Dải tần phẳng - em là ai?

Discussion in 'Loa' started by lamlylam, 9/3/10.

  1. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    lỗ thoát hơi, vent port, theo tài liệu mà em có của enclosure JBL professional guideline thì nói rằng lỗ thông hơi đặt ở đâu cũng được, trứơc, sau, bên, dưới. nó chỉ liên quan đến khu vực tần số cộng hưởng thùng loa fB.

    âm thanh có tính chất đa hướng, bác đứng sau loa vẫn nghe loa hát và thậm chí là bass nghe to hơn đứng trước loa. lý do là âm thanh đã đựoc cộng hưởng bởi 2 vách, 3 vách tường sau loa. để loa sát vách tường tiếng bass sẽ bị cộng hưởng sẽ làm thay đổi đáp tần như mong muốn của hãng.

    câu này đã bàn khá nhiều. em chỉ nói 1 câu đơn giản mà em nói khá nhiều lần. Dây dẫn chỉ làm suy hao tín hiệu chứ không làm gia tăng được vì nó là linh kiện thụ động. ta chỉ nói dây này hay hơn hoặc dỡ hơn dây kia mà thôi.

    hiện tựong thắt cổ chai là thực tế. nhưng trong điều kiện cho phép, bất cứ phần nào dẫn truyền âm thanh làm tốt nhiệm vụ của nó là ok. dây dẫn to, thông số, bọc nhiễu.... sẽ làm tốt chức năng hơn dây nhỏ, thông số kém.

    khi bác thấy sợi dây trong cuộn voice coil thì bác sẽ thất vọng hơn nữa, lõi dây to hơn sợi tóc 1 tí.

    lần sau bác hỏi dễ 1 tí nhá :lol:
     
  2. SixL6

    SixL6 Advanced Member

    Joined:
    10/9/06
    Messages:
    2.257
    Likes Received:
    13
    Location:
    THỦ ĐỨC GROUP
    Ngày trước bà con chơi audio có khái niệm thế nào là dây loa, tín hiệu gấu đâu chứ, mọi việc do mấy cái nút bass, treble, mid, hoặc Equalizer lo hết, vặn vặn, xoay xoay riết rồi cũng chán. Đồng thời với sự "ăn rơ" của các hãng làm phụ kiện và các tạp chí audio "cao cấp" đưa ra một khái niệm chơi mới " Hi-end là thiết bị không có nút chi ráo trội" thử hỏi nghe nhạc thấy thiếu/ dư bass,mid, treble thì phải làm sao ngoài việc nâng cấp thay đây loa ?! Lúc này người chơi audio chuyển từ trạng thấy vặn, xoay sang trạng thái cấm, rút !

    Nói như thế không có nghĩa là em phủ nhận vai trò của dây tín hiệu, dây loa đâu nhé !
     
  3. Hamcq

    Hamcq Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    874
    Likes Received:
    6
    Mấy cái ampli vintage đều có các nút chỉnh tone, cao cấp hơn thì có cả graphic equaliser 5 cần tích hợp chính là để bù cho đáp tuyến tần số của tai chủ nhân và cả phòng nghe của họ, nếu họ...chịu chỉnh :D
     
  4. garbolino

    garbolino Advanced Member

    Joined:
    28/3/07
    Messages:
    6.862
    Likes Received:
    11
    Location:
    ZVL Skalica
    Một phần cũng do người chơi bây giờ lười hơn hồi xưa, thả mình xuống ghế, bấm 1 phát là xong. Xương cốt bây giờ loãng dữ lắm rồi, vặn vặn xoay xoay rủi nó trật cổ tay mai không đi cày được nữa thì cũng mệt. :lol:
     
  5. lamlylam

    lamlylam Advanced Member

    Joined:
    6/2/09
    Messages:
    3.821
    Likes Received:
    17
    ah. Lại chuyện về cái equalizer, em không hiểu tại sao hiện nay các bác đều chối bỏ em nó. Giai đoạn chuyển tiếp giữa có và không có equalizer em "vắng mặt". Em nhớ không lầm thời gian khoảng năm 86~91 em còn thấy ông anh còn suốt ngày vật vã với cái equalizer nghe mỗi bài lại mỗi chỉnh, như một thằng nghiện equalizer, đến khi em bắt đầu lại với audio thì nói đến equalizer thì bác nào cũng trề môi nhún vai. Vậy, nếu có 1 cái equalizer xịn, và biết sử dụng thì chúng ta có thể cân chình để cho ra dãy tần phẳng mà không phụ thược vào CDP và Amply hay không. Có nghĩa là nếu ta dùng Amply Denon thì chỉnh kiểu khác, Luxman thì chỉnh kiểu khác để cuối cùng tín hiệu trước khi đến loa có đáp tuyến như nhau???????. Em dốt quá, nên các bác chịu khó cho em hỏi. Dốt mà giấu trong người lâu quá em lại lên cơn.
     
