Để trở thành người nghe giỏi.

Discussion in 'Quán Cafe VNAV' started by Wilson Fans, 24/9/07.

  1. prince

    prince Advanced Member

    Joined:
    16/8/07
    Messages:
    81
    Likes Received:
    1
    Bác Trung ơi viết tiếp đi chứ. Nhanh nhé vì em đang chuẩn bị sắm 1 đôi loa mà :roll:
     
  2. No-Fear

    No-Fear Advanced Member

    Joined:
    13/11/06
    Messages:
    380
    Likes Received:
    3
    [/quote]Nếu Mr "No fear" mà khoái nghe theo lối "More bang.Bum?"bằng những cặp loa vĩ đại như tôi lấy ví dụ trong bài thì vừa dễ mua loa vừa đỡ tốn tiền.Nhưng chỉ sợ khiêng về rồi,nghe nó "tra tấn" 2 lỗ tai,bác lại k chịu nổi 30 phút phải tháo chạy thôi. Nghe lớn bằng những cặp loa"đại tướng" đó mà khi đứng lên k choáng váng,xây xẩm mới là tài đó![/quote]
    Mình k thích nghe theo lối Bác nghỉ "More bang.Bum?", mình thích có cặp loa hay tất cả các dải tầng, Bass có thể xuống cực sâu và thật mềm,midlow thật trầm, midhigh lồng lộng, tép tơi tả ... nói chung càng có khả năng thể hiện fullrange càng tốt, tất cả các dải tầng đều có khả năng thể hiện khá chính xác nguồn thu, chứ nghe cặp bookself như trên Bác nói thì làm sao thể hiện được những tiếng contrabass sâu lắng hay những tiếng trống liên hồi của Kitaro chẳng hạn.... Chắc Bác có nghe qua những loa đẳng cấp Bass 40 cm trở lên như B&W 801D hay như loa 80cm Foxtes của goodman thì sẽ không còn thích nghe những cặp bookself nửa Bác ạ, đã vậy khi nghe những cặp Bass này rồi muốn nghe hoài không thấy chán chứ lị.
     
  3. phuongthu

    phuongthu Advanced Member

    Joined:
    19/2/06
    Messages:
    3.780
    Likes Received:
    16
    Location:
    Sai Gon
    Ước gì Em có được cặp loa fullrange có khả năng thể hiện hay các dải như Bác "O sợ" nói nhỉ , lúc đó tha hồ mà hưởng thu âm nhạc, không còn loanh quanh trong bể khổ audio nửa... he he.
     
  4. khivang

    khivang Advanced Member

    Joined:
    2/10/06
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    33
    Em nghĩ hơi có mâu thuẫn ở đây , bass sâu thì em đồng ý với bác , nhưng thật mềm thì... đến mức nào (như lụa , như bún , oặt ẹo...) khó là ở chỗ này đây bác ạ.
    Midlow thật trầm : ranh giới đến đâu ? , có lấn sang bass ko ? liều kượng thế nào , nhiều quá thì thô , trầm quá thì bết , đục.
    Midhigh lồng lộng là thế nào , có trở thành lồng lộn ko ? :)
    Treble tơi tả đến mức nào ? có đến mức tả tơi , rời rạc ko ?
    Em xin đồng ý với bác ở quan điểm "nói chung càng có khả năng thể hiện fullrange càng tốt, tất cả các dải tầng đều có khả năng thể hiện khá chính xác nguồn thu," nhưng nó hơi trìu tượng , bác có thể nói rõ hơn được ko ạ ? Thanks bác
     
  5. Wilson Fans

    Wilson Fans Advanced Member

    Joined:
    14/9/07
    Messages:
    1.417
    Likes Received:
    1.334
    Location:
    TPHCM
    Nếu Mr "No fear" mà khoái nghe theo lối "More bang.Bum?"bằng những cặp loa vĩ đại như tôi lấy ví dụ trong bài thì vừa dễ mua loa vừa đỡ tốn tiền.Nhưng chỉ sợ khiêng về rồi,nghe nó "tra tấn" 2 lỗ tai,bác lại k chịu nổi 30 phút phải tháo chạy thôi. Nghe lớn bằng những cặp loa"đại tướng" đó mà khi đứng lên k choáng váng,xây xẩm mới là tài đó![/quote]
    Mình k thích nghe theo lối Bác nghỉ "More bang.Bum?", mình thích có cặp loa hay tất cả các dải tầng, Bass có thể xuống cực sâu và thật mềm,midlow thật trầm, midhigh lồng lộng, tép tơi tả ... nói chung càng có khả năng thể hiện fullrange càng tốt, tất cả các dải tầng đều có khả năng thể hiện khá chính xác nguồn thu, chứ nghe cặp bookself như trên Bác nói thì làm sao thể hiện được những tiếng contrabass sâu lắng hay những tiếng trống liên hồi của Kitaro chẳng hạn.... Chắc Bác có nghe qua những loa đẳng cấp Bass 40 cm trở lên như B&W 801D hay như loa 80cm Foxtes của goodman thì sẽ không còn thích nghe những cặp bookself nửa Bác ạ, đã vậy khi nghe những cặp Bass này rồi muốn nghe hoài không thấy chán chứ lị.[/quote]
    Nói cho vui thôi.E hiểu gu nghe của bác No fear là rất coi trọng tiếng bass khi nghe và một khi bass đã k tốt thì dù cho những tiếng khác có tốt thì cũng k còn gì lôi cuốn No fear nữa.Nhưng k phải bao giờ nhiều bass cũng tốt cả, chất kượng bas ra sao mới quan trọng.Xin bác đón đọc phần sau,E sẽ bàn tếp với các bác chi tiết hơn về tiếng bass.Cũng phải lưu ý ngay bác 1 điều là để có được tiếng bas tuyệt đỉnh như bác mô tả,theo kinh nghiệm E là sẽ rất tốn kém đấy! :p
     
