bằng nhựa. Đối với các loa bổng và một số loa trung khung sườn thường kín (bít luôn đằng sau) khung sườn cũng là chổ cho các hãng thi thố tài năng, như loa bổng của B&W khung sườn phía sau làm bằng thủy tinh có hình dạng vỏ ốc giúp triệt tiêu hoàn toàn âm thanh từ phía sau màng loa. Khung sườn loa cho biết loa đó cao cấp cỡ nào còn về âm thanh không ảnh hưởng nhiều lắm chỉ mong sao nó đừng có bề mặt quá lớn gây phản xạ trực tiếp lại màng loa.
    b. Surround, edge (viền nhún):
    Các loa ngày xưa thì thường cùng chất liệu giấy với màng loa hoặc vải (xếp gấp lại) với loại này thì viền tương đối cứng và ảnh hưởng trực tiếp đến thông số kỹ thuật của loa, loại viền này nếu bị rách nên dán lại, không nên cắt ra chế lại bằng viền cao su mút thông dụng. Ngày nay khuynh hướng thiết kế viền nhún càng mềm dẻo và bền là được, với loại này chẳng may bị mục hay rách bạn có thể thay thế mà không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng (do độ cứng không đáng kể). Viền loa không phát ra âm thanh nó chỉ có tác dụng giữ kín hơi và độ mềm dẻo. Tuy nhiên nếu thay thế không đúng loại âm thanh sẽ rất khác nhau. Nhìn vào viền loa nếu có kinh nghiệm bạn có thể nhận biết loa âm thanh như thế nào dùng vào việc gì ví dụ như viền gân vải có thể dùng loa trầm hoặc trung trầm, viền mút mềm đa phần dùng làm loa trầm, viền cao su dày nên chỉ dùng cho Sub điện.
    c. Spider, Damper (màng nhện):
    Là thành phần cực kỳ quan trọng và lao động nặng nhọc nhất trong củ loa, khi đưa tín hiệu điện vào,loa di chuyển nhưng phải luôn quay về vị trí cân bằng để thực hiện cho những tín hiệu theo sau. Nó hoạt động như 1 cái lò xo, độ cứng của nó tuỳ vào ý đồ nhà thiết kế, ngoài ra nó còn giúp cho cuộn dây hoạt động đúng tâm. Độ động của củ loa phụ thuộc rất lớn vào độ nảy của màng nhện(lò xo) này. Màng nhện cấu tạo với hình dạng( các nếp gấp) khác nhau, vật liệu khác nhau sẽ cho âm thanh khác nhau. Việc sản xuất màng nhện tương tự như luyện thép, phải sử lý keo và thời gian hấp nhiệt để đạt được độ cứng độ dẻo mong muốn. Loa nếu sử dụng quá lâu, công suất quá lớn sẽ làm lão hoá (mỏi) màng nhện khiến âm thanh không còn rõ nét và ầm ì . Màng nhện quyết định chất lượng củ loa về độ bền âm thanh theo thời gian. Màng nhện bị rách bị hư sẽ là 1 tai hoạ nếu bạn không thể tìm được đúng loại. Các loa cao cấp yêu cầu phải có thời gian chạy rà chính là 1 phần tôi luyện cho màng nhện được hoạt động tối ưu.
    Magnet (nam châm):
    thường có 3 loại Alnocol, Ferrite, neodymium:
    Alnicol: là vật liệu dùng trong các loa ngày xưa (1940-1965), đây là loại có từ trường rất mạnh ngày nay ít còn được dùng do rất mắc, loại này tuy tốt nhưng nếu hoạt động liên tục ở công suất cao sẽ dẫn tới sự truyền nhiệt độ từ cuộn dây vào nam châm làm cho nó giảm lực và không tự phục hồi, loại ferrite khi nguội lại có khả năng tự phục hồi từ trường.
    Để cuộn dây hoạt động tối ưu nó cần được đặt trong 1 miền từ trường cao, miền này chính là khe từ nhỏ hẹp chỉ vài mm. Để tập trung thông lượng từ trường tại đây người ta dùng những miếng sắt dẫn từ. Kết hợp với nam châm gọi chung là mạch từ.
    Cấu tạo mạch từ (gồm nam châm và các miếng sắt dẫn từ) của nam châm alnicol (thường là mạch nội từ) tốt về âm thanh hơn so với cấu trúc mạch từ ferrite do có ít khoảng trống trong mạch khi hệ dao động ít gây ra tạp âm.

    Ferrtie: có lực từ yếu hơn alnicol ( cùng khối lượng)là loại dùng phổ biến nhất nó rẻ và khó bị khử từ khi hoạt động ở công suất cao. Thường mạch từ của Ferrite là loại ngoại từ.

    Neodymium: Là sự kết hợp các ưu điểm của 2 loại trên, từ mạnh và khó bị khử từ. Ngoài ra do nhỏ gọn nó còn được dùng trong các loa xe hơi, micro v.v. Ngày nay do giá thành đã giảm khá nhiều các hãng loa danh tiếng cũng đã sản xuất rất nhiều loa sử dụng vật liệu này.

