Dải tần phẳng - em là ai?

Discussion in 'Loa' started by lamlylam, 9/3/10.

  1. lamlylam

    lamlylam Advanced Member

    Joined:
    6/2/09
    Messages:
    3.821
    Likes Received:
    17
    Chào các bác.
    Em loay hoay với vnav cũng hơn 1 năm rồi. Bgiờ em thấy đầu óc càng ngày càng lộn xộn! Có quá nhiều thông số, quá nhiều thương hiệu, biết bao nhiêu là cách phối ghép khác nhau. Em không dám đi sâu vào nữa, nhưng có một thuật ngữ mà em không hiểu, mong các các bàn thêm hoặc cho em vài cái link liên quan cho em hiểu. Ở đây, em không dám nói đến chuyện hiểu sâu mà em chỉ muốn hiểu thêm để dể dàng chọn thiết bị. Đôi khi được nghe nói là dải tần phẳng mà không hiểu như vậy là tốt hay không tốt, và dải tần nào phẳng ?
     
    Tags:
  2. pc_chip

    pc_chip Advanced Member

    Joined:
    18/12/05
    Messages:
    4.989
    Likes Received:
    635
    Location:
    THỦ ĐỨC GROUP
    Em nghĩ tốt hơn hết là bác không nên hỏi và tìm hiểu vì nó sẽ y hệt như chữ ký của bác: "Đừng hỏi, lâm ly lắm"! :lol:

    Nói đơn giản về dải tần phẳng thì có thể hiểu đơn giản là nếu bác có một dải tần số từ 20Hz - 20kHz có độ lớn bằng nhau về tín hiệu điện (theo chuẩn của âm thanh CD và vốn được cho là dải tần số mà tai người bình thường nghe thấy) phát ra từ nguồn phát là đĩa CD thì sau khi ra khỏi đầu CD -> preamp --> power amp --> loa thì đo âm thanh phát ra tại loa ta phải thu được một dải tần số từ 20Hz - 20kHz có độ lớn bằng nhau (decibel).

    Trong thực tế, tín hiệu được đọc từ đĩa CD đi qua mỗi một thiết bị sẽ bị làm suy giảm đôi chút ở một vài tần số. Ví dụ:

    - Ra khỏi đầu CD bị suy giảm một đoạn từ 18kHz - 20kHz do mạch lọc ở ngõ ra của CD
    - Qua preamp bị suy giảm một ít ở từ 20Hz - 30Hz và trên 14kHz do thiết kế của preamp
    - Qua poweramp bị suy giảm một ít ở dưới 40Hz và trên 14kHz do thiết kế của power amp
    - Chạy ra loa bị thay đổi nhấp nhô như cái lược do đáp ứng tần số củ chuối của loa cũng như do ảnh hưởng do cộng hưởng của loa và phòng nghe nhạc củ chuối tại nhà ta,...

    Đấy là chưa kể dây dẫn, dây loa,... mỗi thứ làm suy giảm một ít ở một vài tần số tùy theo chất lượng của dây dẫn,....

    Túm lại khái niệm dải tần phẳng khi dùng cho thiết bị nào thì ý nói thiết bị đấy có khả năng duy trì sự phẳng (có cùng độ lớn) của tín hiệu đầu vào (nếu tín hiệu ấy đưa vào là tín hiệu cũng phẳng)! Nếu nói một hệ thống có dải tần phẳng thì có nghĩa là nếu đưa tín hiệu đầu vào từ 20Hz - 20kHz có độ lớn bằng nhau thì tín hiệu âm thanh đo được tại loa trong phòng phải có cùng độ lớn trong suốt dải tần 20Hz - 20kHz ấy! :lol:

    Hệ thống như thế này có thể là chuyện không thể có được.

    Một điểm cần lưu ý là có thể đầu Cd làm suy giảm ở dưới 40Hz nhưng loa lại có khả năng làm tăng tại 40Hz thì cũng có thể vẫn thu được âm thanh ra là phẳng! (Cách này cũng có thể có được bằng cách dùng equalizer)

    Tuy vậy, không phải cứ phẳng là nghe hay vì đôi khi tai con người (như tai em chẳng hạn) thì em chỉ nghe thấy đoạn từ 50Hz - 12kHz! :lol: Do vậy, em không quan tâm đến sự phẳng hay không phẳng ở ngoài giải trên! khà khà....