  6. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.697
    Likes Received:
    644
    Location:
    BTA - TPHCM
    Bác viết tiếp nữa đi bác. Em đang chờ xem đây
    Cám ơn bác nhiều
    Thân
     
  7. PTC

    PTC Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    63
    Likes Received:
    0
    Location:
    TP.HCM
    Xin mạn phép được tiếp bác Trung 1 tay.
    Có gì sai sót mong các bác lượng thứ.

    Âm treble:Âm treble tốt là thứ thiết yếu cho phiên bản âm nhạc chất lượng cao. Thật ra, nhiều sản phẩm âm thanh khác tuyệt hảo bị thất bại trong việc thỏa mãn âm nhạc bởi vì sự thực hiện nghèo nàn của âm treble.
    Các tính chất của âm treble chúng ta muốn tránh được mô tả bởi các điều kiện bởi giới hạn sáng sủa, kích động, sông động, cứng nhắc, giòn, sắc sảo, khô khan, sáng, rắn chắc, cằn cỗi. Vấn đề của âm treble là tỏa khắp, nhìn xem nhiều tính từ chúng ta mô tả về chúng.
    Nếu một sản phẩm có quá nhiều âm treble rõ ràng, nó cường điệu âm thanh là nó đã dồi dào tần số xuất hiện. Các ví dụ là cái chũm chọe cường điệu quá mức, quá nhiều âm xuýt (âm "s" và "ch") trong phát âm, và đàn vĩ cầm âm thanh mỏng. Một sản phẩm với quá nhiều âm treble rõ ràng được gọi là sáng. Sự sáng sủa là sự nổi bật trong vùng treble, cơ bản giữa 3kHz và 6kHz. Sáng sủa có thể được tạo ra bởi tần số phản hồi ở loa hay thiết kế điện tử tồi. Nhiều máy nghe nhạc CD và máy tăng âm chỉ dùng bán dẫn cộng sự nổi bật của âm treble, mặc dù chúng đo được như là có tần số phản hồi phẳng.
    Sự kích động mô tả quá nhiều âm treble cao (5kHz - 20kHz), tiêu biểu như là sự tẩy sáng của âm treble. Sự kích động của cái chũm chọe có một tầm quan trọng trên họa âm cao, tiếng kêu lèo xèo và không khí dẫn qua âm thanh cái chũm chọe. Sự kích động mang đến cho cái chũm chọe nhiều âm "ssssss" hơn là âm "sssshhh".
    Ở phía trước, nếu áp dụng cho treble là rất giống như sáng sủa; cả hai mô tả quá nhiều treble. Một âm treble phía trước, tuy nhiên, cũng có xu hướng trở nên khô, thiếu không gian và không khí xung quanh nó.
    Nhiều điều kiện được liệt kê bên trên có các ý nghĩa xác định. Cứng nhắc, giòn, và âm thanh kim loại tất cả mô tả một chất không hài lòng của âm treble nhắc nhở ai đó kim loại va đập. Thật ra, cấu trúc hòa âm độc đáo được tạo ra từ sự tác động từ kim loại đến kim loại thì rất giống các tính chất bóp méo của một máy tăng âm chỉ dùng bán dẫn giới hạn công suất của nó.
    Âm thanh của của kèn xắcxô là kiểu tốt của âm thanh cứng và giòn và âm treble kim loại, đặt biệt là treble thấp. Nếu mô phỏng không chính xác, kèn xắcxô có thể mang âm mỏng, lạo xạo, âm thanh không hài lòng. Sự tương phản của âm thanh này là phong phú, ấm và đầy (dầy). Khi hòa âm cao của kèn xắcxô được mô phỏng với tính chất kim loại, âm thanh phối âm sẽ vỡ tan. Thật hấp dẫn, âm thanh của kèn xắcxô có cấu trúc hòa âm hầu như hoàn chỉnh của bất kỳ nhạc cụ nào. Không còn nghi ngờ gì nữa rằng nó bộc lộ vấn đề rắc rối của âm treble.
    Sáng có nghĩa là rất giống sáng sủa, nhưng kết hợp chúng với tính phân tán trong âm treble, thường gây nên ở sự thiếu hụt năng lượng (hay âm thanh nào giống như thiếu hụt năng lượng) trong âm trung. Với việc không có sự hỗ trợ cấu trúc hòa âm ở dưới nó, âm treble trở thành sáo mòn và mỏng, giống như một bức tranh đã để quá lâu. Những cái chũm chọe nên có thành phần giống cái chiêng tần số thấp với sự rực rỡ của nó. Nếu cái chũm chọe phát âm giống như sự vỡ tung của tiếng động sáng (âm thanh bạn nghe giữa các đài phát), những gì bạn đang nghe hầu như là âm thanh sáng.
