Chuyện về Hovland HP-100

Discussion in 'Đèn điện tử' started by MMX, 20/1/14.

  1. MMX

    MMX Advanced Member

    Joined:
    14/5/11
    Messages:
    368
    Likes Received:
    36
    Em đọc được bài này thấy thú vị quá nên dịch cho các bác đọc cho vui, tiêu đề do em tự đặt, bản gốc ở đây mời các bác:
    http://www.diyaudio.com/forums/tubes-va ... -lore.html

    Do trình độ còn nhiều hạn chế, có chỗ nào không chính xác mong các bác lượng thứ :lol:

    [​IMG]

    [​IMG]

    Thỉnh thoảng tôi nhìn thấy một bài viết về hãng Hovland và pre HP-100 của hãng, làm tôi nhớ lại thời gian làm việc tại Hovland với vai trò kỹ thuật viên thử nghiệm trong vòng 3 tháng vào năm 2002. Tôi nghĩ rằng khoảng thời gian từ đó đến nay đã đủ dài, tôi sẽ cho các bạn biết về cơ chế hoạt động của công ty audio Hiend nổi tiếng này và preamp được đánh giá cao HP-100 của hãng.

    Tôi đến làm cho Hovland sau gần 11 năm làm cho hãng Alesis Studio Electronics. Khi còn ở Alesis, đầu tiên tôi làm kỹ thuật viên lắp ráp và sau cùng là quản lý của trung tâm bảo hành.

    Trong thời gian làm cho Alesis, tôi nghiên cứu về một số thiết kế preamp đèn. Tôi đã thiết kế một loại preamp cho Microphone, sản phẩm này sau đó đã trở thành sản phẩm hàng đầu của hãng Requisite Audio. Mặc dù ở thời điểm đó tôi đang làm việc trong lĩnh vực thiết bị ghi âm chuyên nghiệp, tôi đã là độc giả của các tạp chí dành cho dân chơi Audio như "Audio Amateur" và "Sound Practices", nên tôi hiểu được các kỹ thuật và triết lý thiết kế của giới Audiophile. Tuy nhiên tôi vẫn chưa biết được những gì sẽ chờ đợi mình tại Hovland

    Cuộc phỏng vấn của tôi tại Hovland tiến triển tốt đẹp. Tôi có mang theo một mẫu thiết kế sản phẩm bán dẫn "Pultec type EQ" do tôi thiết kế, điều đó gây ấn tượng đối với họ. Đầu tiên tôi gặp một quý ông tên là Michael rồi sau đó tiếp tục được gặp Bob Hovland và họ đã thuê tôi làm kỹ thuật viên thử nghiệm và kiểm soát chất lượng khâu cuối cùng đối với sản phẩm HP-100.

    Từ đây mọi việc bắt đầu trở nên lý thú: Trong thời gian tôi thực tập, tôi được giao lắp linh kiện vào bo mạch của pre HP-100. Bà phụ trách dây chuyền lắp ráp giải thích rằng tất cả các điện trở đều được đánh dấu phân cực, tôi phải tuân thủ theo mẫu một bo mạch đã lắp sẵn, đặc biệt lưu ý đến cực của điện trở. Hmm, tôi không lấy gì làm tin tưởng lắm nên tôi hỏi lại bằng một giọng cố làm ra vẻ thật thà nhất mà tôi có thể nặn ra được “làm sao bà xác định được cực của các điện trở này” Bà ta trả lời “Đó là một bí mật”. Tôi nhướn mày tỏ ra ngạc nhiên, cười và tuân thủ theo chỉ dẫn. sau này tôi có nói về việc tôi chưa từng được đọc bất kỳ tài liệu nào cho dù là mơ hồ nhất nói rằng điện trở có phân cực. Bà ấy chỉ nói rằng “À, chúng có đấy và chúng ta phải kiểm tra từng lô điện trở một vì chúng thường tuân theo mã vạch màu trên thân điện trở, đối với lô này chúng theo chiều này, đối với lô khác chúng có thể theo chiều khác”. Khoảng 1 tháng sau tôi nhìn thấy bà ta làm công việc kiểm tra và đánh dấu cực điện trở. Bà ta dò sóng của 1 chiếc radio xách tay to bằng chiếc thẻ tín dụng giữa các đài phát thanh và cắm tai nghe vào rồi cầm 1 đầu dây của điện trở bằng cả 2 tay và giữ nó ở khoảng giữa ngực như là bà ta đang cầu nguyện, rồi bà ta đổi đầu điện trở và lặp lại quá trình nói trên. Có vẻ bà ta nghe thấy sự khác biệt nào đó để phân biệt và đánh dấu được cực của điện trở. Tôi không biết gì thêm nữa về việc tìm cực điện trở này.

