Chương trình phẫu thuật máy chiếu

Discussion in 'Màn hình/Máy chiếu' started by tricu, 25/3/13.

  1. tricu

    tricu Advanced Member

    Joined:
    31/8/07
    Messages:
    288
    Likes Received:
    2
    BenQ W1500

    Có thể nói BenQ khá chậm chân trong cuộc đua giành thị phần của thị trường máy chiếu home cinema tại Việt Nam, vào sau Epson, Mitsubishi, ViewSonic hay Optoma. Tuy vậy thương hiệu BenQ cũng đã khá quen thuộc với người dùng tại Việt Nam qua các sản phẩm máy chiếu văn phòng hay đặc biệt là màn hình máy tính.

    Đầu tuần vừa rồi hãng BenQ có mang sang bên em 3 mẫu máy chiếu để em cho lên bàn mổ, W1080ST, W1500 và model cũng đã khá quen thuộc W1070. Do mẩu W1070 đã được em review rồi, còn mẫu W1080ST thì em cũng không khác gì so với người em song sinh W1070ST ngoại trừ được trang bị 1 ống lens chiếu gần (short thrown lens), do vậy em quyết định chọn model W1500 để review.
    Về ngoại hình thì W1500 to cao hơn một chút so với W1070 với trọng lượng khoảng trên 4kg. Remote đi kèm là một tiến bộ lớn so với W1070, cầm rất chắc tay và sắc xảo không giống như đồ chơi như ở model W1070.

    [​IMG]

    Về tính năng thì W1500 gần như tương đồng so với W1070. Cùng được trang bị chip DC3 với độ tương phản 10.000:1, khả năng lens shift dọc, độ sáng 2200 lumens (cao hơn 1 chút so với 2000lumens của W1070) và đặc biệt cũng được chứng nhận bởi ISF (Imange Science Foundation là một tổ chức có uy tín hàng đầu về lãnh vực hình ảnh kỹ thuật số như màn hình, máy chiếu,… tương tự như THX của âm thanh cinema. Ở nước ngoài các chuyên gia cân chỉnh hình ảnh calibrator phải đạt được chứng chỉ chủa ISF thì mới có thể hành nghề chuyên nghiệp). Ngoài ra W1500 độ zoom lớn 1.6x hơn khá nhiều so với 1.3x của W1070. Do đó việc lắp đặt máy dễ dàng hơn với biên thrown từ 1.07 đến 1.7 (thrown distant là khoảng cách từ máy đến màn hình so với chiều ngang màn hình).

    Có lẽ ưu điểm khác biệt lớn nhất của W1500 là tính năng kết nối Wi-less với nguồn phát. Tính năng này thật sự hữu ích khi lắp đặt cho các phòng chiếu đã được xây dụng sẵn mà không tính tới việc dùng treo máy chiếu nên không đi trước dây HDMI. Chỉ cần cắm bộ phát vào công HDMI out là máy chiếu sẽ tự động kết nối với nguồn phát. Máy mất khoảng 3-4 giây để thực hiện kết nối không dây. Trong quá trình test em để máy cách nguồn phát khoảng 2.5m, kết nối được thực hiện khá dễ dàng và không bị noise. Tuy nhiên nhà sản xuất khuyến cáo không nên để các nguồn thu phát không dây có tần số khoảng 5GHz gần hơn 3m so với máy chiếu. Em cũng chưa có thời gian test kết nối HDMI 1.4 cho 3D Blue Ray, nhưng chắc là cũng không có vấn đề gì.
    Rồi, em bắt tay vào đo đạc và cân chỉnh máy. Cũng như những lần phẫu thuật trước, các xét nghiệm về độ sáng, cân chỉnh cơ bản brightness, contrast ở chế độ cinema được tiến hành trước tiên. Ở chế độ mặc định máy được thiết lập contrast hơi cao. Chi tiết ở IRE90 và IRE100 là hầu như không phân biệt được, em phải giảm contrast xuống 4 đơn vị. Độ chi tiết ở màu tối cũng không thật tốt. Kiểm tra pluge pattern thì máy thể hiện không rõ ràng sự biệt giữa mức tối (black) và mức rất tối ($% below black).
    Nhìn chung thì W1500 không phải là một máy chiếu sáng nhất nếu như so sánh với Optoma HD25LV hay các model LCD của Epson. Tuy nhiên một phòng chiếu được kiểm soát ánh sáng tốt thì W1500 thừa sức phủ đầy một màn chiếu 150in.

    Độ sáng ở chế độ bright: 1592 lumens
    Độ sáng ở chế độ cinema: 974 lumens

    Em tiếp tục kiểm tra độ cân bằng màu cũng như nhiệt độ màu của máy. Các kết quả xét nghiệm ban đầu cho thấy W1500 cũng bị y một căn bệnh của W1070, thiếu máu. Ở chế độ bình thường da em nó quá xanh, và triệu chứng này có thể nhận biết khá dễ dàng bằng mắt thường. Và kết quả xét nghiệm cũng một lần nữa xác nhận điều đó. Màu xanh lá quá trội so với xanh dương và đặc biệt màu đỏ, điều này làm cho màu da khá tái và chi tiết màu sáng không tốt.

    [​IMG]
    Độ cân bằng màu trước cân chỉnh

    Tuy nhiên bệnh này khá nhẹ và chữa trị cũng rất dễ dàng. Cũng như W1070, model này cũng bám thang grayscale rất tốt từ 10 đến 100IRE. Cablirate máy em sợ nhất là được đầu này lại hỏng đầu kia. Cứ chuẩn vùng tối thì vùng sáng trật lấc hoặc ngược lại.
    Về độ chính xác màu thì W1500 thể hiện rất tốt. Với mặc định nhiệt độ màu và Gamma ở mức trung bình (Color temperature = normal, Gamma = 2.2), các thông số đã ở mức tốt chấp nhận được, chỉ hơi nhỉnh một chút so với mức 6500 độ Kelvin.

    [​IMG]
    Nhiệt độ màu trước cân chỉnh

    [​IMG]
    Gamma trước khi tinh chỉnh

    Gamma ở mức thấp hơn IRE30 và cao hơn IRE70 bị tuột ra khỏi thang chuẩn nên độ chi tiết ở những cảnh khó sẽ không được thể hiện tốt.

    Việc tinh chỉnh W1500 là rất dễ dàng. Máy phản ứng rất tốt với các điều chỉnh màu xác ở Gain hay Offset. Sau khi điều chỉnh màu ở gam sáng với IRE80, màu sắc ở gam tối với mức IRE30 cũng ở mức khá cân bằng. Và các thang grayscale còn lại cũng ở mức rất cân bằng sau khi tinh chỉnh ở 2 thang xám cơ bản là 30 và 80.

    Thông số tinh chỉnh:
    Gain
    G: 0
    R: 7
    B: 5
    Offset
    G: 0
    R: 1
    B: 1


    Sau một vài tinh chỉnh cơ bản, em tiến hành đo grayscale lại. Và kết quả là… Các bác đừng nói em Photoshop tội nghiệp em nha. Máy nó đo ra thế thì em nói nó thế. Em cũng không tin vào mắt mình nữa. Đây là kết quả grayscale tracking hoàn hảo nhất mà em thấy từ trước tới giờ, :| híc.

    [​IMG]
    Độ cân bằng màu sau cân chỉnh

    [​IMG]
    Nhiệt độ màu sau cân chỉnh

    [​IMG]
    Gamma sau khi cân chỉnh

    Nói về độ cân bằng, độ sáng, gamma hay nhiệt độ màu thì W1500 đều thể hiện hoàn hảo. Nói chung là thẳng như một cây thước kẻ trên toàn bộ thang grayscale. Có lẽ đây là lý do mà BenQ đạt chuẩn ISF. Các thông số này thì thì thật sự các máy chiếu cao cấp cũng phải ngước nhìn.