    Vật liệu từ không ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh, nam châm ferrite cũng cho lực từ mạnh nhưng sẽ cồng kềnh, các vật liệu từ mạnh do nhỏ gọn sẽ có được cấu trúc mạch từ tối ưu hơn cho âm thanh.
    Nam châm là loại vật liệu đặc biệt nó có thể bị khử từ khi nhiệt độ quá cao, nếu bị làm rớt cấu trúc của nó cũng thay đổi, nó không như cục sắt thông thường đâu.
    Nếu cần dùng âm thanh công suất lớn (loa sân khấu), bạn nên chọn củ loa có vòng ổn định từ (bằng nhôm hay đồng) trên Top plate hoặc miếng chụp trên pole Piece. Nó có tác dụng hạn chế dòng điện xoáy bảo đảm loa hoạt động liên tục ở công suất cao.

    Cuộn dây động (Voice coil):
    Cấu tạo gồm lõi (bobin) là ống hình trụ dùng quấn dây lên đó, nó được đặt trong khe hở từ, các loa cao cấp khe từ này rất khít với cuộn dây động vì đây là nơi tập trung năng lượng từ. Khe từ càng nhỏ mật độ từ càng cao. Các loa thông thường để cho an toàn khe từ có thể rộng hơn đôi chút tuỳ vào chất lượng.
    Lõi để quấn dây phải làm bằng chất liệu không từ tính, phải thật nhẹ, phải cứng chắc và phải chịu được nhiệt độ cao đôi khi lên đến 250 độ C. Hiện nay đa số dùng Nhôm làm lõi vì nó có công suất chịu đựng cao và rẻ tiền, loại nữa là giấy cũng khá tốt nhưng công suất kém hơn. Loại cao cấp thì có Nomex. Cuộn dây làm bằng vật liệu khác nhau sẽ cho thông số củ loa khác nhau, còn về mặt âm thanh chỉ trừ loại bằng Nhôm tuy có công suất cao nhưng âm thanh thì có đôi chút vấn đề, do tần số công hưởng của vật liệu này nằm trong ngưỡng nghe.
    Dây quấn:
    loại thông dụng là dây tròn, ngoài ra còn có dây vuông và dây bầu dục. Do khoảng trống của loại dây tròn tương đối lớn điều này gia tăng khối lượng, các loại kia thì tối ưu hơn. Đối với loa đây là điều quan trọng. Vấn đề sử dụng dây vuông chỉ là thời gian, do nó tiết kiệm tới hơn 20%. Trong thời buổi cái gì cũng đắt đỏ trước sau gì các cục biến áp cũng phải dùng dây vuông thôi.
    Dây quấn thông dụng nhất là đồng, bằng nhôm phủ đồng bên ngoài , loại bằng nhôm thì có khối luợng nhẹ nhưng khó hàn và điện trở riêng cũng cao hơn đồng, loại bằng bạc thì quá tốt rồi nhưng cũng khó gắn kết và mắc nữa.
    Thành phần keo trong cuộn dây động là quan trọng nhất, keo cũng phải nhẹ, phải chịu nhiệt độ cao phải chắc nữa. Đa số keo trong đây là loại đặc dụng khó kiếm ở Việt Nam.
    Cuộn dây động làm việc theo 2 dạng thông dụng nhất: loại có cuộn dây lú ra ngoài ( Overhung Voice Coil) và loại nằm hoàn toàn trong khe từ ( Underhung Voice Coil):