    Khi tôi làm công việc lắp ráp linh kiện vào PCB, tôi nhận thấy không có biểu hiện hoặc lý do đặc biệt nào về sự lựa chọn loại điện trở được sử dụng tại từng vị trí của mạch. Mọi loại điện trở đều được sử dụng bao gồm loại chống cháy và trở metal oxide và đây là bo mạch tiền khuyếc đại chứ không phải là bộ nguồn. “Quỷ thật, đủ mọi loại điện trở trên đời” tôi thốt lên khi chỉ vào mạch mẫu. Bà phụ trách khâu lắp ráp giải thích “Các thử nghiệm kỹ lưỡng đã được tiến hành trước khi quyết định lắp loại điện trở nào ở vị trí nào". Tôi thấy bối rối khi nhìn thấy trở Caddock Bulk Foil trên bo mạch nhưng vấn đề ở chỗ nó lại không phải được sử dụng làm trở tải. Tôi tiếp tục lắp ráp theo mẫu mà hoàn toàn không có lấy một sơ đồ mạch.



    Hai hoặc ba ngày sau tôi được giao một bàn lắp ráp, Bob Hovland huấn luyện tôi cách match FET (tôi sẽ kể đoạn này sau) và cách hoàn chỉnh một chiếc HP-100. Tôi được yêu cầu đến gặp Michael để lấy các bộ bóng đèn. Michael là xếp của tôi, về cơ bản ông ấy là giám đốc sản xuất ở đó, khi tôi gặp ông, ông đưa tôi một bộ bóng. Bob hướng dẫn tôi qua từng bước. Rồi tôi đã thử nghiệm chiếc rề đầu tiên. Tôi tiếp tục nhận các máy từ những người lắp ráp khác, lấy các bộ bóng đèn từ Michael, kiểm thử chiếc preamp trong vòng 1 tuần lễ; mọi thứ đều ổn, thế rồi một hôm tôi đến chỗ Michael để lấy 1 bộ bóng, anh ấy nói “ chờ tí nhé, tôi hết bóng theo bộ rồi” được rồi, tôi sẽ chờ anh, tôi nói.

    Michael cúi xuống hộp đựng các bóng đèn, bàn tay đưa qua đưa lại trên thùng bóng như đang lên đồng, nhặt lấy 1 bóng và thử độ nặng nhẹ của nó, rồi lặp đi lặp lại động tác trên với thùng bóng khác cho đến khi anh ta chọn được 2 bóng 12AX7 và 1 bóng 12AU7, các bóng này là bóng Sovtek phiến dài 12AX7LPS, tôi không nhớ bóng 12AU7 là loại nào, rồi anh ta vuốt ve cả ba và chuyển chúng cho tôi. Trong khi những chuyện này xảy ra tôi tự hỏi không biết mình có bị chứng hồi tưởng ảo giác nào không. Tôi nhìn lướt qua các bức tường nhưng không nhìn thấy bất kỳ sự chuyển động kỳ quặc nào. Chuyện này đúng là có thực và Michael thực sự match đèn bằng phương pháp đó. Tôi ở trong tâm trạng shock toàn tập, tôi nhận các bóng đèn một cách máy móc rồi quay lại bàn làm việc, lắp đèn vào máy và tiến hành các công tác kiểm tra.

    Rồi tôi được biết kỹ thuật này được Michael gọi là cảm xạ. Anh ta cho rằng kỹ năng cảm xạ đèn của anh ta đã được xác nhận bởi Ram Labs. Anh ta còn dùng kỹ năng này để match các biến áp của Beyer để tìm các cặp cân nhau dùng trong khuyếch đại MC. Một lần anh ta nhận được cuộc gọi từ một một công ty rằng lô dây dẫn đã sẵn sàng, anh ta nói với tôi “tôi phải đi một lúc để xác định cực của dây” tôi hỏi “anh làm cách nào vậy?” “à bằng cách cảm xạ mà” anh ta trả lời. Michael còn cho tôi biết rằng anh trai anh ta còn có thể dung phương pháp cảm xạ để tìm vàng. Một thời gian sau đó tôi có hỏi anh ta tại sao anh ta không đưa anh trai đi đến các vùng có mỏ vàng để tìm vàng? Anh ta trả lời “à anh trai tôi có khó khăn trong việc tập trung vào công việc và hầu như còn không tự sống được một mình trong căn hộ nhỏ”. Vào lúc này tôi có cảm giác chuyện này giống như việc một ai đó gọi đến chương trình trò chuyện của đài phát thanh vào lúc nửa đêm và nói rằng có một người rừng đã bị bắn nhưng vì khó khăn nên không thể đưa được xác ra khỏi rừng.

