Để trở thành người nghe giỏi.

Discussion in 'Quán Cafe VNAV' started by Wilson Fans, 24/9/07.

  1. Wilson Fans

    Wilson Fans Advanced Member

    Joined:
    14/9/07
    Messages:
    1.415
    Likes Received:
    1.330
    Location:
    TPHCM

    Nhằm mục đích giúp các newbie mới gia nhập làng hi-end có được khả năng nghe, đánh giá tinh tế đặc tính âm thanh của thiết bị, dễ dàng hơn trong việc lựa chọn máy móc, hạn chế phải trả giá không đáng... Tôi xin nêu ra một số điểm cơ bản để các
    bạn tham khảo.Còn với những cao thủ nghĩ rằng mình đã có "Đôi tai vàng" nếu có cao kiến gì hay thì xin chỉ giáo thêm, em không dám "Múa rìu qua mắt thợ"

    Nghe, phân tích, đánh giá (critical listening) là việc thực hành đánh giá chất lượng âm thanh các thiết vị hi-end. Critical listening hoàn toàn khác với nghe giải trí, mục đích không phải để thưởng thức âm nhạc mà để nhận biết một thiết bị âm thanh nghe hay hay dở và những đặc tính gì của âm thanh khiến chúng như vậy. Chúng ta có thể dùng những thông tin này để đánh giá,lựa chọn để xây dựng bộ dàn cho mình.
    Đánh giá thiết bị âm thanh bằng tai là điều cơ bản. Những thông số kỹ thuật không đủ cho ta xác định đặc tính âm nhạc của 1 thiết bị. Khả năng nghe của con người nhạy bén và đa dạng hơn rất nhiều so với hầu hết các thiết bị đo đạc. Mặc dù đặc tính kỹ thuật rất cần lưu ý khi lựa chọn; Tai luôn là người phán xét cuối cùng. Hơn nữa sự khác nhau về đặc tính âm thanh giữa các thiết bị chỉ được đánh giá 1 cách chủ quan.
    Vì ta dùng kỹ năng nghe cho việc đánh giá sản phẩm âm thanh - 1 quá trình mang nhiều tính thẩm mỹ hơn là kỹ thuật. Đặc tính kỹ thuật tốt có thể mang lại chất lượng âm thanh cao nhưng nó không cho chúng ta biết cái thực sự chúng ta muốn biết: Sản phẩm đó truyền tải thông điệp âm nhạc tốt như thế nào. Muốn biết chúng ta phải nghe. Nhận biết cái này có âm thanh tốt cái kia không tốt là không dễ dàng.
    Hầu hết mọi người đều có thể chỉ ra sự khác biệt giữa 1 âm thanh tuyệt hảo và một âm thanh nghèo nàn nhưng khám phá tại sao một sản phẩm làm cho ta thỏa mãn hay kg.và khả năng để nhận ra và mô tả sự khác biệt về chất lượng âm thanh là kỹ năng phải học hỏi. Cũng như mọi kỹ năng khác kỹ năng nghe, phân tích chỉ cải thiện qua thực hành .Càng nghe nhiều bạn càng giỏi. Và khi tai bạn đã được cải thiện bạn sẽ có khả năng phân biệt những khác biệt nhỏ về chất lượng âm thanh. Và có khả năng mô tả hai thiết bị nghe khác nhau ra sao,và tại sao cái này lại tốt hơn cái kia.

    Những ý nghĩa của Audiophile
    Âm thanh tốt chỉ có ý nghĩa khi kết thúc bằng thỏa mãn âm nhạc, không kết thúc ở âm thanh tốt. Nếu 1 người quen mời bạn thưởng thức dàn hifi của họ,bạn sẽ thấy ngay họ là 1 người yêu âm nhạc hay là thích thú âm thanh hơn. Nếu người đó bật máy thật lớn rồi giảm âm lượng sau ít phút để hỏi ý kiến bạn. Có lẽ người đó không phải là người yêu âm nhạc tuy nhiên nếu người đó mời bạn ngồi hỏi loại nhạc bạn thích mở nhạc đó với âm lượng vừa phải hoặc không làm gì cả trong vòng 20 phút khi cả 2 cùng nghe thì có vẻ người ấy có những giá trị audiophile hay quan tâm nhiều tới âm nhạc. Ở trường hợp đầu tiên người bạn này cố gắng gây ấn tượng với bạn bằng âm thanh ở trường hợp thứ 2 người bạn cũng muốn gây ấn tượng với bạn bằng dàn máy nhưng bằng khả năng truyền tải âm nhạc, không làm rung chuyển vách tường.Đó là căn bản khác nhau giữa người mê máy và người yêu âm nhạc.