    Hầu hết các loa dùng kiểu cuộn dây nằm tràn ra ngoài (overhung voice coil) do nó giảm được khá nhiều nhiệt năng dẫn đến tăng công suất. Loại nằm hoàn toàn trong khe từ được dùng trong các loa công suất trung bình nhưng độ trung thực rất cao đặc tính kiểm soát rất tốt và tuyến tính trong giới hạn công suất. Nhìn sơ qua các bạn đã thấy sự mắc tiền của nó, ngoài vật liệu nhiều hơn các tính chất của vật liệu cũng đòi hỏi rất khắt khe. Nó phải mắc gấp 3,4 lần loại thông thường. Kỹ thuật này thường dùng trong các loa bổng và các loa dòng Ultra Hiend.
    Ngoài ra còn có loại voice coil dạng kéo đẩy với 2 miếng sắt dẫn, nhằm triệt tiêu độ méo,
    loại có 2 cuộn dây riêng biệt dùng cho loa Sub Stereo.
    Số lớp dây quấn thông dụng là 2 hoặc 4, số lớp này tùy vào ý đồ thông số kỹ thuật mà người kỹ sư mong muốn, dây lớn dây nhỏ cũng vậy. Không nên mở rộng khe từ để quấn dây to, hay quấn nhiều lớp hơn, vì khối lượng của voice coil phải tương ứng với mật độ từ trong khe. Khi quấn dây to hay nhiều lớp khối lượng tăng mà năng lượng từ không đủ sẽ dẫn đến giảm hiệu suất, vì vậy âm thanh sẽ bé hơn đặc biệt ở dãi tần cao, gây lầm lẫn là tăng âm trầm.Do hiệu suất giảm nên cuộn dây sẽ nóng lên không tốt cho loa và cả máy khuếch đại.
    Cuộn dây bị cháy có thể quấn lại được, chất lượng tuỳ thuộc vào độ tinh xảo tay nghề ( cái này thì Việt Nam mình rất khéo), chỉ cần sử dụng đúng keo chất lượng thì có thể nói là bảo đảm, vì hầu hết các công đoạn ráp loa đều làm bằng tay cả.
    Sẵn tiện đây nói thêm về râu loa ( tisel wire), việc hàn dây này phải thật nhanh và chính xác thời gian tối đa là 3 giây cho 1 mối hàn (càng nhanh càng tốt), đặc biệt dây nối từ cuộn dây động tới râu. Nguyên do để lâu dây đồng sẽ cháy giòn khi hoạt động bị gãy thì rất đáng tiếc. Các bạn diy loa nếu gắn socket thì không sao, nếu hàn trực tiếp lên đó cũng lưu ý việc này.
    Màng loa (cone paper ) :
    Hãy tưởng tượng khi chưa gắn màng loa vào bạn đưa tín hiệu nhạc vào, loa nhún nhảy như là động cơ bình thường, nó sẽ không phát ra âm thanh. Muốn có âm thanh bạn cần thay đổi áp suất không khí bằng cách gắn vào đó 1 màng loa đây là cái duy nhất phát ra âm thanh mà chúng ta nghe được, các phần trước đó được hiểu như bộ lái điều khiển bằng tín hiệu điện. Nói nôm na sự truyền động từ cuộn dây giống như cái dùi của 1 anh đánh trống và anh này được điều khiển bằng tín hiệu điện vậy thôi. Vậy thì màng trống( màng loa) bằng vật liệu nào sẽ cho ra âm thanh kiểu đó, trống da nghe khác trống nilon chứ. Để thiết kế 1 củ loa khi chưa có màng loa các chương trình máy tính ngày nay dễ dàng thực hiện được bằng cách dịch ngược các thông số yêu cầu. Lý thuyết thiết kế ở đây là điện ,từ và cơ học.
    Có thể bạn nghe ở đâu đó loa này có âm thanh là trung thực, là chính xác. Việc này làm tôi nhớ lại 1 Bác nào đó trên diễn đàn hình như là Bác Via @ không có cái loa nào nghe hay hơn cây ghita 200 ngàn của tui, và bản thân tôi cũng thấy vậy. Cứ nghĩ tới cái dùi đánh vào cái trống làm tôi rất nản vì màng loa bây giờ là 1 nhạc cụ rồi.
    Để thiết kế 1 nhạc cụ quan trọng nhất là nó phải nghe thấy hay (cái này có trời mới biết sao nó hay) ví dụ như có cây violon của ông nào đó bên Ý hay nhất thế gian ai cũng công nhận và các cây Violon khác muốn chiếm ngôi thì cứ tới đó mà thi thố. Mỗi một nhạc cụ đã có tuổi đời hàng trăm năm, quá trình đó các nghệ nhân từng bước hoàn thiện nó và tới giờ cũng vậy, làm nhạc cụ hay không phải là chuyện dễ dàng gì.
    Các bạn nói làm sao loa là 1 nhạc cụ được chứ nó là 1 thiết bị điện tử rõ ràng mà, nếu màng loa có khối lương bằng không( là không thể) lúc đó nó sẽ không có khối lương riêng không có tần số riêng cũng như không có âm sắc lúc đó tín hiệu như thế nào nó sẽ phát y như vậy, tiếc là không như vậy, đừng khóc cho tôi(loa) Achentina.
    Nghĩa là âm thanh phát ra từ loa sẽ không trung thực(trừ loa ghita điện cái này có thời gian nói sau nhe các Bác), việc 1 loa có thể tái tạo chính xác mọi nhạc cụ lại càng không thể. Và cũng không có 1 cái loa nào trên thế giới được chọn để tham chiếu cả, vì không có chuẩn nên cuối cùng tất cả được đặt trên đôi tai vàng của bạn, bạn nghe thấy hay tức là nó hay khỏi bàn.
    Màng loa là cái quyết định loa bạn sẽ nghe hay như thế nào. Là phần quan trọng nhất là phần mà ta yêu hay ghét loa này và loa khác, là thứ mà bạn chẳng thấy chút cảm xúc nào với 1 cặp loa 20.000USD, trong khi lại ngây ngất với cặp loa rẽ hơn những 10 lần. Miễn là bạn biết trung thực với chính mình bạn sẽ có những chọn lựa đúng đắn, tiền là của mình nghe nhạc cũng là mình mà.
    Giá tiền của 1 cặp loa không nói lên giá trị của nó đối với bạn, thước đo giá trị cho nó chính là thời gian bạn dành nghe nó hót.
    Bạn có 1 cặp loa 10tr đã nghe 1 năm rồi, mỗi ngày bạn nghe cỡ 30p, 1 tay chơi ghé qua loa này là hifi thôi nếu có tiền nên mua loa ABC gì đó còn được gọi là loa Hi end, giá 30tr, bạn đi mua về thật háo hức thời gian đầu 1 ngày nghe 4,5 tiếng, sau đó không hiểu vì sao thời gian bạn dành cho nó ngày càng ít đi, và ít hơn nhiều so với cặp loa cũ, có thể cặp loa bạn vừa bán đi có thể là cặp loa hay nhất đối với bạn, và chỉ mình bạn mới hiểu thôi. Đừng nghe ai hết hãy nghe bằng chính mình, đừng mua hãy tặng cho bản thân mình thứ mình thích nhất. Chia sẽ niềm vui với các bạn đã có 1 cặp loa đúng ý mình, bạn thật hạnh phúc.
    Thật là tức quá đi em phải có phải có việc phải đi Bảo Lộc gấp rồi, đang định viết tiếp về các loại màng như giấy, gốm, poly, cho em 2 ngày nhé. Hôm nay nghĩ ngơi định dành cả ngày cho diễn đàn yêu mến các bác thông cảm nhé

