Điện trở trong âm li đèn

Discussion in 'Đèn điện tử' started by bizicafe, 7/9/11.

  1. bizicafe

    bizicafe Advanced Member

    Joined:
    7/8/09
    Messages:
    978
    Likes Received:
    4
    Chào các bác,

    Em chẳng biết gì về điện tử mặc dù ngày trước học CNTT Bách Khoa có được đá thảo qua chút chút (điện tử bán dẫn thôi) nhưng chữ thầy giả hết cho thầy rồi. Nói như vậy để các bác đỡ bảo em múa rìu qua mắt thợ khi em sắp đề cập đến vấn đề sau đây. Theo như em học mót được từ ngày nghịch ngợm lắp ráp âm li để rồi suốt ngày bị vợ cằn nhằn vì để cái phòng khách như cái bãi phế thải :lol: thì âm li đèn ngoài mấy thứ chính như đèn và biến áp ra, về cơ bản sẽ cần tụ, trở, cuộn cảm và một số thứ khác. Biến áp, tụ và cuộn cảm thì các bác bàn nhiều rồi, em cũng đã học vẹt được tí ti một số điều về mấy món này và áp dụng được trong các âm li em lắp. Tuy nhiên, có một điều, có thể bác nào đó đã đề cập, hoặc có nhiều bác đã biết, đã rất kinh nghiệm nhưng có lẽ chưa được bàn luận nhiều để mỗi người khi tham khảo sẽ có một kết luận cho riêng mình.

    Vấn đề em muốn nêu ra để các bác cùng lạm bàn là: Dùng điện trở loại gì ở vị trí nào trong âm li đèn để đạt được chất âm mong muốn.

    Về các loại điện trở thì theo em biết có mấy loại như sau:

    - Than tổng hợp (carbon composition)
    - Màng than (carbon film <-- corrected. Thanks bác nhacxua)
    - Màng mỏng và màng dầy (chả biết màng gì, chỉ biết tây nó gọi là Thick and thin film)
    - Màng kim loại (metal film), loại này em có kha khá trở Remix của Đức, sai số 0.5 - 2% :mrgreen:
    - Màng ô-xít kim loại (Metal oxide film)
    - Dây quấn (wirewound)
    - Lá kim loại (foil)
    - Tantalum
    - ...

    Chi tiết từng loại thì các bác có thể xem trong wiki vì em cũng đọc sao chép ở đó mà ra: http://en.wikipedia.org/wiki/Resistor

    Về các vị trí gắn trở (cơ bản) trong âm li đèn thì theo em biết có mấy chỗ như sau:

    - Tải dương cực đèn (anode/plate load)
    - Thoát âm cực đèn (cathod leak)
    - Thoát lưới đèn (grid leak)
    - Chặn lưới đèn (grid stopper)

    Em vẽ cái hình cho dễ hình dung.



    Mời các bác.
     

    Attached Files:

    Tags:
  2. oDoh5

    oDoh5 Advanced Member

    Joined:
    30/3/09
    Messages:
    2.001
    Likes Received:
    5
    Location:
    DNCity
    Vấn đề này đã được nói rất... rất nhiều. Bác chịu khó lục lọi lại sẽ tìm thấy ngay thôi.
    Rất thân, :mrgreen:
     
  3. huyhoanghp96

    huyhoanghp96 Advanced Member

    Joined:
    7/7/11
    Messages:
    3.818
    Likes Received:
    8
    Location:
    HBG198 = beer + ghẹ
    E ủng hộ bác , e cũng đag tập tành đèn đóm và cũng muốn biết cách sử dụng của các linh kiện trong ampli đèn :mrgreen: Mong các bác ủng hộ nhiệt tình :D
     
  4. Congcobe

    Congcobe Advanced Member

    Joined:
    24/4/06
    Messages:
    504
    Likes Received:
    30
    Location:
    Trên mọi nẻo đường
    TKS :lol: Em cũng đang khoái cái vụ này...em khoái mua đồ củ về mod lắm,kính mời các bác chỉ giáo ạ
     