    Bạn cũng có thể dùng test trên để nhanh chóng nói được cửa hàng bán máy mà bạn vào thăm thuộc loại gì và nếu ai đó lôi ra 1 đĩa CD với âm thanh dữ dội như tiếng máy bay cất cánh, hãy mau biến đi cho an toàn.
    Tôi đã chú ý những phản ứng bất thường khi mở máy cho những người bạn và người quen không để tâm tới âm thanh nghe. Tôi để họ ngồi ở vị trí nghe tốt nhất,mở bản nhạc mà tôi nghĩ họ sẽ thích. Thay vì ngồi nghe hết bản nhạc họ lại bật dậy ngay tức thì và phát biểu âm thanh tốt ra sao. Rõ ràng họ đã bị ảnh hưởng bởi thứ âm thanh xập xình rẻ tiền ở một số tiệm bán máy hoặc nhà bạn của họ.khi bạn bắt đầu nghe ở nhà ai đó hay ở showroom-đừng cảm thấy nhu cầu phải đưa ra 1 ý kiến về âm thanh. Ngồi và nghe chăm chú với đôi mắt nhắm lại,để cho âm nhạc-không phải âm thanh-nói với bạn dàn máy tốt thế nào. Khi nghe với 1 nhóm người,đừng bị lay chuyển bởi ý kiến của người khác. Nếu họ là những người nghe có kinh nghiệm,thử nghe xem họ đang nói những gì. Nghe họ mô tả ra sao và so sánh cảm nhận của họ với cảm nhận của mình. Trên thực tế,đây là cách tốt nhất để nhận ra những đặc tính âm thanh mà tôi sẽ nói ở phần sau,nhưng đừng đi theo những gì người khác nói. Ví dụ : nếu bạn không nghe thấy sự khác biệt giữa 2 sợi dây digital thì đừng sợ khi phải nói ra. Hơn nữa khi được hỏi ý kiến về một dàn máy nào đó,hãy tự tin.nếu âm thanh dở,hãy nói dở.
    tất cả các thiết bị âm thanh đều ảnh hưởng tới thiết bị đi qua nó. Một số tạo thêm sự giả tạo ví dụ như : "treble" hay "bass "nổi trội 1 số lại khử bớt 1 phần âm thanh-lấy ví dụ những cặp loa không có tiếng bass sâu chẳng hạn. Quan điểm audiophile cho rằng thêm vào thì tồi tệ hơn là bỏ bớt nhiều. Nếu phần âm thanh nào đó bị thiếu ta có thể tiếp tục bổ khuyết và vẫn thưởng thức âm nhạc được nhưng nếu dàn máy tạo thêm vào những đặc tính giả tạo chúng ta luôn có cảm giác là đang nghe sự mô phỏng chứ không phải âm nhạc thuần khiết . Để minh họa cho sự thêm vào hoặc bớt đi này ta lấy 2 cặp loa làm ví dụ. Một cặp loa có 3 loa, bass 30cm và thùng loa rất lớn bán với giá bèo ở những cửa hàng điện máy bán hàng chợ : nó kêu rất lớn và cho rất nhiều tiếng bass. Cặp loa thứ 2 có giá tương tự nhưng chỉ là loa bookself có 2 loa và bass chỉ 15 cm. Nó không kêu lớn và tiếng bass thì ít hơn nhiều . Những cặp loa kếch xù có 1 số vấn đề. Bass bùm,dầy và lấn lướt. Tất cả các nốt trầm như có cùng 1 cao độ.Tiếng treble lồ lộ, gắt và hột,tiếng mid thì bị đẩy lên với năng lượng quá mức khiến giọng ca như của người bị cảm lạnh. Những cặp loa nhỏ không có những vấn dề như vậy. Treble êm dịu và rõ ràng tiếng mid giàu âm sắc và rộng mở.Tuy nhiên tiếng bass nó rất ít, không kêu thật lớn và không tạo nên cảm giác về áp lực âm thanh lên cơ thể ta. Cặp loa thứ 1 gây sự ngụy tạo, thêm sự giả tạo không tự nhiên vào âm thanh. Bass trội gây bùm, sự nổi hột che phủ tiếng treble và tiếng mid màu mè. Tất cả là sự méo mó thêm vào. Cặp loa thứ 2 có yếu điểm là hạn chế .nó lấy bớt 1 số yếu tố âm thanh -bass thấp,khả năng kêu to-nhưng giữ lại những phần còn lại của âm thanh. Nó không thêm tiếng hột, độ dày vào bass hay màu mè vào mid. Không còn nghi ngờ gì nữa cặp loa thứ 2 sẽ đáp ứng âm nhạc tốt hơn. Sự méo tiếng được thêm vào cặp loa thứ 1 không chỉ phản âm nhạc, nó còn liên tục làm ta gợi nhớ rằng ta đang nghe thứ âm nhạc được mô phỏng giả tạo.Yếu điểm cặp loa thứ 2 vẫn cho phép chúng ta quên rằng chúng ta đang nghe loa. Thêm vào thì tồi tệ hơn nhiều là bớt đi. Còn tiếp
     