    Em xin lưu ý là chuẩn không có nghĩa là đẹp đâu ạ. Chuẩn là chuẩn nhưng đẹp là đẹp các bác nhé. Chuẩn là theo cây thước, còn đẹp là theo mắt và cảm nhận của mỗi người. em cũng chẳng biết giải thích thế nào, đại khái là giống như Brad Pitt chẳng chuẩn tí nào nhưng hầu hết các chị em đều công nhận đẹp trai. Còn TV samsung cũng không chuẩn mấy nhưng mọi người đều khen là đẹp, đúng không ạ ?

    Một vài screen shot của BenQ W1500
    Em chụp bằng máy canon du lịch

    [​IMG]
    Địch Nhân Kiệt

    [​IMG]
    Batman The Dark Knight Rises

    [​IMG]
    Batman The Dark Knight Rises

    Em xin tóm tắt lại mọi số ưu và nhược điểm của BenQ W1500

    Ưu điểm
    • Độ cân bằng màu, nhiệt độ màu xuất sắc
    • Độ bão hòa màu tốt
    • Độ nét khá tốt, tuy nhiên không thể so sánh với các model cao cấp hơn vốn được trang bị hệ thống lens thấu kính tốt hơn hẳn.
    • Kết nốt Wireless
    • Tuổi thọ bóng đèn cao, theo nhà sản xuất là khoàng 6000h, vậy ta có thể kỳ vọng máy sẽ trụ được qua 3000h trước khi người dùng phải nghĩ đến việc thay bóng đèn.

    Nhược điểm
    • Độ chi tiết trong vùng tối chỉ ở mức trung bình
    • Xem phim 3D khá tối, phải khắc phục bằng cách tăng contrast nhưng bù lại vùng sáng sẽ mất chi tiết
    • Hơi bị hở sáng ở phía trước
    • Chất lượng hình ảnh Out of box chưa thực sự thuyết phục
    • Giá cao


    Nói chung với BenQ việc cân chỉnh đúng sẽ thực sự lột xác cho chiếc máy chiếu. Đây là một chiếc máy chiếu rất dễ tinh chỉnh đối với người sử dụng, và có lẽ điều này đã giúp BenQ có được chứng nhận của ISF cho hầu hết các sản phẩm của mình. Nếu không có điều kiện chỉnh với thiết bị chuyên dụng, các bác có thể hạ nhẹ màu Blue và tăng màu Red ở Gain và quyết định bằng mắt thường, hoặc đem máy qua em chỉnh giúp cho ạ.
     
  2. linh99992001

    linh99992001 Advanced Member

    Joined:
    8/12/05
    Messages:
    1.348
    Likes Received:
    23
    cái vụ đẹp về hình ảnh cũng mệt y âm thanh nhỉ bác Trí, thông số kỹ thuật, đáp tuyến tốt chưa hẳn đa nghe hay. Vậy lấy gì để đo độ đẹp bây giờ
     
  3. nhuthungfoto

    nhuthungfoto Advanced Member

    Joined:
    10/4/06
    Messages:
    4.735
    Likes Received:
    52
    Thích các bài review máy chiếu của bác tricu, đọc tới đâu hay tới đó, rất thuyết phục
    Thanks
     
  4. tricu

    tricu Advanced Member

    Joined:
    31/8/07
    Messages:
    288
    Likes Received:
    2
    Đã dính đến cảm thụ về cái hay, cái đẹp thì hơi khó để đặt ra một chuẩn mực tối ưu Linh ơi. Tuy nhiên kinh nghiệm của mình là đại đa số người dùng thích hình ảnh bị oversaturated. Vì theo cảm nhận ban đầu thì màu sắc hình ảnh sẽ rực rỡ và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên nó lại làm hình ảnh trở nên không thật, có người gọi là bị cartoonish giống như trong phim hoạt hình. Mà trong phim hoạt hình thì lúc nào màu sắc cũng rất rực rỡ. Đa phần máy chiếu Out of box đều bị oversaturated và bị thiếu màu đỏ, do bởi hãng thường tăng màu xanh nhằm tăng độ sáng cho máy.
    Tạm thời bây giờ thì em cứ mặc định máy chuẩn là máy đẹp. Cũng như các bác chơi audio thì dàn nào cho tần số đáp ứng trong khoảng 20-20khz càng phẳng càng tốt. Nói vậy thôi chứ trong thực tế các bác đa phần lại thích tiếng bass phà phà, tiếng trép phải leng keng :D. Em demo máy chiếu thì cứ để ở Dynamic thì khách lại mê tít mắt :mrgreen: , thế mới ngặt.
     
  5. tricu

    tricu Advanced Member

    Joined:
    31/8/07
    Messages:
    288
    Likes Received:
    2
    BENQ W7000

    Sau những ấn tượng rất tốt về màn trình diễn của 3 model entry-level, em đã ngỏ lời với hãng BenQ để đưa về thị trường Việt Nam thêm những dòng máy chiếu cinema cao cấp hơn. Đúng một tuần sau thì bên em nhận được 1 máy W7000, dòng máy cao cấp nhất hiện nay của hãng. Khá ấn tượng với sự nhanh nhạy và hiệu quả của BenQ Việt Nam và BenQ Đài Loan.

    Về ngoại hình và tính năng thì W7000 không khác nhiều so với W6000, bổ sung lớn nhất có lẽ là thêm tính năng 3D. Không phải là quá lực lưỡng như các dòng máy Sony hay Optoma HD8300, nhưng W7000 cũng chẳng phải là nhỏ con. Có lẽ là bằng size với Epson TW8100. Để dễ hình dung, em cho bé ViewSonic PJD7820 đứng cạnh bé W7000, híc…
    [​IMG]

    Đối với các dòng flagship của mình, các hãng máy chiếu thường thiết kế bộ case có kích thước lớn. Mục đích không phải để tăng độ hoành tráng mà là để có đủ không gian để đặt được hệ thống lens lớn và phức tạp hơn. Bên cạnh đó là tăng tính hiệu quả của vấn đề tản nhiệt giúp máy hoạt động êm hơn, vốn rất quan trọng với dòng máy chiếu phim. Tưởng tượng xem phim tình cảm lãng mạn màn cái quạt máy chiếu cứ kêu ò ò bên cạnh thì cũng hơi phiền nhỉ.

    Về các cơ bản thì W7000 được trang bị những tình năng cần phải có trong phân cấp của nó, ví dụ như hệ thống lens-shift ngang và dọc, chứng chỉ ISF, hệ thống thấu kính cao cấp (Full HD Optimized Optical System) và 3D fullHD.

    Khả năng lens-shift của W7000 khá hạn chế. Máy chỉ cho shift theo chiều dọc tốt đa 125% chiều cao màn hình, tức là dịch lên hay dịch xuống được tối đa 12.5%. Ví dụ muốn chiếu ra hình ảnh 100in, tức chiều cao màn hình vào khoảng 120cm thì máy chỉ có thể đặt cao hơn hay thấp hơn mép màn hình tối đa 12.5% * 120cm = 15cm. Vì vậy khi treo máy, không được treo cao hơn mép trên màn hình quá 15cm (cho màn 100in) nếu không muốn dùng tới key tone. Lens shift của BenQ được hiệu chỉnh khá dễ dàng bằng một chiếc cần nhỏ, giống như ở các máy panasonic. Tuy nhiên cũng cần có một ít thời gian để quen với việc hiệu chỉnh vì lens thường bị hạ xuống một chút xíu khi ta buông cần ra.

    Máy hoạt động tương đối êm so với các đối thủ DLP đồng hạng khác. Tuy nhiên nếu chuyển sang chế độ Dynamic thì độ ồn quạt tăng lên rất đáng kể. Độ Zoom 1.5x cũng chỉ ở mức trung bình, do vậy khi lắp đặt máy cũng phải chú ý đến thrown distant của máy.