    Phần tiếp theo em se viết về thông số kỹ thuật của loa hoặc thùng loa, sau đó mới đến mạch lọc
    Nhắn gửi đến các Bác diy loa
    Thiết kế củ loa, thiết kế thùng loa hay mạch lọc tất cả chỉ là sự trông chờ vào 1 đáp tuyến bằng phẳng. Việc bạn độ cuộn dây hay nam châm để tăng âm trầm, âm trung, hay đóng thùng loại nào cho nhiều bass là 1 hướng đi không tốt lắm. Tất cả những việc này đã được các nhà khoa học tính toán sao cho đáp tần là phẳng, chứ họ không tính sao cho nó nhiều bass hay mid
    Em vừa edit được 2 tấm hình
     
    Tags:
    Cuongdv likes this.
  2. Lion_Heart

    Lion_Heart Advanced Member

    Joined:
    11/10/06
    Messages:
    932
    Likes Received:
    89
    Cảm ơn bác, mời bác tiếp tục đi, chúng em đang chờ đây ạ.
    Thân. :D
     
  3. Ultraline

    Ultraline Advanced Member

    Joined:
    14/8/09
    Messages:
    4.757
    Likes Received:
    32
    Cảm ơn bác.

    Chúc mừng bác có bài post với hàm lượng thông tin rất cao.
    Mong bác có thêm nhiều bài viết như thế để chia sẽ,giao lưu với cộng đồng VNAV.

    Thân.
     
  4. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.696
    Likes Received:
    644
    Location:
    BTA - TPHCM
    Bác viết hay quá nhưng giá mà cho thêm ít hình thì còn tuyệt hơn. Cám ơn bác đã chia xẻ. Em đang chờ bác viết tiếp đây :D

    Thân
     
  5. Ultraline

    Ultraline Advanced Member

    Joined:
    14/8/09
    Messages:
    4.757
    Likes Received:
    32
    Em có trao đổi thì được biết bác ấy chưa biết cách úp hình,em sẽ hổ trợ để tìm tí hình ảnh cho nó có phần sinh động.

    Chúc mừng năm mới.
     
  6. truongduy

    truongduy Advanced Member

    Joined:
    2/6/09
    Messages:
    744
    Likes Received:
    13
    cám ơn bác :)
     
  7. tivoi

    tivoi Advanced Members

    Joined:
    14/12/05
    Messages:
    2.326
    Likes Received:
    24
    Location:
    HCMC
  8. volume

    volume Advanced Member

    Joined:
    3/5/07
    Messages:
    729
    Likes Received:
    4
    CHÚC MỪNG NĂM MỚI

    Hy vọng đây là topic bổ ích cho chúng ta trong năm mới.

    Tiếp đi bác em đang chờ
     
  9. Sanh Trang

    Sanh Trang Advanced Member

    Joined:
    4/9/07
    Messages:
    1.649
    Likes Received:
    20
    Location:
    Saigon
    Từ từ rồi cũng đến (nó sẽ được đề cập đến trong phần:Các loại củ loa).Bác nóng thế. :D
     
  10. AudioRefine

    AudioRefine Approved Member

    Joined:
    14/2/06
    Messages:
    19
    Likes Received:
    1
    Em vừa về chưa kịp ăn cơm nữa các Bác ạ! hôm trước pót bài xong coi lại đã thì thấy không có tí hình ảnh gì cả, nhưng gấp quá em phải đi ngay. sau 1h vật lộn em chỉ có thể thêm vào 3 hình, thỉnh thoảng em vẫn có pm trả lời cho các Bác bị mất hoài nên kỳ này em làm trong Word, Các Bác bỏ dùm em chút thời gian pót lại giúp em nhé, em gửi vào mail thư viện VNAV rồi, nằm trong mục thư đã gửi vnav.net pass vnav11.
    Cám ơn các Bác đã xem qua và động viên, em cám ơn lắm.
    @tivoi Bác chuột bự ơi! Tài liệu Bác vừa đưa lên đối với em quí lắm, Em cũng được biết Bác là 1 thành viên kỳ cựu của diễn đàn. Mỗi lần đi mua sách cũ thấy tài liệu nào dính dáng đến âm thanh em mùng còn hơn gặp vàng, đặc biệt là các tài liệu tiếng Việt Nam mình, nếu Bác là người biên soạn ra tài liệu này thì kể như em may mắn có thêm 1 người thầy. Tuy vậy đây là tài liệu giảng dạy dành cho sản xuất, có thể là coi là tuyệt mật của cty Bác nhớ cẩn thận nhe. Em rất mong gặp được người thầy đó lắm. Em hiếu học lắm :D .
    @aitvina Em là fan của loa toàn dãi, để em nghiên cứu thêm xem có viết nổi cái mình thích không, chắc lâu lắm :( , Bác ráng chờ nhé, không hứa trước được Bác ạ.
    @Sanh Trang vì em muốn viết theo kiểu viết tới đâu dùng được tới đó, không phải lý thuyết suông.Nên sẽ mất khá nhiều thời gian, Bác thông cảm nha. Còn nguyên 1 năm dài mà Bác.
    Em vui lắm!!!
     
