Em học làm Ampli, dễ mà khó!!!

Discussion in 'Lý thuyết điện tử' started by trinh_anhtu, 5/3/14.

  1. trinh_anhtu

    trinh_anhtu Advanced Member

    Joined:
    6/7/10
    Messages:
    5.673
    Likes Received:
    718
    Location:
    Tel Zalo 0913045685
    Thấm thoát trôi qua đã 27 năm từ ngày đầu tiên cầm cái mỏ hàn bằng cục đồng đỏ nung bếp dầu đặt mối hàn đầu tiên xác định niềm đam mê của cả đời. Em còn nhớ như in làn khói trắng và thơm từ cục nhựa thông bay lên, những miếng chì được cắt nhỏ chảy lỏng thành giọt tròn bóng loáng kỳ ảo. Sức nóng từ cây sắt làm cán mỏ hàn lan toả trên tay, nó thấm vào tận từng tế bào. Cho đến mãi ngày hôm nay, không ngày nào mà em không nghĩ đến và mơ ước làm được một cái ampli nào đó.
    Internet ra đời càng góp phần thôi thúc hơn.
    Nói là thành tựu hay một cái gì đó kiểu "Cao thủ" thì em không có, chỉ là những kiến thức được cóp nhặt lâu dài và khó khăn. Thất bại cũng nhiều, thành công cũng nhiều. Nhưng đặc biệt khi DIY một cái ampli có thất bại cháy nổ thì nó cũng không mang lại nỗi buồn như công việc khác, mà tâm hồn vẫn thấy vui và thôi thúc tìm tòi để hoàn thành mục tiêu của mình. Nó là quá trình thực hành rồi tìm tòi rồi lại thực hành... mãi không dừng. Rất hứng thú :p
    Em xin chia sẻ những gì mình có cho các bác mới làm quen niềm đam mê thú vị này, sai đúng gì cũng là do nhận thức và kiến thức hạn chế. Mong các bác góp ý.
     
    Tags:
  2. trinh_anhtu

    trinh_anhtu Advanced Member

    Joined:
    6/7/10
    Messages:
    5.673
    Likes Received:
    718
    Location:
    Tel Zalo 0913045685
    Âm nhạc là thứ âm thanh hoàn hảo nhất do con người tạo ra, nó khơi gợi cảm xúc mãnh liệt trong tâm hồn. Xoá nhoà giới hạn của ngôn ngữ, nó làm được những điều lớn lao và tác động đến hệ thần kinh mạnh mẽ lâu dài ổn định hơn bất kỳ thứ gì đối với những niềm đam mê của một con người. Và so với những niềm đam mê khác nữa. Nhiều thứ lúc trẻ mê lắm nhưng già rồi cũng hết, chứ không như nghe nhạc già trẻ giầu nghèo gì cũng có thể thưởng thức được.
    Ước gì âm nhạc nó phải đến một cách tự nhiên, không còn sự hiện hữu của loa đài. Không phải căng tai gồng thần kinh, nghiêng đầu nghe giải này giải nọ. Không phải tập trung chú ý tưởng tượng nghe mới thấy hay, cứ để nó tự nhiên thẩm thấu - vì nó là âm thanh của tự nhiên mà. Phải để nó sống trong khung cảnh tự nhiên như bản thân cảm xúc của người tạo ra nó.
    Âm nhạc thì như vậy nhưng thiết bị để tạo ra và tái tạo nó lại không hề "Tự nhiên" và đơn giản chút nào. Hãng sản xuất được ampli thì nhiều vô kể, nhưng những chiếc ampli được giới nghe sành điệu săn lùng thì không nhiều. Và những hãng sản xuất được ampli nổi tiếng cũng không nhiều. Cũng vài lần em được nghe ké vài bộ ampli có thể nói đắt trong tốp 10 của thế giới. Nhưng thú thật có cái gì đó chưa thoả mãn... chứ không phải vì không thể có tiền mua nổi rồi nói oách lên :oops: Mà cũng có thể mình tai trâu, trình còi nên không biết nghe.
    Khi họ sản xuất ampli cho người chuyên nghe nhạc họ chẳng làm mò mẫm mà có tiêu chí rõ ràng, có cơ sở khoa học và định hướng rõ ràng về sản phẩm.
    ............................................................
    Tìm hiểu được những điều này, và lấy nó làm căn cứ thì có thể tự mình làm được ampli hay cho bản thân mình đỡ phải tìm tòi mò mẫm kiểu thử sai không có căn cứ và tốn kém.
     