    Về độ sáng thì W7000 xứng đáng là nhà vô địch trong tầm giá của mình. Độ sáng em đo được ở chế độ Cinema và Dynamic lần lượt là 996 và 1865 lumens. Một thông số rất ấn tượng ở dòng máy home cinema (chuẩn THX tư vấn độ sáng cho digital home cinema vào khoảng 750 – 787 lumens).

    Brightness:
    Cinema: 996 lumens
    Dynamic: 1865 lumens


    Kế đến em rà qua khả năng trình chiếu của W7000. Cũng tương đối hồi hộp vì em rất có cảm tình với những model trước của BenQ. Em đã dùng qua khá nhiều model đời cao của BenQ từ series W10000 đến W5000, rồi W6000 và bây giờ là W7000. Có thể nói thế mạnh của BenQ vẫn luôn là khả năng bám thang xám grayscale rất tốt cũng như độ sắc nét cao.

    So với model W1070, W7000 thể hiện các chi tiết ở vùng sáng và đặc biệt ở vùng tối tốt hơn rất nhiều.
    [​IMG]

    [​IMG]

    Điều này cũng dễ hiểu vì W7000 được trang bị hệ thống lens cao cấp và phứ tạp hơn rất nhiều so với người anh em của mình. Bên cạnh đó độ hở sáng của W7000 hầu như không có, điều này cũng giúp tăng cường khá nhiều chất lượng hình ảnh trong các cảnh phim tối.

    Việc cân chỉnh em tiến hành trên mode User1, tắt chức năng Dynamic black, contrast set ở 50 và Brightness set ở 49.

    Có một bất ngờ ngay khi em bắt đầu tinh chỉnh. Em phát hiện ra là máy đã không còn … zin. Híc thế mà hãng nói em là người đầu tiên của em nó. Đến khi mở ra thì mới biết em nó cũng đã đi thẩm mỹ rồi, mà thẩm mỹ ngon rồi mới bực chứ.

    Đây ạ, tình trạng của em nó lúc em chuẩn bị thẩm mỹ lại đây ạ:

    [​IMG]

    RGB gần như đạt mức cân bằng 100% (R=98%, G=101%, B=96%) ở mức IRE80.

    Còn ở IRE30 cũng không tệ ạ
    IRE 30
    [​IMG]

    Đo trên toàn thang grayscale thì thế này đây ạ

    Cân bằng màu
    [​IMG]

    Nhiệt độ màu
    [​IMG]

    Gamma
    [​IMG]

    Thôi thế thì em còn biết làm gì nữa ạ. Người ta đã đẹp sẵn rồi. Hơi tự ái nên em cứ quyết đè ra tút lại tí xíu nữa cho đã tức.

    IRE 80 sau tinh chỉnh
    [​IMG]

    Em đạt 99%, 100%, 100% tốt hơn tí xíu ạ :=)

    Còn ở mức IRE 30 thì cũng không cần chỉnh chọt nhiều.

    RGB sau tinh chỉnh
    [​IMG]

    Nhiệt độ màu sau tinh chỉnh
    [​IMG]

    Các thông số chỉnh:
    Gain
    R 109
    G 100
    B 105

    Off set
    R 258
    G 256
    B 258


    Cũng như các model khác của BenQ, máy vẫn có xu hướng hơi dư màu xanh lá và thiếu màu đỏ. Điều này làm cho màu da của nhân vật thiếu tự nhiên và sức sống. Và nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến độ chi tiết của hình ảnh. Dưới đây em chụp một số screen shot để so sánh giữa chế độ mặc định standard và sau khi tinh chỉnh User1

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Chắc cũng không khó để các bác nhận ra đâu là hình ảnh trước và sau tinh chỉnh phải không ạ.

    Trình chiếu 3D

    Em không phải là 1 fan của 3D nhưng thực tế là hầu hết các model máy chiếu mới đều đã được trang bị tính năng này. Tuy nhiên không phải tất cả các hãng đều làm tốt được việc này. Ở Epson thì vẫn còn có hiện tượng bóng ma mặc dù là máy 3D sáng nhất hiện nay. Sony cũng tương tự. BenQ W1070 thì hình ảnh ở chế độ 3D quá tối. Tuy nhiên ở W7000 thì BwnQ đã khắc phục được điều này. Hình ảnh 3D rất sáng và ít có hiện tượng bóng ma. Em đánh giá cao W7000 ở trình chiếu 3D.

    Kết luận :

    Thực sự BenQ vẫn là một trong những máy chiếu ưa thích của em. Hình ảnh sắc nét, độ sáng cao và màu sắc cực kỳ chính xác. Trong tầm giá của mình, W7000 cạnh tranh trực tiếp với Optoma HD8300 và Epson 8100. Thực sự rất khó để chỉ ra đâu là ứng cử viên xuất sắc nhất vì mỗi máy đều có thế mạnh riêng của mình. Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc máy chiếu cho một phòng chiếu phim lớn và quan tâm đến chất lượng màu sắc của hình ảnh thì W7000 là một ứng cử viên rất đáng để cân nhắc ạ.

    Điểm mạnh :
    Độ sắc nét cao
    Độ sáng tốt
    Màu sắc cực kỳ chính xác
    Độ chi tiết hình ảnh tốt
    Chất lượng chiếu 3D tốt

    Điểm yếu :
    Hoạt động khá ồn
    Màu đen chưa phải là tốt nhất
    Lens shift khá hạn chế
     
  6. linh99992001

    linh99992001 Advanced Member

    Joined:
    8/12/05
    Messages:
    1.348
    Likes Received:
    23
    đẹp vật vã, tiếc ko có cơ hội đi xem review của bác. Thế so với HD100 thì sao nhẩy bác Trí, em chỉ đang mơ ước đc em này thôi là mãn nguyện lắm rồi hic hic
     
  7. tricu

    tricu Advanced Member

    Joined:
    31/8/07
    Messages:
    288
    Likes Received:
    2
    Ừ bữa trước trời cũng mưa lớn quá.
    HD100 thì mình cũng chưa xem tận mắt bao giờ, nhưng đoán HD100 (dựa vào HD1) nhỉnh hơn về màu đen nhưng kém hơn về độ sáng và độ nét. Một điểm lưu ý nữa là JVC thường bị màu xanh lá không chính xác, hầu như model nào cũng vậy, xanh lá hơi bị rợ. Nếu xem dưới 100in thì chắc là OK.
     
  8. tricu

    tricu Advanced Member

    Joined:
    31/8/07
    Messages:
    288
    Likes Received:
    2
    Chương trình phẫu thuật máy chiếu - Optoma HD90

    Đã khá lâu rồi em không có thêm bài viết review máy chiếu. Thực ra lý do là thời gian vừa rồi em chẳng tiếp nhận được thêm bệnh nhân nào mới để mà phẫu thuật cả.
    Thông tin về sự có mặt của Optoma HD90/91 đã phong phanh từ khá lâu. Và Optoma dự kiến sẽ cho ra mắt model này vào đầu quý I 2014. Và quả thật Optoma đã giữ lời hứa của mình. Nhận 2 máy HD90 từ nhà nhập khẩu Hoàng Đạo vào thứ 2 tuần trước, nhưng mãi đến tận hôm nay em mới có thời gian để tiến hành phẫu thuật em nó.

