Trẻ em thời nay thừa học thức nhưng thiếu kỹ năng thực tế, đây cũng là lý do đợt này các lớp dạy kỹ năng sống cho trẻ em mọc lnên rào rào như nấm mọc sau mưa. Có rất nhiều đơn vị tổ chức nhưng tựu chung có mấy mô hình chính như sau: - Học kỳ quân đội, mô hình này nhiều nhất và nhiều phiên bản nhất như chúng em là thiếu sinh quân, học kỳ quân trường, chúng em là sỹ quan... Ở mô hình này các em được cho vào môi trường quân ngũ, sinh hoạt ăn ở gần như lính thật. - Lên chùa: Các em được lên chùa... ngồi thiền, nghe giảng đạo lý nhà phật và những giá trị sống. - Kỹ năng mềm: Mô hình này đã phát triển được mấy năm, khá nhiều người tham gia. Các kỹ năng được dạy thường là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nói chuyện trước đám đông, nâng "cái tôi" lên để giúp các em tự tin hơn. Học món này trong một buổi tha hồ khóc, tha hồ cười... rất vui. - Kỹ năng hình thành qua hoạt động thực tế: Mô hình này khá mới ở Việt Nam nhưng ở các nước phương tây đã thành truyền thống lâu năm. Các em được học những kỹ năng sống từ đơn giản nhất như gập chăn màn đến những kỹ năng cao hơn như phòng cháy, chữa cháy, thoát hiểm trong thiên tai hay cao cấp hơn là kỹ năng sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt (như lạc trong rừng)... Theo các bác, nên cho trẻ theo học dạng mô hình nào? Bác nào có con em đã theo học rồi thì tư vấn luôn cho cả nhà nhé.
Bác cho tụi nhỏ theo học bên Hướng Đạo sinh, em thấy có nhiều cái hay lắm, nhưng tất nhiên cũng có mặt này mặt kia, không thể có một mô hình hoàn hảo.
Em nghĩ nếu người lớn không làm được thì rất khó bắt trẻ em theo. Nếu làm một đằng báo cáo một lẻo thì càng giết trẻ nhỏ. Làm mà không có sự nghiên cứu tâm sinh lý đứa trẻ, làm mà không nắm chắc đứa trẻ muốn gì thì sẽ không bao giờ làm được Có bác nào nuôi trẻ bên nước ngoài mới thấy Phương Tây họ thiệt sự là Sư phụ về lĩnh vực này Vì mình đã nuôi hai đứa trẻ một sinh tại VN.một sinh tại nước ngoài nên mình mới thấy thực tế VN mình khoảng cách còn quá xa so với họ........Đừng hy vọng chuyện đó sớm tốt đẹp Tất nhiên mỗi xã hội đều có cái được cái mất nhưng VN mình sẽ mất nhiều hơn được . có thể AE có người sẽ không đồng ý với ý kiến của mình nhưng đó là thực tế mà mình đang va chạm hàng ngày với lũ nhỏ nhà mình
Bác nói mất nhiều hơn được tức là cái xấu nhiều hơn cái tốt rồi,ở VN mình thì cái này chắc vẫn phải ngâm cứu dài dài mới dám cho con cái mình tham gia hay ko.