    Thôi bác đừng hỏi nữa, lâm ly lắm!
     
  3. ThanhVNS

    ThanhVNS Advanced Member

    Joined:
    13/10/06
    Messages:
    7.106
    Likes Received:
    80
    Location:
    77/25/1 Phạm Đăng Giảng-Q Bình Tân-TP.HCM (M4-KCN
    Lão này quá khôn, chọn ngay cái đoạn nạc nhất mà xơi mà còn bảo là chỉ.....thấy thôi :D

    @ Lamlylam: Phẳng lì thì chán vô cùng lão ạ, do vậy đừng kỳ vọng vào vấn đề này, miễn nó đừng quá nhấp nhô như vịnh Hạ Long là đã mãn nguyện lắm rồi lão ơi :D

    Thân,
     
  4. thientoan

    thientoan Advanced Member

    Joined:
    22/5/06
    Messages:
    1.575
    Likes Received:
    96
    Location:
    xã cắm rút
    Ham phẳng chi bác Lâm ơi, cứ tưởng tượng mẫu mà phẳng trước phẳng sau thì mất hứng chụp hết rồi còn gì.... :lol: :mrgreen: :lol:
     
  5. lamlylam

    lamlylam Advanced Member

    Joined:
    6/2/09
    Messages:
    3.821
    Likes Received:
    17
    Cảm ơn bác pc-chip. BÁc trả lời rành mạch như một nhà văn, và chi tiết như một nhà kỷ thuật.
    Vậy em hỏi thêm, trên một số loa cổ nó có bảng nhôm vẽ cái đồ thị về dải tần. Nên đọc và hiểu cái bảng đó như thế nào.
    Em hiểu đại khái như : Em từng nghe cái Jamo C605 thấy trên thông số là xuống được 34hz nhưng em thấy tiếng bass nghe không sâu và chắc như cái bookshelf JBL ES-30 chỉ xuống được 50hz. Phải chăng đó là do cường độ của mỗi đãy tần của loa khác nhau. Hay nói cách khác là thông số bass xuống được 34hz nhưng cường độ yếu xìu, thì cũng chẳng có ý nghĩa gì bao nhiêu.
    Đọc cái bảng dãy tần có chọn được loa có chất giọng phù hợp không? Ví dụ nghe vocal thì chọn loa có phần trung âm mạnh một tí.....
     
  6. pc_chip

    pc_chip Advanced Member

    Joined:
    18/12/05
    Messages:
    4.989
    Likes Received:
    635
    Location:
    THỦ ĐỨC GROUP
    Em đã năn nỉ bác đừng hỏi nữa mà bác không chịu nên đành giải thích tiếp cho bác. Không hiểu các cao thủ nhà mình dạo này đi đâu vắng cả rồi! :( Để nói cho thấu đáo về vấn đề này có lẽ cũng phải tốn khá nhiều bài viết nên nếu rảnh em sẽ từ từ nói tiếp (tất nhiên nếu có bác nào giải thích giúp rồi thì đỡ hơn). Giờ em trả lời trước mấy câu hỏi ở trên của bác để bác bớt lăn tăn đã:

    1. Cái bảng với đường đáp tuyến tần số nhìn phẳng lỳ ấy em thấy phần lớn chỉ để tham khảo chơi cho vui thôi. Ta không biết họ đo và làm tròn số đến mức nào, ngoài ra cái loa ấy sau vài chục năm chinh chiến thì giờ cũng đã khác khi đo rồi.

