Giáo trình âm thanh - Chương I: Âm thanh chuyên nghiệp, Pro-Sound

Discussion in 'Thư viện VNAV' started by Tech-Info, 24/4/17.

  1. Tech-Info

    Tech-Info Support

    Joined:
    27/3/17
    Messages:
    221
    Likes Received:
    396
    Location:
    VNAV
    Biên tập: Lê Tuyên Phúc
    http://www.giaotrinh.soundlightingvn.com/

    Chương I: Âm thanh chuyên nghiệp, Pro-Sound
    Hệ thống cơ bản, System Basics
    Khuếch đại âm thanh và truyền tải nó, sao cho tai của khán giả cảm thấy thú vị và hiệu quả, đơn giản được gọi là hoàn thiện âm thanh (sound reinforcement- khó dịch nghĩa-tạm dịch là pro-sound-ND), là nhiệm vụ cơ bản nhất trong tất cả các lĩnh vực khác nhau của âm thanh. Nhưng ở khía cạnh khác, trong thực tế, nó là một trong những việc thực hiện khó khăn nhất.

    Khái niệm về nguyên tắc cơ bản của hệ thống :

    Trước hết, là một vài vấn đề rất cơ bản mà có lẽ các bạn trước đây không quen thuộc lắm. Hình 1.1 cho thấy một sơ đồ cơ bản nhất của hệ thống âm thanh, bao gồm hai bộ chuyển đổi và bộ khuếch đại (amplifier) đơn giản . Các bộ chuyển đổi (transducer) là bất kỳ thiết bị nào có thể thay đổi năng lượng nhận được bằng loại năng lượng khác.

    Một microphone sẽ thay đổi sóng âm thanh (acoustical energy-âm năng) thành tín hiệu âm thanh (electrical energy-điện năng) tương đương, một cái loa dĩ nhiênchuyển đổi một tín hiệu âm thanh thành sóng âm thanh. Đầu đọc (playback head) của một máy ghi âm (tape recoder) hay cảm biến (sensor) của một máy nghe nhạc CD, hay trong các thiết bị khác, cũng thuộc vào loại chuyển đổi, cung cấp một tín hiệu điện âm thanh có thể đưa vào một đầu vào (in-put) của hệ thống âm thanh.
    Figure 1-1.jpg

    Hình 1.1 : Hệ thống pro-sound cơ bản.
    Một amplifier (bộ khuếch đại) cho ra một phiên bản của tín hiệu điện (electric signal) (về kỹ thuật, nó cũng không nhất thiết cần phải mạnh hơn bản sao của chính nó). Sau cùng, một tín hiệu điện mạnh nhất sẽ đưa vào để điều khiển loa (speaker driver). Điều này được thực hiện trong nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn bao gồm một hay nhiều bộ khuếch đại ở từng thành phần/thiết bị (trong hệ thống đơn giản, việc này có thể được tích hợp vào một chassis (vỏ máy)). Sự gia tăng cường độ tín hiệu, được gọi là gain (độ lợi), có thể lớn bằng 1,000,000.000 hay hơn nhiều lần nữa đối với tín hiệu in-put.

    Theo ý nghĩa đó, mỗi thành phần trong một hệ thống cơ bản có thể được dùng để tạo ra những phiên bản giống hệt hay gần đúng của các tín hiệu nó nhận được. Bộ chuyển đổi (Transducer) thực hiện điều này bằng các phương pháp đặc biệt của nó, chuyển từ một loại năng lượng này sang loại khác (như từ âm thanh sangtín hiệu điện hay ngược lại). Amplifier xuất ra các tín hiệu ở đầu ra (out-put) của nó với năng lượng được cung cấp bởi một nguồn điện riêng biệt, như được lấy từ một nguồn điện tiêu chuẩn (CB, ổ cắm v.v). Các tín hiệu input được xử dụng làm hướng dẫn để cho ra các tín hiệu out-put ra chính xác hơn.

    Tùy nhu cầu, hệ thống âm thanh thường được thiết kế để đối phó với tín hiệu âm thanh trong nhiều cách khác nhau, ngoài việc kiểm soát biên độ (volume / gain / fader). Sau khi âm thanh được chuyển đổi thành tín hiệu điện tương đương, có thể có nhiều cách, nó có thể được trộn lẫn (mixed), định hình lại (reshaped), chia ra (split) và các chức năng khác. Các chức năng bổ sung khác nhau thường được gọi là xử lý tín hiệu (signal processing).