    Có thể nói ngoài những hãng máy chiếu siêu cao cấp như Digital Projection, Projectiondesign, Runco hay Sim2, Optoma là một trong những công ty máy chiếu đại trà đầu tiên tung ra dòng máy chiếu cinema dùng công nghệ LED. Trước đó ViewSonic cũng tung ra dòng máy chiếu Hybrid Pro9000 vốn sử dụng kết hợp một chip LED đỏ kết hợp với bóng Laser cho màu xanh dương và xanh lá. Tuy nhiên Pro9000 không được đánh giá cao trong thị trường máy chiếu cinema do hạn chế về độ tương phản cũng như chính xác màu.

    Việc tung ra máy chiếu LED HD90/91 của Optoma có thể nói là một tin gây chấn động đối với các fan của cinema projector. Các diễn đàn AV nổi tiếng như avs hay hometheatreshark đều dành ra hàng chục trang bàn luận sôi nổi về sản phẩm hot này của Optoma.

    Em quả thực khá may mắn vì được review máy này khá sớm. Model HD90 khác so với HD91 chủ yếu ở hệ thống lens. Lens của HD90 sử dụng là Wide angle sử dụng cho chiếu gần, vốn thích hợp với điều kiện nhỏ hẹp của phòng chiếu cho thị trường châu Âu và châu Á. Trong khi đó HD91 dự kiến sẽ dùng lens chiếu xa thích hợp cho thị trường bắc Mỹ. Và HD90 cũng có thông số về độ sáng cao hơn HD91, 1200lumens so với 1000lumens của HD91.

    Ngoại hình

    [​IMG]

    HD90 có ngoại hình khá to so với một máy chiếu LED. Em đã có dịp sử dụng quá khá nhiều máy chiếu LED dòng PICO (máy chiếu mini bỏ túi) của Optoma, Infocus, và một số hãng Trung Quốc có kích thước siêu nhỏ. Bởi vì máy chiếu LED không cần nhiều không gian cho việc tản nhiệt như ở các máy chiếu dùng đèn UHP truyền thống. Thế nhưng HD90 vẫn rất đô con, nặng khoảng 7kg và khá dài do được trang bị một hệ thống Lens hoành tráng. Máy có hệ thống lens shift dọc, ngang giống như người anh HD83 của mình.

    Lợi thế của công nghệ LED của HD90

    Việc sử dụng công nghệ 3LED (3 chip LED R G B) đem đến cho HD90 những lợi thế to lớn so với các công nghệ cũ dung bòng đèn UHP (Ultra High Pressure) truyền thống.

    1. Thứ nhất là công nghệ 3LED cho dải màu đỏ, xanh dương và xanh lá rộng và đều hơn rất nhiều so với việc dùng bóng đèn trắng UHP vốn luôn hạn chế về màu đỏ, và thừa màu xanh dương. Vì thế cũng dễ hình dung rằng 1000lumens của bóng đèn LED sang hơn rất nhiều so với 1000lumens của đèn UHP. Bởi lẽ với đèn UHP khi tăng cao độ sáng thì hình ảnh sẽ bị ngả xanh lá, không thích hợp cho việc chiếu phim. Trong ánh sáng trắng thì xanh lá chiếm 72% vì độ sáng. Vì thế tăng độ sáng xanh lá làm tăng rất nhiều lumens tổng. Các bác có thể test bằng các chuyển máy chiếu sang chế độ bright hay dynamic sẽ thấy màu bị ngả xanh lá rất nhiều.

    [​IMG]

    2. Việc dùng LED 3 màu cho phép loại bỏ bánh xe màu, giúp giảm kích thước máy, độ ồn hoạt động, nguy cơ hỏng hóc bánh xe màu và đặc biệt là khắc phục hoàn toàn hiện tượng cầu vồng, vốn là điểm yếu có hữu của công nghệ DLP. Em cũng chẳng biết các hãng dùng công nghệ LCD hay LCoS sẽ còn lợi thế cạnh tranh nào so với DLP khi DLP đã khắc phục được hiện tượng cầu vồng. Vì trong bất cứ so sánh công nghệ nào mà các hãng LCD hay LCoS làm đều đem nhược điểm hiện tượng cầu vồng ra nói trước tiên.

    3. Độ nét cao. Về lý thuyết DLP 1 chip luôn dẫn đầu về độ nét so với LCD và LCoS. Lý do là hình ảnh chỉ do duy nhất 1 chip tạo ra. Trong khi đó 3LCD hay LCoS tạo hình bằng cách chồng 3 hình ảnh từ 3 tấm panel riêng biệt.

    4. Tuồi thọ bóng đèn. Cái này thì khỏi phải nói. Với 20.000h thì gần như máy chiếu LED sẽ trở nên bất tử. Cho là người dùng sử dụng máy chiếu như 1 chiếc TV, với 5h xem mỗi ngày thì cũng phải đến 11 năm mới phải nghĩ đến việc thay bóng đèn. Hic, em nghĩ chắc sau này có khi máy chiếu cũng có mặt trong danh sách tài sản thừa kế hay của hồi môn.

    [​IMG]

    5. Khả năng điều chỉnh độ sáng đèn tùy ý. Cái này những bác dùng máy chiếu có hệ thống máy chiếu cao cấp có trang bị manual Iris đều biết ạ. Nhưng thay vì phải sử dụng cửa Iris, HD90 cho phép điều chỉnh trực tiếp độ sáng của LED. Vì thế tùy vào điều kiện phòng chiếu, kích thươc màn hình mà người dùng có thề chỉnh độ sáng đèn nằm tối ưu độ tương phản thực (native contrast).

    6. Việc bật tắt máy chiếu bây giờ gần như là tức thời, không cần thời gian làm nóng hay làm nguội như ở bóng đèn. Nhiệt độ hoạt động của chip LED chỉ là 90 độ C so với 900 độ của bóng UHP. Vì thế máy hoạt động rất mát và hầu như không nghe thấy tiếng ồn của quạt tản nhiệt.

    7. Tiết kiệm điện. 150W, bằng khoảng 1/3 máy chiếu thường. Người dùng có thể dùng như 1 cái TV mà không lo trả tiền điện mệt nghỉ. Hic cứ nghĩ đến cái máy chiếu em đang sử dụng ăn gần 600W mà em xót hết cả ruột.
    Bên cạnh việc sử dụng công nghệ LED, HD90 còn được trang bị một số công nghệ nổi bật như hệ thống quản lý màu CMS+ (Color Management Control) cho phép tùy chình các mày cơ bản Primary và Secondary. Vì thế cho phép calibrate máy tối đa. Tính năng Ultra Detail cho phép tăng độ chi tiết hình ảnh bằng thuật toán, giống như công nghệ sử dụng trong sản phẩm của hãng Darbee.

    Thôi, lý thuyết như vậy là tạm đủ rồi ạ. Em xin lỗi các bác vì công nghệ này quá tuyệt quá nên em đi hơi chi tiết. Mình chuyển qua trình chiếu và đo đạc thực tế thôi ạ. Cuối cùng thì cũng vẩn lại là trăm nghe không bằng 1 thấy, mà trăm thấy cũng không bằng 1 sờ (đo) ạ.

    Em chiếu thử ở chế độ Cinema, tắt Dynamic black và các thông số đều ở mặc định. Cảm giác đều tiên là quá hớp về độ nét và màu đen.

    Độ nét

    Độ nét của HD90 vượt trội so với bất cứ máy chiếu nào mà em đã review, kể cả người anh HD83, Epson 8100, hay Sony HW50 là những máy chiếu được trang bị lens lớn cao cấp. Theo em suy đoán thì có 2 nguyên nhân. 1 là hệ thống lens của HD90 rất tốt, lý do khác là do HD90 dùng hệ thống 3LED. So với DLP dùng bánh xe màu thì việc chồng lắp các màu cơ bản khác nhau lên nhau cho một hình ảnh vật thể chuyển động kiểu gì cũng nhòe ít nhiều, dù bánh xe quay nhanh cỡ mấy. Trong khi đó công nghệ 3LCD hay LCoS cũng bị không nét do tạo hình ảnh bằng cách chồng 3 hình ảnh của 3 màu khác nhau lên nhau, nên luôn có hiện tượng lệch ít nhiều giữa 3 hình (not convergence). Sony hay JVC cho phép chỉnh sửa hiện tương không convergence này bằng tính năng điều chỉnh Panel Alignment, nhưng không phải lúc nào cũng giải quyết được triệt để vấn đề. Em có một anh khách hang sử dụng máy Mitsubishi HC9000D là dòng cao nhất của hãng. Máy sử dụng công nghệ LCoS, tuy nhiên trong quá trính vận chuyển từ Mỹ về máy bị lệch panel nên không các nào focus lại cho nét được.