    Attached Files:

    NguyenMSVN and Satuki like this.
  3. conrongco

    conrongco Advanced Member

    Joined:
    11/8/11
    Messages:
    1.244
    Likes Received:
    5
    dạo này cụ có vẻ đăm chiêu nhỉ ! tâm hồn lung linh quá ah !
     
  4. trinh_anhtu

    trinh_anhtu Advanced Member

    Joined:
    6/7/10
    Messages:
    5.673
    Likes Received:
    718
    Location:
    Tel Zalo 0913045685
    Trước đây lúc nào cũng ngập chìm trong những thông số với linh kiện không có lối thoát, tự kỷ mình thần thánh hoá những ampli hãng đắt tiền. Nay em chuyển sang mục "Lấy cảm xúc làm thước đo cụ ạ", nhưng mà ở dạng thông số hoá cảm xúc :p
     
    NguyenMSVN and hoangvu like this.
  5. conrongco

    conrongco Advanced Member

    Joined:
    11/8/11
    Messages:
    1.244
    Likes Received:
    5
    vậy là chuẩn bị dừng lại hay đi tiếp cụ !
     
  6. trinh_anhtu

    trinh_anhtu Advanced Member

    Joined:
    6/7/10
    Messages:
    5.673
    Likes Received:
    718
    Location:
    Tel Zalo 0913045685
    Em định trình bày thành 2 phần.
    -Em sẽ dùng căn cứ khoa học điện tử và âm học tìm tòi được để giải thích theo chủ quan nhận thức của mình những vấn đề tranh cãi nhiều như dây này hay dây kia không hay, ampli này hay ampli kia không hay... vv
    -Sau đó tìm hiểu những triết lý khoa học các hãng áp dụng trên mạch điện và sản phẩm như thế nào thông qua sơ đồ.
    Hây!!! Ý tưởng có vẻ hơi lớn lao và quá sức rồi. Nhưng ước mơ có ai bắt mình tiết kiệm đâu nhỉ, cũng chính vì những ước mơ hão huyền mà con người phát triển được đến ngày hôm nay đấy thôi :lol:
     
    sitoan95 likes this.
  7. trinh_anhtu

    trinh_anhtu Advanced Member

    Joined:
    6/7/10
    Messages:
    5.673
    Likes Received:
    718
    Location:
    Tel Zalo 0913045685
    Mức độ nhạy với với tần số âm thanh của tai người phụ thuộc vào độ lớn của âm lượng. Khi âm lượng giảm đi có xu hướng tai nghe nhỏ hơn ở giải tần cao và thấp. Và độ nhạy đối với tần số còn phụ thuộc vào đặc tính tai mỗi người và tuổi khác nhau cũng khác nhau, thường là già hơn thì kém nhạy với âm tần số cao.
    Điều này giải thích tại sao khi vặn nhỏ volume ta có cảm giác âm trầm và cao giảm hẳn đi, kỹ thuật đã cho ra đời nút lao nớt để bật khi nghe âm lượng nhỏ. Nó làm giảm phần âm trung, tăng âm trầm và cao để bù sai do tai. Tai mỗi người là khác nhau và ý thích cũng khác nhau, nên chuyện cảm nhận độ cân bằng âm thanh cũng khác nhau là đương nhiên.
    Lý tưởng nhất là âm lượng loa phát ra bằng với âm lượng thật sự khi nhạc công chơi nhạc, hoặc bằng với âm lượng của loa kiểm tra khi họ mix nhạc.
    Rất may mắn là cảm nhận của tai về sự hay trên cơ sở âm lượng là không nhiều, âm lượng có thể thay đổi so với gốc nhưng nó thuộc vào loại méo tuyến tính (Chỉ thay đổi cường độ). Không làm mất đi bản chất vốn có của âm thanh, và nhiều khi ta cứ coi như nhạc công nọ bật dây đàn nhẹ hay mạnh thêm một chút. Nhưng tiếng đàn đó vẫn là nó, ta nhận ra được ngay.
     