    Khi dùng nhiều hơn một micro và/hay các loại nguồn âm thanh khác, một thiết bị trộn âm thanh (audio-mixer) sẽ được xử dụng, audio-mixer có thể xử lý từng kênh đầu vào (input channel), và trộn các tín hiệu của nó và cho ra một hay nhiều tín hiệu đầu ra (out-put signal). Một mixer thông thường cũng sẽ cho phép có một số chức năng khác để xử lý và định tuyến (re-route) lại các tín hiệu do nó điều khiển. Equalizers đơn giản thì có vài chức năng như điều khiển âm sắc, hay có thể được chia nhỏ hơn để cho phép kiểm soát một số tần số dao động hẹp hơn, từ âm trầm (bass) sâu nhất tới các âm bổng (treble) cao nhất. Một hệ thống tiêu biểu có thể bổ sung sự cân bằng âm sắc thông qua một hay nhiều thiết bị riêng biệt (phía ngoài-outboard), việc xử dụng các thiết bị hiệu ứng (effect) để xử lý âm thanh, hay copy thêm tín hiệu đưa đến các loa bổ sung nhằm cho phép người nói (talker) hay người biểu diễn tự kiểm tra chính họ, nghĩa đen được gọi là monitor.

    Thông thường nhiều hơn một và đôi khi, tất cả các giai đoạn cần thiết của sự khuếch đại, xử lý tín hiệu, và chức năng trộn (mix) sẽ được kết hợp trong một thùng máy (chasiss), loại thiết bị này thường dùng cho các ứng dụng tương đối cơ bản. Ngoài các loại ứng dụng cơ bản, hệ thống hiện đại thường được bao gồm từ một loạt các tương tác thành phần đó, trong giới hạn nhất định, nhưng khi cần, nó có thể được kết nối lại với nhau.

    Micro và những cảm biến đầu vào khác :

    Microphones, cung cấp tín hiệu in-put cho hệ thống âm thanh, đóng vai trò rất chiến lược trong việc xác định chất lượng của những âm thanh mà cuối cùng sẽ được phân phối bởi các loa.

    Hiệu quả xử dụng micro được nhiều kỹ sư âm thanh xem là một bước quan trọng nhất trong việc cung cấp âm thanh chất lượng cao.

    Micro là thiết bị đầu tiên rất thiết yếu trong việc định hình chất lượng âm sắc của âm thanh khi nó đi vào hệ thống. Xử dụng micro với chất lượng âm sắc thích hợp liên quan đến (tần số đáp ứng-đáp tần) đặc điểm có thể đơn giản hóa quá trình equalizing (cân bằng) và mixing, đặc biệt trong một hệ thống biểu diễn âm nhạc. (Đáp ứng tần số (Frequency response) sẽ được nói đến trong chương 4. Thuật ngữ "tần số", cùng với các điều khoản âm thanh cơ bản, sẽ giải thích tường tận trong chương 2). Sự định hướng của một microphone, khi nhanh trí xử dụng, có thể cho ra các hiệu quả tốt nhất từ nguồn âm thanh (Hình 1.3). Cũng vì thế, nó cũng có thể giúp giảm thiểu các loại âm thanh không mong muốn, bao gồm cả những âm thanh out-put của chính nó (được gọi là phản hồi (hú, feedback)).

    Figure 1-2.jpg

    Hình 1-2 :Bố trí hệ thống âm thanh cơ bản .Trong hình là đường dẫn tín hiệu cấu hình cơ bản của một hệ thống âm thanh,Ở đây chưa nói tới cách cài đặt (thiết lập-setup) hệ thống monitor.
    Một hệ thống lớn hơn có thể sẽ bao gồm các bộ giới hạn (limiter) và các thiết bị xử lý tín hiệu khác hơn nhiều.