    Tags:
  2. Quang_lan

    Quang_lan Advanced Member

    Joined:
    20/6/06
    Messages:
    1.000
    Likes Received:
    7
    Location:
    BaDinh-HaNoi
    1 bài viết bổ ích, chờ đọc phần tiếp theo của bác.

    Cảm ơn bác !
     
  3. SixL6

    SixL6 Advanced Member

    Joined:
    10/9/06
    Messages:
    2.257
    Likes Received:
    13
    Location:
    THỦ ĐỨC GROUP
    Nếu em không lầm thì em đã từng đọc bài này hay một vài đoạn gì đó, bây giờ đọc lại thấy vẫn còn rất bổ !!!

    Cám ơn bác !!!
     
  4. linh99992001

    linh99992001 Advanced Member

    Joined:
    8/12/05
    Messages:
    1.348
    Likes Received:
    23
    sự thêm bớt trong các giải tần âm thanh là thực sự cần thiết trong hệ thống và ngay cả trong các hãng làm thiết bị, điều này giúp cho mỗi 1 hệ thống có 1 cá tính và tính chất riêng của mình
     
  5. khivang

    khivang Advanced Member

    Joined:
    2/10/06
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    33
    Chỗ này em chưa hiểu lắm , nếu như ý bác thì ta chỉ cần dùng bộ chỉnh bass , treble hoặc equalizer là có thể bắt chước được chất âm của các hãng sao ? Sự thực ko phải thế nên bác có thể giải thích rõ hơn được ko ạ ?
     
  6. linh99992001

    linh99992001 Advanced Member

    Joined:
    8/12/05
    Messages:
    1.348
    Likes Received:
    23
    ui em đâu có nói về EQ đâu, ở đây em muốn nói về việc phối ghép thôi, phối ghép khéo léo sao cho âm thanh hài hòa cân bằng, ko phải phần nào cũng lộ ra hết là hay :oops: . Còn về thiết bị của hãng thì bác thử chú ý nghe xem nhất là cd player, mỗi hãng đều có 1 kiểu riêng của mình mà về "cơ bản" để đc chất tiếng như thế họ phải bớt đi 1 phần nào đó và thêm vào phần khác trong dải tần âm thanh thể hiện. Em xin nói về vấn đề nghe "cơ bản" thôi, để giúp mình nhìn nhận và nghe đc đc rõ ràng, chứ bảo chỉnh EQ mà đc như hãng thì chắc em xin đi đầu xuống đất :wink:
     