    Satuki likes this.
  8. trinh_anhtu

    trinh_anhtu Advanced Member

    Joined:
    6/7/10
    Messages:
    5.673
    Likes Received:
    718
    Location:
    Tel Zalo 0913045685
    Trong một ban nhạc khi nhiều nhạc cụ cùng phát ra một nốt nhạc, nghĩa là tần số như nhau. Nhưng vẫn phân biệt được nhạc cụ này với nhạc cụ kia, thậm trí phân biệt được hai nhạc cụ cùng loại và cùng phát ra một nốt.
    Nhạc cụ phát ra cùng nốt nhạc thì tần số cơ bản có biên độ lớn nhất là giống nhau. Nhưng do cấu tạo khác nhau nên những tần số phụ gọi là hoạ âm (Hay hài âm) do sự rung động và cộng hưởng ở nhạc cụ khác nhau nên hoạ âm cũng khác nhau. Nó thể hiện sắc thái và bản chất riêng của từng nguồn âm. Chính hoạ âm mới làm cho ta nhận ra được âm thanh này khác âm thanh kia.
    Xu hướng của hoạ âm là có tần số bằng bội (Hoặc ước) của tần số cơ bản. Ví dụ tần số 100Hz thì hoạ âm là 200Hz, 300Hz, 400Hz.....
    Hoạ âm có tần số chẵn lần âm chính là hài bậc chẵn, còn lẻ lần là hài bậc lẻ.
    Hoạ âm chẵn hay lẻ tác động đến thính giác chi tiết cụ thể thế nào có lẽ khoa học chưa giải thích hết được. Câu hỏi tại sao hay vẫn còn đang bỏ ngỏ, nó làm cho những ai mê âm thanh phải trăn trở không nguôi.
    Một thiết bị âm thanh sẽ thêm vào các tần số khác ở đầu ra mà ở đầu vào không có tần số đó, tần số thêm vào sẽ là hoạ âm chẵn hoặc lẻ hay cả hai. Đây là sự biến dạng phi tuyến. Hay còn gọi là méo, méo trong âm thanh là méo mất đi vĩnh viễn và không thể hồi phục. Cứ qua mỗi bộ phận âm thanh sẽ sai lệc so với gốc, không có thiết bị nào làm cho tín hiệu bù lại cái đã mất mà chỉ thêm vào cái không có so với nguyên gốc.
    Chỉ biết rằng hoạ âm chẵn thì tai người có đặc tính khó nhận ra so với âm gốc mặc dù tần số khác nhau. Hoạ âm lẻ thì làm cho âm thanh bị sai lệch bản chất và tác động mạnh mẽ đến sự cảm nhận.
    Các bác thử nghe giọng một người qua loa và so sánh với giọng người đó thật ngoài đời, đúng là cách một trời một vực kể cả trên thiết bị trung thực nhất. Có lẽ thiết bị tái tạo âm thanh cho đến hiện nay là rất kém, nó chỉ đem lại thông tin truyền đạt nghe hiểu là chính chứ sắc thái thì... mất hết.
     
    NguyenMSVN likes this.
  9. Tientnj

    Tientnj Advanced Member

    Joined:
    7/12/13
    Messages:
    54
    Likes Received:
    0
    Location:
    Sài Gòn, quận Tân Bình
    Nhớ tiếp nha bác, em đang mong chờ bác tiếp tục đây.
    Cám ơn bác nhiều.
     
  10. Tú audio1973

    Tú audio1973 Advanced Member

    Joined:
    6/4/12
    Messages:
    2.130
    Likes Received:
    22
    Location:
    Thành Nam audio club
    em đánh dấu để học hỏi ...................cảm ơn bác chủ.....
     
  11. trinh_anhtu

    trinh_anhtu Advanced Member

    Joined:
    6/7/10
    Messages:
    5.673
    Likes Received:
    718
    Location:
    Tel Zalo 0913045685
    Mặc dù mỗi thiết bị thêm vào trên đường tín hiệu đều làm cho tín hiệu bị sai lệch hơn nữa so với gốc, nghĩa là tăng méo lên. Theo suy luận thông thường sẽ nghe giảm hay đi khi thêm thiết bị, nhưng thực tế một số trường hợp lại không phải như vậy. Ví dụ thêm rề vào nhiều khi thấy hay hơn hẳn.
    Như vậy tùy trường hợp, có thể méo hơn sẽ hay hơn... em sẽ cố gắng làm rõ vấn đề này. Rõ ràng mức độ méo không phải là tất cả, mà vấn đề là méo thế nào.
     