    Tính chất khó chịu của âm treble là nhiều hạt. Hạt treble là kết cấu bao phủ thô. Nó hầu như dễ nhận thấy (không có hệ thống) trên đàn vĩ cầm xô lô, vĩ cầm tập trung, ống sáo, và giọng phụ nữ. Trên ống sáo, âm treble kết thành dễ nhận ra như làsự dữ dội hay âm thanh mờ nhạt, dường như dẫn lên đỉnh của sự phát triển động lực học của ống sáo. (Đó là, hạt đi theo thể tích ống sáo). Hạt làm cho âm thanh vĩ cầm như là chúng đang được chơi với lưỡi cưa kim loại hơn là vĩ cầm. Đây là sự cường điệu thô thiển, nhưng truyền ý tưởng của kết cấu thô được cộng vào trong hạt.
    Hạt âm treble có thể là bất kỳ kết cấu nào, từ rất tinh tế cho đến kịch cỡm và dữ tợn. Nghĩ về giấy nhám 400 đá mạt và giấy nhám 80 đá mạt. Càng thô hạt, càng thấy khó chịu. Sự thảo luận trước về hạt áp dụng trong sự đo đạc thậm chí còn lớn hơn âm trung mà chúng ta sẽ thảo luận sau.
    Vấn đề của âm treble có thể giúp phát triển sự nhận thức quan tâm rằng âm treble không bị hòa nhập vào trong thảm hòa âm của âm nhạc, nhưng đang lướt lên đỉnh của nó. Đỉnh và kết thúc dường như bằng cách này hay cách khác chia ra trong âm nhạc, không có phần trọn vẹn trong sự trình diễn. Khi nó xảy ra, chúng ta biết được âm treble như là một thực thể tồn tại riêng biệt, không như chỉ là một khía cạnh khác của âm nhạc. Nếu âm treble gọi sự chú ý với chính nó, thì có sự mập mờ.
    Hầu hết các nguồn chung của những rắc rối này là trong một thứ tự dữ dội của sự giảm cường độ: giữa loa, phòng nghe phản âm, các thành phần nguồn số (thường máy nghe CD hay máy xử lý số), ampli, âm ly công suất, dây cáp và nguồn công suất AC xấu.
    Vài sản phẩm phục vụ để làm cho âm treble êm hơn và ít nổi bật hơn là nhạc sống. Tính chất này thì thường được thiết kế cho sản phẩm, để đền bù cho chỗ hỏng của âm treble trong thành phần khác của hệ thống, hay làm cho âm thanh dễ chịu hơn. Làm dịu âm treble một cách cân nhắc là biện pháp nhanh của nhà thiết kế, nếu anh ấy không có được âm treble đúng, anh ấy chỉ làm nó ít khó chịu hơn bằng việc làm dịu nó.
    Đây là các điều kiện mô tả việc thực hiện âm treble tốt, được liệt kê ở cường độ âm lượng: êm thấm, ngọt ngào, mềm mỏng, mượt mà, lịch sự, du dương và tươi vui. Khi âm treble trở nên hoàn toàn êm thấm, chúng ta nói nó lãng mạn hay ngọt ngào. Êm thấm, ngọt ngào và mượt mà của âm treble là sự ca tụng; ngọt ngào gợi ý rằng thành phần đã đi quá xa trong sự mượt mà của âm treble, và vì vậy nó đầy màu sắc.
    Sự ngọt ngào trong âm treble có thể mang lại sự khuây khỏa sau khi nghe âm treble sáng và nặng nề và âm treble có hạt, nhưng nó không thoả mãn âm nhạc trong một thời gian dài. Sự thể hiện trở nên dịu dàng, không phức tạp, chậm, dày, gần sát và thiếu chi tiết. Tất cả những điều kiện này mô tả sự tác động của sự thể hiện âm treble sai lầm quá sâu bên cạnh sự mượt mà. Sự thể hiệu sẽ thiếu sức sống, sinh khí, sự chân thật, sự mở rộng và ý thức của không gian nếu âm treble quá mượt. Âm thanh âm nhạc gần sát hơn là trở nên lớn và mở rộng.
    Sự thể hiện âm treble tốt nhất là thứ mà âm thanh gần giống với âm nhạc thật. Nó phải có nhiều năng lượng, âm thanh khá dữ dội trong cuộc sống thật - không giả tạo, nhiều hạt, hay tính chất khô khan. Chúng ta không nghe các tính chất này ở trong nhạc sống, chúng ta nên nghe nó trong âm nhạc được tái tạo. Quan trọng hơn, âm treble nên giống như một phần không thể thiếu của âm nhạc, không giống như một tiếng ồn biệt lập nổi lên trên đỉnh của nó. Nếu một thành phần có sự thể hiện âm treble đầy màu sắc, tuy nhiên, nó ít khó chịu hơn nếu sự sai sót của nó bên cạnh của sự mượt mà hơn là sự sáng sủa.
     