Cái xấu thì không nói các bác cũng rõ, nhưng có nhiều vấn đề nếu các bác không thực tế thì sẽ không thể thấy họ ra sao đâu. Cô giáo không bao giờ mắng trẻ,nhưng trẻ lại rất sợ,cô giáo đã nói là y lệnh,Bố mẹ có nói gì đi đều khó với chúng Và hàng tỷ vấn đề mà AE không biết được về một đứa trẻ. Em nêu một chi tiết này là các bác cứ suy từ lúc chính các bác khi là đứa trẻ bác thấy họ nói đúng hay sai. Hãy hướng đứa trẻ theo,Đừng cưỡng bức chúng theo,nếu chúng không chịu theo hãy cố gắng làm cho chúng theo. Và một đứa trẻ giả thiết bác cấm nó leo trèo hay nghịch ngợm thì hẵng dạy cho chúng biết cách leo trèo thay vì cấm chúng leo trèo, Tại Sao? Vì cấm chúng là điều không thể khi chúng còn nhỏ sự tiếp thu và bản tính đứa trẻ là hiếu động nên sẽ gây hại cho chúng hơn là đem lại lợi ích cho chúng,việc dạy chúng leo trèo thì vừa là tạo kỹ năng cho đứa trẻ để khi ở hoàn cảnh nào đó nếu bố mẹ chúng cấm thì chúng sẽ không làm khi có mặt,nhưng sẽ làm khi người lớn vắng mặt,khi đó lỡ chúng ngã,té vì không biết leo trèo có khi lại phải đưa con vô bệnh viện vì chân tay gãy...vvv như vậy là hại chứ không phải là tốt như bố mẹ đứa trẻ muốn....còn nhiều lắm những điều mà chúng ta không thấy họ làm rất nhẹ nhàng nhưng tuyệt vời về cách thức bảo trẻ nhỏ của Tây phương
Mấy vụ này VN mình phải lo! Tây nó dạy từ nhỏ,ngay tại trường họ đã có tổ chức săp xếp các lớp căn bản,ngoài ra bố mẹ có thể đưa chúng ra bể bơi của khu vực mình sinh sống để học thêm nếu muốn thi Olympic :lol: Lúc thì họ rồng rắn cho bọn trẻ ra đường,lúc khác cho đi shopping (nhưng trẻ 12-15 tuổi bên này ít khi được cầm và tiêu tiền mặc dụ trường họ dạy chúng cách nhận biết đồng tiền ) Lúc thì đi Camping khoảng ngày hoặc vài ngày tùy theo lứa tuổi
Cái này rất cần và quan trọng... Bác thinhgia nói cũng đúng thay vì cấm trẻ trèo, ta phải dạy chúng cách trèo... an toàn. Em thấy xã hội ta bây giờ bị bệnh thành tích nên dẫn tới bệnh: "nói dối như thật". Cái này nó từ gia đình, dạy trẻ từ trứng nước, Vd: Hôm nay con mấy điểm? - Dạ 9 (or 10) ạ! ===> khen hết lời, thưởng không phanh. - Dạ cọn bị 1 (or 2) a! ===> nhẹ thì mắng nhiếc, than thân trách phận sao ngày xưa tao "giỏi" thế mà mày thì... :mrgreen: , nặng thì cái bạt tai. Theo các bác, lần tiếp theo các bác sẽ nhận được câu trả lời thế nào ạ? Quay lại chuyện học kỹ năng sống, em thấy nên trang bị cho trẻ những kiến thức mô phỏng theo thực tế, để khi gặp trong cuộc sống trẻ em đỡ phải "trả giá cao" cho một kinh nghiệm. Em nghĩ mô hình cuối có vẻ ổn nhất.