  12. trinh_anhtu

    trinh_anhtu Advanced Member

    Joined:
    6/7/10
    Messages:
    5.673
    Likes Received:
    718
    Location:
    Tel Zalo 0913045685
    Em đã mở topic đo độ hay nhưng bản thân thấy quá tầm, có vài nội dung em pót lại bên này. Em PM cho mốt xóa mà chưa thấy xóa cũng ko hồi âm gì cả :(
    Em pót lại vấn đề phân tích FFT để chúng ta có thể không chỉ nghe mà có thể "NHÌN" thấy âm thanh.
    Âm thanh trong tự nhiên không bao giờ là âm đơn (Chỉ có 1 tần số) mà âm thanh được tạo ra từ rất nhiều tần số pha trộn với nhau theo một tỉ lệ và công thức khác nhau.
    Ví như tiếng trống phát ra từ loa, theo suy luận tần số nó khá thấp thì nó chỉ phát trên loa trầm nhưng khi tháo loa trép ra thì nghe tiếng trống rất kỳ quặc... nó đục và cụt ngũn. Trống nào cũng kêu như nhau ùng ùng chả khác gì loa súp cả. Hãy tìm cách "NHÌN" thử vấn đề này xem.
    Hình dưới là sóng sin đơn 1 tần số (Sóng này không có âm thanh tự nhiên nào sóng đơn như thế). Người ta biễu diễn bằng 1 gạch thẳng đứng ở hình dưới, vạch đó biểu thị độ lớn của sóng sin ở trên và tần số của nó.
     

    Attached Files:

  13. trinh_anhtu

    trinh_anhtu Advanced Member

    Joined:
    6/7/10
    Messages:
    5.673
    Likes Received:
    718
    Location:
    Tel Zalo 0913045685
    Hình này nhìn âm "A" do 1 người phát âm. Tần số biên độ lớn nhất khoảng 800Hz, có rất nhiều tần số hài kèm theo trải dài từ 0Hz đến 7000Hz (Khá rộng).
     

    Attached Files:

  14. trinh_anhtu

    trinh_anhtu Advanced Member

    Joined:
    6/7/10
    Messages:
    5.673
    Likes Received:
    718
    Location:
    Tel Zalo 0913045685
    Hình sau là phân tích FFT của nhạc cụ Violon, sáo, trống... nhìn vào hình trống tần số cơ bản là khoảng 200Hz. Nếu chỉ mình tần số này mà ra loa ta chỉ nghe "Ù" một cái giật mình, hoạ âm của trống tuy biên độ không lớn và trải dài từ 0Hz đến 5000Hz đã làm cho tiếng trống có nhịp điệu dễ nghe như vậy.
    Sáo thì có hài âm từ 0Hz đến 20.000Hz (NGẠC NHIÊN CHƯA :p )
    Nhưng cũng có bộ loa tiếng trống nào cũng rất giống nhau và nghe chỉ ù một cái thôi.
    Qua đây ta thấy hài âm cực kỳ quan trọng, nó đánh giá độ trung thực của thiết bị. Làm mất hài âm thì nghe âm thanh đục cục cằn lao thẳng vào mẹt và âm không đi được xa, làm tăng thái quá thì âm thanh nghe có "giọng riêng" giả tạo.
     

    Attached Files:

    Satuki likes this.
  15. trinh_anhtu

    trinh_anhtu Advanced Member

    Joined:
    6/7/10
    Messages:
    5.673
    Likes Received:
    718
    Location:
    Tel Zalo 0913045685
    Những âm thanh tự nhiên hay nhạc cụ mà có hài biên độ càng lớn và càng đơn giản ít thành phần thì càng dễ tái tạo giống thật trên bộ nghe (Violon, ghita...), những âm có hài biên độ nhỏ và phức tạp thì càng khó tái tạo giống thật (Trống, piano... ). Thường là bộ dàn nghe được nhạc cụ khó âm khó thì chơi đến thứ dễ cũng thuận lợi hơn.
     
  16. trinh_anhtu

    trinh_anhtu Advanced Member

    Joined:
    6/7/10
    Messages:
    5.673
    Likes Received:
    718
    Location:
    Tel Zalo 0913045685
    Âm thanh từ nơi thu đến tai nghe qua nhiều qua trình nhưng ở nhà các cụ nghe nhạc thì chỉ theo em có:
    - Tái tạo từ thiết bị lưu trữ thành tín hiệu điện.
    - Khuyếch đại làm lớn công suất tín hiệu.
    - Phục hồi từ điện thành âm thanh trên loa đến tai.
    - Giữa các mục đó là truyền dẫn gồm dây điện và môi trường phòng nghe.
    Thứ nào cũng quan trọng cả.
     

