@ThichLP60: bác ơi, cái tem không nhìn thấy rõ, SXL 4077 phải khộng ạ? Nếu có đủ thêm 1 vài đặc điểm nhận dạng nữa thì đây là Decca SXL Series Wide Silver Band 3rd Label (ED3), thuộc hàng "Quái Thú-đời thứ 3 của Decca"!!! Nếu được, bác cho xem số Matrix ở 2 mặt đĩa (dãy số nằm ở phần Dead Wax - phần nhựa gần tâm đĩa) để có thể chân thành chúc mừng người bạn của bác Một số LP có in trên Label các ký tự "GEMS/BIEN" là viết tắt (Gesellschaft für Musikalische Aufführungs- und mechanische Vervielfältigungsrechte) và (Bureau International des Sociétés Gérant les Droits d'Enregistrement et de Reproduction Mécanique in Paris): Sản xuất ở Đức, được bán tại thị trường Đức và Anh
Re: CLB người yêu đĩa than VNAV @ThichLP60: À, đây là LP thuộc series SKL sản xuất tại Anh, tem xanh, tuy không thật quý bằng Series SXL Silver Band (tem Đen hoặc Tím) nhưng cũng là của "Độc". ZAL ý nghĩa sản xuất tại Anh, 4 số giữa của số Matrix là mã của bản ghi âm, phía trên chữ SKL có dòng chữ ZAL viết úp ngược cùng với 4 số này (bác xem có giống không nhe), 2 ký tự cuối mã hoá của kỹ sư ghi âm Bản 1st Press SKL 4077 sản xuất năm 1959, tuy nhiên các bản reissue cũng giống hệt như thế, chỉ khác đôi chút về thiết kế của inner và back cover, ngoài ra trên tem Decca còn có code của năm như sau (thường in bên trái, gần lổ spindle), hoặc viết vu vơ trên phần Dead Wax: * RT - từ 1959 * ET - từ1960 * ZT - từ1962 * OT - từ 1963 * MT - từ1965 * KT - từ 1967 - 1969 * JT - từ 1969 - 1972 * không có code: từ 1972 về sau Để tìm hiểu giá trị thật của 1 chiếc LP cũ, thật vô cùng
Re: CLB người yêu đĩa than VNAV bác xác xơ phán nốt cho em mấy cái này, để em biết đường còn đem...đấu giá
Re: CLB người yêu đĩa than VNAV Không bác searchervn xứng đáng với danh hiệu đó đấy ah, E cũng rất nể bác về sự hiểu biết rất sâu và rộng, kiến thức LP của bác rất đáng để AE trên này học tập !!!
Re: CLB người yêu đĩa than VNAV không dám ạ, kiến thức hiểu biết về LP của em còn phải theo bác dài dài, bác cứ nói thế em tổn thọ ạ Nhân tiện, bác cho em vài bải giảng về "mắt" Columbia với ạ em ví dụ mấy cái của em :
Re: CLB người yêu đĩa than VNAV E mới có mấy cái này ah !! Đầu tiên là bản 1812 !! Phần vỏ ngoài trước bác XX nhé !!! Rất mong bác xx cho vài lời bình về E nó !!! Cảm ơn bác xx trước !!
Re: CLB người yêu đĩa than VNAV Bên trong của nó đây, Capitol nằm đúng 9h bác ah !!! Bác searchervn ơi E rất mong nhận đc đôi lời bình của bác đấy !!!