    Figure 1-3.jpg Hình 1-3 : Hướng tiếp nhận âm thanh của microphone.Ở đây, mũi tên dày hơn hiển thị hướng đến của cácloại âm thanh. Hình này thể hiện loại micro cardioid, tên gọi này là vì loại này thay đổi hình biểu diễn giống trái tim trên các đồ thị. Một trong những loại này, còn được biết đến như là loại đơn hướng (uni-directional), rất hữu ích trong việc giảm thu nhận các âm thanh không mong muốn khi xử dụng chính xác. (Loại này, dĩ nhiên là ba chiều, do đó, xoay micro mà không thay đổi hướng mặt trước của nó (front-to-back) sẽ không ảnh hưởng tới âm thanh của tín hiệu thu được)
    Contact pickup (tên gọi chung của những thiết bị thu nhận sóng âm thanh), được dùng chủ yếu cho các nhạc cụ không dùng điện (acoustic instrument), là một loại input transducer. Tín hiệu của magnetic pickup (như của guitar bass điện) và các tín hiệu từ các nguồn điện tử khác, chẳng hạn như keyboard hiện đại và bộ xử lý guitar (guitar processor), trực tiếp đưa vào hệ thống âm thanh, còn được gọi là tiêm trực tiếp (direct injection). Vấn đề này được tiếp tục mô tả trong chương 13 và 16. Nhạc cụ như guitar điện có thể được đưa vào trực tiếp hay qua micro, tùy theo có hay không các ampli guitar, chính nó đóng một vai trò quan trọng trong chất lượng âm thanh.

    Các nguồn âm thanh input khác bao gồm các hệ thống playback như tape-deck, đĩa CD, hay các ứng dụng đặc biệt hơn như videotape hay film sound track.

    Mixer và các phụ kiện liên quan :

    Ngoài chức năng cơ bản của nó để trộn (mix) các tín hiệu input khác nhau rồi tạo thành tín hiệu ở out-put, mixer được thiết kế để thực hiện một số chức năngxử lý tín hiệu khác.

    Mixer, rất đa năng, nhưng trong các ứng dụng cơ bản nhất, thường cho phép các tín hiệu được điều chỉnh ở nhiều giai đoạn, tận dụng tối ưu các mạch điện của hệ thống. Các thiết bị bổ sung bên ngoài cũng có thể được thêm vào để tự động điều hòa (regulate) tối và hay tối thiểu mức độ tín hiệu (signal level), được gọi là compressor, Iimiters, và gate

    Ngoài việc cung cấp thêm một số loại điều chỉnh âm sắc (EQ) trên mỗi input channel riêng biệt (xem hình 1.4), nhiều thiết kế của mixer cũng có thêm bộ EQ cho phần tín hiệu output khá tốt.

    Figure 1-4.jpg
    Hình 1-4 : Bố cục cơ bản của mixer. Mixer, loại 12 chls và ít hơn, thiết kế cơ bản(với graphic EQ )được bán trên thị trường có 2 loại, có và không kèm amplifier. Tất cả thiết kế của loại này dĩ nhiên khá tiện dụng cho các ứng dụng đơn giản, đặc biệt là dễ cơ động. Tương đối rẻ tiền và dễ dàng điều khiển, bù lại là giảm tính linh hoạt. Nếu có điều kiện, nên xử dụng thêm các thiết bị như EQ, amplifier, crossover, limiter v.v.

    Đại đa số các mixer cho phép các tín hiệu được chia thành các đường dẫn điện tử riêng biệt và có thể bổ sung bất kỳ các hiệu ứng nào đã được thiết kế để cải thiện hay điều chỉnh những tín hiệu âm thanh output cho tốt hơn. Công nghệ hiện đại cần các thiết bị như vậy, cho cả hai: thực tế lẫn sáng tạo.

    Các tín hiệu đã chỉnh sửa sau đó quay trở lại (return) và đi tới một input bổ sung để được coi như là một phần của sự pha trộn. (Đây là loại tín hiệu bổ sung được gọi là vòng lặp hiệu ứng (effects loop) hay vòng lặp phụ (auxiliary loop).

    Bản sao tín hiệu đã điều chỉnh riêng biệt có thể được gởi (send) đến bộ khuếch đại công suất bổ sung và đưa ra loa monitor (thường gọi là foldback, nhưng ngày nay thường được gọi đơn giản là stage monitoring) Đây là chức năng mà tất cả những các mixer cơ bản nhất đều có. Trong hệ thống cao cấp, một mixer chuyên biệt khác sẽ được xử dụng đúng với mục đích là mix những âm thanh monitor.