    2. Về cái JBL và cái Jamo bác lấy làm ví dụ: phần lớn các hãng thường ghi thông số kiểu đáp ứng tần sô từ 30Hz - 20kHz nhưng lại hiếm khi cho biết là tại 30Hz và tại 20Hz nó suy giảm bao nhiêu dB so với mức trung bình của các tần số ở giữa. Trong phần lớn trường hợp thì thật ra tại 30Hz ấy em nó đã suy giảm đến 6dB hay thậm chí 10dB so với tại 1kHz. Bác cứ tưởng tượng cái loa nhạy 89dB/W/m (tức là cho 1Watt vào loa, đo cách loa 1m thì nó kêu to 89decibel) mà tại 30Hz nó chỉ kêu to có 79dB (do suy giảm mất 10dB) thì gần như ta chẳng thể nghe gì ở cái tần số 30Hz ấy. Do vậy, cái JBL bác nghe có thể chỉ đến 50Hz nhưng là chưa suy giảm hay chỉ suy 1dB - 3dB, còn cái Jamo có thể suy đến 10dB ở 34Hz mất rồi. (cái này em chỉ nói ví dụ vì có thể Jamo không chơi xấu đến thế)

    Một điểm cần lưu ý nữa là ở các tần số thấp thì ảnh hưởng (do cộng hưởng) của phòng nghe sẽ rất lớn. Đôi khi nó có thể gây tăng đến 10 - 15dB ở một tần số (ví dụ 40Hz hay 60Hz) nên cũng làm tiếng bass có vẻ rất mạnh!

    3. Dải tần phẳng chỉ là thước đo cơ bản để đánh giá một cái loa tốt mà thôi. Cùng phẳng như nhau nhưng 2 loa khác nhau nghe vẫn khác nhau rất nhiều do âm sắc (vốn gây cảm giác ấm áp hay lạnh lẽo cũng như tạo nên chất giọng của loa) rồi tốc độ và độ chi tiết (đáp ứng của loa khi tín hiệu thay đổi),..... quyết định đến âm thanh của loa nhiều hơn là cái dải tần phẳng. Lý do là các loa dù chuối đến mấy thì giờ cũng có dải tần khá phẳng mất rồi!

    Hic hic.... Ngồi đánh một bài dài bị lỗi mất hết nên lại phải ngồi đánh lại từ đầu! :(
     
  7. lamlylam

    lamlylam Advanced Member

    Joined:
    6/2/09
    Messages:
    3.821
    Likes Received:
    17
    Vậy là em hiểu rùi, cảm ơn bác pc-chip nhiều.
    em lại hỏi tiếp, các bác nào biết mình bổ sung dần dần ha. Dãy tần của các loại nhạc cụ. Ví dụ: ghita, violin, trống, saxo.... vì em nghĩ mỗi người thích một số nhạc cụ, mỗi thiết bị lại đáp ứng tốt một số dãy tần.....em nghĩ bậy là như thế , có gì không đúng mong các bác chỉ thêm ....
     
  8. pc_chip

    pc_chip Advanced Member

    Joined:
    18/12/05
    Messages:
    4.989
    Likes Received:
    635
    Location:
    THỦ ĐỨC GROUP
    Có vẻ em và bác đang chơi với nhau ở đây một mình rồi! 8)

    Về dải tần số của các nhạc cụ thì đây là trang copy trong Catalog của Altec những năm 70. Tuy không có nhiều loại nhạc cụ nhưng nói chung cũng đủ để ta hình dung được đôi chút (đặc biệt là khả năng xuống thấp của các loại nhạc cụ).

    [​IMG]

    Các loại còi cứu thương, báo động thường ở tần số 1kHz! :wink: Giọng nói con người thông thường thì hình như nằm trong khoảng 80Hz - 800Hz. (tất nhiên là trừ giọng nam trầm hay nữ kim có thấp hơn và cao hơn đôi chút) :!:

    Như em đã nói, nhìn vào độ phẳng đường đặc tính loa theo tần số không giúp gì nhiều vì sự khác biệt là khó nhận ra. Âm thanh phù hợp thể loại gì thì thường quyết định bởi âm sắc và cái này thì nghe mới biết được là có hợp hay không ạ! :(
     
  9. lamlylam

    lamlylam Advanced Member

    Joined:
    6/2/09
    Messages:
    3.821
    Likes Received:
    17
    ah. Mấy lời của bác pc-chip em quý như vàng, giúp em giảm học phí một cách đáng kể. Mà quý nhất đó là muốn học, không biết học ở đâu.
    EM lại hỏi tiếp, hơi giống topic loa bass to - loa bass nhỏ, nhưng lần này em không hỏi gì về cảm nhận, chỉ thuần về kỷ thuật thôi
    Kích thước loa - ảnh hưởng như thế nào đến dãy tần. Ví dụ: loa 3 đường tiếng nhưng có 2 loa bass có thể nói rằng cường độ bass gấp đôi hay đồ thị dãy tầng sẽ có level cao ngất. Hay loa 3 đường tiếng mà có loa trung to gần bằng loa bass thì dãy trung âm sẽ kêu to?
     
