Hút âm: Lý thuyết và kinh nghiệm thực tế trong xử lý phòng

Discussion in 'Thiết kế phòng nghe' started by PDAlove, 9/12/11.

  1. PDAlove

    PDAlove Advanced Member

    Joined:
    10/7/07
    Messages:
    565
    Likes Received:
    295
    Thân chào anh em
    Phòng nghe là yếu tố cực kỳ lớn mà rất nhiều anh em trong chúng ta quên mất vai trò của nó. Phòng nghe đóng vai trò có lẽ # 20-30% trong phẩm chất âm thanh phòng nghe (chỉ là ước tính theo cá nhân mà thôi). Có 2 việc lớn đã tạo ra bước ngoặt trong quan điểm của mình
    1.Khi mình phòng nghe đặt tại buồng thông với buồng cầu thang 4m x 8m, sau đó vì mỗi lần nghe nhạc ồn quá, cả nhà cùng nghe  mình dựng vách ngăn có cửa (kiều eurowindow) thành phòng 4mx4m  âm thanh nghe bí, không thoát, không dễ chịu như lúc trước. lúc đó chưa đọc nhiều về âm thanh nên mình cũng không suy nghĩ nhiều.
    2. Khoảng tháng 7 năm ngoái, mình có dịp ghé nghe dàn khủng của 1 bác mua lại nguyên bộ dàn của ông giả mù (phono gì đó cực kỳ khủng, loa avantgard 3 đời sau chót + 6 sub avantgard cho tần số bass xuống đến 16/18 Hz, pre, power dây nguồn, dây tín hiệu tất cả của audionote bạc đơi cực lớn, dây loa MIT MA, lọc nguồn isoclean, ….), nơi đây mình nghe tiếng bass xuống rất sâu, rất rõ. Từng nốt, từng nốt rõ ràng, không hề lấn những phần khác của dải âm còn lại (không bàn đến mid-treble). Dù dùng loa bass rất nhiều , bass xuống đến 16/18 Hz nhưng bass không hề rền rần hay che lấp các dải khác. Lý do là phòng nghe khác thường: đặt tại cầu thang, ngang khoảng 4-4.5m, sâu khoảng 6m, bên trái là cầu thang xoắn ốc rất lớn, sau lưng là khung cửa sổ lớn kéo rèm cho hơi lạnh của máy lạnh không ra mà chỉ có bass thoát ra, Chính vì vậy nên dù chẳng hề dùng hút âm nhưng tiếng bass lại không hề rần / rền, cảm giác âm thanh rất thoát.

    Từ đó mình bắt đầu chú ý đến âm bass, và nhận thấy phòng của mình cũng như các anh em đều rần dữ dội, bác Đại (1 cây cổ thụ cực kỳ dễ thương trong làng audio chúng ta cùng Khôi-ThiênMã ) sau khi sử dụng TACT RC. Để tăng giảm tần số sao cho đạt đáp tần Flat = làm mất đi hiệu ứng phòng. Sau khi nghe thì bác Đại nhận xét như sau: mới đầu thì thấy tiếng bass rat kỳ nhưng lại nghe được nhiều âm thanh mà trước đó không nghe thấy do bass bị lấn hay do hiệu ứng dips and peaks (cộng hưởng âm thanh gây triệt/giảm hay tăng cường độ bất thường).

    Hiện tại thì em đang ở mức độ trung gian của 2 trạng thái nói trên,

    Từ khi ý thức được vai trò rất lớn của cộng hưởng tần số bass mình bắt đầu lao vào 1 cuộc chiến không cân sức với tần số bass. Sau 2 trận tấn công, mỗi trận mất khoảng 1-2 tháng làm việc quần quật, + thời gian chuẩn bị trước mỗi cuộc chiến khoảng 1-2 tháng, hôm nay em đã rút ra 1 số kinh ngiệm có thể xem là xương máu (chính xác hơn là tiền bạc-công sức-mồ hôi- máu vì ngứa quá gãi chảy máu lung tung- bỏ bê vợ con , . .. ).