Nếu các bác muốn e sẽ kể từ từ những điều em bắt gặp mà cô giáo,hay chính những đứa trẻ nó nói hoặc thắc mắc với mình,đôi khi nghĩ lại lúc mình còn nhỏ xưa kia mới thấy Phương Tây họ điều nghiên đứa trẻ rất kỹ trước khi dạy. Ngày em dẫn thằng nhỏ vô Kindgarden vào lớp nhìn sơ qua thấy rất tuềnh toàng,gần như không bàn ghế,ngaòi sân thì có bãi cát,vài cái xe đạp,mấy cái vật leo trèo đu đưa, Lớp có hai cô giáo và một phụ trợ ngôn ngữ kèm việc chạy lon ton,khoảng 20 học sinh và tự dưng thấy khoảng 3 -4 bốn đứa trẻ lớn hơn lũ con nhà mình, một cô chính ngồi ghế phía trước cô còn lại ngồi đối diện cố kia và ở phía sau lũ trẻ cùng mấy đứa trẻ lớn hơn ngồi xen kẽ đám con nít. Ngày đầu thì trẻ được tham gia vào lớp học có một tiếng,khoảng 1 tháng sau mới thành 3 tiếng một buổi để trẻ nhỏ làm quen mà không sợ bị khóc hay lạ lẫm khi rời bố mẹ chúng (đều có dụng ý mà họ cần làm) Sau vài buổi thì em mới phát hiện ra là họ lấy 3-4 đứa trẻ lớn hơn để dạy mấy đứa bé.hehehe em lúc đó thực sự ngạc nhiên bởi cái điều đó nó thiệt là bình thường sao họ làm hay quá vậy,vì mấy đứa nhỏ sàn sàn đó chúng sẽ hướng mấy đứa nhỏ khi giơ tay phát biểu, tốt hơn là những người lớn như mình,ví dụ cô giáo chính giơ trên tay cái cốc,vì lũ nhỏ sẽ không biết đường nào mà làm thì những đứa lớn hơn sẽ biết là phải giơ tay xin phát biểu,và lũ nhỏ sẽ theo mấy đứa lớn kia để giơ tay mặc dù chưa biết trả lòi chi hêt,một vài lầm như vậy họ đã thành công khi hướng đứa trẻ bạo dạn tham gia khi cô giáo đặt câu hỏi hay giơ cái cốc nên hỏi học sinh đây là cái gì. vì mục đính chính là cô giáo tạo sự dạn dĩ cho đứa trẻ khi còn quá rụt rè và không biết phải làm sao... Lớn chút nữa thì thấy con mình học lớp 1 nhưng nó biết gần như hết trường từ cô giáo thày giáo tới học sinh gặp nhau chào hỏi líu lo Thầy Hiệu trưởng và Học sinh có thể nói chuyện với nhau không có rào cản. đấy là cái chúng ta không làm được như họ
Em thì nghĩ dù bản năng trẻ thế nào cũng phải trang bị cho trẻ kỹ năng sống cũng như các giá trị sống. Chỉ có điều liều lượng, cách thức thế nào còn tùy thuộc vào giới tính, lứa tuổi và cá thể từng bé. Chẳng nói tới trẻ con, nghiệp chơi audio của em cũng đã phải trả học phí cho vài lần vì cái em... chưa biết. Nếu được bảo ban sớm hơn có phải đỡ trả giá ... cao :mrgreen:
Trẻ em đi học trường Việt nhìn thấy thày cô giáo toàn Lủi & Trốn . Mấy trẻ học trường Quốc Tế nói chuyện với thày cô...như bạn bè Em đưa đón cháu đi học để ý thấy vậy ạ .
Nhớ lại ngày xưa mình bảo mấy tay bạn: trong tình cha con nên có tình bạn. Họ bảo mình điên, dẫm phải xxx Tây. Cũng mừng là nay thì chuyện đó là bình thường trong những gia đình có văn hóa.
Bà cụ em nhồi cho đứa cháu ăn mãi chả hết bát cháo , còn đe & quát nó không ăn thì oánh đòn làm nó càng sợ . Bố nó bảo...con không ăn thì bố gọi thằng Tý hàng xóm qua ăn hết nhá...!!! Chả biết sao...cháu làm 1 lèo...sạch bách :lol:
Em thấy trên tivi có phóng sự của nước ngoài. Họ cho rằng 20 mươi năm nữa đàn ông sẽ không còn biết làm việc nhà như: đóng đinh, khoan lỗ, lắp đặt điện... Không biết ngành DIY audio có bị thất truyền không nhỉ :mrgreen: ?
Thế mới thực sự được con cái chi sẻ tâm tư những khi chúng phải lựa chọn khó khăn. Gia đình Việt còn nhiều điều mang tính hình thức, sáo rỗng lắm.
