Hayley Westenra

Discussion in 'Âm nhạc' started by Loving, 13/12/06.

  1. Loving

    Loving Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    1.913
    Likes Received:
    24
    Location:
    Cực Chuối Lạc Bang Giáo
    Nhưng cũng mời các bác đọc qua bài bài viết của em...


    Không biết có phải vô tình hay hữu ý mà album quốc tế đầu tay của Hayley lại chọn tiêu đề là Pure - tức Thuần khiết - vừa để mô tả giọng hát thiên thần của một cô bé mới 18 tuổi, vừa để mô tả một tâm hồn, một con tim còn ngây thơ, trong trắng như giọt sương buổi sớm mai. Về điểm này thì rõ ràng Charlotte Church phải chịu lép vế hoàn toàn. Giọng hát của thần đồng một thuở này bây giờ đã không còn thuần khiết như xưa nữa (cô hát kiểu thương mại nhiều quá), còn bản thân Charlotte cũng vướng vào vô số scandal, tai tiếng cũng chẳng ít hơn danh tiếng là bao.

    Thường thì các ca sĩ nước ngoài (kể cả Anh) rất khó thành danh ở thị trường Mỹ, nhưng Hayley lại khác hoàn toàn. Đến từ một quốc gia xa xôi ở tận Châu Đại Dương, gần như còn vô danh trên bình diện quốc tế, ấy vậy mà hai album của Hayley (Pure và Oddyssey) đều được công chúng Mỹ đón nhận nhiệt tình, sức tiêu thụ không kém gì so với các album của Josh Groban. Có ba lý do để giải thích, thứ nhất, nghe nhạc bán cổ điển đang trở thành trào lưu mới, thứ hai, số lượng nghệ sĩ hát thể loại nhạc này cũng không thật nhiều (đa số là các giọng ca đã quá quen thuộc trên các sân khấu nhạc kịch Broadway và West End) và thứ ba, Hayley Westenra thực sự là một tài năng hiếm có.

    Sự tươi sáng và sức mạnh của tuổi xuân
    Thực ra, thành công mà Westenra gặt hái được cũng một phần nhờ việc cô ký hợp đồng với hãng đĩa Decca, và đây chính là cánh cổng đưa cô đến với thế giới rộng lớn ngoài biên giới New Zealand. Pure, được ghi âm năm 2004 đã trở thành album đầu tay bán chạy nhất trong lịch sử bảng xếp hạng cổ điển Anh với 16.068 bản trong tuần đầu ra mắt. Nó nghiễm nhiên leo lên vị trí quán quân bảng xếp hạng cổ điển và xếp thứ 8 ở bảng xếp hạng pop. Âm nhạc trong Pure không chỉ thuần cổ điển, còn có cả những bài pop êm dịu các khúc dân ca của thổ dân Maori. Sau khi phát hành tiếp ở Mỹ và Nhật cùng các nước châu Âu khác, Pure đã tiêu thụ được tới gần 3 triệu bản, một con số mơ ước đối với hầu hết nghệ sĩ trẻ, nhất là những người chuyên trị dòng nhạc "khó" như Hayley Westenra. Nghe Pure rồi mới thấy, ngoài giọng soprano (nữ cao) thiên thần, Hayley còn có lối phát âm trong trẻo tới mức hoàn hảo, và âm vực thì rộng đến kinh ngạc. Đó là chưa kể đến phong cách thể hiện ca khúc - chững chạc, tự nhiên - không kém gì các nghệ sĩ đàn chị như Sarah Brightman hay Sissel. Các nhà phê bình đã nói, khó mà tìm thấy nhược điểm nào ở Hayley và họ chỉ mong cô đừng "chín" quá nhanh (như Charlotte Church). Sự tươi sáng và "sức mạnh" của tuổi xuân trong giọng hát của Hayley là những thứ rất khó tìm thấy ở thế giới cổ điển đương đại.

    Pure được mở đầu bằng Pokarekare Ana, và với những ai chưa bao giờ nghe Hayley, đây thực sự là lời giới thiệu hoàn hảo. Nó sẽ lập tức thu hút được sự chú ý và có thể làm bạn gai hết cả người. Bởi âm nhạc quá hay và bởi một giọng ca như đến từ nơi nào đó trên thiên đường. Lộng lẫy và bay bổng, như cánh chim trắng muốt chập chờn trên chín tầng mây. Who Painted The Moon Black lại là bản tình ca buồn về sự chia ly, và chất giọng của Hayley như chùng xuống, nghẹn ngào, thổn thức "anh có thấy trăng tỏ/đã trở thành trăng mờ/khi anh rời khỏi em..." Còn River of Dreams chính là bản Mùa Đông trong tổ khúc Bốn Mùa của A.Vivaldi, và Hayley thực sự mang được hơi băng giá đến cho người nghe trong giọng hát tuyệt vời của mình, với những hình dung về cánh đồng phủ đầy tuyết trắng, một người lữ khách về với bếp lửa hồng trong đêm giá lạnh (dù nội dung ca khúc hoàn toàn khác). Những Hint E Hint, Benedictus, In Trutina, Never Say Gooodbye... ẩn chứa nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, mở ra nhiều không gian rộng lớn, sinh động và rất phong phú trước mắt người nghe. Có thể nói, âm nhạc trong các album của Hayley Westenra luôn giàu hình ảnh và tràn ngập bất ngờ. Cô cũng hát lại cả Amazing Grace, nhưng không nhiều chất "đồng cỏ" như Joan Baez hay mộc mạc, đơn sơ như Judy Collins. Wwuthering Heights cũng rất tuyệt, vì biết chắc không ai trình bày bài này qua được Kate Bush, Hayley đã chọn kiểu hát khác hẳn. Đây có lẽ là ca khúc đậm chất pop nhất album và cô đã thực sự "làm mới" được nó.