  8. Wilson Fans

    Wilson Fans Advanced Member

    Joined:
    14/9/07
    Messages:
    1.417
    Likes Received:
    1.334
    Location:
    TPHCM
    tiếp luôn tới cùng nhé ?

    tuyệt lắm! Nhưng có làm nốt k hay là phân công nhau làm từng phần cho khỏi trùng chéo,mất thì giờ ?Bài này còn khá dài đấy?Xin cho ý kiến sớm nhé :roll:
     
  9. ClassA

    ClassA Moderator

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.524
    Likes Received:
    46
    Đọc bài của bác good_man giống như đang xem Kinh Dịch ý, em sắp bị tẩu rồi. Em thấy bác trung1958 viết dễ hiểu hơn :D
     
  10. phuongthu

    phuongthu Advanced Member

    Joined:
    19/2/06
    Messages:
    3.780
    Likes Received:
    16
    Location:
    Sai Gon
    Topic này là "Để trở thành người nghe giỏi"mà Em đọc bài của các Bác kiểu này Em tạm đúc kết lại là muốn nghe giỏi thì phải có bộ dàn máy tuyệt hay để thể hiện được những cái âm thanh mà các Bác mô tả phía trên ạ nào là tép của Goodman , Bass của Nofear, mid của Bác trung1958: và bộ dàn càng hay thì nghe càng nghe giỏi kiểu này chắc chết túi quá các Bác ơi. Các Bác có cách nào hướng dẩn tụi Em cách muốn nghe giỏi mà không cần có được những bộ dàn trên thì Em mới thán phục các Bác ạ.... nhưng dù sao cũng cám ơn các Bác viết bài cho chúng Em đọc không bổ ngang bổ dọc thì cũng bổ ngửa... tiếp đi các Bác !!!
     
  11. ar3a

    ar3a Advanced Member

    Joined:
    21/5/06
    Messages:
    1.169
    Likes Received:
    185
    Location:
    Hà Nội
    Dạ có bác ạ. Bác cứ thường xuyên đi nghe nhạc sống thực sự (unamplified music) là được liền. Cách này chắc chắn rẻ hơn mua những giàn máy xịn, nhưng mà cũng chẳng dễ thực hiện.
     
  12. PTC

    PTC Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    63
    Likes Received:
    0
    Location:
    TP.HCM
    Mình bị tẩu từ lâu rồi nên cứ đọc đi đọc lại hoài mà chả hiểu gì cả.??!! :!:
    Vậy bác đọc mà hiểu được mới là lạ. :p
    Tiếp nữa đây. Cho bác tẩu luôn cho đồng hội đồng thuyền.

