Đạo hỏa tuyến aka Ngòi nổ

Discussion in 'Phim ảnh' started by Loving, 3/10/07.

  1. Loving

    Loving Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    1.913
    Likes Received:
    24
    Location:
    Cực Chuối Lạc Bang Giáo
    Lúc trước, nhiều khán giả cũng đã thắc mắc về cái tên Shapolang. Đó đơn giản chỉ là viết tắt của ba ngôi sao xấu tronng quan niệm của người Trung Quốc: Thất Sát - Phá Quân - Tham Lang, tượng trưng cho lòng tham, sự ích kỷ, chết chóc và sự đổ vỡ. Mặc dù được dàn dựng sau nhưng bối cảnh trong Đạo hỏa tuyến lại là năm 1997, trước khi câu chuyện trong Shapolang xảy ra, vì thế, đây được coi là phần prequel (tiền truyện) của Shapolang. Phim chỉ tập trung khai thác vào nhân vật thanh tra Mã Quân thuộc tổ trọng án - ẩn dưới bóng sao Phá Quân, đi tới đâu là đổ vỡ tan tành tới đó. Bên cạnh vai chính thuộc về Chân Tử Đan còn có sự xuất hiện của Cổ Thiên Lạc, Phạm Băng Băng, Trịnh Tắc Sĩ, Lữ Lương Vỹ và Châu Triệu Long - toàn là những ngôi sao thuộc hàng thực lực.

    Cũng như Shapolang, nội dung của Đạo hỏa tuyến không quá phức tạp, cao trào chỉ tập trung ở đoạn cuối phim với rất nhiều nút thắt ở nửa đầu. Nhưng chất phim thì quả thật rất "đen", không thua kém gì Shapolang và hoàn toàn có thể sánh được với seri phim đã làm nên tên tuổi cho Châu Nhuận Phát, Lý Tử Hùng, Lưu Đức Hoa... hồi thập niên 1980. Vẫn chỉ là đề tài muôn thuở: mâu thuẫn giữa cảnh sát và giới băng đảng nhưng các nhà sản xuất đã khéo léo khai thác đến tận cùng mọi khía cạnh xung đột giữa hai phe chính tà để đẩy các bên vào thế không thể dung tha cho nhau. Ba anh em tội phạm quốc tế Vỹ Tra, Tony và A Hổ đang có mưu đồ làm bá chủ giới thế giới ngầm tại Hong Kong và nhiệm vụ của Mã Quân là bắt giữ bộ ba này về quy án. Trước đó, Mã Quân đã cài Hoa Sinh vào nằm vùng trong băng nhóm của Vỹ Tra nhưng trong một lần tình cờ, thân phận Hoa Sinh bị bại lộ, cảnh sát chỉ kịp bắt sống Vỹ Tra nhưng để sổng Tony và A Hổ. Hai kẻ trốn thoát này đã thực hiện một loạt hành vi trả thù điên cuồng nhằm cứu Vỹ Tra khỏi tù, không chỉ nhằm vào Hoa Sinh mà cả tổ trọng án, buộc Mã Quân phải đơn thương độc mã xuất chiến trong trận đánh cuối cùng...

    Đạo hỏa tuyến có nhiều chi tiết không khác Shapolang bao nhiêu, đó là ranh giới chữa chính và tà, thiện và ác đôi khi thật mỏng manh. Bộ ba Vỹ Tra, Tony, A Hổ mặc dù làm đủ chuyện xấu, giết người không ghê tay nhưng lại là những đứa con hiếu thảo. Mã Quân mặc dù một lòng muốn trừ gian diệt tà nhưng cách hành xử của anh lại không được đồng nghiệp và cấp trên ủng hộ, vì nó cũng quá độc đoán, gần như bất chấp tất cả để đạt được mục đích. Cảnh bà mẹ ngớ ngẩn đi tìm con trong khung cảnh đổ nát ở khu nhà hoang rất đắt giá, nó như một nốt lặng đầy bi ai giữa trận chiến hoành tráng, khốc liệt của Mã Quân và Tony. So với Shapolang, Đạo hỏa tuyến có nhiều khoảng lặng hơn, cũng vì thế, Phạm Băng Băng mới có nhiều đất diễn hơn. Tuy nhiên, những khoảng lặng này còn quá mờ nhạt, dường như chỉ để khán giả "nghỉ ngơi" sau mỗi trường đoạn căng thẳng hơn là truyền tải một thông điệp của nội dung hay ý đồ nào đó của đạo diễn.