  7. hookman

    hookman Advanced Member

    Joined:
    22/5/06
    Messages:
    925
    Likes Received:
    3
    Theo em thì chất âm thanh của mỗi hảng khác nhau không phải hoàn toàn là do họ cố ý đâu, mà phần lớn là do ảnh hưởng từ bản sắc văn hóa của từng vùng, từng quốc gia. Ví dụ một chuyên gia âm thanh được sinh ra và lớn lên ờ Pháp, ngay từ bé đả thấm vào người nền văn hóa lãng mạn, nhẹ nhàng kiểu tiểu tư sản Pháp chẳng hạn, thì khi cho ra đời thiết bị âm thanh của mình, dù vô tình hay cố ý cũng sẽ đậm chất Phápv.v...
    và cũng tương tự với đồ Mỹ, Anh...
    Thân
     
  8. dom_dom_dem

    dom_dom_dem Advanced Member

    Joined:
    6/9/07
    Messages:
    473
    Likes Received:
    37
    Location:
    HN
    Bài viết hay quá.
     
  9. linh99992001

    linh99992001 Advanced Member

    Joined:
    8/12/05
    Messages:
    1.348
    Likes Received:
    23
    vâng chính xác bác à, nhưng hãng đều có những sản phẩm hiend và sản phẩm hifi của họ :oops: , em thì chưa đủ điều kiện để chơi sản phẩm hiend mà chỉ có thể cố gắng hướng tới hòan thiện sản phẩm hifi của họ để đc sự tòan vẹn tương đối
     
  10. Sherry

    Sherry Advanced Member

    Joined:
    7/4/07
    Messages:
    113
    Likes Received:
    3
    Cái này chưa chắc nha bác nntrung, có những tần số âm thanh mà tai người không thể nào nghe được mà phải nhờ máy móc thôi. Con người chỉ "nghe" còn máy móc thì "đo đạc" và "định lượng" nên không thể nói tai người nhạy bén hơn máy đo.
     
  11. nck_kool

    nck_kool Advanced Member

    Joined:
    8/3/06
    Messages:
    6.580
    Likes Received:
    5
    Location:
    Tây Bắc
    Mục tiêu của bác đưa ra rất thực tế và rõ ràng. Em rất tâm đắc với bài viết của bác.

    Nguyên tắc đặt ra là phải tự tin và không ngừng "bồi dưỡng" đôi tai của mình theo em là quá chuẩn xác.

    Em vốn theo trường phái "cảm nhận" là chính, tùy từng thời điểm trong cuộc chơi mục tiêu chính là hệ thống phải làm cho trái tim ta hòa cùng âm nhạc. Đương nhiên một ngày nào đó, hệ thống của ta phần nào không còn đáp ứng được nhu cầu của ta nữa :oops: , có lẽ là lúc ta nghĩ tới sự thay đổi.

    Em rất khoái đoạn này của bác

    Âm thanh tốt chỉ có ý nghĩa khi kết thúc bằng thỏa mãn âm nhạc, không kết thúc ở âm thanh tốt. Nếu 1 người quen mời bạn thưởng thức dàn hifi của họ,bạn sẽ thấy ngay họ là 1 người yêu âm nhạc hay là thích thú âm thanh hơn. Nếu người đó bật máy thật lớn rồi giảm âm lượng sau ít phút để hỏi ý kiến bạn. Có lẽ người đó không phải là người yêu âm nhạc tuy nhiên nếu người đó mời bạn ngồi hỏi loại nhạc bạn thích mở nhạc đó với âm lượng vừa phải hoặc không làm gì cả trong vòng 20 phút khi cả 2 cùng nghe thì có vẻ người ấy có những giá trị audiophile hay quan tâm nhiều tới âm nhạc.

    Mong chờ kỳ sau của bác.
     
  12. phamhuynh

    phamhuynh Advanced Member

    Joined:
    1/9/06
    Messages:
    880
    Likes Received:
    3
    Location:
    BR-VT
    Xin bác tiếp cho ạ !
    Chờ !
     