    Sự trưởng thành của một vocalist
    Odyssey, album quốc tế thứ hai, ra đời năm 2005 là một niềm vui cho các fan hâm mộ Hayley Westenra. So với Pure, lối trình bày của Hayley đã trở nên sang trọng hơn, cách thể hện ca khúc cũng giàu kỹ thuật hơn, mà những cảm xúc tinh khiết vẫn không hề mất đi. Các thể loại âm nhạc trong album gồm có cổ điển, dân ca, pop và cả thánh ca. "Tôi thực sự vui vì mang thêm được nhiều điều mới mẻ đến cho người nghe", Hayley tâm sự. "Tôi muốn làm một album khẳng định mình là một người trưởng thành. Với Odyssey, tôi nghĩ mình đã thực sự là một vocalist".

    Phong phú là từ có thể dùng để mô tả Odyssey. Năm 12 tuổi, khi lần đầu bước chân vào phòng thu âm ở New Zealand, Hayley đã bị giới hạn trong phạm vi cổ điển. Còn hiện tại thì đã khác. "Tôi luôn cố gắng thúc đẩy bản thân và bây giờ đã đủ tự tin để khám phá những thứ mới mẻ khác. Tôi rất muốn đặt được dấu ấn riêng của mình lên từng ca khúc".
    Quả đúng như vậy. Rất nhiều người đã nói họ thích nhất ca khúc Both Sides Now, mà từ trước đến nay vẫn luôn gắn liền với cái tên Joni Mitchell. Cũng một guitar gỗ với đàn dây đệm đằng sau, Hayley hát cũng mộc mạc, đơn sơ như Joni, nhưng cô không đay nghiến, không quá dằn vặt như đàn chị. Nghe Hayley hát, có cảm tưởng như đây mới là một cô gái lần đầu biết mùi đau khổ trong tình yêu, vẫn còn nhiều hy vọng. Never Saw Blues cũng là một ca khúc gây xúc động và có thể chạm đến tim người nghe. Với một piano đệm, Hayley đã phô diễn chất giọng cùng kỹ thuật hát tuyệt vời của mình một cách hoàn hảo nhất. Và trong Dell Amore Non Si Sa, Hayley đã hoà giọng với Andrea Bocelli một cách xuất sắc. Gần như không có khoảng cách giữa hai nghệ sĩ crossover ở hai thế hệ, chỉ có cảm xúc đã thăng hoa tới mức tột cùng. May It Be, cover lại ca khúc chủ đề phim The Lord Of The Ring 1 của Enya, cũng là một ca khúc hay, tuy nhiên, Hayley không làm nổi bật lên được chất huyền bí như Enya, có lẽ là do phần phối khí quá đơn điệu (mục đích vẫn là để làm nổi bất giọng hát của Hayley). Còn Prayer khiến người nghe có cảm giác như đang "ở bên cạnh thiên nhiên" và "nhìn thấy con đường lên thiên đường". Còn đoạn Aria trong bản Bachianas Brasileiras sẽ làm đắm say bất kỳ fan hâm mộ opera cổ điển nào. She Moves Through The Fair thấm đẫm âm hưởng Celtic, còn phong cách hoà âm của I Say Grace lại có chút "màu" jazz và lối hát của Hayley cũng trở nên nhấn nhá, đong đưa với một dàn bè kiểu gospel hát phụ họa. Cũng là một điểm nhất rất đáng yêu trong Odyssey.

    Hai album Pure và Odyssey của Hayley Westenra đều đã có ở Việt Nam, và chúng là các ấn bản dành cho thị trường Nhật và Australia, vì thế, bìa đĩa và chương trình sẽ khác so với kết quả mà bạn có thể tìm thấy trên các website từ Anh, Mỹ về Hayley
     

    Attached Files:

    Tags:
  2. Novemberrain

    Novemberrain Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    1.278
    Likes Received:
    4
    Location:
    Hà Nội
    Đúng rồi, em biết bác này nhờ bác Scopior, nghe 1 bài là mê ngany, chất âm trong trẻo thanh cao lạ lùng, hơn Church nhiều. Vội mua 2 ablum trên của Decca, và đúng là có nhiều version của 2 album này.
     
  3. Aries

    Aries Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    6.514
    Likes Received:
    56
    Location:
    VNAV

Share This Page

Loading...