  11. Sanh Trang

    Sanh Trang Advanced Member

    Joined:
    4/9/07
    Messages:
    1.649
    Likes Received:
    20
    Location:
    Saigon
    Bác kỳ công sưu tầm nghiên cứu và viết bài rất ngắn gon,đầy đủ,dứt khoác.Tôi nghỉ bác đã giúp rất nhiều cho cho các bác còn băn khoăn chưa lựa chọn cho mình cặp loa thích hợp.Mong rằng bác tiếp tục phổ biến kiến thức mà bác thu thập được để mọi người tham khảo.Chúc mừng măm mới. :D
     
  12. Bluestar

    Bluestar Advanced Member

    Joined:
    21/3/09
    Messages:
    1.138
    Likes Received:
    6
    Location:
    XÓ CHỢ-GÒ VẤP
    ...UI...My friend..... :D
     
  13. AudioRefine

    AudioRefine Approved Member

    Joined:
    14/2/06
    Messages:
    19
    Likes Received:
    1
    Thân chào các Bác 1 lần nữa.Trước khi post bài mới về thông số kỹ thuật của loa, em một lần nữa rất cảm ơn các Bác đã ghé qua xem và động viên. Bài về cấu tạo củ loa chẳng dấu gì các Bác, em vốn cầu toàn nên viết gần cả năm vẫn chưa xong, phần màng loa là khó nhất em cứ bỏ nó ở đó cho đến hôm đầu năm em mới viết tiếp, lúc đó em tự nghĩ cái gì tới thì tới nên viết xong là post luôn, nghĩ lại em liều thật. Vậy hôm nay em liều lần nữa các Bác ạ. Động lực cho ngày lời động viên của Bác Sanh Trang ( em copy nó vô word lâu ngó 1 cái rồi viết tiếp, các Bác đừng cười nha). Phần thông số kỹ thuật loa sẽ có hơi khô khan nhàm chán chủ yếu để các Bác chưa biết làm quen với các thuật ngữ chuyên môn thôi. Phần thùng loa tần số thấp em sẽ cố gắng viết thật hữu ích. Cho em 1 tuần nhé.
    Thông số kỹ thuật của loa (bao gồm cả củ loa), 1 phần lý thuyết có thể dùng cho cả ampli:
    Trước khi vào phần này xin các Bác tham khảo về tín hiệu Pinknoise:
    Như ta đã biết tai người nghe không tuyến tính, nó theo đường logarit (hiểu rõ thêm xin đọc bài của Bác PC chip về đơn vị dexiben). Nếu tai người nghe tuyến tính với mức năng lượng thì sẽ thủng ngay màng nhỉ. Vì ta có thể tiếng kêu vo ve của muỗi(bé xíu) và ngay cả khi sét đánh ngang tai cũng không hề gì, khoảng cách năng lượng giữa 2 tín hiệu này hàng tỉ lần. trong thiên nhiên là vậy (cái này chắc do quá trình tiến hóa quá vừa nghe ngóng săn mồi, vừa bị sấm chớp thường xuyên). Trong đời sống cũng vậy các nhạc cụ tần số thấp thường rất to, như cái cồng chiêng của đồng bào dân tộc mình hình như gồm 13 cái theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, từ tần số cao đến tần số thấp. Các nhạc cụ khác cũng vậy được thiết kế sao cho các nốt có âm lượng bằng nhau với tai người, dây trầm thường to hơn.
    Tín hiệu Pinknoise được coi như tín hiệu tự nhiên, cách thể hiện như sau: nếu theo chiều từ tần số cao về tần số thấp cứ cách 1 bát độ ( 1000Hz-500Hz là 1 bát độ) độ lớn tín hiệu tăng 3dB năng lượng gấp đôi, và ngược lại.
    Ví dụ tín hiệu tại 1000Hz là 1W thì 500Hz là 2W – 250Hz là 4W – 125Hz là 8W….
    Khi tai người nghe loại tín hiệu này cảm giác là phẳng là đều khác với white noise( giống như tiếng radio rà đài vậy) cảm giác là xè xè nhiều âm cao hơn, loại này có năng lượng bằng nhau ở mọi tần số.