  6. Hamcq

    Hamcq Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    874
    Likes Received:
    6
    Có các yếu tố: Bản nhạc (Start)- Đầu phát (CDP, Băng vv)- Ampli- Loa- Phòng nghe-Tai người nghe ( End).
    Equaliser rất hữu dụng trong việc giúp bù qua sớt lại giữa các Yếu tố sao cho Bản nhạc đến được Tai người nghe một cách ưng ý nhất. Phẳng thì chắc chắn là ko thể, vì đáp tuyến tai người có..phẳng đâu :D
    Thực tế thì Equaliser rất cần trong việc hòa hợp Loa với phòng nghe, vì thường thì đầu phát và ampli khá chuẫn rồi.
     
  7. HaiLua

    HaiLua Advanced Member

    Joined:
    22/1/06
    Messages:
    1.872
    Likes Received:
    12
    Location:
    Go Vap-TPHCM
    Hèn chi em thường thấy người ta thường chỉnh EQ theo hình chữ V, so sánh với "đặc tuyến" đáp ứng của tai người kém nhạy ở dãy tần thấp và cao, thì rõ ràng là đang chỉnh theo hướng nâng treb và bass, miễn sao nghe sướng là được. Vậy mình sắm EQ xịn xịn về để khỏi lăn tăn vụ dây nhợ (cũng khá đắt tiền) ađược không ạ, không khéo EQ sẽ quay trở lại và lên giá ngất. Em còn thấy có bác chơi Digital EQ xịn có giá gần cả chục nghìn mỹ kim rồi đó ạ...
     
  8. Nghĩa Teppy

    Nghĩa Teppy Advanced Member

    Joined:
    3/1/16
    Messages:
    58
    Likes Received:
    32
    Một Topic chất lượng cao , đọc 3 trang mà thấy hay hơn mấy chục trang tranh luận " Loa bass to bass nhỏ" . Chắc tại tên topic ko hấp dẫn!
     
  9. DanielTran

    DanielTran Advanced Member

    Joined:
    26/1/07
    Messages:
    608
    Likes Received:
    147
    Location:
    Saigon
    Topic hay lắm, cảm ơn bác đã xới nó lên. Em cũng còm vào một phát để đánh dấu theo dõi.
     
  10. lamlylam

    lamlylam Advanced Member

    Joined:
    6/2/09
    Messages:
    3.821
    Likes Received:
    17
    lâu lắm rồi mới quay lại topic này, đọc vẫn thấy hay hơn gấp vạn lần những comment chém gió, nói kiểu bỏ dỡ nữa chừng để tự suy nghĩ thêm. Em thì vẫn cứ thế, dốt thì phải học, và rất quý những chia sẻ của bạn bè.
     
  11. duocpham1987

    duocpham1987 Advanced Member

    Joined:
    3/11/14
    Messages:
    59
    Likes Received:
    54
    Bản chất của âm thanh là các sóng dao động cơ học (thường xét trong môi trường không khí), và một trong những đơn vị cơ bản nhất của âm thanh chính là tần số. Tai người có khả năng nghe được dải tần số âm thanh trong khoảng từ 20Hz đến 20kHz (số lần dao động từ 20 đến 20.000 lần/giây). Và để dễ xác định hơn thì người ta thường chia dải tần số từ 20Hz đến 20KHz này ra làm 3 “khoảng tần số” cơ bản, đó chính là Bass, Mid và Treble. Những tần số nào vượt ra khỏi giới hạn từ 20Hz đến 20kHz sẽ được gọi là hạ âm (nếu thấp hơn 20Hz) và siêu âm (nếu cao hơn 20kHz).
    Vậy thì sao mà có cái gọi là dải tần phẳng được. mọi người cho ý kiến
     

Share This Page

Loading...