  13. Wilson Fans

    Wilson Fans Advanced Member

    Joined:
    14/9/07
    Messages:
    1.415
    Likes Received:
    1.330
    Location:
    TPHCM
    Để trở thành người nghe giỏi-phần 2

    Theo quan điểm audiophile,sự khác biệt dù là rất nhỏtrong chất lượng tái tạo âm nhạc cũng rấy quan trọng.Vì âm nhạc quan trọng với chúng ta,chúng ta sẽ thấy hứng khởikhi có bất kỳ sự cải thiện nào về chất lượng âm thanh. Nhưng k có sự đồng bộ mức độ khác biệt âm thanh với ý nghĩa âm nhạc.
    Cùng 1 bản nhạc mà tôi đã nghe hàng trăm lần.Bản nhạc được trình diễn bởi nhóm 5 người,có ca sỹ và có những đoạn nghỉ dài của các nhạc công.trong khi các nhạc công tạm ngưng thì ca sỹ sẽ chơi bộ gõ.Khi nghe qua những bộ giải mã thường thường,tôi chỉ cảm thấy bộ gõ như 1 âm thanh khác ghép trong tấm thảm âm nhạc mà thôi,k bao giờ cho tôi cảm giác nó là 1 nhạc cụ riêng biệt,được người ca sỹ chơi ,tách rời với phần còn lại.Lúc ca sỹ ngưng hát,nhóm nhạc như chỉ còn lại có 4 người và ca sỹ như đã đi khỏi đó.
    Nhưng những bợ giải mã tiên tiến ngày nay đã giải quyết được rất hiệu quả vấn đề này.Nghe qua chúng,các nhạ cụ k chỉ được tách rời nhau ra,được thể hiện đồng nhất âm thanh hơn trong khung cảnh âm nhạc mà còn tồn tại nổi bật hơn, sống động hơn. Kết quả là : khi ban nhạc tạm ngừng chơi,tôi nghe thấy bộ gõ như 1 nhạc cụ riêng biệt,nổi bật hơn.Trong cảm quan,ngay từ đầu,ca sỹ k lúc nào rời đi mà luôn hiện diện trên "sân khấu" chơi bộ gõ. Và chỉ với thay đổi nhỏ,ban nhạc đã đi từ 4 người thành 5 người khi nhạc công tạm ngưng. Sự khác biệt "khách quan" về tín hiệu điện tử tuy chỉ rất nhỏ nhưng hiệu quả âm nhạc chủ quan lại rất sâu sắc.
    Đây là lý do tại saosu75 khác biệt dù nhỏ trong thể hiện âm nhạc lại quan trọng. Nếu chúng ta quan tâm sâu sắc tới âm nhạc,tới việc nó được tái tạo tốt thế nào thì thấy những cải thiện nhỏ có thể mang lại hiệu quả chủ quan to lớn.
    ví dụ trên cũng chỉ ra sự bất lực của những biện pháp đo lường đơn độc trong việc đánh giá đặc tính âm thanh của 1 sản phẩm.Rấ nhiều cảm súc âm nhạc và ý nghĩa của nó có thể thấy trong những tình tiết nhỏ như độ chi tiết ,sự tinh tế và sắc thái. Khi chúng được truyền tải bởi hệ thống hi-end,chúng ta cảm nhậnmo61i liên hệ với người nhạc sỹ thêm sâu sắc.Ý tưởng và sự biểu lộ của họ sinh động hơn,cho phép ta cảm nhận sâu sắc hơn tính nghệ thuật của họ.Sư khác biệt giữa đồ hi-end vói "hàng chợ" có thể ví như sự khác biệt giữa 1 nghệ sỹ violon với 1 nhạc công cùng chơi 1 bản nhạc.Họ chơi cùng 1 nốt nhạc, cùng 1 nhịp độ. Về mục đích cơ bản,ta có thể nói họ gần giống nhau.Nhưng về mặt thể hiện thì họ khác hẳn về sắc thái.Đây chính là lý do tại sao sự khác biệ nhỏ trong chất lượng âm thanh lại ảnh hưởng lớn đến như vậy.Mục đích của Hi-end audio là nhằm tái tạo những tinh tế đó,nhờ đó ta có thể tiến thêm 1 bước gần hơn tới sự tinh tế của âm nhạc.
    Nỗi bưồn nhưng lại là 1 sự thật hiển nhiên về máy móc là mỗi khi bạn đưa 1 tín hiệu âm thanh vào máy,nó lại k bao giờ đi ra tốt hơn.Tuy vậy chúng ta luôn cố giữ cho tín hiệu truyền qua càng đơn giản càng tốt,và loại bỏ đi những thiết bị k cần thiết giữa chúng ta và âm nhạc. Đây là lý do tại sao nên tống khứ đi những máy móc như: Equalizer,Enhancers khỏi dàn máy. :roll:
     