    Phần 1: Cho cả hệ thống loa
    Power halding ( công suất xử lý):
    Một cái loa có thể hư hỏng do vượt quá ngưỡng chịu đựng về điện( cháy đứt). Nó còn có thể hư hỏng về cơ học nữa, rách màng sút dây, bung keo bể thùng v.v và vv
    Các công thức tính công suất cho loa thường không chính xác được.
    Ngoài ra ta còn có thể làm cho loa cháy ngon lành chỉ với vài Volt điện 1 chiều trong chớp mắt, hay hát hò mà bị hú cũng tèo trong vài giây mặc dù vẫn trong công suất chịu đựng. Bạn có thể dễ dàng làm hư 1 cái loa với chỉ 1 W bằng cách phát Sin vào đó cỡ 50Hz trong 30 phút sau đó khỏi muốn nghe cặp loa đó nữa(mặc dù nhìn không hư), nhưng thông số đo lại đã rất khác và âm thanh cũng khác vì mạng nhện đã mỏi rã rời rồi.. Khi ráp ampli thấy ù lớn quá thì nên rút dây loa đi nhé. Tốt nhất nên có loa hiệu Con Chuột Bạch để thử nghiệm. Tôi rất ghét nhìn loa bị hư bản thân chưa từng làm cháy cặp loa nào của mình cả,hihi. Loa nghe nhạc chỉ dùng để phát nhạc, cẩn thận nhé các Bác.
    Vì loa để phát nhạc nên người ta dùng tín hiệu dạng nhạc để đo loa ( không phải dùng bản Hotel California đâu)
    Cách làm như sau tín hiệu Pinknoise qua điều chế có mức đỉnh gấp 4 lần trị hiệu dụng( mức đỉnh càng thấp ví dụ 2 lần thì mạnh hơn loại có mức đỉnh 4 lần). tín hiệu lúc này được coi như tín hiệu loại nhạc inh ỏi nhất trên đời.
    Đưa tín hiệu này vào 1 cái ampli cực mạnh quýnh trong 2 giờ tơi tả mà không hư, lấy số Volt bình phương lên chia trở kháng loa ra công suất chịu đựng của loa.
    P= U.U/Z
    Ghét thật hi vọng các hãng đem vứt cặp loa này.
    Trở kháng loa ( impedace):
    Điện trở Rdc là cố định, Trở kháng Z thì thay đổi theo tần số. Bạn có cái loa Trầm 8ohm và 1 cái loa bổng( có mạch lọc) 8ohm bạn ghép 2 cái nó vẫn là 8ohm. Nhưng 2 cái loa Trầm 8ohm (hoặc 2 hệ thống loa) hoạt động cùng 1 dải tần số ,ghép song song nó sẽ là 4ohm.
    Nếu bạn có 2 cái loa bổng 4ohm ghép song song bạn sẽ có 2ohm ghép vào cái ampli chỉ chịu được tới 4ohm ampli sẽ tèo? không có như vậy đâu( trừ các ampli thiết kế mạch bảo vệ theo trở kháng ), vì tại trong hệ thống loa vùng tần số cao chỉ chiếm khoảng 5% công suất thôi. Tuy vậy để an toàn kẹt lắm mới chơi nhé.
    Thật ra bạn muốn làm loa bao nhiêu ohm cũng được, nhưng nếu khác các chuẩn như 4,6,8,16 bạn sẽ phải thay thế rất nhiều kích cỡ tiêu chuẩn trong sản xuất loa. Như loa Bose 901 nó có 9 cái loa mỗi cái chỉ có 2ohm thôi chơi dây bạc đàng hoàng. Đừng coi thường Bose nhé, tại phải bán mỗi năm mấy triệu cặp nên bắt buộc phải hi sinh 1 số thứ mà các Bác không thích thôi.
    Trách nhiệm ở đây là bản thân linh kiện bán dẫn không khoái trở kháng thấp.
    Trở kháng thiết kế ra loa chủ yếu phụ thuộc vào yêu cầu phối ghép với các driver khác nhau, đây là ý đồ của nhà sản xuất. Họ phải làm 1 cái loa có trở kháng mà theo các dòng sản phẩm nó được dùng nhiều nhất. không như ampli chịu được trở kháng thấp thì đắt tiền, loa không như vậy.
    Trở kháng được đưa ra đầu tiên khi thiết kế loa , các thành phần khác cứ theo đó mà phát triển ra.
    Cách tính Trở kháng :

