:?: Mở máy dĩa than nghe toàn nhạc ngoại. Mở cd nghe thì nhạc ngoại vẫn tiêu chuẩn cao. Gần cả trăm cd nhạc Việt, muốn tìm một cái cho thật hay thì không có. Hay là tại tai mình kén quá ? Nghe nhạc Việt chẳng qua chỉ vì những tâm tình của dòng nhạc , chứ chưa vì hay. Có bác nào yêu nhạc Việt ,thấy cd nào đạt tiêu chuẩn audiophile thì xin giới thiệu để mình tìm nghe.
"Cháu lên 3" gồm 16 bài, hơi thiếu bass, tép khỏe. Rất hợp với hệ thống loa kèn treo cao ( khoảng 4-5m, trên cột điện). Bác không phải kén nghe nhạc Việt mà là bác có mấy trăm đĩa nhạc Việt, lại có cả đĩa than đĩa CD ngoại
Bình thường tớ rất ghét các vietnamese's band, tuy nhiên hôm nay mới mua và nghe album Tự tình ca của nhóm 5 dòng kẻ thấy rất phê, album hát theo lối accapella, chất giọng rất khá, thu âm tốt. Có lẽ đây là band hát acapella hay nhất VN, nhóm AC and M hát tệ hơn nhiều.
Bác thử nghe tiếng hát mộc mạc của nhạc sĩ Vũ Quốc Việt trong đĩa nhạc "Bình thường thôi" đi, có 14 ca khúc của VQV trong đĩa này , chỉ có một hai bài nghe hơi nhàm chán, còn đa số đều hay...
... Em vừa thấy có cd "Nợ" mới ra của Nhạc sĩ Viết Tân do Hồng Nhung và Thanh Lam thể hiện ghi âm khá tốt.Gồm những bài chủ đề tình yêu gia đình,lứa đôi nghe khá sâu lắng,tự sự.Thanh Lam trở về với lối hát xưa không phá cách nên dễ nghe,vẫn hay và kĩ thuật trong lối nhả chữ.Hồng Nhung thì trong sáng,rõ ràng...Mời các Bác thưởng thức.
Bác lại bị chú "Tiểu" dụ rồi à? chú này phản đối kịch liệt mấy loại này, hôm nọ em chuốc cho nó 1/2 chai Black và 1/2 chai Blue, bật "Tự tình ca" lên chuốc tiếp, chắc nó phê nên lên dụ bác đấy, ha ha... Nói thiệt em bất ngờ về 5 dòng kẻ khi nghe giới thiệu "Tự tình ca" trên Quán âm nhạc VCTV1, sáng hôm sau đi mua luôn, nghe xong hôm sau đi mua tiếp Album 1 là "Em" không hay bằng nhưng khá ra phết. Phải nói thiệt là bắt đầu có cảm tình với tụi này, có học hành đàng hoàng có khác.
Có bác nào đã nghe Trọng Tấn - Thanh Lam chưa ạ (được khen ở đây http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index ... annelID=58). Riêng em, mặc dù nghe Trọng Tấn hát từ đầu (vì em mê nhạc đỏ, thích Đăng Dương hơn), đã có đủ các CD của Tấn nhưng khi ra Album này em không tin là nó có thể hay. Đọc bài báo nêu trên, thấy khen quá, có bác nào nghe chưa ạ?