  14. Wilson Fans

    Wilson Fans Advanced Member

    Joined:
    14/9/07
    Messages:
    1.415
    Likes Received:
    1.330
    Location:
    TPHCM
    Xin bác đọc kỹ lại giúp E ! E nói về cảm nhận sự khác biệt trong đặc tính âm thanh thôi.Mà đặc tính thì máy móc có thua k nhỉ ? :roll:
     
  15. StereoPhe

    StereoPhe Advanced Member

    Joined:
    30/5/06
    Messages:
    384
    Likes Received:
    95
    Location:
    Sài Gòn
     
  16. Lonelywolf

    Lonelywolf Advanced Member

    Joined:
    19/12/05
    Messages:
    1.704
    Likes Received:
    71
    Re: Để trở thành người nghe giỏi-phần 2

    Nếu ngôn từ bác sử dụng mà dễ hiểu hơn và ít lỗi chính tả hơn thì em sẽ rất hoan nghênh.

    Cảm ơn bác.
     
  17. phamhuynh

    phamhuynh Advanced Member

    Joined:
    1/9/06
    Messages:
    880
    Likes Received:
    3
    Location:
    BR-VT
    Tôi thông cảm bác ạ, nhiều khi gõ phím không kịp mạch tư tuởng nên ngón tay đôi khi chạm 2 phím, hoặc dấu trước, nguyên âm sau... Đó không phải lỗi chính tả mà lỗi morat thôi bác Sói ạ. Tôi cũng hay bị thế lắm, đọc lại thấy xấu hổ, sau đó khắc phục bằng cách cho PREVIEW trước khi SUBMIT . Nhưng ở đây chúng ta có thể đoán và hiểu ý bác Trung mà. Bác ấy có những nhận định rất độc đáo, làm sáng nhiều điều chứ bác Sói nhỉ !
    Thân,
     
  18. phucbeo

    phucbeo Advanced Member

    Joined:
    15/9/07
    Messages:
    169
    Likes Received:
    33
    Location:
    Hai Phong
    Em có băn khoăn là:
    1. Nghe giỏi có phải là mục tiêu của các audiophile.
    2. Nghe giỏi có ảnh hưởng thế nào đến cảm xúc mà âm nhạc mang lại.
     
  19. phongktvt

    phongktvt Advanced Member

    Joined:
    27/9/06
    Messages:
    2.289
    Likes Received:
    21
    Location:
    Bà rịa - Vũng tàu
    --[ Quote B Sói : (Nếu ngôn từ bác sử dụng mà dễ hiểu hơn và ít lỗi chính tả hơn thì em sẽ rất hoan nghênh )]
    -Thông cảm thôi ! Gõ rất nhanh không nhìn phím mà cũng chẳng ngó monitor thì hay bị lỗi ấy thôi . Chứ còn năng lực người viết đọc qua đã biết thuộc hàng '' Võ lâm ngũ Bá '' rồi. Mong Bác Trung viết tiếp cho anh em cùng đọc. Thân .
     
  20. Aries

    Aries Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    6.514
    Likes Received:
    56
    Location:
    VNAV
    Tối qua em có ghé thăm tác giả topic này, bác ấy nói sẽ tổng hợp và biên dịch một số tài liệu về luyện nghe và thẩm định để các bác tham khảo (bác ấy có đủ bộ streophile từ năm 1994 đến nay).

    Ngoài ra, các bác có thể tham khảo trong cuốn "A complete guide to hi-end audio" của tác giả Robert Harley để rõ hơn ý định của tác giả topic này.

    Thanks bác Ngọc Trung !
     