    [​IMG]
    Optoma HD83

    [​IMG]
    Optoma HD90

    Độ nét của HD90 tỏ ra vượt trội tại các chi tiết như các ô cửa sổ, hay các quạt thông gió trên tòa nhà cao tầng.

    Lưu ý là toàn bộ các screenshot bên dưới đều để ở chế độ mặc định cinema.

    Màu đen

    Về màu đen thì rõ ràng là HD90 hơn hẳn so với các máy chiếu thế hệ trước. Để dễ hình dung em chụp 2 hình so sánh giữa HD90, HD83 vốn nổi tiếng là máy chiếu có độ tương phản native rất cao. Lưu ý rằng trong tất cả các review em luôn tắt chức năng Auto Iris của máy để có thể test chính xác độ tương phản cũng như màu đen thực native của máy chiếu.

    [​IMG]
    Optoma HD83

    [​IMG]
    Optoma HD90

    Với mức đèn ở 70%, gần như rất khó phân biệt giữa 2 vạch đen và khung màn hình. Cũng giống như những lần review trước, em rất chú trọng vào khả năng thể hiện màu đen cũng như màu trắng của máy chiếu. Thế nhưng đó không phải tất cả. Chúng ta đều biết là màu đen hay màu trắng tốt đều có khả năng phải đánh đổi bằng độ chi tiết của máy chiếu. Nếu một máy chiếu vừa thể hiện được màu đen nhưng vẫn giữ được độ chi tiết cao thì điều đó quá tuyệt vời. Nó thể hiện máy có độ tương phản cao và khả năng bám greyscale tốt.

    Độ chi tiết vùng tối

    Em tiến hành một loạt những thử nghiệm so sánh giữa HD90 và HD83 (nhà vô địch về độ chi tiết trong vùng tối trong cuộc thi đấu “Clash of the Titans lần trước”)
    Các chi tiết trong vùng tối của bộ phim Riddick đều được thể hiện rất rõ và tốt. Độ chi tiết và tương phản trên bề mặt của các phiến đá tỏ ra vượt trội, trong khi đó màu đen vẫn được duy trì ở mức rất cao. Nhờ có được độ tương phản và chi tiết cao, hình ảnh của HD90 rất sâu, cho cảm giác 3 chiều rất tốt.

    [​IMG]
    Optoma HD83

    [​IMG]
    Optoma HD90

    Màu da

    Với HD90, màu da của Channing Tatum sáng và tự nhiên hơn. Ngoài ra cũng có thể thấy độ chi tiết trên da, tóc, màu đen của hậu cảnh cũng vượt hơn khá nhiều so với HD83.

    [​IMG]
    Optoma HD83

    [​IMG]
    Optoma HD90

    Độ sáng, độ chính xác màu và khả năng calibrate

    Độ sáng

    Chế độ cinema: 675lumens (12ftL)
    Chế độ bright: 956lumens (17ftL)

    Độ sáng của HD90 ở chế độ cinema chưa cân chỉnh là 675lumens. Ở một phòng được kiểm soát đầy đủ, đây là độ sáng tốt cho nhu cầu cinema. Thậm chí khi mở đèn thì hình ảnh vẫn khá tốt khi chiếu trên màn chiếu trắng 140in dùng làm review. Chuyển sang chế độ Bright thì độ sáng tăng lên 956lumens và tất nhiên màu sắc bị lệch nhiều qua màu xanh lá.

    [​IMG]
    Cân bằng màu sau tinh chỉnh

    [​IMG]
    Nhiệt độ màu sau tinh chỉnh

    [​IMG]
    Gamma sau tinh chỉnh

    Thông số tinh chỉnh
    R gain: 4
    G gain: 0
    B gain: 0
    R offset: -1
    G offset: 0
    B offset: -1

    Việc cân bằng trắng cho HD90 khá đơn giản và dễ dàng, và cũng không phải can thiệp nhiều. Cân bằng trắng giúp tối ưu hóa độ chi tiết, độ chính xác màu của máy chiếu trên toàn bộ thang xám greyscale. Có thể hình dùng việc cân bằng xám giúp đảm bảo 3 thành phần màu cơ bản của máy chiếu R G B luôn cân bằng tại tất cả các độ sáng khác nhau của máy chiếu. Hiện nay hầu hết các máy chiếu đều cho phép cân bằng trắng.

    Calibrate nâng cao CMS (Color Management System)

    Do được trang bị hệ thống quản lý màu CMS, nên HD90 cho phép calibrate sâu hơn. Cụ thể là em có thể hiệu chỉnh 3 màu cơ bản RGB là Red Green Blue và luôn cả 3 màu phụ là CYM (Cyan Yellow Magenta)
    Trong các lần review trước, các bước calibrate 1 máy chiếu chỉ dừng ở việc cân chỉnh vùng sáng (contrast), vùng tối (brightness) và cân bằng trắng (greyscale calibrate). Tuy nhiên với HD90 em có thể cân chỉnh luôn cả các màu cơ bản để đảm bảo hình ảnh của máy có độ chính xác màu tuyệt đối.

    Em sẽ bắt đầu bằng một vài khái niệm về việc cân chỉnh màu cơ bản. Tất cả các màu thể hiện bởi máy chiếu đều nằm trong một tam giác màu với 3 đỉnh là 3 màu cơ bản là R G B. Các màu còn lại chỉ là việc pha trộn giữa 3 màu cơ bản này. Mỗi màu cụ thể được xác định bằng 1 tọa độ (x,y) và độ sáng Y. 3 màu cơ bản R G B cũng có tọa độ (x,y) và độ sáng nhất định được quy định bởi các hiệp hội màn hình.

    Việc cân chỉnh sẽ giúp đảm bảo đưa 3 màu cơ bản và 3 màu phụ về đúng chuẩn, từ đó đảm bảo cho việc pha trộn các màu khác từ 3 màu cơ bản này cũng chính xác hơn.

    Chuẩn quy định cho 6 màu RGBCYM là
    Màu x y Y (độ sáng)
    R 0.640 0.330 0.213
    G 0.300 0.600 0.715
    B 0.150 0.060 0.073
    C 0.225 0.329 0.787
    Y 0.419 0.505 0.928
    M 0.321 0.154 0.285
    W (White) 0.312 0.329 1.000

    Lưu ý màu trắng có thể pha trộn bởi 3 màu chính hoặc 3 màu phụ.

    Nếu pha màu chính thì tỷ lệ sẽ là 21.3% R, 71.5 G và 7.3% B tương ứng với tỷ lệ phần trăm về độ sáng trong ánh sáng trắng (nhìn cột độ sáng Y). Ví dụ đo hình trắng tinh IRE100 có độ sáng Y là 1 thì phải chỉnh R có độ sáng tương ứng là 0.213. Công việc bân giờ chỉ là chỉnh cho 3 màu về các thông số chuẩn. Việc chỉnh ở 1 màu này sẽ ảnh hưởng đến các màu khác vì thế thông thường sẽ không thể chỉnh tất cả các màu chuẩn được mà chỉnh chỉnh sao cho về tổng thể sai lệch ít nhất.