  10. Steelman

    Steelman Advanced Member

    Joined:
    2/3/09
    Messages:
    2.017
    Likes Received:
    94
    Location:
    HẮC GIANG BANG
    Các bác không chơi một mình đâu ạ.

    Bác lamlylam có cách tư duy thật thấu đáo
    .
    Bác pc-chip thì trả lời không thể thấu đáo hơn.

    Thú vị và đầy trân trọng.

    Cảm ơn hai bác thật nhiều.
     
  11. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    em lạy bác, bác để cho cụ Chip nghỉ ngơi. muốn hiểu sâu về cái này, bác sang nhà em. em cho bác mượn cuốn sách về đóng loa, master về âm thanh và hiend... để ngâm cứu.

    em chỉ nói 1 câu, tiếng bass phụ thuộc nhiều thứ lắm. cái dãi tần người ta đo là trong phòng lab, ngoài đời không có cái dãi tần đẹp như vậy. chưa kể độ nhạy lỗ tai người thay đổi theo tần số, độ tuổi, sinh lý, tâm lý, môi trường....
     
  12. lamlylam

    lamlylam Advanced Member

    Joined:
    6/2/09
    Messages:
    3.821
    Likes Received:
    17
    hi hì . Điều mình mong muốn cuối cùg đã đến. Muốn qua chơi nhà bác sĩ mà không biết mở lời thế nào. Cô y tá của em cũng hỏi thăm bác sĩ nhiều lắm.
     
  13. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    cuối tuần bác ghé em là ok. bác có thể đi cùng lão Quai Bớt, lão ấy biết số dt và nhà em rồi.
     
  14. pc_chip

    pc_chip Advanced Member

    Joined:
    18/12/05
    Messages:
    4.989
    Likes Received:
    635
    Location:
    THỦ ĐỨC GROUP
    Có vẻ bác Lâm Ly Lắm bị ảnh hưởng quá nhiều của mấy đường đặc tuyến phẳng như kẻ bằng thước kẻ ám ảnh nên hay liên tưởng đến em nó! :(

    Để hiểu cho đơn giản, số lượng củ loa, kích thước củ loa, đoạn tần số mỗi củ loa phụ trách không nói lên được điều gì đến đáp tuyến tần số của cái thùng loa loa chính nếu cái thùng loa chính đấy được sản xuất bởi bất kỳ một hãng nào tương đối tiếng tăm nào. Các hãng khi xuất xưởng đều phải tính toán sao cho khi dùng nhiều củ loa cho 1 thùng loa thì các củ loa ấy phải kêu to tương đối bằng nhau (cùng cái mà bác gọi là cường độ) và làm sao cho chúng phối hợp để tận dụng được khả năng của từng củ loa. Và như thế cái đáp ứng tần số ấy sẽ gần như phẳng.

    Việc sử dụng bao nhiêu củ loa, kích thước từng củ sẽ quyết định nên chất tiếng củ thùng loa mà thôi. Nguyên lý hoạt động của loa truyền thống thì đến giờ này cũng có vẻ không có bước đột phá đáng kể nào cả đâu bác ơi! Củ loa nói chung là một vật dao động theo một tần số nào đấy của tín hiệu điện đưa vào loa và phát ra âm thanh. Âm thanh tần số càng cao thì đòi hỏi màng loa phải di chuyển càng nhanh và càng cần phải nhỏ và nhẹ. Âm thanh tần số càng thấp thì càng cần kích thước màng loa phải lớn, cứng và di chuyển chậm. Chính vì màng loa lớn nên thường thì khối lượng sẽ lớn và như thế quán tính sẽ lớn.

    Em nghĩ bác nên tham khảo chủ đề dành cho các bác ghét cấu tạo loa của bác AudioRefine sẽ hiểu rõ hơn về cấu tạo loa.