    Âm Bass
    Thực hiện âm bass là hầu hết khía cạnh sai lầm của âm thanh mô phỏng, giữa cả hai quần chúng và người ái mộ công nghệ cao. Lòng tin đại chúng là càng nhiều bass càng tốt. Điều này được phản ánh ở quảng cáo cho "loa trầm" hứa hẹn "bass long trời lở đất" và khả năng "làm khụy chân, gây choáng váng các động vật nhỏ". Biểu hiện sau cùng của sự sai lầm này là phiên bản bass tồi không bình thường.
    Nhưng chúng ta muốn biết làm sao sản phẩm mô phỏng âm nhạc, không phải động đất. Vấn đề cho người yêu âm nhạc không phải là số lượng âm bass mà chất lượng của âm bass. Chúng ta đừng chỉ nghe cảm giác vật chất mà âm bass cung cấp; chúng ta hãy nghe sự tinh tế và sắc thái của chúng. Nếu Ray Bown, Stanley Clarke, John Ratitucii hay Eddie Comez đang chơi nhạc, chúng ta muốn nghe chi tiết những gì họ đang làm. Thật ra, nếu âm bass được tạo ra nghèo nàn, chúng ta nên không nghe bất cứ âm bass nào cả.
    Sự tạo ra âm bass đúng thì chủ yếu thỏa mãn sự tạo ra âm nhạc, nền tảng cấu thành tần số âm nhạc thấp và mấu chốt nhịp điệu. Thật không may, âm bass thì khó tạo ra dù là bằng nguồn cấu thành, âm li công suất, hay - đặc biệt - loa và phòng.
    Có lẽ hầu hết vấn đề về âm bass thông dụng là thiếu định nghĩa về độ cao thấp hay sự rõ ràng. Chúng ta nên nghe cấu trúc của âm bass, do dù cộng hưởng âm vang của âm bass đôi hay tính chất độc đáo của Fender Precision. Tần số thấp chứa số lượng đáng kinh ngạc của chi tiết khi tạo ra một cách chính xác.
    Khi âm bass được tạo ra mà không thể hiện được sự cao thấp và rõ ràng, kết thúc thấp lạc vào trong tiếng gầm đục trên nền âm nhạc thấp kém. Chúng ta nghe tần số thấp, nhưng nó thì không liên quan đến âm nhạc mà chúng ta đang nghe. Chúng ta không nghe nốt chính xác, mà là sự xuất hiện mờ nhạt của âm thanh. Động lực đặc trưng bao phủ các thiết bị thì hoàn toàn bị mất. Trong âm nhạc mà trong đó âm bass được chơi có vai trò nhịp nhàng quan trọng - nhạc rock, blue, và nhạc Jazz - ghi ta bass và trống dường như tụt lại phía sau phần còn lại của âm nhạc, đặt sự ảnh hưởng trên âm điệu. Hơn thế nữa, động lực trống bao phủ thì bị chôn vùi trong âm thanh của ghi ta bass, mà mờ đi sự chuyển tải âm nhạc. Những điều kiện này được thực hiện tồi bởi nỗi khổ chung về mid-fi của quá nhiều bass.
    Các điều kiện miêu tả loại bass này bao gồm: lộn xộn, dày, âm vang, phồng lên, đục, mềm, béo, chật chội, lỏng và chậm.
    Các điều kiện mô tả việc tạo ra âm bass tuyệt vời bao gồm hoàn hảo, nhanh, sạch, thoát, chặt chẽ và chính xác. Âm bass tốt được ví như lò xo được kéo căng hoàn hảo, âm bass tồi giống như lò xo bị treo chùng.
    Số lượng của âm bass trong sự thể hiện của âm nhạc thì rất quan trọng; nếu chúng ta nghe quá nhiều, âm nhạc bị áp đảo. Âm bass quá mức làsự nhắc lại không dứt mà chúng ta đang nghe âm nhạc được tạo ra. Sự thừa mứa này của âm bass thì được mô tả như sự nặng nề.
    Nếu chúng ta nghe ít bass, sự thể hiện thì mỏng, gầy còm, nhàm chán. Một sự thể hiện thái quá cướp đi âm điệu trong âm nhạc ví dụ như âm thanh của ghi ta bass thì mất đi chiều sâu, sự oai nghiêm của âm bass và nghe giống như đàn viôlông xen còn đàn viôlông xen thì giống như một đàn viola. Sự thể hiện gầy guộc thiếu ấm áp và phần chính yếu. Như đã mô tả trước đây, một âm bass quá gầy thì dễ nghe hơn là một âm bass mập mạp và rền vang.
    Nhiều động lực của âm nhạc - khả năng truyền tải độ rộng khác nhau giữa lớn và nhẹ - được chứa đựng trong âm bass. Động lực âm bass tạo ra sự thảo luận đặc biệt - chúng thì quan trọng để thỏa mãn việc tạo ra âm nhạc.
    Một hệ thống hay thành phần có động lực âm bass tuyệt vời sẽ cung cấp một cảm giác tác động tức thời và bùng nổ năng lượng. Âm bass trống sẽ vượt ra ngoài sự thể hiện với năng lượng sửng sốt. Động lực bao phủ âm thanh hay âm bass điện truyền âm chính xác, cho phép âm nhạc tràn ngập âm điệu thể hiện. Chúng ta gọi những thành phần nay là có hiệu quả mạnh mẽ và sử dụng các điều kiện tác động và gay gắt để mô tả tác động của âm bass tốt.
    Khía cạnh liên quan là tốc độ, qua đó, khi áp dụng vào âm bass, "tốc độ" là có phần hơi nhầm lẫn. Tần số thấp vốn đã có sự truyền dẫn chậm hơn là tần số cao, làm điều kiện kỹ thuật khó đạt được sự chính xác. Nhưng sự khác nhau về âm nhạc giữa một thành phần có âm bass "chậm" hay "nhanh" là sâu sắc. Một sản phẩm với âm bass nhanh, chặt chẽ có hiệu lực mạnh mẽ tạo ra một sự lôi cuốn vào âm điệu tốt hơn với âm nhạc.
     
  13. Tien_Hung

    Tien_Hung Advanced Member

    Joined:
    18/8/06
    Messages:
    976
    Likes Received:
    20
    Location:
    Đây là đài tiếng nói Tây Hồ, Hồ Tây
    Ồ thế ra là copy ở đâu rồi vác lên đây hả !
    Thế cũng tốt các bác ạ !
    Nhưng lần sau nhớ trích dẫn nhé !
    Cũng vui !
     