    Được tính ở điểm thấp nhất sau tần số cộng hưởng sau đó làm tròn theo chuẩn trở kháng thông thường 4,6,8,16ohm,nó có giá trị gần giống với điện trở một chiều của cuộn dây động, đối với hệ thống loa chỉ cần xem xét ở phần tần số thấp thôi.
    Rdc=3.5>5 : 4ohm
    Rdc=5.1>6.5 : 6ohm
    Rdc=6.6>10 : 8ohm
    Rdc=10.1>20 : 16ohm
    Trở kháng của loa thay đổi và luôn lớn hơn điện trở thuần của cuộn dây, đối với loa trầm tại tần số công hưởng nó có thể lớn hơn 10 lần ở 1 số loa.

    Độ nhạy của loa(sensitivity) còn gọi là SPL/1W/1M
    Để thể hiện hiệu suất của 1 loa (còn gọi là độ nhạy)ta đặt công suất 1w vào loa và đặt Micro dạng biên độ cách đó 1m cùng trục với loa cần đo.
    Ví dụ với loa 8ohm thì giá trị điện áp hiệu dụng đặt vào là 2,83V
    Loa 4ohm áp là 2V.
    Để thể hiện mức áp âm tối đa cũng tương tự,nhưng công suất đặt vào theo mức chịu đựng được của loa.Cũng như đáp tần độ nhạy và mức áp âm nếu muốn so sánh cũng phải đo cùng điều kiện môi trường.
    Độ nhạy loa được tính trên toàn phổ tần số hiệu dụng, ví dụ 1 cái loa ghi dải tần 50Hz-20Khz -3dB( mấy cái loa mà ghi +- 3dB thì các cứ coi như -6dB cách chơi chữ cho số nhỏ đó mà) Ta lấy trung bình trong dải tần này mức SPL đạt được.
    Nói chuyện ngoài lề chút cho vui chút,1 tay nước ngoài( các Bác biết nước ngoài là nước nào rồi đó), Giới thiệu loa cty hắn ta sản xuất, em nghe thử thấy chói quá bèn xách đi đo, đáp tuyến của nó em còn lưu trong máy tính, tự nhiên tới 1 Khz cái chổ mình khó chịu đó nó nhổng lên gần 6dB thật khủng khiếp. Em hỏi sao bạn lại thiết kế phân tần như vậy. Nó nói bây giờ thị trường đang thích loa độ nhạy cao, tao làm theo sách độ nhạy đo ở 1Khz loa hắn ở đó được 93dB ( loa bổng hiệu suất rất cao 95dB là bình thường), và hắn canh chỉnh tụ trở sao cho tại 1 Khz nó kêu to nhất. Và nói sắp tới tao sẽ làm loa độ nhạy 100dB, chắc vẫn theo cách này quá.
    Bản thân em cũng chỉ nghĩ mình bằng 1 em gái sơ cấp( khóa cấp tốc) về loa bên Mỹ thôi. Em không bao giờ coi thường họ cả, Chỉ buồn là nó vẫn bán chạy ầm ầm ở VN.
    Phần này viết chán quá em viết mà tâm trạng cứ đâu đâu, vì khúc kết của phần này em đã chuẩn bị sẳn rồi, thông số củ loa hay thông số quảng cáo, chẳng có chút giá trị gì.
    Mai em viết tiếp 1 phần chán nữa, thông số T/S .

    @aitvina Chẳng biết nói sao với Bác nữa, em bất ngờ lắm khi biết Bác đang sử dụng củ loa đó, cái này nếu em không nhầm thì Bac Dungaudio có bán 1 lần. Lúc đó em nghĩ ai may mắn lắm mới mua được cặp này( quá rẻ nói nhỏ thôi). Củ loa này thì em chưa được nghe, em nghĩ là hợp ý của em lắm. chứ em nhìn thấy mạng nhện, đặc biệt là màng loa rất giống với mấy cặp Klangfilm, Grundig, Rft mấy cặp này dân chơi thế giới nó săn lùng ghê lắm, giá thì trên trời luôn. Không thể có chuyện giống như vậy đâu em tình nghi ở thời Đông Đức anh em họ có dùng chung công nghệ. Chứ triết lý thiết kế em thấy khác hoàn toàn với các Loa Liên Xô khác( toàn là thi thố với loa Mỹ thôi). Dòng này của Đức em nghe rồi, khoái lắm, em để ý thấy ở vị trí 2m và 5m nghe gần như nhau. Vừa nghe nhạc vừa đi lòng vòng vẫn thấy hay. Nếu Bác không quá câu nệ thì gắn 1 cái treble vào đi Bác nghe CD cho nó có độ phân giải. Bác thưởng thức loa toàn dải từ lâu rồi. Khi nào em viết tới phần loa toàn giải Bác giúp nhé.
     

    Attached Files:

  14. Ultraline

    Ultraline Advanced Member

    Joined:
    14/8/09
    Messages:
    4.757
    Likes Received:
    32
    Hix,bác viết nhiều thế!Nội dung chắc lọc vừa sâu vừa rộng thế này em đoán biết bác mê loa đến cở nào rồi. :D

    Thế là mấy cặp loa em dùng để làm tải test ampli(em test tín hiệu sin line mới chết chứ) chắc cái mạng nhện của nó mềm như bong bóng,biết đâu em làm cách này tăng độ nhạy loa từ 87 lên 97dB-> tự nhiên lên giá trị. :(


    Cảm ơn bác,bài viết rất hữu ích với người hay phá loa như em. :lol:

    Mong bài viết kế tiếp của bác.

    Thân.
     
  15. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    bài hay quá.

    thanks for shares.
     
  16. khivang

    khivang Advanced Member

    Joined:
    2/10/06
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    33
    Bác trình bày mấy cái vấn đề KT nhức đầu mà rất nhẹ nhàng, dễ hiểu. Đáng nể, đáng nể :) .

    Xin chờ phần tiếp theo của bác.
     
  17. chich_bong_oi

    chich_bong_oi Advanced Member

    Joined:
    16/3/06
    Messages:
    2.336
    Likes Received:
    21
    Location:
    Hà Nội
    Topic của bác thật dễ... ghét! Tiếp đi bác!!! :D
     
  18. truongduy

    truongduy Advanced Member

    Joined:
    2/6/09
    Messages:
    744
    Likes Received:
    13
    bài viết rất hay . cảm ơn bác :)
     
  19. AudioRefine

    AudioRefine Approved Member

    Joined:
    14/2/06
    Messages:
    19
    Likes Received:
    1
    Hôm nay đầu em nó kêu o o, 3 năm rồi không nghiên cứu về loa nữa, giờ chịu không nổi. Em đang nhờ 1 người bạn thân chỉ biết đút dĩa và nghe nhạc thôi xem qua coi có bổ ích gì không. Em muốn những bài viết của em giúp mọi người thêm cảm hứng khi nghe nhạc. Em chờ bạn em phản hồi xem sao. Đọc lại phần thông số kỹ thuật còn sơ sài quá, em sẽ viết tốt hơn.
    Các Bác thông cảm nhé.
     