Em thì thực hành thế này, chả biết có phải ko: - Một là dạy con cầm ô. Nếu tự cầm ô đc thì tốt, ko cầm đc thì xem đứa nào có ô thì mình làm thân và đi theo nó, coi như nó cầm ô hộ. - Hai là dạy con học hát. Không phải là hát đơn ca đâu nhá mà là học hát đồng ca. Lúc hát chỉ mở miệng mấp máy thôi, ko cần phát ra tiếng, nhưng quan trọng là phải đứng hàng đầu, ăn mặc đẹp. - Ba là dạy con vượt đèn đỏ. Phải để ý kỹ công an giao thông. - Bốn là dạy con học võ. Nhớ là chỉ dạy né thôi, ko cần học đấm đá. - Năm là dạy con kê lót đồ. Làm thế nào mà có thể dùng một cái phong bì mỏng manh mà lại kê đc cho cái ghế nó vững chãi, tuyệt kỹ đấy. - Sáu là dạy con ăn, ăn phải nhiều nhưng sao cho mọi người ko để ý. Sau cùng là phải lau mồm miệng sạch sẽ, nhìn như chưa ăn gì, thanh sạch. - Bảy là (quan trọng 1) dạy con học nhảy dù. Sáu tuyệt kỹ trên chả có nghĩa gì nếu con ko đc học nhảy dù thành công, hạ cánh an toàn. Đó, em không hiểu kỹ năng sống là gì nhưng ở Vn nếu ko dạy con 7 tuyệt kỹ công phu nêu trên, em e là chỉ có nước... đi ăn mày :mrgreen:
Mình có 2 thằng con trai, cả hai cu rất là nghịch, hễ cấm cái gì thì nó lại thích làm cái đó, cho nên mình cùng chơi với chúng và cùng khám phá các trò chơi. Các chắu còn nhỏ ở tuổi thiếu nhi nên mình thích cho chúng đi câu cá, cái trò này nó tập cho mình tính điềm tĩnh rất tốt. Càng gần gũi với các chắu thì càng có lợi, chúng sẽ coi chúng ta như người bạn, dễ tâm sự với mình , nhưng có điều các Bác đừng lúc nào cũng chiều chúng , phải có lúc nghiêm khắc với chúng. vài dòng tâm sự cùng các Bác có chắu nhỏ
:mrgreen: bác nhầm rồi! Đó kô phải là kỹ năng sống mà là kỹ năng làm lãnh đạo đó bác đồng bào của tôi ơi
Em thấy trẻ con bây giờ học nhiều thứ quá! (đôi lúc cảm giác con trẻ không còn có tuổi thơ như lúc xưa cha mẹ nó nữa!) Trong khi cái sự học là cả cuộc đời, ngay cả người lớn cũng chưa học xong mà ta cứ kỳ vọng ở con cái nhiều quá!
Báo chí đã nói rất nhiều về việc học thêm, mà e thấy vẫn k thay đổi, làm giàu cho các giáo viên, thậm chí lên đại học vẫn học thêm k tưởng tượng dc. Hồi đó đa số sinh viên học 1 buổi còn lại đi làm thêm kiếm tiền lo tiền học. Bây giờ sinh viên ra duong là đi xe tay ga. Học từ sáng đến tối, e thiết nghĩ k biết với thời lương học như vậy có vào trong đầu kiến thức tí nào k? hay chỉ đi chơi và trình diễn thời trang. Bây giờ ra đuong choai choai chạy xe vô văn hóa, hở 1 tí là dùng bạo lực cho mình vậy là anh hùng. E có nghe ai nói bây giờ cứ lo trau dồi kiến thức nhưng đạo đức thì suy thoái. Tóm lại, từ nhỏ đã k đc rèn luyện đạo đức. VN đã tụt hậu so với phương Tây vài thập niên. E quá bức xúc các bác ạ! con e còn nhỏ lắm k biết 20 năm nữa còn học thêm k? Thân
cái thứ hai bắt buộc phải học là : DẠY TRẺ CÁCH PHẢN ỨNG VỚI TÌNH HUỐNG - đang đi với cha mẹ shopping, con bị lạc. con sẽ làm gì ? - có khách lạ đến nhà tìm bố mẹ. con phải làm gì ? - có người lạ rủ con đi chơi. con phải làm gì ? - có người quen rủ con đi chơi. con phải làm gì ? - có người bắt con. con phải làm gì ? - trong trường, bạn đánh con. con phải làm gì ? - khi bị phỏng, con phải làm gì ? .... thực tập cho cháu với tình huống thật. nhắc đi nhắc lại cho cháu nhiều lần. sau này ký ức đó sẽ tồn tại thành thói quen. nhưng mà các bác phải chắc là các bác đúng khi dạy con. ví dụ : khi bị bạn đánh, con phải đánh lại. đánh bạn mạnh hơn, đánh vào mặt bạn cho chảy máu cam. lần sau bạn không dám đánh con nữa. kết quả
Bác ạh, đôi khi cho con đi học thêm cũng không phải do kỳ vọng của bố mẹ, mà còn do nhiều nguyên nhân khác ạh. Cái này kính chuyển các ảnh ở trển giải quyết ạh