Nhìn mấy cái CD mà bác HungAudioNTcho xem thấy mà thèm. Phải bác post sớm thì đã đặt mua một ít. Hy vọng lần tới về VN sẽ có dịp ghé thăm. Mến
NSƯT Thanh Ngoan với ''Năm chung chèo 2'' ''Năm cung Chèo 2'' là tên CD ca nhạc chèo riêng thứ hai của NSƯT Thanh Ngoan, tiếp nối album ''Năm cung Chèo 1'' đã ra mắt năm 2000. CD tuyển chọn nhiều làn điệu chèo cổ đặc sắc, kinh điển, lâu nay vốn ít xuất hiện trên thị trường như: Sử Bằng, Đò Đưa, Tò Vò, Nhịp Đuổi, Du Xuân,; Đào Liễu, Tình Thư Hạ Vị, Ngâm Bốn Mùa, Vãn Canh, Đường Trường Trong Rừng, Tuyết Sương, Sắp Qua Cầu với sự tham gia của nhiều nhạc công nổi tiếng: NSUT Minh Chí, bộ gõ; NSƯT Ngọc Mai, sáo, tiêu; Thu Hiền, đàn Bầu; Xuân Khải, nhị; Duy Hòa, nguyệt; Trần Đại, thập lục. Từ nhiều năm nay, cái tên Thanh Ngoan đã trở nên quen thuộc đối với đông đảo công chúng yêu nghệ thuật dân tộc truyền thống bên cạnh những gương mặt lừng danh cùng xuất phát điểm từ chiếc nôi Nhà hát Chèo Việt Nam như: Xuân Hinh, Quốc Anh, Thúy Ngần, Vân Quyền, An Chinh... [align=center][/align] Công chúng biết đến NSƯT Thanh Ngoan không chỉ ở những vai diễn ấn tượng và sáng tạo trong nhiều trích đoạn, nhiều vở chèo kinh điển; không chỉ ở giọng ca rất đặc biệt, vừa âm vang, trong trẻo và đậm đặc chất chèo, mà còn ở đỉnh cao của nhiều loại hình ca nhạc dân gian khác như: hát văn, hát ả đào, hát xẩm, ca Huế... NSƯT Thanh Ngoan từng là trưởng Đoàn chèo I của Nhà hát Chèo Việt Nam; đã giành giải thưởng Sao Đỏ của Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Hiện nay, chị đang theo học lớp đạo diễn nghệ thuật sân khấu, đồng thời đảm nhiệm nhiều cương vị: phó giám đốc Trung tâm phát triển nghệ thuật âm nhạc Việt Nam; quản lý và chỉ đạo nghệ thuật CLB âm nhạc ''Sắc Việt''. Mới đây, chị được bầu làm chủ tịch Hội Nghệ sĩ trẻ Hà Nội. Hà Xuyên (Giai Điệu Xanh)
Nhạc tiền chiến phối âm hơi Jazz một chút, CD ÁNH TUYẾT Vol7 "ĐI TÌM", Em nghe thấy được, mời Các Bác thử!
có bác nào biết bài Vừa biết dấu yêu của Quốc Bảo do Thư Lê hát nằm trong Cd nào không, bài này hát cũng lâu rùi?
Cám ơn bác nhiều, bác có muốn down bài này tui sẽ up link lên cho Còn cái bản do Thư Lê hát chắc tuyệt chủng rùi !!!
Album nhạc hòa tấu trở nên bán chạy Hiện nay, một album nhạc hòa tấu hay có thể tiêu thụ được hàng chục ngàn đĩa trên thị trường Nếu album nhạc của ca sĩ có chất lượng, dễ dàng tạo sốt trên thị trường băng đĩa thì album nhạc hòa tấu có dòng chảy ngầm (bền bỉ và lâu dài). Đó chính là điều khác biệt của album nhạc có lời và hòa tấu trên thị trường băng đĩa. Nhưng mới đây lại khác. Được mùa Tạm ngưng phát hành đĩa ca nhạc do ca sĩ đua nhau bay sô nước ngoài để tránh World Cup, một số trung tâm băng đĩa nhạc chuyển qua phát hành album nhạc hòa tấu, không ngờ lại bán chạy. Trong đó, mới nhất là 2 album Những tình khúc Trịnh Công Sơn và Xuân Hiếu Tình nghệ sĩ vol 5 do Phương Nam Phim phát hành. Ngoài ra, Bến Thành Audio có bộ 2 đĩa hòa tấu đàn tranh Tình ca quê hương, Nửa đêm ngoài phố do nghệ sĩ Hải Phượng thể hiện và album hòa tấu guitar của nghệ sĩ Kim Chung. Trung tâm Băng nhạc Sài Gòn Audio tung ra album hòa tấu Những ca khúc nhạc trữ tình bất hủ của nghệ sĩ Kim Tuấn và 2 album độc tấu piano chơi cùng dàn nhạc với chủ đề Dạ khúc và Phiên chợ Ba Tư do nghệ sĩ Lê Nhật Quang (giảng viên Nhạc viện TPHCM) thể hiện... Ngoài ra, còn có những album độc tấu guitar cùng dàn nhạc của các nghệ sĩ Hoài Sa, Vĩnh Tâm,... Dù thị phần nhạc hòa tấu VN chiếm tỉ lệ rất nhỏ trên thị trường băng đĩa nhạc VN nhưng “ở bất kỳ thời điểm nào, nhạc hòa tấu cũng có thể bán được và bán trong thời gian dài dù loại nhạc này không thể tạo cơn sốt như nhạc có lời” - chị