  14. Aries

    Aries Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    6.514
    Likes Received:
    56
    Location:
    VNAV
    Không phải copy đâu bác Tien_Hung à, các bác ấy dịch từ tài liệu nước ngoài để cho anh em tham khảo đó. Sở dĩ nhiều bác đọc thấy quen quen với tạp chí NNVN vì Nghe nhìn cũng dịch từ các nguồn này.

    Rgds,
     
  15. Wilson Fans

    Wilson Fans Advanced Member

    Joined:
    14/9/07
    Messages:
    1.417
    Likes Received:
    1.334
    Location:
    TPHCM
    Tiếp luôn nhé ?

    Nếu Mr Goodman thích thì tôi xin nhường cho dịch nốt đấy nhé ! tôi xin stop ở đây để chuyển qua đề tài khác. tôi chỉ xin góp ý Mr Goodman chú ý hơn về hành văn và từ ngữ sao cho dễ hiểu hơn và mang chất audiophile hơn. :)
     
  16. fatman

    fatman Advanced Member

    Joined:
    14/9/07
    Messages:
    317
    Likes Received:
    13
    Location:
    Ha Noi
    Re: Tiếp luôn nhé ?


    Ra là hai bác cùng có tài liệu giống nhau à ?
    còn thiếu âm trung nữa 2 bác đăng nốt cho anh em tham khảo, cho đủ các dải tần :D
    Cám ơn sự nhiệt tình của 2 bác
     
  17. Wilson Fans

    Wilson Fans Advanced Member

    Joined:
    14/9/07
    Messages:
    1.417
    Likes Received:
    1.334
    Location:
    TPHCM
    Re: Tiếp luôn nhé ?

    Loạt bài này còn khá dài nhưng do Goodman đột ngột chen vào nên tôi sẽ dừng ở đây để nhường cho goodman.Thành thật cáo lỗi các bác 1
     
  18. PTC

    PTC Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    63
    Likes Received:
    0
    Location:
    TP.HCM
    Re: Tiếp luôn nhé ?

    Không. Xin bác cứ tiếp tục cho anh em được nhờ.
    Mình chỉ xin tiếp bác có 1 tay thôi ạ. :p
     
  19. linh99992001

    linh99992001 Advanced Member

    Joined:
    8/12/05
    Messages:
    1.348
    Likes Received:
    23
    thế này người mới chơi như tụi em hiểu đc, phiền các bác nói đơn giản tí. Đọc đống trên chắc em cũng tẩu hỏa từ bỏ audio luôn vì thấy khó quá, hic hic
     
  20. datht

    datht Approved Member

    Joined:
    25/9/07
    Messages:
    31
    Likes Received:
    1
    Các bác thật có lòng khi quyết tâm thực hiện đồ án về Audio thế này!! Em thiển nghĩ sao các bác không post luôn cái origin document để các bác khác rộng đường tham khảo nhỉ???
    HIc, em dại dột to mồm mong các Sư phụ bỏ quá. Nhưng em thẳng thắn vậy cũng đỡ mất công và thì giờ của các bác ngồi dịch A-V. :)
     
  21. tai-to

    tai-to Advanced Member

    Joined:
    10/2/06
    Messages:
    1.073
    Likes Received:
    166
    Location:
    Hà Lội 2
    Đọc loạt bài của bác Trung và bác Goodman thấy thú vị quá, em cũng có một thời gian khá dài nghe, nhưng công lực thì vẫn cứ đì đẹt. Một phần là do cách "thẩm định" mình bị sai lên cứ tưởng dàn máy có vấn đề . hohoho.

    Em có ý kiến thế này : Em sẽ tập hợp các bài viết của các bác lại cho vào một file word để có hệ thống có được không ?

    thanks
     
  22. ThuyLT

    ThuyLT Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.404
    Likes Received:
    79
    --
    @tai-to :Lại khổ cái cô thư ký rồi :lol: :lol: .

    Theo tôi để trở thành nguời nghe giỏi, bỏ qua phần "nghệ thuật vị nhân sinh" đi thì phần còn lại là :

    50% tố chất ( thiên bẩm + đam mê)
    50% thuộc về môi trường : ở áo, ở Mỹ, ở Nga, ở Pháp , ở VN đương nhiên cái sự nghe, sự tiến bộ, sự nâng cấp lỗ tai phải khác nhau. Chỉ có ở VNAV.VN :lol: hic AE mới tâm sự và giao lưu học hỏi được mà đỡ đi phần nào lao tâm khổ trí cho cái sự nghe mà thôi.

    chúc vui.
     