  5. tungsen1972

    tungsen1972 Advanced Member

    Joined:
    16/1/09
    Messages:
    531
    Likes Received:
    5
    Về các loại điện trở thì theo em biết có mấy loại như sau:

    - Than tổng hợp (carbon composition)
    - Màng than (metal carbon)
    - Màng mỏng và màng dầy (chả biết màng gì, chỉ biết tây nó gọi là Thick and thin film)
    - Màng kim loại (metal film), loại này em có kha khá trở Remix của Đức, sai số 0.5 - 2% :mrgreen:
    - Màng ô-xít kim loại (Metal oxide film)
    - Dây quấn (wirewound)
    - Lá kim loại (foil)
    - Tantalum
    - ...




    Bác có cái hình các loại điện trở mà bác đã nêu không để giúp mình nhận dạng, vì nếu bàn cụ thể con này hay con kia dở thì cũng chẳng biết đường nào mà lần bác ạ!
    Mong bác thông cảm vì thật tình chả nhận dạng được.
    Kính
     
  6. bizicafe

    bizicafe Advanced Member

    Joined:
    7/8/09
    Messages:
    978
    Likes Received:
    4
    Vì là em đọc và sao chép trên wiki nên hình dạng và đặc tính của mỗi loại đều có trên đó ạ. Có lẽ nhiều bác sẽ nghĩ là em tẩu :lol: nhưng vì em không biết thật nên cứ mạnh dạn hỏi thôi, chẳng may cuối cùng kết luận được (qua kinh nghiệm của các bác) rằng thì là mà trở nào cũng rứa, trở chợ Trời cũng tương đương trở riken mấy trăm ngàn một con thì em thật là sẽ vui sướng không tả được. :p
     
  7. nhacxua

    nhacxua Advanced Member

    Joined:
    21/2/07
    Messages:
    51
    Likes Received:
    0
    Em xin hiệu chỉnh lại chút :

    - Than tổng hợp (carbon composition)
    - Màng than (metal carbon) đúng là: carbon film . giống như mấy con kiwame màu xanh xanh.
    - Màng mỏng và màng dầy (chả biết màng gì, chỉ biết tây nó gọi là Thick and thin film)
    - Màng kim loại (metal film), loại này em có kha khá trở Remix của Đức, sai số 0.5 - 2% :mrgreen:
    - Màng ô-xít kim loại (Metal oxide film)
    - Dây quấn (wirewound)
    - Lá kim loại (foil)
    - Tantalum
    - ...

    ngoài ra trên hình vẽ mô tả các vị trí của điện trở, còn thiếu 1 vị trí là: điện trở giảm áp. ví dụ như từ tầng công suất sẽ phải giảm áp để cấp điện cho tầng tiền khoếch đại ..vv. loại nầy hay xài điện trở dây quấn,để có công suất lớn.
     
  8. bizicafe

    bizicafe Advanced Member

    Joined:
    7/8/09
    Messages:
    978
    Likes Received:
    4
    Em ghi nhầm. Cảm ơn bác. Điện trở giảm áp thì đúng như bác nói, trở dây quấn là phổ biến nhất do công suất lớn. Tuy nhiên em xin phép khoanh gọn lại các vị trí điện trở trên đường tín hiệu vì theo thiển ý của em thì chắc là chúng nó ảnh hưởng đến chất âm nhiều hơn.
     
  9. minhhp6365

    minhhp6365 Advanced Member

    Joined:
    4/11/06
    Messages:
    3.069
    Likes Received:
    365
    Chọt đại cho mấy bác cao thủ phán xét nghen:
    -Trở anod dùng đ trở dây quấn
    - Trở catod dùng trở màng than
    Hình thù thì như thế nào thì e hổng rành!
     