    Trong số các tính năng cơ bản khác, mixer có thể được thiết kế có nhiều out-put để cho phép các tín hiệu được dễ dàng gửi đến các điểm khác nhau như các in-put của một multitrack tape recorder. Submasters, nếu có, có thể cho phép người vận hành (soundman & soundperson) phân chia thành các loại theo ý muốn và kiểm soát chúng trong các nhóm (group).

    Như đã nêu trước đây, chức năng bổ sung thường được bao gồm trong cùng một thùng máy (chassis). Thiết bị tốt nhất để làm điều này là một mixer kèm thêm graphic EQ và ampli để đưa thẳng ra loa (thường được gọi là mixer/amplifier hay powered mixer). Một số thiết bị hiện đang sản xuất cũng bao gồm các tính năng như tích hợp thêm các hiệu ứng reverb kỹ thuật số (built-in digital reverb).

    Equalizers:

    Thuật ngữ equalization vốn được áp dụng cho quá trình bù sự thiếu hụt điện tử trong một thiết bị hay hệ thống để tái tạo chính xác âm thanh hay tín hiệu âm thanh. Nói chung, thuật ngữ này (viết tắt là EQ) áp dụng cho bất kỳ sự thay đổi có chủ ý nào của tần số đáp ứng bao gồm sự kiểm soát âm sắc dù cho lý do là thực tế hay sáng tạo.

    Như đã đề cập, mixer cung cấp khả năng cân bằng cho các channel độc lập (được gọi là onboard EQ). Một EQ onboard thường cho phép kiểm soát 2 - 4 giải âm sắc trong toàn bộ tầm nghe được. Thí dụ, một EQ 3 band sẽ cho phép nhấn mạnh hay giảm đi tần số bass, tần số mid và tần số treble. Phổ biến hơn, mixer cung cấp switchable EQ, cho phép người điều khiển lựa chọn giữa hai hay nhiều giải tần số cố định cho một nút vặn (knob) nào đó, hay sweepable cho phép người điều khiển (operator) chọn giải tần số sẽ ảnh hưởng dần dần. Các mixer đa năng có đầy đủ các EQ tham số (parametric), cho phép kiểm soát ba tham số quan trọng của quá trình này.

    Một hệ thống công suất cao (high-power) hay chất lượng cao (high-quality) bắt buộc phải điều chỉnh chính xác nhiều giải âm sắc bị chia nhỏ (divided tonal ranges) gọi là band. Các hình thức phổ biến nhất cho EQ rời ngoài (outboard) là graphic EQ, mặc dù các loại khác xử dụng cũng vẫn khá tốt. Hiện tại, EQ đang sản xuất có thể điều chỉnh riêng biệt hơn 45 mảnh chia cắt âm thanh trong giải tần số con người nghe được (một số thiết bị cao cấp có thể chia ra nhiều hơn).

    Những loại khác cho phép người vận hành nhắm chính xác vào các âm tần tương đối cần thiết cho một ứng dụng cụ thể. Các ứng dụng thực tế của loại EQ chia nhỏ này có thể để bù đắp cho những bất thường của micro, loa phóng thanh và âm thanh trong nhà, dùng sáng tạo để thay đổi một âm thanh, giọng hát (vocal) hay nhạc cụ, hay giúp loại bỏ những tiếng hú (feedback) khó chịu cho người biểu diễn và các diễn giả.

    Amplifiers:

    Chức năng cơ bản của một bộ khuếch đại (amplifier), là để tạo ra một bản sao của tín hiệu. Không giống như micro (trong đó đáp tần khác nhau là một ưu điểm rõ ràng) và bộ EQ (cho phép thay đổi các đáp tần), nhiệm vụ của bộ khuếch đại là làm ra một tín hiệu sao chép chính xác với sự thay đổi tốt nhất của tín hiệu in-put. Sức mạnh của tín hiệu có thể tăng lên, nhưng tốt nhất là điểm thiết yếu (âm thanh của nó) không bị thay đổi.