    Trở lại vấn đề bác hỏi, khi hãng quyết định dùng bao nhiêu củ loa cho thùng loa thì chúng đều phải kêu to bằng nhau nên bác không phải lo ngại đến vấn đề này nữa.

    Loa sử dụng 2 củ loa bass to phát đồng thời sẽ tiêu tốn công suất amply ít hơn, ít méo hơn đồng thời cũng tạo nên một lực mạnh hơn so với nếu dùng 1 loa bass tương tự. Trái lại, kích thước thùng loa sẽ lớn hơn và trở kháng loa cũng thấp hơn nếu đấu 2 củ loa này song song!

    Loa sử 1 củ mid to thì tiếng sẽ có lực hơn nhưng sẽ chậm hơn do quán tính củ củ mid ấy sẽ lớn hơn nhiều lần so với loa dùng một củ mid nhỏ vừa đủ. Lúc này, chắc chắn độ chi tiết cũng như độ động của loa có củ mid to ấy sẽ kém hơn nhiều so với loa có củ mid to vừa đủ.

    Các hãng loa khi làm thùng loa thường đã tìm cách tối ưu hóa (theo triết lý và kinh nghiệm của họ) sự phối hợp hoạt động của các củ loa này rồi.

    Tìm hiểu các điểm bác hỏi trên là tốt (đặc biệt nếu bác muốn tự mua củ loa về đóng thùng) nhưng dựa vào đấy để đi mua thùng loa do hãng sản xuất thì em nghĩ nó không giúp ích gì được nhiều. Đấy là lý do ta phải nghe xem tiếng nó thế nào, chọn loa của những hãng tên tuổi có uy tín để chơi và hỏi xem kinh nghiệm của các bác khác đã chơi trước rồi mà mua!

    @Tcqanh: cảm ơn bác đã giải thích giúp! :wink:
     
  15. lamlylam

    lamlylam Advanced Member

    Joined:
    6/2/09
    Messages:
    3.821
    Likes Received:
    17
    em chờ tin bác pc-chip suốt từ sáng đến giờ. KHông giấu dốt! EM lại hỏi, trên các tạp chí và cataloge của các loa em thấy họ hay nói về SÓNG ĐỨNG. Ví dụ như: thiết kế thùng loa có cạnh bênh được vát cong để hạn chế sóng đứng. Vậy sóng đứng là gì, có hại hay có lợi. Vì em nghĩ nếu Sóng đứng có hại và cách hạn chế là thiết kế thùng loa cong, hoặc các thành loa không có cạnh song song thì tại sao hầu hết các loa đều có thiết kế kiểu thùng chữ nhật như hiện nay.?
     
  16. pc_chip

    pc_chip Advanced Member

    Joined:
    18/12/05
    Messages:
    4.989
    Likes Received:
    635
    Location:
    THỦ ĐỨC GROUP
    Hic hic,

    Đau đầu quá! Bác AudioRefine và bác Tcqanh đâu vào cứu em với! :lol:

    Viết về cái này nó dài dòng lắm. Nói chung là sóng đứng không có lợi cho thùng loa. Cái sóng đứng mà các tạp chí "cao cấp" này đề cập nghe ra là hiện tượng sóng dừng mà ta học hồi học vật lý cấp 3. Bản chất là nếu có sự kết hợp của 2 sóng ngược hướng truyền, cùng tần số, cùng biên độ và ngược pha thì sẽ gây nên sự kết hợp tạo nên một hình dạng sóng có những điểm bị triệt tiêu (biên độ = 0) và những điểm có biên độ tăng lên. Trong thùng loa, khi có 2 mặt phẳng song song thì có nhiều khả năng sóng phản xạ từ 2 mặt phẳng ấy sẽ ngược hướng truyền có cùng biên độ, cùng tần số và ngược pha. Thế nên xảy ra cái gọi là sóng đứng (sóng dừng). Nếu nhớ lại kiến thức vật lý ấy thì ta sẽ thấy không phải sự kết hợp sóng phản xạ nào cũng gây nên hiện tượng sóng dừng.