  10. bizicafe

    bizicafe Advanced Member

    Joined:
    7/8/09
    Messages:
    978
    Likes Received:
    4
    Bản thân em thì lại được khuyên dùng trở màng than hoặc than tổng hợp cho grid stopper :roll:
     
  11. sinhlk

    sinhlk Advanced Member

    Joined:
    16/7/09
    Messages:
    664
    Likes Received:
    1
    Location:
    THỦ ĐỨC GROUP
    Trở dây quấn theo em không nên dùng ở vị trí anode hoặc cathode, đây không phải là loại thuần trở mà có cả cuộn dây và tụ. Loại này tốt nhất dùng làm trở cản giảm áp trên đường nguồn thôi bác ạ :)
    Em thấy ở chổ ông Lâm ngoài nhật tảo có nhiều trở dale nho nhỏ màu đen hay xám gì đó em không nhớ màu dùng ở vị trí cathode nghe khá hay (300K/1Kg)
     
  12. ttho

    ttho Advanced Member

    Joined:
    10/3/06
    Messages:
    768
    Likes Received:
    60
    Em thấy chả có topic nào phân tích đến nơi đến chốn hết.
     
  13. anhkhoi682005

    anhkhoi682005 Advanced Member

    Joined:
    7/4/11
    Messages:
    127
    Likes Received:
    24
    Chào Chú
    Vị trí điện trở sử dụng hiệu quả nhất là những vị trí đường tín hiệu đi như VD đính kèm( chú cứ đè mấy cái Pre và Power ra thay hết các loại điện trở vài trăm ngàn/con đó cũng kg biết là loại gì) :mrgreen: là hay

    Em chẳng biết gì về điện tử mặc dù ngày trước học CNTT Bách Khoa có được đá thảo qua chút chút (điện tử bán dẫn thôi) nhưng chữ thầy giả hết cho thầy rồi. Nói như vậy để các bác đỡ bảo em múa rìu qua mắt thợ khi em sắp đề cập đến vấn đề sau đây. Theo như em học mót được từ ngày nghịch ngợm lắp ráp âm li để rồi suốt ngày bị vợ cằn nhằn vì để cái phòng khách như cái bãi phế thải :lol: thì âm li đèn ngoài mấy thứ chính như đèn và biến áp ra, về cơ bản sẽ cần tụ, trở, cuộn cảm và một số thứ khác. Biến áp, tụ và cuộn cảm thì các bác bàn nhiều rồi, em cũng đã học vẹt được tí ti một số điều về mấy món này và áp dụng được trong các âm li em lắp. Tuy nhiên, có một điều, có thể bác nào đó đã đề cập, hoặc có nhiều bác đã biết, đã rất kinh nghiệm nhưng có lẽ chưa được bàn luận nhiều để mỗi người khi tham khảo sẽ có một kết luận cho riêng mình.

    Vấn đề em muốn nêu ra để các bác cùng lạm bàn là: Dùng điện trở loại gì ở vị trí nào trong âm li đèn để đạt được chất âm mong muốn.

    Về các loại điện trở thì theo em biết có mấy loại như sau:

    - Than tổng hợp (carbon composition)
    - Màng than (metal carbon)
    - Màng mỏng và màng dầy (chả biết màng gì, chỉ biết tây nó gọi là Thick and thin film)
    - Màng kim loại (metal film), loại này em có kha khá trở Remix của Đức, sai số 0.5 - 2%
    - Màng ô-xít kim loại (Metal oxide film)
    - Dây quấn (wirewound)
    - Lá kim loại (foil)
    - Tantalum
    - ...

    Chi tiết từng loại thì các bác có thể xem trong wiki vì em cũng đọc sao chép ở đó mà ra: http://en.wikipedia.org/wiki/Resistor

    Về các vị trí gắn trở (cơ bản) trong âm li đèn thì theo em biết có mấy chỗ như sau:

    - Tải dương cực đèn (anode/plate load)
    - Thoát âm cực đèn (cathod leak)
    - Thoát lưới đèn (grid leak)
    - Chặn lưới đèn (grid stopper)

    Em vẽ cái hình cho dễ hình dung.