    Với sự góp mặt của Chân Tử Đan, Châu Triệu Long, lại là tập tiếp theo của Shapolang, dĩ nhiên, dân ghiền phim Hong Kong luôn mong chờ đây là một kiệt tác quyền cước với những trận đánh tuyệt vời. Về điểm này thì quả nhiên Đạo hỏa tuyến đã không làm bất kỳ người nào phải thất vọng. Trận chiến cuối cùng của Mã Quân với băng nhóm của Vỹ Tra bên bờ sông có đầy đủ những gì đã làm cho điện ảnh Hong Kong trở nên nổi tiếng: đấu súng và võ thuật. Với chiến thuật linh hoạt, đoạn đấu súng của Mã Quân khiến người xem nhớ đến phim Shooter mới công chiếu cách đây không lâu, còn màn thi thố võ thuật giữa Chân Tử Đan với Châu Triệu Long cũng xứng đáng xếp vào sách giáo khoa cho những ai muốn tìm hiểu về phim quyền cước Hong Kong. So với trận quyết đấu kinh điển giữa Chân Tử Đan và Ngô Kinh hai năm về trước trong Shapolang thì trận này dài hơi hơn, đa dạng hơn nhưng cũng đẹp mắt và không kém phần khốc liệt. Với Đạo hỏa tuyến, Chân Tử Đan đã trình làng một thứ võ tổng hợp mới (MMA - Mixed Martial Art) với rất nhiều chiêu thức của các môn như nhu đạo, quyền Thái (Muay), wrestling, thậm chí cả môn vật của Brazil. Trong cương vị diễn viên chính kiêm võ thuật chỉ đạo, Chân Tử Đan đã đảm bảo với khán giả, các màn quyển cước sẽ thật tới mức bất ngờ, hạn chế tối đa diễn viên đóng thế, gần như không sử dụng dây kéo cũng như kỹ xảo. Và anh đã giữ lời. Quả thật, sau khi thưởng ngoạn các trận đấu trong Đạo hỏa tuyến, khán giả chỉ có thể thốt ra một chữ "tuyệt". Càng xem càng tiếc cho Thành Long, bởi từ khi sang Mỹ tới nay, vị "đại ca" của làng điện ảnh Hong Kong đã không còn cho ra đời một bộ phim nào có những màn võ thuật đã mắt như vậy. Hiểu biết, khả năng của người Mỹ với nền võ thuật phương Đông, thậm chí cả tư duy và lề lối làm phim Hollywood đã không cho phép Thành Long phát huy tối đa sở trường đấm đá của mình. So với Đạo hỏa tuyến thì những màn chiến đấu trong Rush Hour 3 chỉ dành cho trẻ con.