    Ảnh hưởng này thường tạo nên đáp tuyến tần số nhấp nhô (đặc biệt là ở các tần số thấp) làm xấu đi đặc tuyến tần số của thùng loa. Về kỹ thuật thì rõ ràng là nó ảnh hưởng còn ảnh hưởng khi nghe đến mức nào thì em chiu! Thế nên phần lớn các thùng loa vẫn dùng kiểu hình hộp truyền thống (do chắc họ nghĩ không dễ gì xảy ra hiện tượng sóng đứng trong thùng loa được chăng!!!!???).

    Em nghĩ là bác nên ghé cụ Tcqanh gấp để mượn tài liệu đọc tiếp cho thật "tẩu" rồi sẽ thấy không cần hỏi thêm gì nữa! :lol:
     
  17. Hamcq

    Hamcq Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    874
    Likes Received:
    6
    Bác sĩ có biết chỗ nào nhận đo..tai ko? Có nghĩa là sau khi đo thì họ in ra cho mình một cái bảng ngó vô sẽ biết độ độ nhạy hoặc..điếc ở tần số nào? :D
     
  18. ngoctieutu

    ngoctieutu Advanced Member

    Joined:
    9/12/08
    Messages:
    329
    Likes Received:
    5
    Location:
    Cắm Rút Hội Nhiều chuyện Quận. Kẹt xe Thành phố
    hehe cái này có đấy bác Hamcq ạ. Bác hỏi mấy anh hay đi giàn khoan sẽ biết. Họ có cái máy đo cho bác đủ các tần số từ 40hz cho đến hình như là 10khz cho bác luôn đấy. Và khi đo xong thì .....vui lắm. Hầu hết ai cũng bị điếc ở tần số cao hết áh
     
    minhbin318 likes this.
  19. thedung

    thedung Advanced Member

    Joined:
    16/1/10
    Messages:
    1.813
    Likes Received:
    6
    Location:
    Gầm cầu xứ Đoài
    các bác cứ chịu khó hỏi và trả lời nhau đi để em còn bám theo mà học hỏi chứ
     
  20. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    bác vào bệnh viện Tai Mũi HỌng, đường Trần Quốc Thảo. bác vào phòng nhận bệnh, xin mua phiếu đo tai. người ta sẽ đưa bác vào phòng cách âm, phát tần với độ to nhỏ khác nhau, bác nghe và ra dấu. cái này tương tự như đo đáp tần

    Lam ly lam, nhân bác hỏi bass to và nhỏ đến đáp tần. em trả lời cho bác như sau :

    - dùng dùi trống gõ vào 2 cái trống to và nhỏ với 1 lực như nhau. trống nhỏ cho tiếng mid rõ hơn, trong khi bass rất nhỏ, yếu. trống lớn cho tiếng bass sâu hơn, lực hơn nhưng tiếng mid không rõ ràng và hay bằng trống nhỏ. để trống nhỏ ra được tiếng bass bằng trống lớn, ta phải đánh trống nhỏ mạnh hơn. lúc này tiếng sẽ rất ồn ào.

    chất lượng tiếng bass phụ thuộc vào các yếu tố chính sau :

    - củ loa, từ cấu tạo voice coil, màng loa, màng nhún, màng nhện cho đến nam châm.
    1 củ loa to hơn chắc chắn sẽ cho tiếng bass sâu hơn, mạnh hơn, hay hơn củ loa nhỏ. đây là 1 nhận định sai lầm.

    có những củ loa 4 tấc bán ngoài chợ Nhật Tảo giá chỉ khoảng 200-300 ngàn, chất lượng bass không thể sánh với củ loa SEAS 2 tấc, giá 500 usd/ cặp.
    khi thay nam châm Alnico cho cùng 1 củ loa, tiếng bass cũng khác. ví dụ, dòng Westminster Royal có 2 thay đổi là thay nam châm Al và mod lại cái thùng tí tí, giá tăng gần gấp 2.
    trước kia em dùng loa 2 ways, bass 16cm, ở 40 Hz là 0 dB. nay em dùng 3 ways, bass 30cm, ở 40 Hz vẫn 0 dB, nhưng tiếng bass nghe khác hẳn.
    loa cũ, màng nhún chai đi bass sẽ xìu rất nhiều hoặc mắt hẳn. màng nhện khô sẽ làm cho tiếng bị méo luôn.