    Attached Files:

    Satuki likes this.
  17. kiet124

    kiet124 Advanced Member

    Joined:
    4/11/11
    Messages:
    249
    Likes Received:
    0
    Em đánh dấu theo dõi ạ ..................... :)
     
  18. rock0em_h_x

    rock0em_h_x Advanced Member

    Joined:
    25/1/11
    Messages:
    2.009
    Likes Received:
    108
    Location:
    Hà Tĩnh - Nghệ An
    cho em đánh dấu phát
    thanks!
     
  19. trinh_anhtu

    trinh_anhtu Advanced Member

    Joined:
    6/7/10
    Messages:
    5.673
    Likes Received:
    718
    Location:
    Tel Zalo 0913045685
    Ngày mai em sẽ thử giải thích theo suy nghĩ của mình về dây loa dây tín hiệu và ảnh hưởng âm thanh. Rõ ràng là nó có ảnh hưởng, nhưng tóm lại cũng là cái dây điện mà thôi.
     
  20. quangnt

    quangnt Advanced Member

    Joined:
    29/10/11
    Messages:
    2.410
    Likes Received:
    123
    bác so sánh rất hóm hỉnh, em xin phép đánh dấu theo dõi :D
     
    loc676 likes this.
  21. tube audio

    tube audio Advanced Member

    Joined:
    13/2/13
    Messages:
    138
    Likes Received:
    8
    Location:
    Hải Phòng T.Phố Cảng Thân Yêu
    Cảm ơn bác mở mang cho ae. Mình xin đđược đang dấu theo dõi.
     
  22. trinh_anhtu

    trinh_anhtu Advanced Member

    Joined:
    6/7/10
    Messages:
    5.673
    Likes Received:
    718
    Location:
    Tel Zalo 0913045685
    Tiếp tục vấn đề dây tín hiệu và dây loa. Thông số cơ bản của một dây dẫn điện là R,L,C.
    - R là điện trở thuần của dây, là điện trở của dây đối với dòng điện một chiều ở nhiệt độ tiêu chuẩn. R càng nhỏ dòng điện qua càng dễ, dây to thì R nhỏ.
    - L là độ tự cảm của dây, L càng lớn thì dòng xoay chiều qua càng khó, tần số càng cao qua càng khó. Nếu dây dẫn không thẳng bị xoắn vặn thành các vòng dây, hoặc dây dẫn nằm gần vật nhiễm từ thì L này tăng lên.
    - C là dung kháng của dây, phần nhiều tụ ký sinh này có được từ việc hai dây dẫn nằm gần nhau. Dây càng to nằm càng gần nhau thì C càng lớn, giá trị C còn phụ thuộc vào môi trường giữa 2 dây dẫn là gì. C mà càng lớn thì dòng xoay chiều chạy qua càng dễ, tần số càng cao càng dễ.
    Tín hiệu điện âm thanh là dòng điện xoay chiều, nó sẽ bị ảnh hưởng bởi RLC trên đường đi.
    Liệu chỉ có các yếu tố LRC này tồn tại trên dây dẫn hay còn yếu tố nào khác nữa, để giảm các yếu tố RLC này thì quá dễ...
    Một dây dẫn tốt em nghĩ nó sẽ không làm cho âm thanh kém đi, mà cũng không làm cho hay hơn.
    Điện tử chạy trên dây kiểu thế này :p
     

    Attached Files:

    • anh.jpg
      anh.jpg
      File size:
      41,9 KB
      Views:
      824
    NguyenMSVN and Tuilaai like this.
  23. quangnt

    quangnt Advanced Member

    Joined:
    29/10/11
    Messages:
    2.410
    Likes Received:
    123
    còn có bước xoắn của sợi cáp. Bước xoắn hợp lý sẽ giúp vấn đề triệt nhiễu tốt hơn
     
  24. binhdinhquetoi

    binhdinhquetoi Advanced Member

    Joined:
    17/12/10
    Messages:
    250
    Likes Received:
    0
    Location:
    Vĩnh Thạnh-Bình Định
    lâu có người chiệu khó trình bày những kiến thúc cơ bản thế này thì quả là phúc cho những anh em còn mù mờ như em. cảm ơn bác Tú rất nhiều. mong bác đóng góp nhiều hơn nữa cho những anh em còn mù mờ thấy được niềm vui trong DIY :)
     
  25. quanthienhan

    quanthienhan Advanced Member

    Joined:
    3/11/13
    Messages:
    91
    Likes Received:
    0
    bài viết thật là bổ ích cho lính mới như Em.
     

Share This Page

Loading...