Re: CLB người yêu đĩa than VNAV @TTanh: XX chia sẻ cùng bác về "Mắt Columbia Masterwork" Columbia Masterwork là 1 nhánh (Division) của hãng Columbia. Có 2 loại mắt: - 6 mắt: 1955 - 1962 (như bác đã post) + Có ít nhất 3-4 đời Tem six-eyes khác nhau + ký hiệu ML: Master LongPlay + Thường là Mono, ngoại trừ các tem có chữ Stereo (dĩ nhiên là Stereo). Bản Stereo thì có mũi tên 2 đầu phía trên của tem + Các bản ghi sớm thì chữ NONBREAKABLE thường in bên phải lổ spindle, càng về sau thì chuyển sang bên trái + Các bản ghi sớm hơn thường nặng hơn - 2 mắt: 1962 - 1968 + Thường là Stereo + MS hoặc SM là Stereophonic - Có thêm vài đặc điểm nhận dạng năm ghi âm thực sự (năm ghi âm khác năm phát hành) của các LP 6-eyes trong giai đoạn từ những năm 50 đến những năm 60, 1 trong số đó có thể nhìn vào bìa sau của LP, ký tự đầu là R, 2 số tiếp theo là năm ghi âm của LP đó. Từ năm 1970 trở đi, không còn chính xác nữa - Nhìn chung, các LP của Columbia Masterwork, được đánh giá khá cao ở giai đoạn các bản ghi âm mono (1950s), chủ yếu là ghi âm qua tube
Re: CLB người yêu đĩa than VNAV @ThichLP60: Bác chụp cái tem London mờ quá, không thấy rõ các dòng chữ và ký hiệu - LP London FFRR là 1 nhãn LP của hãng Decca (UK), chất lượng âm thanh rất tốt, sản xuất từ 1958-1962. Tuy nhiên seri đĩa có giá trị của nhãn London FFRR là Blue-Back. Tức là bìa sau của LP được in trên nền xanh nhạt (rất nhạt, nhưng không bao giờ là "trắng"), ngoài có viền lớn - Ngoài ra, cái băng màu bạc thì các stamper đầu sẽ to, càng về sau sẽ nhỏ dần, do vậy băng bạc càng to, càng có giá trị - Trên cái tem, nhất định đâu đó phải có chữ Decca. - Có chữ ZAL úp ngược (sản xuất tại Anh) - Nếu là LP thuộc Blue-Back thì số Matrix thường có thêm FR (First Release). Tuy nhiên 1 số LP "Fake" cũng có khi viết thêm vào. Và để nhận dạng hàng "xịn" hay không cũng dễ dàng qua các dấu hiệu khác
Re: CLB người yêu đĩa than VNAV Chúc mừng bác có LP quý. Đây là LP thuộc Series Black Rainbow - Cầu Vồng Đen - của Capital, sản xuất từ 1959-1962. Các LP có chữ T hay W/X đứng đầu là Mono, riêng của bác, SG/ST là Stereo Series Black Rainbow có 4 version: - 1958 - 1959: Logo Capitol nằm ở vị trí 9 giờ, có dòng chữ "Long Playing High Fidelity" chạy dọc, vuông góc, ngay bên cạnh logo - 1959 - 19562: Logo Capitol nằm ở vị trí 9 giờ, có 1 vệt trắng bạc vuông góc nằm bên cạnh (như của bác) - 1962: Logo Capitol nằm ở 12 giờ - 1983: Sau nhiều lần thay đổi về màu tem (green, red, purple, orange), Capitol lại trở về Black Rainbow với LP có giá trị. Lần này, tem gần như giống hệt đời 1962, duy nhất chỉ có các dòng chữ nhỏ vòng cung được in đè lên "Rainbow" (các đời trước thì in bên trong Rainbow) Chất lượng âm thanh của các LP Black Rainbow đều được đánh giá cao, sau 50 năm "vẫn chạy tốt", đặc biệt là bản ghi của các nghệ sĩ violin Nhất là series Black Rainbow 9 o'clock thì luôn được "săn lùng"
Re: CLB người yêu đĩa than VNAV Hic, em có nhiều đĩa Capitol lắm, chắc phải về kiểm tra ngay thôi, cảm ơn kho tàng kiến thức tyệt vời của Bác XX.
Re: Đĩa nhựa dành cho Audiophile Collecting - Dấu hiệu nhận biết Bán hết đồ rồi giờ chuyển sang kiểm đĩa đi bác ơi, có cần ko? E lên kiểm với bác !!?? Giọng văn này chắc bác nhận ra E ???!!! Cái Capitol 9h bác XX bình là của E đới ??!!!
Re: CLB người yêu đĩa than VNAV Cái FFSS wide band này có vẻ được nhiều aphile khoái hơn, SXL series và silver print nữa là hàng collect rồi. Narrow band thì sản xuất muộn hơn, đúng không ạ?
Re: Đĩa nhựa dành cho Audiophile Collecting - Dấu hiệu nhận biết Bổ xung thêm mấy cái tem Columbia cho bác XX
Re: Đĩa nhựa dành cho Audiophile Collecting - Dấu hiệu nhận biết cái loại Columbia mà không có mắt này em có nhiều lắm, có điều chả biết cái nào quý cái nào thường cả, thôi để em về chụp tiếp vậy nhân tiện xin bác XX bài giảng nữa về Deutsche Grammophone. Cái loại này em có nhiều nhất đấy ạ, mà cũng mù tịt kiến thức về chúng nó, chán quá.