  20. volume

    volume Advanced Member

    Joined:
    3/5/07
    Messages:
    729
    Likes Received:
    4
    Văn phong của bác - giống style một người anh em mới quen. :D
     
  21. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    bác chủ đâu rùi ??? :D

    em đoán là bác sẽ viết chi tiết tiếp tục về các thông số sau, và ý nghĩa của chúng.

    Fs, Fo
    Zm
    BL
    Qms
    Qes
    Qts
    Vas
    Le, Re

    ...

    ps: hình như bác chủ tên Huy phải không ạ ?
     
  22. thienthanh

    thienthanh Advanced Member

    Joined:
    9/2/07
    Messages:
    2.948
    Likes Received:
    60
    Location:
    Hạ Long - Quảng Ninh
    @aitvina Chẳng biết nói sao với Bác nữa, em bất ngờ lắm khi biết Bác đang sử dụng củ loa đó, cái này nếu em không nhầm thì Bac Dungaudio có bán 1 lần. Lúc đó em nghĩ ai may mắn lắm mới mua được cặp này( quá rẻ nói nhỏ thôi). Củ loa này thì em chưa được nghe, em nghĩ là hợp ý của em lắm. chứ em nhìn thấy mạng nhện, đặc biệt là màng loa rất giống với mấy cặp Klangfilm, Grundig, Rft mấy cặp này dân chơi thế giới nó săn lùng ghê lắm, giá thì trên trời luôn. Không thể có chuyện giống như vậy đâu em tình nghi ở thời Đông Đức anh em họ có dùng chung công nghệ.

    @aitvina; Audio refine:
    Cái này bác nói đúng, em cũng có 1 đôi khi nhận được loa này tra trên mạng thì cứ tưởng nó là Klangfilm vì hình thức giống y chang, phải nói sau bao nhiêu năm mà nhện và màng của nó vẫn rất tốt. Bản thân loa này được sản xuất cho chiếu phim lưu động, do đó phần thoại ( tiếng trung ) của đôi loa này nghe rất hay tiếng treb nghe tốt, không bị chói. Phần Bass thì tuỳ thuộc vào thiết kế của thùng. Trước bác Liming ở Hà Nội cũng có 1 đôi và bác ThanhVNS đóng thùng theo kiểu thùng Westminter Royal nhưng em chưa được nghe.
    Vài lời với bác
     
  23. dinhthuy

    dinhthuy Advanced Member

    Joined:
    20/5/08
    Messages:
    706
    Likes Received:
    6
    Lúc đầu em cũng đoán vậy đấy ạ . :)
     
  24. AudioRefine

    AudioRefine Approved Member

    Joined:
    14/2/06
    Messages:
    19
    Likes Received:
    1
    Thân chào các Bác, mong các Bác tha thứ cho đứa em tội lỗi mới viết được mấy bài đầu tiên, rồi mất tích, em sẽ trở lại rất sớm. Em còn quá mới và vẫn đang dần làm quen với diễn đàn các Bác ạ.
    Em có 1 cái rất tệ cùng 1 lúc em chỉ có thể làm được 1 việc thôi. Em đi làm thấy các đồng nghiệp vừa nghe nhạc vừa làm việc thật hay, em không thể làm như vậy được.
    và cũng như vậy cùng 1 lúc em chỉ yêu 1 cô thôi :D , gần 1 tuần nay em hết nhớ cô ta rồi :( . Em như người ngẩn ngơ, lúc nào cũng nghĩ đến các Bác. Thương lắm!
    Bạn thân em có xem qua và nói em viết toàn kỹ thuật nghiêm túc quá, Bạn em muốn biết cách nào để có 1 cặp loa nghe hay liền và nói không quan tâm đến thông số kỹ thuật gì hết ráo.
    Em cũng mong là như vậy( không cần biết chỉ cần nghe thấy hợp ý), nhưng mà khi tới cửa hàng thì em chắc chắn rằng người bạn này lại cả tin vào các thông số để so sánh các loa với nhau. Em định viết phần này thật nhanh nhưng nghe bạn em nói vậy, em thấy phải bổ sung thật nhiều, tới hôm nay em đã hình dung ra bộ khung rồi, phải thêm chút mật nữa cho thêm hấp dẫn , các Bác chờ vài hôm các Bác nhé!
    @dinhthuy, tcqanh Dạ em tên Huy, mà hình như các Bác vi phạm nội qui rồi đó :D .
    @ tất cả các Bác.... Cùng 1 lúc em chỉ tham gia 1 topic thôi, em sẽ cố gắng xong sớm để còn được vui chơi với mọi người trong các topic khác, em thèm lắm!
     
  25. dinhthuy

    dinhthuy Advanced Member

    Joined:
    20/5/08
    Messages:
    706
    Likes Received:
    6
    Hì hì cho em xin lỗi nhé . Cảm ơn bác vì bài viết kỹ thuật về loa ạ .
     

Share This Page

Loading...