    Amplifier thường được dùng trong thiết kế của các hệ thống và các thiết bị (component) âm thanh ở mọi tiếp giáp quan trọng trong vô số những mạch điện của nó. Trong các thiết bị như mixer và các thiết bị xử lý tín hiệu khác, các amplifier mức độ thấp (Iow level) có nhiệm vụ cô lập mạch điện từ một mạch khác, do đó cho phép có các mạch điện riêng để thực hiện các chức năng xử lý tín hiệu nội bộ. Amplifier cũng bù đắp cho khoản hao hụt của cường độ tín hiệu trong mạch. Thường được gọi là line amplifers hay line drivers. Mỗi thiết bị xử lý tín hiệu có một bộ line amplifers nối với các jack out-put, tạo ra các tín hiệu output cung cấp dữ liệu in-put cho các thiết bị kế tiếp thông qua hai dây nối. Các loại mạch khuếch đại ở mức thấp (Iow level amplifier) cũng được xử dụng để kết hợp các bộ khuếch đại (combining amplifier), mà thực tế nó thực hiện chức năng mix trong một mixer (xem hình 1.5). Một tín hiệu âm thanh được tạo ra để có thể vào in-put của một thiết bị, tùy thuộc vào thiết kế của thiết bị, được xử lý qua một bộ khuếch đại vi sai (differential amplifier). Nói chung, chúng ta không cần phải quan tâm đến việc này, ngoại trừ để biết nó đã tồn tại, và nó phải có khả năng sinh ra một tín hiệu chính xác, hợp lý, đầy đủ năng lượng, và các in-put, out-put đều phải được tương thích với các thiết bị khác trong hệ thống. (Các khả năng tương thích khá dễ dàng quản lý trong hầu hết trường hợp, trong khi công suất đầy đủ sẽ bị giới hạn, đặc biệt là với các thiết bị rẻ tiền).
    Figure 1-5.jpg Hình 1-5 : Những giai đoạn khuếch đại cơ bản trong một hệ thống pro-sound. Năng lượng hao hụt liên quan đến cả hai : bộ chuyển đổi in-put lẫn out-put ,cũng như trong từng giai đoạn xử lý tín hiệu, được bù đắp bằng các bộ khuếch đại bổ sung, âm thanh được nâng lên ở giai đoạn out-put ra loa. Amplifier dùng cách khác để phục vụ trong các mạch điện nội bộ của các thiết bị.Kết hợp những bộ khuếch đại cho ra một tổng hợp của những tín hiệu độc lập.

    Tiền khuếch đại (viết tăt pre-amp) dùng để tăng mức tín hiệu trước khi khuếch đại, tạo ra một tín hiệu vừa đủ mạnh để đáp ứng cho ngã vào của các bộ khuếch đại công suất (power-amplifier), để đưa đến cho nó mức tín hiệu mà nó có khả năng tiếp nhận. Thông thường, các thiết bị pre-amplifier chỉ được dùng cho các ứng dụng stereo dân dụng. Nói chung, thiết kế thiết bị pro-sound đều có cường độ dòng out-put đủ mạnh để loại bỏ sự cần thiết phải bổ sung pre-amp. Có lẽ chúng ta sẽ gặp phải những khó khăn khi tiếp cận những cái jack (connector) của các ampli nhạc cụ. Trong trường hợp này, chúng ta có thể thừa nhận nó ám chỉ đến một line level. Sẽ cầnthiết kế bộ tăng low-level micro lên high-level micro hay đến một line-level. Ampli công suất (power amplifiers) dùng để cho ra một tín hiệu output đủ mạnh để tải các loa. Như đã đề cập trước, một vài hay tất cả các nhiệm vụ khuếch đại được mô tả trong phần này có thể được thực hiện trong một thùng máy. Các trường hợp đặc biệt là một mixer với graphic EQ và loa ở out-put, trong đó tất cả các quy trình điện tử cơ bản được thực hiện bởi một thiết bị duy nhất. Trong các hệ thống được thiết kế theo yêu cầu, thông thường là xử dụng các giá đựng ampli công suất (rack mountable power-amplifier) chỉ để thực hiện giai đoạn cuối của sự khuếch đại.

    ------ Còn tiếp chương I --------
     
    Last edited by a moderator: 24/4/17
    Wilson Fans, Loa dóng and Scorpio like this.
  2. Tech-Info

    Tech-Info Support

    Joined:
    27/3/17
    Messages:
    221
    Likes Received:
    396
    Location:
    VNAV
    ------ Nốt tiếp chương ------
    Speaker (Loa):

    Thiết bị loa, trong việc triển khai bước cuối cùng, từ lĩnh vực điện vào lĩnh vực âm thanh, chịu trách nhiệm không những để tạo ra sóng âm thanh có nguồn gốc từ tín hiệu điện, mà còn để điều khiển âm thanh cho thích hợp với ứng dụng. Trong những năm qua, điều này đã là thách thức to lớn cho các nhà thiết kế loa phóng thanh.