    Mời các bác.[/quote]
    E ủng hộ bác , e cũng đag tập tành đèn đóm và cũng muốn biết cách sử dụng của các linh kiện trong ampli đèn :mrgreen: Mong các bác ủng hộ nhiệt tình :D[/quote]
    TKS :lol: Em cũng đang khoái cái vụ này...em khoái mua đồ củ về mod lắm,kính mời các bác chỉ giáo ạ[/quote]
     

    Attached Files:

  14. 1000chuong

    1000chuong Advanced Member

    Joined:
    11/4/07
    Messages:
    522
    Likes Received:
    2
    Location:
    Huế Audio Group
    Theo ý mình để hiểu thật rõ vấn đề, cần có ảnh thật kèm tên tiếng Việt và tiếng Anh cho mỗi loại điện trở.
    Một số sơ đồ có ghi loại điện trở như hình sau .Mời các bác tiếp tục !
     

    Attached Files:

  15. bizicafe

    bizicafe Advanced Member

    Joined:
    7/8/09
    Messages:
    978
    Likes Received:
    4
    Hôm nay em đọc về nối tầng bằng tụ thì mới vỡ lẽ ra là trong cái mạch "coupling" - tức là nối tầng ấy không chỉ có tụ mà sẽ kèm theo trở/choke (trở/choke tải anode đèn tầng trước và trở thoát lưới của đèn tầng sau), và người ta hay gọi là nối tầng R-C-R hoặc nối tầng L-C-R tùy vào việc dùng trở tải hay choke tải. Thế mới biết trở quan trọng hơn em tưởng. 8)
     
  16. NDBD

    NDBD Advanced Member

    Joined:
    8/9/07
    Messages:
    1.012
    Likes Received:
    6

    Xin tham gia review tí, không biết có đúng kg...
    -Than tổng hợp: lọai điện trở xưa làm bằng than ép. Trị số dễ thay đổi theo nhiệt độ, thời gian và cả điện áp đặt trên nó (điện áp tăng nhiệt độ tăng chăng?), chính sự thay đổi này gây ra méo làm âm thanh dẻo, ấm??? :eek: . Được khuyên chỉ sử dụng nơi có điện áp sụt trên nó cao, biên độ tín hiệu lớn như tải anode, tải cathode. Nhược điểm là ồn. Điện trở cũ hiệu AB loại này.
    - Màng kim loại: chắc làm bằng kim loại, loại này trị số chính xác, ít thay đổi theo nhiêt độ. Được khuyên dùng trong mạch KĐ bán dẫn để bảo đảm mạch ổn định, hoặc nơi cần trị số chính xác như đường hồi tiếp trong mạch KĐ phono. Loại này ít ồn nhưng nghe nói tiếng lạnh tanh vì không méo :( . Điện trở Dale đời mới loại này thì phải...
    -Màng oxide: Hình như ra chợ, cửa hàng nơi nào cũng bán loại này. Giá rẻ xài chổ nào cũng được
    - Màng than: nghe nói loại này đặc tính tương tự Than tổng hơp nhưng ít ồn hơn, chính xác hơn. Điện trở đời mới hiệu KOA, Kiwame, Rikken loại này. Mắc nên xài chổ nào có xiền :lol:
    - Tantalium chắc làm bằng Tantanlium , mắc quá không bàn. :?
    - Dây quấn: chắc là quấn dây ra điện trở, loại này công suất lớn. Chọn loại non-inductive. Dale công suất lớn cũng quấn dây làm điện trở.
    - Màng mòng màng dày là loại điện trở dán (SMD).
    .....
    *Một yếu tố hay được quan tâm là điện cảm ký sinh của điện trở nhưng không biết tại sao...Vì cảm kháng Zl=2.pi.f.L chăng? Tần số thấp thì không sao nhưng ở tần số cao làm tăng giá trị điện trở. Ảnh hưởng đến hài bậc cao của âm thanh??? Xin các bác cho ý kiến.