    Giờ đây tôi miễn cưỡng chấp nhận rằng một số người có thể có khả năng bẩm sinh đặc biệt mà tôi và đa số những người khác không có được. Nhiều tuần trôi qua kể từ khi tôi làm việc tại Hovland, Michael bắt đầu dạy cho bà phụ trách dây chuyền lắp ráp phương pháp cảm xạ của anh ta, thế rồi đột nhiên bà ta bắt đầu dùng phương pháp này để match tube và những thứ khác. kể từ lúc này đầu óc tôi bắt đầu hoàn toàn nằm trong vùng báo động màu đỏ.

    Vào ngày cuối cùng tôi làm ở đó, tôi bảo Michael rằng tôi không tin kỹ thuật cảm xạ của anh ta là thật, bằng một vẻ nghiêm túc hoàn toàn, anh ta cũng cho rằng điều này quả là khó tin tuy nhiên anh ta vẫn hoàn toàn tin tưởng vào kỹ năng của mình.

    Trong toàn bộ thời gian tôi làm việc ở đó, họ không bao giờ đưa cho tôi xem sơ đồ mạch nào cả, bạn có thể tin được không! Bạn được tuyển mộ là kỹ thuật viên thử nghiệm nhưng lại không hề có trong tay sơ đồ mạch nào cả. Do tò mò, khi Michael và bả phụ trách lắp ráp không có mặt tại đó, tôi lấy 1 cái PCB và 1 tờ giấy chuồn ra 1 chỗ vắng và vẽ lại sơ đồ theo từng đường mạch. Thật là ngạc nhiên vì sau khoảng 1 tuần tôi phát hiện ra tôi đã gặp kiểu mạch này trước đây. Tôi đã đọc nó trên tạp chí Glass Audio, nó có tên gọi là “Spice and the art of Preamp Design”. Tôi không ghi lại chính xác giá trị của từng điện trở được sử dụng tại từng vị trí. Điều khác biệt duy nhất của mạch Hovland là họ dùng 1 con JFET follower giữa bóng 12AU7 và ngõ ra. Họ nói rằng họ có thể nghe thấy sự khác biệt tạo ra bởi tải khi ngõ ra được lái trực tiếp bằng tube follower (mà không có con JFET này)

    Mạch đốt tim dùng AC và lọc bằng choke, con choke này rất to. Mạch B+ được ổn áp bằng mosfet, đa phần tụ là tụ Hovland Musicap (dĩ nhiên rồi) nhưng con tụ xuất cuối cùng nối với con JFET follower lại là tụ tantalum, thật là một lựa chọn kỳ quặc.

    Cho đến tận thời gian cuối cùng tôi ở đó, họ cho ra đời phiên bản thử nghiệm đầu tiên của biến áp cách ly Voltaire. Tôi bảo họ rằng cũng như cái HP-100, cái này nghe cũng rất tốt, thấy có sự khác biệt rõ rệt. Theo tôi thì cái HP-100 nghe hơi mờ, điểm nổi bật của nó là sự bóc tách rõ ràng các nhạc cụ và duy trì được không gian riêng đối với các hồi âm của phòng. Sau khi lắp thêm module Voltaire thì cái HP-100 trở nên sống động, tôi, Michael và Bob nhận thấy ngay lập tức.