  23. Wilson Fans

    Wilson Fans Advanced Member

    Joined:
    14/9/07
    Messages:
    1.417
    Likes Received:
    1.334
    Location:
    TPHCM
    Để trở thành người nghe giỏi(tiếp theo)

    Midrange
    J.Gordon Holt,người sáng lập tạp chí âm thanh Stereophile nổi tiếng của Mỹ từng nói:"Một khi midrange đã không tốt thì không còn gì lôi cuốn nữa"
    Midrange quan trọng vì một số lý do.Thứ nhất,hầu hết các hoạt động âm nhạc nằm ở midrange,nhất là tần số âm thanh của các nhạc cụ. Giải tần này quan trọng k chỉ vì nó chứa đựng hầu hết những hoạt động âm nhạc mà còn vì tai ta nhậy với Mid và Lower treble hơn là Bass và upper treble.Chúng ta đặc biệt nhậy cảm với tần số 800Hz-3KHz, cả ở âm lượng thấp cũng như với những biến đổi nhỏ trong khoảng tần số này.Ví dụ,những âm thanh êm dịu gây cảm xúc mạnh nằm ở Midrange hơn là những tần số thật cao.
    Chúng ta nhậy với tiếng mid có lẽ vì hầu hết những âm thanh mà ta nghe thấy thường ngày như tiếng người,tiếng động vật hay tiếng lá cây xào xạc đều tập trung ở Midband.
    Midrange colored(tạm dịch là lệch lạc,mầu mè)nghe rất khó chịu.Những loa bị Peaks hoặc Dips(trồi hoặc sụt về tần số)ở tiếng Mid nghe rất mất tự nhiên;Midrange chắc chắn là điểm tệ nhất của những cặp loa tồi.
    Bây giờ chúng ta hãy bàn luận một chút về loa.Midrange colored làm che lấp tiếng nhạc thật do nhấn mạnh một số âm thanh.Giọng nam giới thể hiện rất rõ tiếng Mid colored.Một số âm thanh dường như bị dính với những âm thanh khác. Hiện tượng colored này thường được ví như khi phát âm 1 nguyên âm.Đặc biệt,Coloration làm nổi trội âm "aaww".Coloration ở tần số thấp hơn thì nhấn mạnh âm "ooohhh".Coloration ở mức độ cao nghe như nguyên âm "eeeee'.
    Một kiểu coloration nữa gọi là Hooty(la hét).Tiếng Mid nghe như 1 người nói với 2 bàn tay chụm lại làm loa quanh miệng vậy.Bạn hãy thử nói với 2 bàn tay chụm lại quanh miệng.Xòe tay ra rồi chụm tay lại,bạn sẽ nghe thấy tiếng nói của mình thay đổi thế nào.Đó là 1 kiểu Midrange colored mà ta đôi khi nghe thấy ở những loa "Hàng chợ".
    Nói tóm lại,nếu giọng nói Nam giới nghe đơn điệu,buồn tẻ,mệt nhọc hay rền,thì nguyên nhân có thể là do Dips hoặc Peaks trong đáp ứng của loa.Những hiện tượng Colored này lộ ra rất rõ ràng với giọng Nam khi nghe với 1 loa.
    Những thuật ngữ mô tả Midrange nghèo nàn ,kém chất lượng baogồm:peaks,colored,chesty,boxy,nasal,congested,honky,và thick.Chesty mô tả giọng nói bị lệch lạc ở lower midrange khiến cho giọng nói nghe như của người bị cảm lạnh.Boxy ám chỉ giọng nói nghe như phát ra từ 1 cái hộp chứ k phải ở ngoài không gian mở.Nasal gắn với một tần số hẹp bị peak,tạo ra âm thanh nghe như nói với cái mũi bị kẹp vậy.Honky tưong tự như nasal nhưng ở tần số cao hơn và rộng hơn.
    Thiết kế loa trong những năm gần đây đã có nhiều tiến bộ để tránh bị colored(nhất là dòng loa hi-end)nhưng nó vẫn còn tồn tại ở những cặp loa rẻ tiền,tuy ngày càng bớt lộ liễu hơn.
    Một kiểu colored ở lower midrange vẫn còn gây khó chịu cho ta ngay cả với những loa hi-end giá trung bình,do thùng loa gây nên.những loa này sẽ cộng hưởng ở vài tần số và tạo ra tiếng của thùng loa khi gặp những tần số này. Tiếng thùng loa nghe như có một số nốt nhạc "ló ra","nhảy ra phía trước".Tiếng rung thùng loa rõ nhất khi ta nghe những bản solo piano.Những nốt này bị nhảy ra vì nó mang nhiều năng lượng hơn.Một số âm thanh do màng loa tạo ra chứ k phải do thùng loa.
    Điều tương tự cũng xảy ra với các nhạc cụ. Người ta cũng mô tả những hiện tượng tương tự khi giọng nói của các nhạc sỹ nghe như "Tiếng chó sói".Hiện tượng này ảnh hương cả tới upper bass.
    Như đã mô tả ở phần Perspective,tiếng mid quá trội sẽ gây ra Forward và"ở ngay mặt".Midrange bi Dips ở giải rộng tạo cảm giác như là khoảng cách giữa ta và âm nhạc xa hơn.
    Khi các bạn chọn loa hãy lưu ý những những kiểu coloration mô tả trên đây.Những điều tưởng như rất nhỏ,k gây sự chú ý khi nghe thoáng qua lại có thể trở nên rất bực bội khi ta nghe lâu.
    Những vấn đề mô tả trên đây áp dụng chủ yếu cho tiếng mid của loa.Những thiết bị khác như:preamps,poweramps,hay bộ nguồn(LP, digital source)Cũng có những vấn đề khác nhau với tiếng mid mà ta cần chú ý.
    1 yếu tố quan trọng trong tiếng mid là text ture(Hồn) của các nhạc cụ được tái hiện ra sao.text ture là ấn tượng về âm thanh của các nhạc cụ.Texture được định nghĩa nôm na là cái"hồn"của giọng ca,tiếng đàn.Nó tạo nên sự khác biệt giữa các giọng ca,tiếng đàn. Thuật ngữ gần nhất với text ture là âm sắc.Âm thanh giả tạo mà các thiết bị thêm vào thường ảnh hưởng cái hồn và âm sắc của các nhạc cụ.
    Thuật ngữ grainy dùng mô tả tiếng treble có vấn đề cũng áp dụng với midrange.Thực tế, midrange grain gây khó chịu hơn là treble grain.
    Midrange grain thể hiện ở nhạc cụ khiến âm thanh của chúng nghe thô thiển,vô hồn.Âm sắc của các nhạc cụ sẽ bị hột chứ k êm dịu.Cái Hồn của tiếng mid cũng có thể mang đặc điểm cứng và giòn. Cứng thấy ở những bản đồng ca.Giọng ca của ban đồng ca nghe Glassy(Chát chúa),Shiny(Chói tai) và giả tạo.Lỗi này còn rõ rệt hơn khi ban đồng ca cất cao giọng hát lên.Ở âm lượng thấp có thể ta k nghe thấy vấn đề này nhưng khi ban đồng ca cất bổng giọng ca thì âm thanh trở nên cứng và gây khó chịu.Piano cũng thể hiện rất rõ khi cái Hồn của midrange bị cứng.Những nốt cao nghe giòn giã,khó chịu.Khi midrange k bị những hiện tượng giả tạo khó chịu này,ta nói rằng chất âm liquid(uyển chuyển),smooth(êm dịu),sweet(ngọt ngào),velvety(mượt mà) và lush(dịu dàng).,
    Một hiện tượng nũa gặp ở midrange kiểu là tiếng “The thé”.Theo Tôi, nguyên nhân là do Thiness(thiếu ấm áp),Hardness(cứng) và forward kết hợp với nhau ở midrange.Giọng the thé nhấn mạnh tiếng nhép môi và che mất cái Hồn bằng tiếng chói tai .Tiếng Saxophone nghe mỏng và the thé(khác với grainy của tiếng Treble).Tiếng Saxophone the thé nghe cứng,forward ở tần số mid và âm sắc bị hột.
    Tiếng the thé cũng có thể do sự hiện diện của Thiness ở lower midrange,làm cho upper mid trở nên quá trội.
    Một sản phẩm mà bị gọi là “Strident” thì có nghĩa là bị đánh giá quá tệ.Những vấn đề của mid và treble hợp với nhau lại dưới thuật nghữ “Harshness”.
    Những vấn đề khác của midrange ảnh hưởng tới độ trong,rõ,chi tiết sẽ đượ bàn sau trong những phần khác.,. :lol:
     
