HÉ LỘ VỀ NÀNG ELISE TRONG BẢN NHẠC " FOR ELISE "

Discussion in 'Âm nhạc' started by baohun00, 10/9/09.

  1. baohun00

    baohun00 Advanced Member

    Joined:
    14/6/09
    Messages:
    11.267
    Likes Received:
    19
    Location:
    Xã Cắm Rút
    Hé lộ về nàng Elise trong bản nhạc 'For Elise'

    Ai cũng biết những giai điệu dịu dàng, tha thiết trong tiểu phẩm "For Elise" của Ludwig van Beethoven. Nhưng không ai dám chắc, tại sao nhạc sĩ thiên tài lại đặt tên bản nhạc là "Thư gửi Elise" và Elise của ông là ai.

    Đến nay, những nốt nhạc For Elise được dùng làm chất liệu cho nhiều thể loại, từ rock, jazz, cho tới chuông điện thoại - một minh chứng cho thấy sự phổ biến của bản nhạc trong đời sống văn hóa đại chúng. Nếu Beethoven còn sống và được nhận tác quyền, nhà soạn nhạc tài hoa này hẳn sẽ là một quý ông giàu có.

    For Elise được viết ở giọng La thứ, chỉ là một tiểu phẩm nhỏ trong di sản âm nhạc đồ sộ của Beethoven. Sau những giai điệu ngọt ngào, người ta còn tò mò về một nàng Elise (nếu nàng có thật) đã khiến nhạc sĩ phải viết nên bức thư bằng âm nhạc.
    Beethoven thành công trong sự nghiệp nhưng không may mắn trong các mối quan hệ. Ảnh: DW.

    Một số học giả đoán, Elise chính là Therese - cô học trò nhỏ được Beethoven dạy nhạc, được ông cầu hôn năm 1810, nhưng đã cự tuyệt ông để cưới một quý tộc giàu có người Áo. Therese tên đầy đủ là Therese Malfatti von Rohrenbach zu Dezza. Cô là con gái của một thương gia giàu có ở thành Vienna. Các nhà nghiên cứu âm nhạc cho rằng, For Elise có những nốt mở đầu là E - D# - E hoặc E - Eb - E. Trong tiếng Đức, chúng tương đương với E - Es - E, xuất hiện trong tên ThErESE. Vì vậy, nhiều giả thuyết cho rằng, tên gốc của tác phẩm là For Therese. Nhưng Ludwig Nohl (1831-1885), học giả nghiên cứu về Beethoven, khi chép lại từ bản nhạc gốc, đã chép nhầm thành For Elise, vì chữ viết tay của nhạc sĩ quá đẹp và bay bướm. Bản nhạc gốc sau đó đã bị thất lạc.

    Tuy nhiên, Klaus Martin Kopitz - một nhà nghiên cứu âm nhạc ở Berlin cho rằng, Elise thực ra là Elisabeth Roeckel - người mà Beethoven đã suốt đời thương thầm nhớ trộm.

    "Nhiều năm qua, tôi đã nghiên cứu để viết cuốn sách 'Beethoven in the eyes of his contemporaries' (Beethoven trong mắt những người cùng thời), tập hợp thư từ, thơ ca và hồi ký của những người từng biết Beethoven. "Một số phụ nữ đã được đề cập tới, trong đó có cái tên Elisabeth Roeckel", Kopitz chia sẻ với Deutsche Welle.

    Elisabeth Roeckel, sinh năm 1793, là em gái của ca sĩ Joseph Roeckel - người từng tham gia vào vở nhạc kịch Fidelio của Beethoven. Elisabeth đam mê âm nhạc. Cô chơi piano và sau đó cũng trở thành ca sĩ. Elisabeth thường được bạn bè gọi bằng cái tên thân mật là Elise. Chị em Elise rất gần gũi với Beethoven.