    Tôi ngồi ở chỗ làm việc hồi tưởng, cười thầm và tự bảo: toàn bộ những trò kỳ quặc này của các vị (hầu hết là của Michael) hàng trăm giờ chọn lựa linh kiện, tìm cực của điện trở và dây dẫn, cảm xạ đèn, luôn luôn xoắn dây theo chiều kim đồng hồ, bố trí linh kiện trên mạch theo một cách bí ẩn (à tôi quên chưa đề cập là Michael layout PCB theo kiểu cũ. Anh ta nói rằng việc bố trí linh kiện tại các vị trí này đã được thử nghiệm bằng tai) và toàn bộ chiếc preamp này cần phải có nguồn AC thật sạch, cân bằng. Bạn hãy thử tưởng tượng xem có thú vị không?
    ====================

    Và mạch của chiếc preamp này do một người khác vẽ lại
     

    Attached Files:

    Tags:
  2. will

    will Advanced Member

    Joined:
    26/4/06
    Messages:
    2.377
    Likes Received:
    14
    Location:
    Bien Hoa
    Một bài đọc quá hay & bổ ích.
    Cám ơn Bác MMX đã chia sẽ.
     
  3. NDBD

    NDBD Advanced Member

    Joined:
    8/9/07
    Messages:
    1.012
    Likes Received:
    6
    Huyền bí quá. Mà pre hovland nghe hay thật. Nhưng chưa được nghe đồ clone. Chắc vẽ mạch in xong clone 1 chuyến xem sao. Nhưng linh kiện mới quan trọng em nghĩ thế. Con jfet kia tên gì vậy bác MMX?
     
  4. MMX

    MMX Advanced Member

    Joined:
    14/5/11
    Messages:
    368
    Likes Received:
    36
    Con JFET là PN4393, hoặc bác dùng loại tương đương chắc cũng OK. Bác lưu ý là tụ xuất phải là wet tantalum nhé, dùng tụ film tiếng sẽ không hay.
     
  5. NDBD

    NDBD Advanced Member

    Joined:
    8/9/07
    Messages:
    1.012
    Likes Received:
    6
    Thanks bác, nhìn lại thấy cũng hao đèn, hao tụ quá!
     
  6. dongcanqn

    dongcanqn Advanced Member

    Joined:
    8/11/11
    Messages:
    2.445
    Likes Received:
    115
    Location:
    Kỳ Co
    Em này hiểu nhất là Bác Quangbh. Bạn em ghép với pow AudioNote đanh Tanoy Memory TWW nghe rất hay.
     
  7. will

    will Advanced Member

    Joined:
    26/4/06
    Messages:
    2.377
    Likes Received:
    14
    Location:
    Bien Hoa
    Chủ đề thú vị..................................................... :D
     
  8. MMX

    MMX Advanced Member

    Joined:
    14/5/11
    Messages:
    368
    Likes Received:
    36
    Về lý do tại sao Hovland lại dùng tụ tantalum làm tụ xuất đây ạ
    ========================

    Nhiều năm trước đây, tôi có giúp một người mod lại chiếc HP-100 bằng loại tụ tốt hơn. Sau khi thay tụ xuất tantalum bằng tụ film khác, người bạn này nói răng "chất âm của Hovland" không còn nữa, tiếng của nó bây giờ chỉ như các preamp tầm tầm khác mà thôi, khỏi phải nói, cái preamp này sau đó đã bị bán.
    Tôi đoán lý do họ dùng tụ tantalum tại vị trí đó là một kiểu equalizer để điều chỉnh màu âm mặc dù tụ tantalum có độ méo rất cao, bạn hãy nhìn vào màn hình của máy phân tích phổ bên dưới.
     

    Attached Files:

  9. NDBD

    NDBD Advanced Member

    Joined:
    8/9/07
    Messages:
    1.012
    Likes Received:
    6
    Cái này hay đây. Vậy khi làm pre có thể thêm 1 tầng đệm jfet để ngã ra xuất tụ tantan là có méo như hovland.
     
  10. cungdhv

    cungdhv Advanced Member

    Joined:
    7/1/12
    Messages:
    1.620
    Likes Received:
    89
    Location:
    Bên Đông Trường Sơn !
    Em nghĩ, mấu chốt của vấn đề là ở cái tụ tantan, do đó dùng tụ tantan xuất thẳng kthode từ đèn, không cần con FET - có thể chất âm vẫn OK hovland.
     
  11. NDBD

    NDBD Advanced Member

    Joined:
    8/9/07
    Messages:
    1.012
    Likes Received:
    6
    Nhưng hình như tụ tantan không chịu được áp cao, nhiệt độ cao đâu bác ơi.
     
  12. cungdhv

    cungdhv Advanced Member

    Joined:
    7/1/12
    Messages:
    1.620
    Likes Received:
    89
    Location:
    Bên Đông Trường Sơn !
    Ap kthod không cao đâu, nếu là kthode đèn pre thì lại càng thấp, cùng lắm chỉ vài vol.
     