    Việc chỉnh màu cơ bản khá phức tạp. Vì thế chỉ nên chỉnh nếu các bác có kinh nghiệm về vấn đề này và được trang bị các thiết bị cần thiết. Vì nếu các màu cơ bản sai thì đương nhiên tất cả các màu còn lại sẽ sai. Các máy cao cấp sẽ cho phép chỉnh màu trong menu của người dùng, và nếu muốn có thể reset lại. Còn các máy thường thì phải vào service menu, chỉnh sai là tèo luôn. Các bác cẩn thận nhé. Vì thế em chẳng bao giờ nghịch dại mà vào service menu mà calibrate cả.

    Vào CMS của HD90, chúng ta tiến hành chỉnh x, y và Y (brightness) cho từng màu. Việc chỉnh sẽ bao gồm chỉnh và check. Vì như em nói chỉnh màu này sẽ ảnh hưởng đến màu kia.

    Calibrate CMS Optoma HD90
    Đo màu trắng IRE100 làm chuẩn
    [​IMG]

    Tinh chỉnh màu đỏ
    [​IMG]

    [​IMG]

    Tinh chỉnh màu xanh lá
    [​IMG]

    [​IMG]

    Tinh chỉnh màu xanh dương
    [​IMG]

    [​IMG]


    So sánh độ chính xác của 3 màu cơ bản của chế độ mặc định Cinema và sau khi tinh chỉnh ở chế độ User vs Cinema

    [​IMG]
    Cinema

    [​IMG]
    User sau tinh chỉnh R G B

    Việc cân chỉnh cải thiện rất đáng kể độ chính xác của các màu cơ bản. Có thể thấy 3 màu cơ bản nằm ở đỉnh tam giác màu đã tiến sát so với chuẩn (tam giác màu trắng là chuẩn). Việc cân chỉnh 3 màu thứ cấp cũng được tiến hành tương tự như 3 màu cơ bản. Tuy nhiên do không đủ thời gian nên em không cân chỉnh 3 màu thứ cấp trong lần review này.

    Kết luận

    Như em nói lần trước, HD90 ra đời sẽ làm thay đổi cuộc chơi trên thị trường máy chiếu phim gia đình. Yếu điểm còn lại duy nhất của công nghệ DLP 3LED chỉ còn là độ sáng. Thế nhưng với độ sáng từ 675-956 lumens, HD90 thừa độ sáng cho nhu cầu của home cinema, nếu so với máy chiếu phim được đánh giá cao như Mitsubishi HC4000 có độ sáng ở mức 462 lumens.

    Có lẽ việc chuyển qua công nghệ 3LED là một xu thế tương lai không thể tránh khỏi. Em dự đoán trong thời gian ngắn sắp tới máy chiếu 3LED sẽ nhanh chóng thay thế máy chiếu dùng đèn truyền thống, cũng giống như TV LED đã làm khi thay thế TV dùng đèn huỳnh quang. Câu hỏi còn lại hiện nay chỉ là khi nào.
     
  9. linh99992001

    linh99992001 Advanced Member

    Joined:
    8/12/05
    Messages:
    1.348
    Likes Received:
    23
    Thấy bác L béo khen em Led đứt lưỡi mà tiếc hôm đó bận ko đi đc. Đành đợi bác L béo bê về qua nhà xem vậy.
     
  10. tricu

    tricu Advanced Member

    Joined:
    31/8/07
    Messages:
    288
    Likes Received:
    2
    Em sẽ thêm một vài screenshot của HD90
     
  11. tricu

    tricu Advanced Member

    Joined:
    31/8/07
    Messages:
    288
    Likes Received:
    2
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
     
  12. tranman

    tranman Moderator

    Joined:
    10/7/06
    Messages:
    5.046
    Likes Received:
    1.685
    Bài viết về máy chiếu đèn LED rất hay và nhiều kiến thức hữu ích. Thanks.
     
  13. nhuthungfoto

    nhuthungfoto Advanced Member

    Joined:
    10/4/06
    Messages:
    4.735
    Likes Received:
    52
    Xin phép anh tricu Hùng sẽ tách ra thành bài riêng và đưa lên trang chủ
     
  14. tricu

    tricu Advanced Member

    Joined:
    31/8/07
    Messages:
    288
    Likes Received:
    2
    Dạ cám ơn anh Hùng.
     
  15. tricu

    tricu Advanced Member

    Joined:
    31/8/07
    Messages:
    288
    Likes Received:
    2
    Các mode cho em hỏi làm sao có thể upload hình mà ít bị ảnh hưởng đến chất lương nhất nhỉ. Hôm nay em mới để ý là hình xem trong topic và hình gốc khá nhau nhiều quá. Em thấy một số diễn đàn cho xem hình trong topic thì đúng theo size quy định, nhưng khi click vào hình thì mới load hình fullsize.
     

    Attached Files:

  16. linh99992001

    linh99992001 Advanced Member

    Joined:
    8/12/05
    Messages:
    1.348
    Likes Received:
    23
    Bác add nó qua photobucket hoặc flick giúp e
     
  17. ngoclinhkhue

    ngoclinhkhue Approved Member

    Joined:
    19/12/11
    Messages:
    9
    Likes Received:
    0
    Em muốn hỏi về màn hình ngoài trời khi chiếu phim .
    Đã có cụ nào làm chưa ạ ?
    [​IMG][/url]
    [​IMG]
    [​IMG][/img]
     
  18. tricu

    tricu Advanced Member

    Joined:
    31/8/07
    Messages:
    288
    Likes Received:
    2
    Em có làm một cái màn 250in để chiếu đá bòng ngoài trời cho 1 quán cafe dưới Biên Hòa. Về cơ bản thì không khác nhiều màn chiếu trong nhà, bác chỉ chú ý một vài điểm sau:
    - Em dùng màn chiếu chuyên dụng. Nhưng nếu bác không cầu kỳ thì có thể dùng vải trắng dày, hoặc tấm bạt hiflex trắng sơn đen 1 mặt, may gia cố 4 mép và xỏ lỗ.
    - Khung màn chiếu tháo lắp đơn giản, nhanh. Khung có thể dùng sắt V hoặc ống nước sắt tròn (cái này . Em thi dùng khung nhôm cường lực cho nhẹ, nhưng hơi mắc.
    - Căng màn có thể dùng dây dù cho tiện.
    - Chú ý lắp ở khu vực kín gió, hoặc phải che chắn gió phía sau.

    Thế là có ngay màn chiếu ngoài trời.
     
  19. tricu

    tricu Advanced Member

    Joined:
    31/8/07
    Messages:
    288
    Likes Received:
    2
    BENQ W7500

    Dạo này lu bu quá nên em không có thời gian để review máy chiếu. Mà cũng phải nói là thời gian gần đây các hang cũng không đưa ra model mới đáng chú ý nào. Ngoài Optoma HD90 đã được review đợt trước, BenQ cũng đưa ra model flagship của mình là W7500, thay thế cho model W7000, vốn là model đã đoạt giải trong lần so sánh trước cùng Optoma, Epson và Sony.

    Về ngoại hình thì khó có thể phân biệt được giữa W7500 và W7000. Nếu không nhờ chữ W7500 in phía trước máy thì 2 máy này giống y chang nhau.
    [​IMG]

    2 máy rất giống nhau về ngoại hình. Tuy nhiên nếu dạo qua một vòng thông số thì rõ ràng W7500 có khá nhiều cải tiến so với người anh của mình. Trước tiên và quan trọng nhất là W7500 sử dụng Darkchip3 trong khi W7000 chỉ dùng Dackchip2. Về lý thuyết thì DC3 cho màu đen tốt hơn và các ô fixel mịn hơn. Trong khi đó DC2 lại cho chi tiết hình trong vùng tối tốt hơn. Vì thế mà BenQ công bố độ tương phản là 60.000:1 cho W7500, cao hơn W7000 10.000.
    Một điểm đáng chú ý nữa là BenQ tăng tốc bánh xe màu lên 6x, nhanh gấp rưỡi W7000, và giúp hạn chế hiện tượng cầu vồng khi trình chiếu. Tuy nhiên theo kinh nghiệm cá nhân thì em cũng chẳng thấy có vấn đề với hiện tượng cầu vồng ở W7000.