    Ở cấp độ cơ bản nhất, một trong những chuyển đổi toàn giải (full-range) có thể có khả năng tái tạo ít nhiều ở giải tần con người nghe được (như trong tai nghe (head-phone) hay loa âm thanh stereo dân dụng rẻ tiền). Tuy nhiên, cách hoạt động của âm thanh không cho phép một thiết bị loa kiểm soát các mô hình định hướng một cách đủ tương thích để có hiệu quả rõ ràng cho hầu hết các ứng dụng pro-sound. (Đây là hạn chế với các loại loa stereo dân dụng rẻ tiền chỉ đơn giản bằng cách di chuyển dần từ bên này sang bên kia và ghi nhận các thay đổi về chất lượng âm sắc khi di chuyển. Ở vị trí trực tiếp phía trước của loa như vậy, tiếng treble cao rất dễ nghe, trong khi giải âm sắc thấp hơn có khuynh hướng nổi bật hơn nếu so sánh). Ngoài ra, ít quan trọng hơn, âm thanh mức độ cao (high sound level), nếu chỉ có một loại loa để xử lý hiệu quả một giải tần số rộng, từ âm bass rất thấp đển các âm treble rất cao, sẽ trở nên không khả thi.

    Đối với hầu hết, nhưng không phải là tất cả những ứng dụng cơ bản, nhiệm vụ của loa là phân chia giữa hai hay nhiều thiết bị, mỗi cái trong số đó là (lý tưởng, ít nhất) thích hợp nhất để tái tạo các tần số trong giải tần dự định của mình. Hệ thống tiêu biểu kéo theo hai, ba hay bốn, đôi khi là năm giải tần số, mỗi loại xử lý bởi một loại thiết bị khác nhau. (có thể hơn nhưng không cần thiết). Thông thường, như trong hầu hết các bộ stereo dân dụng, nhiều hệ thống được tích hợp vào một tủ kệ, mặc dù trong các ứng dụng pro-sound, thiết kế của các thiết bị thường khác nhau rất nhiều so với những bộ stereo dân dụng tiêu biểu). Mỗi phương pháp thiết kế cơ bản có mặt ưu điểm và khuyết điểm riêng của nó.

    Khi hai hay nhiều thiết bị được dùng theo cách này, tín hiệu chia cho mỗi thiết bị cần phải được giới hạn trong giải tần số mà thiết bị có trọng trách thực hiện. Điều này được thực hiện bởi một frequency dividing network (mạng chia tần số), thường được gọi đơn giản là một crossover.

    Figure 1-6.jpg
    Hình 1-6 : Một thiết bị loa duy nhất của loại này đã bị biến đổi hướng loa, và cũng không thể đưa ra những giải âm sắc rộng ở mức cao mà không có sự biến dạng (distortion) đáng kể.
    Đây là lý do tại sao có nhiều thiết bị được dùng trong các hệ thống prosound hiện đại. Những liên quan đến việc phải dùng nhiều thiết bị được thảo luận trong chương 9, và trong suốt phần III.

    Crossovers:

    Nhiệm vụ của crossover là để phân chia tín hiệu out-put của nó cho các mạch (circiut) riêng biệt, mỗi mạch bao gồm một band khá cụ thể hay là giải tần số. Điều này cho phép mỗi thiết bị loa cho ra các giải tần số mà nó hoạt động tốt nhất. Đồng thời, crossover giúp bảo vệ các yếu tố của loa không bị hư hại do hoạt động ngoài giới hạn của các giải tần đã ấn định cho nó.

    Trong các thiết kế hệ thống âm thanh đơn giản cho đến trung bình, crossover có thể dễ dàng được cài đặt sau khi qua giai đoạn khuếch đại công suất. Trong hệ thống âm thanh cao cấp hơn hay tốt hơn, việc kiểm soát hoạt động được đặt ra, hệ thống âm thanh sẽ tăng hiệu quả bằng cách chia phổ âm thanh trước khi đến giai đoạn khuếch đại công suất. Loại thiết bị được gọi là một crossover chủ động (active crossorver) hay crossover điện tử (electronic crossover) và thiết bị cũ được gọi là crossover thụ động (passive crossover).