  21. Wilson Fans

    Wilson Fans Advanced Member

    Joined:
    14/9/07
    Messages:
    1.415
    Likes Received:
    1.330
    Location:
    TPHCM
    Để trở thành người nghe giỏi.(tiếp theo)

    Những cạm bẫy khi trờ thành 1 người nghe thẩm định
    Có 1 số nguy hiểm gắn liền với việc phát triển kỹ năng nghe bình phẩm. Đầu tiên là mất khả năng phân biệt giữa nghe bình phẩm và nghe giải trí.

    Một khi đã bắt đầu con đường thẩm định chất lượng âm thanh người ta dễ dàng quên mất rằng lý do ta để tâm tới âm thanh là vì ta yêu âm nhạc. Cứ tưởng tượng nếu cứ mỗi khi nghe nhạc chúng ta lại phải có ý kiến rằng âm thanh hay hay dở. Đây là con đường chắc chắn đưa tới 1 căn bệnh khôi hài gọi là cuồng âm (tẩu hỏa nhập ma). Triệu chứng của bệnh này là liên tục thay đổi máy móc, chỉ mở nghe 1 track của đĩa nào đó mỗi khi nghe thay vì nghe trọn cả đĩa, thay đổi Cables cho một loại nhạc nào đó và nói chung là nghe máy thay vì nghe nhạc.

    Nhưng hi-end audio là làm cho máy móc biến mất. Khi nghe để giải trí-thời gian chủ yếu mà bạn nên dành cho nó-hãy quên máy móc đi. Hãy quên đi kiểu nghe bình phẩm. Chỉ quay lại với nó khi nào bạn cần đánh giá chất lượng hoặc tập nghe để trở thành 1 người nghe giỏi hơn. Hãy tạo một làn ranh giữa nghe bình phẩm và nghe giải trí. Đừng bước qua nó.

    Còn 1 nguy hiểm kéo theo nữa là : tiêu chuẩn chất lượng âm thanh của bạn tăng lên tới độ bạn không thể thưởng thức âm nhạc được trừ khi âm thanh bạn nghe thật hoàn hảo. Nói cách khác tới điểm chấm hết mà ở đó bạn không thể thưởng thức âm nhạc được nữa. Hãy hạ bớt sự trông đợi của bạn về chất lượng âm thanh khi mà bạn không thể điều khiển được nó. Mặc dù không phải là chất lượng cao ta vẫn có thể vui thích với âm thanh của dàn máy trong xe hơi. Đừng để việc trở thành audiophile quấy rầy việc thưởng thức âm nhạc của bạn bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu.

    Khi đọc loạt bài này, có bạn sẽ thấy mình đọc ở đâu đó rồi. Nhưng do thấy vấn đề này hay và có nhiều newbie chưa biết nên do đã trót viết nên phải
     
  22. XQHT

    XQHT Advanced Member

    Joined:
    30/10/06
    Messages:
    174
    Likes Received:
    0
    Location:
    Ha Noi
    Loạt bài viết rất hay, bác nntrung1958 viết/biên soạn/dịch tiếp nhé.

    Chờ bài tiếp của bác.
    Tks
     
  23. DũngAudio

    DũngAudio Advanced Members

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    1.896
    Likes Received:
    138
    Location:
    Saigon Q3.
    mới đọc được 3 bài cũa bác , em xác định ngay đây là tư liệu quí . rất trân trọng về thời gian quí báu cũa bác khi ngồi trước bàn phím
     
  24. HBTrung

    HBTrung Advanced Member

    Joined:
    10/12/05
    Messages:
    617
    Likes Received:
    1
    Location:
    Sài Gòn - Vũng Tàu
    Ông Bác sỹ Trung này thiệt là...

    Xin cảm ơn! :)
     
  25. Nguyenanhson

    Nguyenanhson Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    1.335
    Likes Received:
    14
    để nghe "giỏi" theo tớ cần có hiểu về nhạc lý càng nhiều càng tốt, tìm hiểu biết về các nền âm nhạc trên thế giới mà mình thích nghe
    nghe nhiều dần dần ngấm và thả hồn theo tiếngnhạc chứ đây không phải là môn nghe trong học ngoại ngữ vậy có lẽ ta không dùng từ nghe giỏi khi thưởng thức ân nhạc
     

Share This Page

Loading...