    Theo Kopitz, những bức thư Elise viết cho bạn bè còn giữ lại đến ngày nay cho thấy, giữa họ có thể không đơn thuần chỉ tồn tại tình bạn. Trong một lá thư, Elise kể lại một buổi tối giữa cô với Beethoven và các nhạc sĩ như Mauro Giuliani, Johann Nepomuk Hummel - người sau này trở thành chồng của Elise.

    "Elise viết rằng, Beethoven đã không ngừng liếc nhìn cô, khiến cô không viết mình phải làm gì. Cô cứ phải xoay vặn bàn tay để giấu cảm giác khó xử", Kopitz kể.

    Việc Elise kết hôn với Hummel không có nghĩa là mối quan hệ giữa cô và Beethoven chấm dứt. Vài ngày trước khi nhà soạn nhạc qua đời vào tháng 3/1827, Elise tới thăm Beethoven. Để tỏ lòng ngưỡng mộ nhạc sĩ thiên tài, cô cắt một nắm tóc của ông và nhận của ông một món quà.

    Nếu Elise quả thực là Elisabeth Roeckel, tại sao cô bí ẩn với các nhà nghiên cứu âm nhạc lâu đến thế. Tại sao lại xuất hiện những giả thuyết cho rằng, bản nhạc này là dành tặng Therese Malfatti?

    Kopitz giải thích, nguyên nhân có thể xuất phát từ Ludwig Nohl. Khi công bố bản nhạc này, Nohl ghi chú lời đề tặng là dành cho Therese. Vì ông khẳng định tìm thấy bản gốc trong nhà Therese.

    Trong khi các học giả còn tranh cãi xem ai mới đích thực là Elise, Bernhard Appel - giám đốc thư viện Beethoven ở Bonn - lại cho rằng, điều đó không quan trọng. "Elise là cái tên rất phổ biến ở Vienna lúc bấy giờ. Bản nhạc có gì thay đổi không nếu chúng ta biết nó được tặng cho ai", Appel nói.
    Nghe giai điệu For Elise :http://vnexpress.net/GL/Van-hoa/Am-nhac/2009/09/3BA134E7/page_2.asp
    Trích nguồn : http://vnexpress.net/GL/Van-hoa/Am-nhac ... /3BA134E7/
     

    Attached Files:

    Tags:
  2. lsh

    lsh Advanced Member

    Joined:
    7/5/06
    Messages:
    1.500
    Likes Received:
    185
    Location:
    BIÊN HÒA - ĐN
    Mình đã nghe, học & dạy bài này gần 20 năm hôm nay mới biết những thông tin rất thú vị về nàng Elise của Beethoven. Thanks
     
  3. ClassA

    ClassA Moderator

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.524
    Likes Received:
    46
    Em kết mỗi câu này, mặc dù vẫn khao khát muốn biết tác giả viết tặng ai, âu cũng là bởi vì bản nhạc hay quá..
     
  4. baohun00

    baohun00 Advanced Member

    Joined:
    14/6/09
    Messages:
    11.267
    Likes Received:
    19
    Location:
    Xã Cắm Rút
    Vâng , câu nói này quả thực rất hay và rất nhiều ý nghĩa.1 bản nhạc với gần 200 năm tuổi nhưng chưa bao giờ cũ và cũng chưa bao giờ là xa lạ hết.Nó luôn tươi mới , dịu dàng , tha thiết mượt mà đến từng nốt nhạc dù được phát ra từ bất cứ thiết bị cao cấp hay rẻ tiền ở những nơi sang trọng hay...thậm chí là khu ổ chuột.Có thể ta sẽ nghe thấy bản nhạc này được chơi trong 1 giàn nhạc giao hưởng thật hoành tráng nhưng cũng có thể nó chỉ được phát ra từ cái Nokia 1208 giá 600k của em :lol: nhưng vẫn làm người nghe phát sốt...hehehe
    Tất cả những gì liên quan đến ông đều được loài người ở mọi thời đại nghiên cứu và tìm hiểu có lẽ là điều không thể bàn cãi :
    Thiên Tài không phải là điều huyền bí nhưng những gì thuộc về Thiên tài thì luôn huyền bí !
     

Share This Page

Loading...