  13. NDBD

    NDBD Advanced Member

    Joined:
    8/9/07
    Messages:
    1.012
    Likes Received:
    6
    Mạch cathode follower thì thông thường điện áp cathode khoảng 1/2HV nên tụ tantan kg chịu nổi.
     
  14. NDBD

    NDBD Advanced Member

    Joined:
    8/9/07
    Messages:
    1.012
    Likes Received:
    6
    Hình như ampli bán dẫn sử dụng nhiều tụ tantal. Như cái bán dẫn khá đắc tiền em đã nghe qua thì cái gì cũng có: ấm áp, chi tiết, mạnh mẽ... nhưng vẫn thấy thiếu thiếu cái gì đó, thấy rõ nhất khi nghe nhạc cụ như piano, ghita, giống như đánh 1 nhát rồi chặn lại ngay kg cho nó ngân vang. Kg biết có phải do tụ tantal?
    Trời lạnh quá, ngồi gõ điện thoại mà cứng tay hết. :)
     
  15. cungdhv

    cungdhv Advanced Member

    Joined:
    7/1/12
    Messages:
    1.620
    Likes Received:
    89
    Location:
    Bên Đông Trường Sơn !
    Ampli bán dẫn nó như vậy (chữ đỏ), nhưng với Tube sẽ khắc phục được. Chính vì vậy ampli tube đã trỗi dậy sau bao thập kỉ nằm im :D
     
  16. GOHOME

    GOHOME Advanced Member

    Joined:
    28/4/11
    Messages:
    1.443
    Likes Received:
    30
    Em nghỉ vấn đề tổng trở củng cần phải lưu ý .
     
  17. NDBD

    NDBD Advanced Member

    Joined:
    8/9/07
    Messages:
    1.012
    Likes Received:
    6
    Tổng trở ntn bác ơi?
     
  18. Hại Điện

    Hại Điện Advanced Member

    Joined:
    6/4/09
    Messages:
    1.996
    Likes Received:
    25
    Mạch khá tốn tụ và đèn....nhưng nó gây ra trong em một sự tò mò không thể chịu nổi. Bác nào "cầm cái" đi ạ.... :lol:
     
  19. NDBD

    NDBD Advanced Member

    Joined:
    8/9/07
    Messages:
    1.012
    Likes Received:
    6
    Cái này nghe nói bác gohome đã làm rồi, bác cầm bác ấy đi! :)
     
  20. meoden

    meoden Advanced Member

    Joined:
    13/9/08
    Messages:
    311
    Likes Received:
    2
    Location:
    Hà nội
    Điện áp anot cho cả 3 bóng đèn là bao nhiêu vậy nhỉ, trên sơ đồ không ghi
     
  21. NDBD

    NDBD Advanced Member

    Joined:
    8/9/07
    Messages:
    1.012
    Likes Received:
    6
    HV em nghĩ tầm 300V
     
  22. cungdhv

    cungdhv Advanced Member

    Joined:
    7/1/12
    Messages:
    1.620
    Likes Received:
    89
    Location:
    Bên Đông Trường Sơn !
    Em quên mất, như vậy con FET chủ yếu để hạ thấp áp ra nhằm đáp ứng áp của Tantan, và như vậy áp HV tầm cỡ 250vdc. Ngoài ra trong modul lắp ráp gồm 2 nửa có đến 6 đèn, nhưng trên sơ đồ nguyên lí chỉ có 3 nửa đèn kép /1 kênh, vậy còn 3 đèn nữa làm gì ? hay họ dùng đèn 3 cực đơn, mà người vẽ nhớ nhầm thành 3 cực kép (ECC83)?
    Các bác n/c tiếp.
     
  23. GMR

    GMR Advanced Member

    Joined:
    9/9/09
    Messages:
    359
    Likes Received:
    1
    em xin chân "cảm xạ" match diode, cầu chì và điện trở
     
  24. GOHOME

    GOHOME Advanced Member

    Joined:
    28/4/11
    Messages:
    1.443
    Likes Received:
    30
    Mạch này chạy 2 nguồn , HV của 12AX7 là 400v và 12AU7 khoảng 430v .
    @ " Tổng trở ntn bác ơi? "
    Tổng trở output .
     
  25. GOHOME

    GOHOME Advanced Member

    Joined:
    28/4/11
    Messages:
    1.443
    Likes Received:
    30
    3 đèn còn lại của phono .
     

Share This Page

Loading...