    Kính
     
  17. sinhlk

    sinhlk Advanced Member

    Joined:
    16/7/09
    Messages:
    664
    Likes Received:
    1
    Location:
    THỦ ĐỨC GROUP
    Hai con trở 33K và 39K như trong hình thì không nên dùng loại AB vì loại trở này sẽ bị tăng trị số điện trở theo nhiệt độ.
     
  18. NDBD

    NDBD Advanced Member

    Joined:
    8/9/07
    Messages:
    1.012
    Likes Received:
    6
    KHông cần cho em, em đang cần :D
     
  19. Bluestar

    Bluestar Advanced Member

    Joined:
    21/3/09
    Messages:
    1.138
    Likes Received:
    6
    Location:
    XÓ CHỢ-GÒ VẤP
    .... chỗ này đây, mỗi người mỗi ý, ý bác sinhlk là không nên, nhưng người khác lại cho là nên vì nó cũng ảnh hưởng đến âm thanh ....... :D .
    Em cứ có trở nào chơi trở nấy, chủ yếu là đồ quân sự hoặc ra NT làm vài Kg rã máy cho lành, đối đế lắm mới dùng trở TQ, Hồi mới chơi em cứ mua trở TQ cho dễ tìm đúng trị số, bây giờ thì nhất quyết tẩy chay hàng TQ, lúc nào khó lắm thì tao dùng tạm mày dzậy.... :lol:
    DIY nhiều thì tự nhiên sẽ thấy nên cần dùng vào vị trí nào thôi, không những điện trở mà tụ điện cũng vậy... và cũng không nhất thiết phải chính xác trị số.. :wink:
     
  20. anhkhoi682005

    anhkhoi682005 Advanced Member

    Joined:
    7/4/11
    Messages:
    127
    Likes Received:
    24
    Theo em thì trước khi thay trở tốt vào trước hết phải đúng trị số trước đã 33k và 39k hai con trở này phải bằng giá trị với nhau chứ( chẳng lẽ hai plate đèn này không cân nhau?)
     
  21. Bluestar

    Bluestar Advanced Member

    Joined:
    21/3/09
    Messages:
    1.138
    Likes Received:
    6
    Location:
    XÓ CHỢ-GÒ VẤP
     
  22. mrseven

    mrseven Advanced Member

    Joined:
    28/10/09
    Messages:
    3.647
    Likes Received:
    5
    E nghĩ vụ này chắc nhìn trên máy hiện sóng mới thấy vì sao nên dùng 39k thay vì trên dưới đều 33K. Nhưng mà chỉ khác biệt khi đo ở công suất gần tối đa trở lên.
     
  23. NDBD

    NDBD Advanced Member

    Joined:
    8/9/07
    Messages:
    1.012
    Likes Received:
    6
    Triode bên dưới lấy tín hiệu từ cathode của triode trên nên nó xem triode trên là mạch cathode follower (gain <1). Thành ra nếu cùng xài tải 33K thì biên độ tín hiệu ra của triode dưới nhỏ hơn biên độ tín hiệu ra của triode trên 1 ít. Ở đây triode dưới được mắc tải 39K để KĐ nhiều hơn tí cho bằng.
     
  24. Doraemon

    Doraemon Advanced Member

    Joined:
    27/3/11
    Messages:
    104
    Likes Received:
    2
    Chả cần đến máy hiện sóng, chọc đồng hồ vào thấy Va hai đèn lệch nhau cả chục Volts là chuyện bình thường.
    Mà mạch trên thì công suất tối đa cũng như tối thiếu đối với đèn đảo pha cũng không quan trọng gì.
     
  25. Doraemon

    Doraemon Advanced Member

    Joined:
    27/3/11
    Messages:
    104
    Likes Received:
    2
    Cùng lấy tại anode mà bác, trên lấy anode, dưới xài cathode thì còn gì là đảo pha :roll:
     

Share This Page

Loading...