    Phải thừa nhận, những cú đá của Chân Tử Đan hiện nay đang là vô địch trên màn ảnh Hong Kong, nhưng Châu Triệu Long cũng rất lợi hại. Từng là đối thủ của Lý Liên Kiệt, Thành Long và cả Chân Tử Đan trong nhiều phim, từng được mời góp mặt trong nhiều siêu phẩm Hollywood (như bộ ba Matrix), võ công của Châu Triệu Long cũng xứng đáng được xếp vào hàng thượng thừa. Cho dù đó là võ thuật Trung Quốc thì hay Muay Thái thì anh ra đòn cũng vẫn nhanh gọn, đẹp mắt, uy lực và thuyết phục như nhau. Có thể nói, sức hấp dẫn của Đạo hỏa tuyến có tới 80% nhờ vào cặp đôi ăn ý Chân Tử Đan - Châu Triệu Long. Hơi tiếc cho Cổ Thiên Lạc, bởi mặc dù diễn rất hay nhưng anh vẫn phải làm nền cho Chân Tử Đan, bởi vai diễn của anh không có võ công, không được góp mặt trong những giây phút quan trọng nhất. Lữ Lương Vỹ gừng càng già càng cay, còn vai diễn của Phạm Băng Băng là một sự xa xỉ lớn. Cô chỉ xuất hiện để làm dịu đi bầu không khí u ám của cả bộ phim cũng như để tấn công vào thị trường Trung Quốc mà thôi, còn về diễn xuất thì chỉ cần một diễn viên trẻ mới vào nghề là đủ.

    Nguồn ảnh: Donnieyen.net
     
    Tags:
  2. tranman

    tranman Moderator

    Joined:
    10/7/06
    Messages:
    5.035
    Likes Received:
    1.694
    Nhiều khán giả xem phim chỉ vì phim đó có diễn viên mà họ hâm mộ thôi, đôi khi thất vọng nhưng vẫn phải xem.

    Nếu so sánh phim "Ngòi Nổ" này là một món ăn được tổng hợp từ nhiều gia vị, thì chỉ trách người đầu bếp đã chế biến món ăn này quá dở. Vì xem phim này ngoài những màn đánh đấm thì chẳng có chút lôi cuốn, cốt truyện nhạt nhẽo và không logic. Cổ Thiên Lạc đóng vai một cảnh sát chìm được cài vào một băng đảng xã hội đen, nhưng nghiệp vụ lại quá kém và chẳng để lại chút ấn tượng gì cho người xem (xem phim này chợt nhớ đến vai diễn xuất sắc của Lương Triều Vĩ trong Điệp Vụ Nội Gián). Chung Tử Đơn (hay Chân Tử Đan) là một cảnh sát nhưng không thể hiện được sự mưu trí, tính đồng đội. Chỉ toàn dùng võ thuật và súng đạn để giải quyết ... và cứ thế, từng hạn sạn trong phim cứ lộ ra.

    Một phim võ thuật gần đây khác của Chung Tử Đơn là "Long Hổ Môn" (đóng chung với Tạ Đình Phong) đạt thành công lớn về doanh thu năm 2006, với những màn đấu võ "kinh thiên động địa". Thế nhưng phim này chỉ xem để giải trí cho vui mắt vì cốt truyện chẳng có gì ấn tượng.
     
  3. Loving

    Loving Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    1.913
    Likes Received:
    24
    Location:
    Cực Chuối Lạc Bang Giáo
    Đạo diễn Diệp Vỹ Tín và chú Chân Tử Đan khi dàn dựng phim này đã xác định rõ mấy điều bác ạ, nên cũng khó trách:
    - Đây là phim giải trí. thương mại, không phải phim nghệ thuật, nên phần diễn xuất và cả nội dung dĩ nhiên không được chăm chút nhiều.
    - Câu khách bằng các màn đấm đá hoành tráng theo chủ nghĩa anh hùng cá nhân. Về điểm này thì Đạo hỏa tuyến đã quá xuất sắc. So với Long hổ môn thì nó hơn hẳn về tính chân thực. Dĩ nhiên nó không thể so với Vô gián đạo về mặt nghệ thuật, nhưng nó vẫn đang là phim Hoa ngữ ăn khách nhất từ đầu năm 2007 tới nay, qua mặt cả các phim nghệ thuật như Môn đồ (Protégé) hay Thương thành (Confession of Pain - có mặt cả hai ngôi sao chuyên trị dòng nghệ thuật là Lương Triều Vỹ và Kim Thành Vũ).

    Vài lời trao đổi với bác tranman. Thân!
     

Share This Page

Loading...