    -kết cấu thùng loa. thùng loa to cho tiếng bass sâu và tốt hơn thùng nhỏ trên cùng 1 củ loa. thùng loa to quá, bass sẽ giảm đáng kể. cái này liên quan đến hệ số Q và Vas. lỗ thông hơi cũng góp phần không nhỏ trong tạo tiếng bass, nhất là đoạn bass thấp bắt đầu đi xuống dốc. lỗ thông hơi nhỏ bass sẽ bị tức, tiếng gió whistle. lỗ to bass sâu nhưng mềm. tương tự cho độ dài ống thông hơi. chưa kể đến gia cố thùng loa bracing, lót đệm loại nào, kiểu thùng kín hay thông hơi hay thùng horn loaded, loại gỗ đóng thùng, độ dày ván, chân đinh chống rung... đều ảnh hưởng đến tiếng bass.

    - phòng nghe. loa để càng gần góc phòng, bass càng tăng, để xa tường sau, bass càng giảm. thậm chí khi xoay loa bass, tiếng bass cũng sẽ khác chút đỉnh. có 1 số phòng bị cộng hưởng ở tần số bass nào đấy, thường là 80- 150 Hz sẽ làm cho đáp tuyến không phẳng, nghe rất khó chịu.

    em chỉ nói đến đây thôi vì sợ bác... bệnh thì khổ. em sẽ không cho bác mượn sách vì sợ bác ốm nặng giống như em thì cũng khổ :mrgreen: .

    ps : qua nhà em chơi, chống chỉ định nói về loa đài bác nhá. chỉ tập trung chụp hình và nghe nhạc :D
     
  21. pc_chip

    pc_chip Advanced Member

    Joined:
    18/12/05
    Messages:
    4.989
    Likes Received:
    635
    Location:
    THỦ ĐỨC GROUP
    @Bác Sỹ: câu trả lời có vẻ không bám sát câu hỏi cho lắm rồi cụ ạ! :wink:

    Đúng là người "tẩu" viết cho người sắp "tẩu" đọc có khác! Đọc xong em cũng muốn "tẩu" theo luôn rồi cụ ơi! :lol:

    Em chỉ nắn gân tí chút thế này thôi: trống to thì chắc chắn xuống sâu hơn trống nhỏ. Ngược lại loa to chưa chắc đã xuống thấp hơn loa nhỏ nên ví dụ đưa ra ngay từ đầu là không thuyết phục lắm.

    Ví dụ thuyết phục hơn là đây: 8)

    - Cặp loa JBL Everest DD66000 dùng 2 bass 15" mà xuống mới đến 45Hz đã suy hao 6dB (-6dB) và xuống đến 32Hz đã suy hao đến 10dB!!!!
    - Trong khi đấy, cái loa JBL L100t3 dùng 1 bass 12" nhưng xuống đến 35Hz mới suy hao 6dB (-6dB).
    - Thậm chí cái loa JBL L80t3 dùng 1 bass 10" cũng xuống được đến 40Hz mới suy hao 6dB (-6dB)

    (Tất cả các thông số trên đều do JBL cung cấp trong catalog của các loa trên)

    Do vậy, bass to hay bass nhỏ không hề ảnh hưởng gì lên đáp tần đo được cả. Tức là nếu được thiết kết tốt, cả loa bass to và loa bass nhỏ đều có thể cho đáp tần phẳng và xuống sâu được như nhau. Có điều các yếu tố khác giữa loa bass to và bass nhỏ sẽ khác nhau rất rất rất nhiều! Cái này thì bên chủ đề loa bass to và loa bass nhỏ đã đề cập đến nhiều nên các bác muốn tham khảo nên sang đấy cho nó tập trung. (em thì không dám sang bên đấy vì sợ bị đánh) Em chỉ bàn một chút về kỹ thuật ở đây mà thôi. :oops:
     
  22. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    thì em đã nói rồi mà, việc bass xuống sâu hay đáp tần bass phụ thuộc rất nhiều yếu tố. bass 16cm nhà em xuống đến 40 Hz ở 0 dB đấy, mọi người đến nghe ai cũng nói loa bé bass kinh quá... là do cái thùng horn loaded bác ạ. sắp tới em sẽ giải phẫu chi tiết em nó và phóng lên mạng cho ae ném đá. :D

    tương tự cho loa Proac res 2.5, bass 16cm mà xuống đến 32 Hz ở -3 dB nếu em không nhầm.
     