    Ngoài ra thì W7500 vẫn giữ nguyên các đặc tính của mình như độ zoom, lens shift hay

    Trong lần review này em xin phép không so sánh trực tiếp W7500 với một đối thủ cụ thể nào vì hiện em không có máy nào trong cùng phân khác giá của W7500. Optoma HD90 cũng là một đối thủ khá thú vị nhưng bên em lại đang hết hàng HD90. Hy vọng tuần sau đợt hàng mới về em sẽ cho 2 em nó thi đấu với nhau.

    Dịp này em cũng sử dụng sensor thế hệ mới của Xrite là model I1 pro. Sensor này nhạy hơn khá nhiều so với phiên bản I1 thường nên việc cân chỉnh nhanh chóng và hính xác hơn.
    [​IMG]
    I1 pro

    Như thường lệ, em tiến hành đo độ sáng của máy, độ cân bằng màu và nhiệt độ màu. Ngay từ lúc mở máy thì em đã có cảm giác W7500 khá sáng, có vẻ sáng hơn so với W7000. Cụ thể ở chế độ cinema em đo được 1181lumens và ở chế độ Bright là 1856lumens. Như vậy ở cinema mode, W7500 sáng hơn một chút so với W7000 với 996lumens.

    Độ cân bằng màu và nhiệt độ màu của máy tại chế độ mặc định là khá tốt.
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Màu hơi bị ngả xanh ở khung cảnh tối do dư màu xanh dương. Sau một vài tinh chỉnh đơn giản với contrast và brightness, em xem một vài phim test quen thuộc như Địch Nhân Kiệt, Oblivian hay Batman. Cảm nhận ban đầu là rất khả quan. W7500 đặc biệt ấn tượng ở độ nét cũng như màu sắc rực rỡ. Ngoài ra màu đen cũng rất tốt, nhất là trong điều kiện phòng được kiểm soát sáng tốt như phòng test của em. Em phải giảm khá nhiều contrast của máy. Thiết lập contrast ở mức 33 nhưng em vẫn cảm giác dư sáng. Sẽ là tuyệt vời nếu BenQ trang bị chức năng manual Iris cho máy, giúp điều chỉnh độ sáng cho máy tốt hơn nhằm tối ưu với điều kiện phòng chiếu. Dưới đây là một vài ảnh em chụp ở chế độ mặc định cinema.

    [​IMG]
    Phim Batman Dark Rise

    [​IMG]
    [​IMG]
    Phim Địch Nhân Kiệt

    [​IMG]
    Phim Resident Evil

    [​IMG]
    Phim Kingkong

    Có thể thấy W7500 cho màu đen và độ chi tiết tối rất tốt. Tuy nhiên ở cảnh sáng, cụ thể như tại bức hình trên trong phim Kingkong, hình hơi bị mất chi tiết ở đám mây. Có lẽ do em vẫn để Contrast ở mức hơi cao. Nhìn chung là W7500 có hình ảnh rất tốt ở chế độ mặc định. Hình ảnh có độ nét cao và màu sắc khá chính xác.
    Để phát huy tối đa sức mạnh của máy, em tiến hành tinh chỉnh trắng và đưa gamma về sát chuẩn 2.2. Dưới đây là các thông số chỉnh:
    Brightness 51
    Contrast 31
    Red Gain 54
    Green Gain 50
    Blue Gain 49
    Red Offset 256
    Green Offset 256
    Blue Offset 257

    Cũng giống như các model khác của BenQ, W7500 tinh chỉnh khá dễ dàng. Máy phản ứng rất nhạy trên những tinh chỉnh về màu sắc và cho kết quả đều trên toàn thang xám IRE

    [​IMG]

    [​IMG]

    Dưới đây và vài screenshot sau khi đã tinh chỉnh

    [​IMG]
    Phim Batman

    [​IMG]
    [​IMG]
    Phim Kingkong

    [​IMG]
    Phim Abraham Lincoln

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Phim Oblivion

    Kết luận
    BenQ luôn là thương hiệu ưu thích của em. Những model chiếu phim của hang luôn đáp ứng rất tốt những yêu cầu khắt khe của các videophile. Cũng không phải ngẫu nhiên mà các hãng máy chiếu lớn như Runco hay Vidikron thường hay sao chép các model của BenQ và bán với giá cao rất nhiều lần. W7500 sẽ là một lựa chọn tốt cho các phòng chiếu phim có màn hình lớn trên 150in.
     
  20. theaminh8182

    theaminh8182 Advanced Member

    Joined:
    21/3/15
    Messages:
    187
    Likes Received:
    1.657
    Location:
    Bình Dương
    Em cũng đang chuẩn bị hốt em viviteck 1180 HD, chắc phải nhờ anh Tricu mộtphen cân chỉnh rồi ạ
     
  21. tricu

    tricu Advanced Member

    Joined:
    31/8/07
    Messages:
    288
    Likes Received:
    2
    Tuần vừa rồi em nhận được em Optoma HD92, thế hệ kế của HD90. Thật sự rất rất ấn tượng. Cuối tuần em có thời gian em sẽ làm một bài review chi tiết. Nhưng với những cảm nhận ban đầu về độ sáng, tương phản cũng như mức độ đáp ứng cân chỉnh rất nhạy, có lẽ đây là chiếc máy chiếu tốt nhất mà em từng được sử dụng. Có thể em sẽ so sánh side by side với Sony 500ES. Tuy hơi khệch khiễng vì Sony là máy 4k và đắt gấp 3 lần, nhưng có lẽ đây là đối thủ duy nhất xứng đáng nhất mà em tìm được vào thời điểm này.
     
  22. breizhspirit

    breizhspirit New Member

    Joined:
    9/5/15
    Messages:
    1
    Likes Received:
    0
    Hello Tricu,
    I hope you can understand my bad english.
    My question is, when did you think you can tested the Optoma HD92 vs the Sony VW500ES.
    I hope you have a great result with the Optoma because the 500ES had a very nice image but the convergences and the focus moove always time.
    Best regards,
    Breizhspirit
     
  23. tricu

    tricu Advanced Member

    Joined:
    31/8/07
    Messages:
    288
    Likes Received:
    2
    Hi Breizhspirit,
    I have not time to post our comparison result. We did the test and I have to say that Sony has the edge in this comparison, which is quite predictable.
    You are right about Sony smooth image which can disappoint some people, I mean it looks not as sharp as 1 DLP machine. I just can't wait to see TI market their 4K DLP chip for consumption market. But I don't think this cause by the bad convergence. This is simply because of the smooth of LCoS image. I am quite surprise also bout the focus loosing on your Sony. I installed quite many Sony 4K and I have never receive complains about focus. If you have trouble with it, you can contact your dealer to fix it. If you are in Vietnam, I can help. Please PM me because I don't think English post is appropriate in this forum.
    Regards,
     
  24. titron

    titron New Member

    Joined:
    23/6/15
    Messages:
    1
    Likes Received:
    3
    cảm thấy nó giống như một cổ máy thời gian quá nhỉ
     
  25. tricu

    tricu Advanced Member

    Joined:
    31/8/07
    Messages:
    288
    Likes Received:
    2
    Hình ảnh trải nghiệm thực tế máy chiếu phim 4K Sony VPL-VW32

    Hình ảnh trải nghiệm thực tế máy chiếu phim 4K Sony VPL-VW320ES

    Công nghệ hiển thị 4K đang ngày càng phổ biến và các hãng sản xuất TV đang nỗ lực trong cuộc đua giành lấy thị trường TV 4K cho riêng mình. Nhưng thú thật bản thân tôi, và tôi biết cũng có nhiều người như tôi, không quan tâm lắm đến sự có mặt của TV 4K. Lý do chính có lẽ là thiếu thốn nguồn nội dung, và lý do thứ 2 là một chiếc TV có màn hình 50 inch, có thực sự cần độ phân giải 4K không (không nói đến những chiếc TV khổng lồ 100 inch vì giá trên trời rồi). Nhưng đối với một chiếc máy chiếu 4K với màn hình trên 130 inch thì sao, đó lại là câu chuyện hoàn toàn khác. 3 tháng sau khi Sony giới thiệu 2 mẫu máy chiếu 4K mới của mình là VW320ES và VW520ES tại IFA 2015, Sony VPL-VW320ES đã có hàng tại showroom Cơn Bão Số, và không biết nói gì hơn, đập hộp trải nghiệm nào.