    Mỗi cái đều có ưu điểm của nó. Passive crossover dùng ít các power amplifier hơn, dây nối giữa các thiết bị sẽ ít hơn, và nói chung là thuận tiện hơn cho người xử dụng. Active crossover, mặt khác, làm xử lý hiệu quả hơn tổng số các power amplifier và cho phép tinh chỉnh độ chính xác các điểm giao tần (crossover) dễ dàng hơn, và cũng có thể kiểm soát một số yếu tố khác liên quan đến việc phân chia các giải tần số. Thông thường, cả hai được xử dụng rất hiệu quả trong cùng một hệ thống, như minh họa trong hình 1.7.
    Figure 1-7.jpg
    Hình 1 -7 : Ứng dụng của crossover trong một hệ thống đơn giản.
    (A) Passive crossover nội bộ, thường được gắn trong một tổ hợp nhiều thiết bị tiêu chuẩn.
    (B) Hệ thống ampli đôi đơn giản, hai way với một active crossorver.
    (C) Hệ thống hai way tiêu chuẩn, với loa siêu trầm (subwoofer). Các vấn đề liên quan đến xử dụng hệ thống này.

    Quan điểm về hệ thống thiết thực :

    Hiệu quả toàn diện của một hệ thống chắc chắn là không tốt hơn so với mắt xích chất lượng yếu nhất của nó. Ngoài ra, chất lượng của các thiết bị, chất lượng của các loại dây dẫn và cách hàn nối dây của hệ thống dây điện đóng vai trò cơ bản trong hiệu quả của hệ thống. Cách thức dẫn truyền (flow) của tín hiệu âm thanh đi từ giai đoạn này đến một giai đoạn khác trong hệ thống (và/hay thiết bị) cũng đóng vai trò cả hai: về chất lượng âm thanh lẫn ở khía cạnh vận hành thực tế. Chương 11 đến chương 16 sẽ có cái nhìn tổng quan về những khía cạnh liên quan đến pro-sound.

    Môi trường Âm học (Acoustic Environment):


    Các lĩnh vực âm học là liên kết đầu tiên và cuối cùng trong chuỗi từ nguồn âm thanh đến tai của người nghe. Trong khi hầu hết cơ bản thực tế này đều là hiển nhiên, các đặc điểm của môi trường âm học thường bị bỏ qua hay do sự hiểu lầm của nhiều người vận hành và thiết kế các hệ thống âm thanh thiếu kinh nghiệm. Chương 2 sẽ cố gắng giới thiệu một quan điểm ban đầu về âm thanh nói chung. Sau đó chương này sẽ cố gắng mở rộng quan điểm này.

    Yếu tố con người (Human Factor):


    Hệ thống pro-sound đôi khi được nghĩ đơn giản là điện tử hóa (hay electro-acoustic-âm thanh điện tử) hệ thống. Nhưng yếu tố con người thường bị bỏ quên ở cả hai điểm cuối cùng của bất kỳ hệ thống nào. Đó là yếu tố con người nghệ sĩ, người diễn thuyết trước công chúng và khán giả, và các cá nhân khác mà theo đó hệ thống tồn tại, mà hệ thống rút cục lại bị chịu trách nhiệm.

    Trong số những trọng tâm, bản thân tai con người xử lý rất khác so với sự đo lường điện tử và các loại máy đo. Nhận thức về âm thanh thường thay đổi đáng kể từ người này sang người khác, thay đổi theo cường độ của âm thanh, và cũng có thể thay đổi bởi thời điểm và địa điểm nơi biểu diễn, một số quan điểm rất thú vị và đôi khi gần như kỳ lạ. Chắc chắn khả năng mất mát dài hạn hay mất thính lực vĩnh viễn cũng là sự liên quan lớn với các hệ thống cao cấp.

    Thêm nữa, sẽ xem xét những liên quan thực tế đến các nhu cầu khác nhau của người biểu diễn và người diễn thuyết. Chúng ta sẽ cố gắng để có được những quan điểm thống nhất trong các chương sau.

    ------ Kết thúc Chương I ------
     
  3. Nguyen Viet Truong

    Nguyen Viet Truong New Member

    Joined:
    4/11/22
    Messages:
    1
    Likes Received:
    0
    ad cho e hỏi, sao e không thấy Chương 2 ạ
     

Share This Page

Loading...