  24. ruby

    ruby Advanced Member

    Joined:
    6/9/07
    Messages:
    651
    Likes Received:
    1
    Location:
    Q8.HCM
    Mời bác nntrung1958 tiếp.Chờ hổm rày mới thấy bác "hạ thủ" :D

    Em vẩn tiếp thu lắng nghe tất cả!
     
  25. Wilson Fans

    Wilson Fans Advanced Member

    Joined:
    14/9/07
    Messages:
    1.417
    Likes Received:
    1.334
    Location:
    TPHCM
    Nói sao cho vừa mọi đối tượng là rất khó.Thực ra những kiến thức này rất cơ bản nhưng để hiểu 1 cách sâu sắc cũng cần có thời gian nghiền ngẫm.Ăn vội còn bội thực nữa là đọc những kiến thức này 1 cách vội vàng.Hơn nữa khi bạn càng chơi hi-end lâu bạn càng thấy thấm thía những điều bài viết này đề cập.Nhưng bạn đừng lo,mới chơi đọc thấy khó hiểu là chuyện thường tình thôi.Với riêng tôi,những kiến thức này đã giúp tôi rất nhiều trong "Sự nghiệp hi-end".Nó như 1 hoa tiêu đáng tin cậy vậy. :lol:
     

Share This Page

Loading...