  23. lamlylam

    lamlylam Advanced Member

    Joined:
    6/2/09
    Messages:
    3.821
    Likes Received:
    17
    Đọc bài của bác sĩ và cụ pc-chip sướng!!!!!!!!!!! Để em tư duy thêm tý rồi lại hỏi nữa. Càng hỏi càng thấy mình "sắp tẩu" phải chờ thời gian thẩm thấu bớt, rồi hỏi tiếp. Cuối cùng, mục đích của em vẫn chưa đạt được. Ngồi nhà, đọc thông số biết loa đó có phù hợp với mình không, quyết định mua mà không cần vác lỗ tai đến nghe thử.......
     
  24. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    anh có hỏi câu này cho 1 người làm loa chuyên nghiệp 15 năm. anh ta trả lời là không. anh ấy còn nói để biết cặp loa đó có hay, có phù hợp với mình không thì thời gian nghe thử ít nhất là 1 tháng.

    anh nghĩ câu trả lời này có lý. trên 4rum mình cũng thế, có bác nào đấy sau cả năm trời mới phát hiện ra cặp loa mình nghe hay.

    kinh nghiệm của anh nghe loa thế này. nghe lần đầu tiên, nếu ta phát hiện ra nhiều điểm lỗi, chứng tỏ loa không hợp; nghe loa có 1 ấn tượng nào đấy thì loa này chưa chắc hay vì điểm ấn tượng đó là " nghe khác ", nghe lần 2 lần 3 xem còn ấn tượng đó hay không. nếu nghe loa không có ấn tượng gì đặc biệt, mà cũng không có điểm gì chê trách thì chọn loa này về nghe thử.
     
  25. HaiLua

    HaiLua Advanced Member

    Joined:
    22/1/06
    Messages:
    1.872
    Likes Received:
    12
    Location:
    Go Vap-TPHCM
    Cái vụ đo tai này em đã bị đo rồi, kết quả buồn lắm. Người ta ụp vào lỗ tai em cái headphone to tổ chảng, rồi đưa em cái nút bảo khi nào nghe được thì bấm, mà người ta khôn lắm cho mình ngồi đằng trước để khỏi có mà đoán gì hết...Họ phát từng tần số từ 125 Hz đến 8KHz với âm lượng nhỏ dần, bảo khi nào còn nghe thì bấm. Em cũng ráng cố gắng lắng nghe và cũng bấm búa xua nhưng khi xong nhận giấy report thì hỡi ơi...Ở tần số từ 1Khz-2KHz thì tuyệt vời em nghe được tới mức rất nhỏ là 5 dB, nhưng ở 8KHz thì phải 50 dB thì mới nghe( một bên 45, bên còn lại 50 dB). Trong khi theo tiêu chuẩn chấp nhận (moderate) là 41-55 dB, em vừa đủ điểm "đậu" nghĩa là chưa bị xếp loại ...điếc nhưng mà không biết còn nghe nhạc được hông nữa. Đợt tụi em đo gồm 9 người thì có 2 người bị xếp vào loại kém thính lực, có người mới chỉ 6KHz mà phải tới 95 dB mới nghe được tai còn lại cũng phải tới 70 dB, thế mới biết môi trường giao thông của chúng ta ô nhiễm như thế nào. Hầu hết mọi người đều bị mất cân bằng giữa 2 tai, có người chênh lệch 5 DB nhưng cũng có người chênh lệch những 20 dB tại 1 tần số nào đó, thường thì tần số lên cao thì tai người kém hẳn đi. Có một lần đang nghe nhạc bỗng phát hiện loa bên lớn bên nhỏ, đè amp ra đo kiểm không phát hiện gì, cuối cùng mới biết do tai mình...
    Em lan man quá có gì sai mong bác chủ lượng thứ :lol:
     

Share This Page

Loading...