Công suất receiver, đâu là chuẩn?

Discussion in 'Khuếch đại, giải mã đa kênh' started by tricu, 10/12/13.

  1. tricu

    tricu Advanced Member

    Joined:
    31/8/07
    Messages:
    288
    Likes Received:
    2
    Chào các bác,

    Là người chơi đồng thời cũng là người bán hàng nên em gặp rất nhiều thắc mắc của khách hàng về công suất của receiver. Vì đa số người dùng đều quan tâm và thích công suất lớn. Đúng là Watt càng to thì càng tốt nhưng mà đôi khi em cũng không chắc là như thế vì chỉ Watt to không thì cũng không biết là sẽ giúp hát to hay hét to ạ. Các bác có kinh nghiệm giúp em cách nhìn chính xác về công suất receiver với.

    Theo em tìm hiểu thì thông số về công suất power output phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như
    - Chỉ một kênh kêu hay tất cả các kênh đều kêu khi test (all channel continuous): cái này thì em thấy đa số các hãng đều chỉ ghi cho 1 channel hoặc 2 channel driven, trừ một vài hãng như NAD hay Harman là hay ghi all channel continuous, có vẻ trung thực hơn ạ.
    - Dải tần test: 1kHz hay 20 - 20kHz: chỉ test ở 1kHz thì đương nhiên công suất phải lớn hơn test đều các dải phải không ạ?
    - Độ méo: cái này thì loạn xí ngầu cả. Hãng thì đo công suất khi độ méo đạt 0.06%, hãng thì 0.08%, 0.1%. Thậm chí có hãng đo ở 1% :twisted: Theo em biết thì chuẩn đặt ra là đo khi độ méo đạt 0.1%. Nhưng thường các hãng thường không tuân thủ, chắc là để người dùng loạn chưởng để dễ bề chém gió phải không ạ.

    Ngoài ra còn một thông số rất quan trọng nữa là dòng cấp phải không các bác. Các loa có Ohm thấp, như 4Ohm chẳng hạn cần ampli có thể cấp được dòng cao phải không ạ. Thường em thấy mấy cái ampli xịn thì có thể gấp đôi công suất khi giảm Ohm 1 nửa. Ví dụ 100W/8Ohm thì có thể đạt 200W/4Ohm. Có nghĩa ampli có khả năng cấp dòng cao gấp đôi so với bình thường kéo loa 8Ohm phải không ạ. Nhưng ngặt nỗi mấy cái receiver chỉ ghi thông số ở 8Ohm, thế thì làm sao biết khả năng cấp dòng của receiver ạ?

    Các bác có thể giúp em đặt ra 1 chuẩn để xét công suất được không ạ? Hoặc kinh nghiệm để biết mà so sánh công suất giữa các hãng với.
     
    Tags:
  2. Vũ RECEIVER

    Vũ RECEIVER Advanced Members

    Joined:
    10/9/10
    Messages:
    274
    Likes Received:
    13
    Theo mình nghĩ thì công suất hãng đưa ra để thuận tiện cho việc phối ghép và setup , còn âm thanh to hay nhỏ ít ảnh hưởng đến . Vì test sơ qua 1 vài dòng máy , có dòng rất ăn volume , có dòng ko ăn volume . Và cũng rất nhiều người hiểu nhầm rằng phòng nhỏ thì chỉ cần công suất nhỏ, phòng lớn thì cần công suất lớn , đây chỉ là 1 phần , cho dù phòng nghe lớn hay nhỏ nhưng công lực amply phải đủ đầy ra hết tất cả các chi tiết của âm thanh , tiếng sâu và mạnh mẽ , âm thanh cao trào phải dứt điểm thì mở to hay nhỏ tiếng vẫn hay , nếu đáp ứng theo nhu cầu của mình thì ngồi xem phim tại phòng thì ghế và sàn nhà phải rung rinh theo tiếng bom... . Điểm khác nhau giữa công suất lớn nhỏ là góp phần làm âm thanh hay hay không , khi mở lớn thì chiếc amply đó đang thể hiện ''chỉ la lớn tiếng là đủ'' hay ''tiếng lớn nhưng lực kéo theo cũng dày dặn''. Nói chung thì mình thấy các thông số mình dùng để tham khảo , nhưng mạnh hay không thì phải ghép và dàn loa thực tiễn.
     
  3. ngdhieu

    ngdhieu Advanced Member

    Joined:
    7/5/10
    Messages:
    1.807
    Likes Received:
    146
    Chuẩn tốt nhất là tự đo bác ạ.
    Để đo công suất và tổng méo hài (THD), cần 1 vôn kế, 1 ampere kế, và 1 máy đo THD, yêu cầu là phải hiển thị chính xác số đo ở tần số bác định đo.
    Bác có thể dùng tải giả là điện trở cố định (4Ohm, 6Ohm, 8Ohm) hoặc mạch mô phỏng loa; hoặc dùng chính cái loa (nếu bác chịu nổi tiếng ồn phát ra)
    Có U, I thì sẽ tính được công suất (ở mức trở kháng và tần số đã định), đồng thời đọc chỉ số THD cũng xong.
    Để nguyên mức volume, thay đổi tần số phát có thể dẫn đến thay đổi chỉ số đo trên các đồng hồ.