    [​IMG]
    Chân dung nhân vật chính của bài viết ngày hôm nay. Rất ngầu đúng không.

    [​IMG]
    Xung quanh ống lens có khá nhiều khoảng trống nhằm chừa chỗ cho tính năng lenshift, cũng như cho không khí tràn vào tản nhiệt hệ thống bên trong.

    [​IMG]
    Hàng nút chức năng và các thông tin về tiêu chuẩn quốc tế đã thông qua. Dòng chữ Made in Japan mặc dù out focus những vẫn gây chú ý.

    [​IMG]
    Trang bị 1 cổng HDMI 2.0 để có thể truyền tín hiệu 4K 60fps một cách trơn tru, và 1 cổng HDMI 2.2 mà tôi chưa hiểu hết chức năng là gì, có thể là để bảo vệ sao chép bản quyền.

    [​IMG]
    Logo 4K và SXRD quen thuộc trên các sản phẩm máy chiếu 4K của Sony

    [​IMG]
    Đọ vòng eo với Sony VW1100ES. Eo thì to bằng nhau rồi đấy cơ mà em VW320ES lùn hơn.

    Về cơ bản thì tôi không thấy có sự khác biệt nhiều của 320ES so với người anh mà nó thay thế là 300ES. Có lẽ cải tiến đáng kể nhất mà Sony đưa vào thế hệ máy chiếu 4K mới của mình là bóng đèn UHP 225W có tuổi thọ lên đến 6000h. Vì thế tôi xin phép không dành nhiều thời gian nhận xét về ngoại hình cũng như các thông số kỹ thuật của VW320ES.

    Ấn tượng đầu tiên của tôi về chất lượng trình chiếu tại thiết lập mặc định cinema 1 là tương đối tốt. màu sắc tự nhiên và độ chi tiết rất cao. Mặc dù với nguồn chiếu là phim 1080p, chip xử lý hình ảnh và chức năng Reality Creation đã làm rất tốt công việc của mình khi upscale chất lượng hình ảnh lên mức 4K. rõ ràng có mộ sự khác biệt rất lớn khi tôi so sánh về độ nét và độ chi tiết hình ảnh giữa một chiếc máy chiếu dùng chipset 4K và một chiếc máy Full HD, dù nguồn phát đều là 1080P.

    Thông số đo đạc ở chế độ Cinema 1 mặc định:


    [​IMG]
    RGB Color Levels

    [​IMG]
    Color Temperature

    [​IMG]
    CIE Chart

    Một số hình sreenshot nguồn phim Full HD:

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    Cả mảng tối và mảng sáng đều thể hiện đầy đủ chi tiết

    [​IMG]

    Có lẽ với thế hệ máy 4K thì khái niệm về các ô pixel đã không còn nữa. thực sự tôi đã không thể nhìn thấy được ô pixel của Sony 4K trên màn hình 130 inch dù đứng nhìn ở khoảng cách rất gần. một câu hỏi đặt ra trong đầu tôi lúc này rằng liệu công nghệ hình ảnh đã đạt đến mức giới hạn chưa? Và liệu việc phát triển công nghệ 8K có thực sự cần thiết. Tuy nhiên cũng phải thú thực ràng tôi cũng đã từng đặt câu hỏi này khi lần đầu tiên được tiếp xúc với những chiếc máy chiếu Full HD. Tôi đã tưởng như là việc nâng cấp độ phân giải có lẽ là không cần thiết bởi lẽ với khoảng cách ngồi bình thường (gấp 1.5 lần chiều rộng màn chiếu) thì tôi không thể phân biệt được các ô pixel nữa. Và quan niệm trên của tôi đã thay đổi khi trải nghiệm chiếc máy chiếu 4K đầu tiên là Sony 1000ES. Chắc có lẽ nó cũng giống như việc chúng ta bây giờ nhìn vào màn hình của chiế iphone 2 và tự hỏi: ôi sao nó xấu quá!!

    Một số hình screenshot nguồn phim 4K:

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Cũng như các thế hệ máy chiếu 4K trước, Sony VW320ES đặc biệt rất xuất sắc ở độ trung thực cũng như bão hòa của màu sắc. Tuy nhiên đánh giá được thực hiện trên màn hình 130 inch tại phòng demo của công ty, nhưng tôi hoàn toàn tin tưởng vào việc Sony có thể giữ được độ bão hòa màu xuất sắc trên những màn hình lớn hơn nhiều, thậm chí vượt trên 200in. Sự tự tin này có được sau rất nhiều lần lắp đặt máy chiếu Sony 4K tại các công trình sử dụng màn chiếu lớn.

    Một số hình screenshot nguồn phim video demo:

    [​IMG]
    Màu đen của VW320ES chưa được ấn tượng như người anh VW1100ES, nhưng vẫn thực sự tốt so với mặt bằng chung các flagship của hãng khác.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Một chút thông tin ngoài lề, trong một cuộc nói chuyện gần đâu với đại diện của Sony Digital Cinema tại HongKong, thì chúng tôi được biết rằng Sony đã rất ưu ái khi dành khá nhiều những công nghệ đỉnh cao trong 4K Digital Cinema để ứng dụng vào những chiếc máy chiếu 4K dân dụng của mình. Mặc dù thị trường 4K dân dụng của Sony là rất nhỏ, và việc đầu tư này mang tính chất biểu dương công nghệ hơn là mang về lợi nhuận thương mại. Theo đại diện của Sony thì trên 80% rạp chiếu phim tại Thái Lan đã chuyển sang công nghệ 4K Digital Cinema của Sony, trong khi ở Việt Nam vẫn chủ yếu dùng công nghệ 2k của Barco hay Christie. Và có lẽ còn phải rất lâu nữa thì Texas Instrument mới cho ra đời các chip DLP 4K cho thị trường dân dụng, hoặc có thể là không bao giờ. Vì vậy có thể coi những chiếc máy chiếu 4K native hiện nay vẫn là hàng độc kén người chơi ít nhất trong thời gian sắp tới.

    Quay lại với bài review, thật khó để có thể so sánh chất lượng của 320ES với một đối thủ khác. Bởi lẽ VW320ES thực sự không có đối thủ trên thị trường hiện nay ở tầm giá trên 200 triệu. Và cũng không công bằng nếu tôi so sánh nó với đàn anh 1100ES vì rõ ràng giá của 1100ES là hơn gấp đôi so với 320ES. Tôi đang rất mong chờ một cuộc chiến cân tài cân sức khi Đồng Nam đem về chiếc máy Epson Laser LS10000. Và khi đó chúng ta sẽ thực sự có một cuộc chiến giữa những người khổng lồ.
     

Share This Page

Loading...