Phan Mộng Thúy (Công ty Phương Nam Phim) cho biết. Chi phí thấp, tiêu thụ mạnh Chi phí cho một dàn nhạc giao hưởng rất cao nên chủ yếu nhạc hòa tấu chỉ sử dụng một hai nhạc cụ thật, những thanh âm của những nhạc cụ khác đều được tạo ra từ đàn keyboard. Bên cạnh đó, nhạc hòa tấu không tốn tiền cát-sê cho ca sĩ nên kinh phí cho một album hòa tấu thấp hơn rất nhiều lần một album ca nhạc bình thường. Trong khi đó, dù không bán ồ ạt nhưng nhạc hòa tấu rất được khán giả yêu thích. Chính vì vậy, dù đã phát hành nhiều năm nhưng album hòa tấu Những tình khúc Trịnh Công Sơn của Phương Nam Phim sản xuất trước đây vẫn được người nghe tìm mua. Bộ 2 đĩa hòa tấu Những tình khúc nhạc Pháp bất hủ của nghệ sĩ Xuân Hiếu tiêu thụ gần 20.000 bản (vol 1 tiêu thụ hơn 20.000 bản trong 2 năm, vol 2 được 17.000 bản sau 1 năm phát hành). Như vậy, cho thấy nhạc hòa tấu rất được khán giả yêu chuộng. Tuy nhiên, rất ít nghệ sĩ hiện nay tính đến việc phát hành album nhạc hòa tấu. Bởi “một đĩa nhạc hòa tấu có thể để lại ấn tượng trong lòng người nghe đòi hỏi phải đầu tư rất công phu. Chơi hay chưa đủ mà còn phải mang đến cho người nghe một thông điệp qua phần hòa âm phối khí. Không phải ai cũng làm được điều đó” - nghệ sĩ Xuân Hiếu cho biết. Hòa tấu VN vẫn còn sơ khai Thời gian gần đây, album Đường xa vạn dặm của nhạc sĩ Quốc Trung là một album được đánh giá cao về cả chất lượng chuyên môn lẫn ý tưởng. Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện nhận xét: “Đường xa vạn dặm là một trong những tác phẩm hòa tấu hiếm hoi mang những nét đặc thù của âm nhạc VN. Nhạc hòa tấu VN vẫn còn rất đơn điệu và dễ dãi”. Theo ông, phần lớn những album nhạc hòa tấu hiện nay được thực hiện theo phương thức tận dụng kỹ thuật nhạc cụ thay thế cho giọng hát. Điều đó rất khó để có thể cho ra đời những album nhạc hòa tấu thứ thiệt. Bởi “một bản hòa tấu thành công là khi khán giả có thể cảm nhận được một cách rõ ràng từng tính năng nổi bật của nhạc cụ”. Thật ra, nhạc hòa tấu hiện nay đang có trên thị trường chủ yếu là làm lại những ca khúc đã trở thành quen thuộc trong lòng người yêu nhạc như những tình khúc Trịnh Công Sơn, nhạc tiền chiến, trữ tình bất hủ,... Theo nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện: “Không phải ngẫu nhiên mà những tên tuổi như Kitaro, Yanny, Kenny J,... trở thành những đại gia hòa tấu thế giới. Ngoài việc chơi hay, họ còn chuyên tâm đầu tư để có được những tác phẩm dành riêng cho hòa tấu chứ không chơi lại ca khúc cũ như VN hiện nay”. Nghệ sĩ Xuân Hiếu cho biết: “Ngoài việc thư giãn, nhạc hòa tấu còn là cách để người yêu nhạc có thể hát theo. Chính vì vậy, phần lớn những album nhạc hòa tấu khai thác những ca khúc quen thuộc”. Đây cũng chính là lý do khiến nhạc hòa tấu VN vẫn còn đứng ở trình độ sơ khai. Thùy Trang (Báo Người Lao Động)
CD nhạc Việt thì em chỉ nghe được một vài lần, trừ 3 album sau em vẫn nghe đến tận hôm nay: - Album 6: "Điều giản dị" của nhạc sỹ Phú Quang - Album 13: "Chuyện bình thường" của nhạc sỹ Phú Quang - Album "Mỹ Linh" do ca sỹ Mỹ Linh thể hiện, đặc biệt bài "Trên đỉnh Phù Vân" em vẫn dùng cùng một số đĩa test của nước ngoài để thử dàn máy mỗi khi có thay đổi thiết bị hoặc linh kiện.
Tiếp theo bài viết sưu tầm về nhạc hòa tấu Việt nam ở trên, xin giới thiệu cùng bà con cô bác albums mới: Tình nghệ sỹ - Saxophone Xuân Hiếu
CD mới của Thái Hoà - "Chiếc lá thu phai", phát hành nhân dịp kỷ niệm 2 năm ngày mất của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. Một CD khá hay, thu âm rất khá, với sự thể hiện của các ca sỹ Thái Hoà, Quang Minh, Trịnh Vĩnh Trinh... Một CD đáng nghe dành cho các bạn yêu nhạc Trịnh.