    Ampli nói chung, AVR nói riêng có ăn volume hay không lại còn phụ thuộc vào việc nó dùng volume gì nữa (các bác hỏi thợ sẽ biết có volume 10k, volume 50k, volume 100k v.v...). Dòng điện ra loa không tỷ lệ thuận với mức chia volume (cùng tăng chứ không tỷ lệ thuận nhé các bác). Công suất áp lên 2 cọc loa cũng không tỷ lệ thuận với độ lớn của âm thanh phát ra loa. Tăng gấp đôi công suất không nhất thiết sẽ làm âm thanh to gấp đôi (đo được trên thanh áp kế), cũng không nhất thiết sẽ khiến chúng ta cảm thấy âm thanh to gấp đôi. (tai người có thể tự điều chỉnh để chúng ta cảm thấy nghe nhỏ đi trong 1 môi trường tiếng ồn cao)
     
  4. Pointed

    Pointed Advanced Member

    Joined:
    1/12/08
    Messages:
    2.557
    Likes Received:
    66
    Location:
    ...Sáng áo bông ...Tối áo phông
    Công suất (ở đây hiểu trên góc hẹp cho tín hiệu điện xoay chiều ra loa) là một đại lượng đo. Mà đã là đại lượng đo thì nó có định nghĩa, phương pháp đo dựa trên một hoàn cảnh, điều kiện cụ thể (nói tóm tắt là kịch bản đo).

    Bác thấy rối là điều hiển nhiên, vì ứng với mỗi một hoàn cảnh, điều kiện đo thì giá trị CS sẽ khác đi và có thể khác/chênh lệch nhau rất nhiều. Bác yêu cầu ae xác định ra một chuẩn về CS là điều bất khả thi vì cái đó được từng nhà sx thực hiện theo cách của họ, ứng với kịch bản đo mà họ sử dụng. Rất tiếc là phần lớn các nhà sx không đưa ra đầy đủ các thông tin về kịch bản đo nên nhiều khi làm người tiêu dùng bối rối.

    Lời khuyên của em là bác nên đọc thêm tài liệu về các khái niệm CS được đo ở các kịch bản khác nhau để hiểu được giá trị CS do các nhà sx cung cấp; hơn là đòi hỏi một chuẩn đo CS.
     
  5. tricu

    tricu Advanced Member

    Joined:
    31/8/07
    Messages:
    288
    Likes Received:
    2
    Thế này ạ,

    Em cũng nghiên cứu và thấy có 1 tiêu chuẩn được đưa ra (áp dụng cho receiver thôi nhé) là đo công suất ở điều kiện như sau:
    - Tất cả các kênh đều tải liên tục (all channel driven continuously)
    - Ở độ méo 0.1%
    - Dải tần đo là từ 20-20kHz (hoặc chỉ tại 1kHz)

    Tuy nhiên em chẳng thấy có hãng nào chấp hành cả. Về nguyên tắc thì em nghĩ hoàn toàn có thể đặt ra 1 tiêu chuẩn chung mà.
     
  6. HDHP

    HDHP Advanced Member

    Joined:
    26/6/13
    Messages:
    56
    Likes Received:
    2
    Đứng trên phương diện người tiêu dùng em có vài nhận xét như sau
    -Độ méo ít thì tiếng chi tiết và mạch lạc hơn khi volume ăn lớn,nhất là nền âm.Khoản này dòng Pioneer các đầu cao làm ổn nhất...trong các anh Japan.Sang dòng châu Âu em thử dùng mấy em pre Atherm,Lexicon,Rotel,Krell thì thấy Lexicon là ổn nhất.
    (Tất cả các kênh đều tải liên tục (all channel driven continuously)..Cái này bác cứ mở 7 kênh Sterio với đk toàn bộ loa CS như nhau là biết ngay.
    Cuối cùng các hãng ghi thông số cho nó oai thôi ạ :lol: ng dùng như em cứ thấy CS to là thích rồi,mặc dù DA và hiệu ứng theo máy như nhau
     
  7. ngdhieu

    ngdhieu Advanced Member

    Joined:
    7/5/10
    Messages:
    1.807
    Likes Received:
    146
    Về nguyên tắc thì là vậy.
    Nhưng áp dụng vào thực tế như thế nào lại là 1 bài toán hóc búa.

    1. Đơn vị nào soạn thảo và ban hành tiêu chuẩn.
    2. Đối tượng áp dụng của tiêu chuẩn
    3. Chế tài xử phạt đối với các cá nhân tổ chức vi phạm hoặc không chấp hành.
    4. Đơn vị kiểm tra việc áp dụng tiêu chuẩn và xử lý vi phạm. (Nhân sự, kinh phí, cơ chế kế toán v.v...)
    ...
    ...
     
  8. elixir

    elixir Advanced Member

    Joined:
    19/2/06
    Messages:
    189
    Likes Received:
    35
    Nếu đo như bác thì sau khi có kết quả bac giật mình đấy!
    Cái công suất này ngày xưa họ gọi là công suất danh định. Còn lúc nào có điều kiện bác đến cửa hàng sửa loa nhìn cái dây được cuốn trong cái loa thì biết nó chịu được mấy A ngay!
    Còn cái chiết áp làm volume thì họ thiết kế biến đổi điện trở theo hàm logarit chứ không phải tuyến tính (vẫn có chiết áp tuyến tính, nhưng không phải cho volume)!
     

Share This Page

Loading...