    Mình rút ra kinh nghiệm như sau:
    1.Tần số bass mà đa số các phòng nghe của chúng ta bị cộng hưởng nhiều và rất khó triệt là tần số 50-60 Hz (tiếng bass trong bài 7 của đĩa Triangle, bài 1 trong đĩa Getting to know you của Jena Ludwick gì quên mất rồi(A Groovy kind of love) . Những tần số khác cao hơn dễ xử lý hơn. Hút bass không bao giờ có chuyện hút quá nhiều gây thiếu bass.
    2.Hút bass nếu xét từ góc độ giá thành hiệu quả: nên dùng nguyên lý vật liệu xốp., nhưng phải đúng kỹ thuật, nếu đứng trên phương diện tuyệt đối hóa thì phải dùng bản mỏng dao động. Vật liệu xốp làm nhanh nhất-khỏe nhất- cho người lười nhất – với chi phí vừa phải (nghĩa là xét theo giá thành hiệu quả ) đó là dùng tấm trần sợi khoáng
    3.Nếu chịu khó thi công thì sẽ đạt kết quả tuyệt vời.
    4.Gỗ nên dùng là gỗ thông vàng.
    5.Nên dùng bông đá (tỉ trọng 50-60 kg\m3) hơn bông thủy tinh (tỷ trọng 26kg\m3) đối với tấm vách, đối với hút treo trần nên dùng sợi thủy tinh hơn).
    đây la hinh bo dan lam kho em may thang qua
    Mình sẽ cụ thể cách làm – giá thành và nhận xét với từng loại một.
     

    Attached Files:

    Tags:
  2. lienthao

    lienthao Advanced Member

    Joined:
    26/9/08
    Messages:
    330
    Likes Received:
    3
    Re: Hút âm: Lý thuyết và kinh nghiệm thực tế trong xử lý phò

    Em xin ngồi im lắng nghe bác đây ạ ! Mong là em sẽ triệt được tần số 80 Hz cuẩ phòng em !
     

    Attached Files:

  3. AGC

    AGC Advanced Member

    Joined:
    21/5/10
    Messages:
    3.582
    Likes Received:
    33
    Location:
    379 Minh Khai - Hà Nội
    Re: Hút âm: Lý thuyết và kinh nghiệm thực tế trong xử lý phò

    Chắc phải theo học môn này để chữa bớt ù rền ở nhà rồi. Bác viết càng kỹ càng tốt cho anh em nhờ với nhé :D
     
  4. Vincin

    Vincin Advanced Member

    Joined:
    3/3/06
    Messages:
    863
    Likes Received:
    6
    Re: Hút âm: Lý thuyết và kinh nghiệm thực tế trong xử lý phò

    @PDALove, bác vất vả quá, cho phép em tám chút:

    Advantgard sử dụng active sub trong thùng kín. Nếu bác đang nghe loa 2/3/4 ways passive trong thùng bass reflex thì em chúc bác may mắn để tìm ra tiến bass như thế.

    Hút âm: vị trí đặt loa > tất cả hút/tán âm. Dàn máy chưa nghe chấp nhận được trong phòng tương đối trống thì có lắp 34134214 cột chân voi và 342135243 panels cũng sẽ nghe kô hay. Tất cả các loại hút âm đều kô có hiệu quả, kô hút cái cần hút, lại hút mất tiêu những thứ mong manh muốn giữ lại.

    Rất nhiều mấy cái đĩa thuốc bác nghe và test có tiếng bass trật lất. Bác lấy equaliser giảm tiếng bass cho đến khi nào hết ù thì sẽ nghe dễ chịu ngay.

    99% dàn âm thanh đều bị bass disabled, 1% còn lại là của những ông serious diy'er. Cách của em là mở nhạc ít tiếng bass một chút, dùng alcohol/cigarrettes để thêm ít gia vị là ok.

    p/s: theo em thì việc lăng tăn tiếng bass có liên quan đến bản năng gốc của đàn ông, tương tự như cậu bé trai nào cũng lo cái ý của mình có đủ size kô.
     
  5. PDAlove

    PDAlove Advanced Member

    Joined:
    10/7/07
    Messages:
    565
    Likes Received:
    295
    Re: Hút âm: Lý thuyết và kinh nghiệm thực tế trong xử lý phò

    Hút âm theo nguyên lý bản dao động
    1.Mô tả chung: làm hộp kín bằng gỗ thông (nhẹ, rẻ). kích thước tùy, nhưng mà để thuận tiện thì nên rộng 60-61cm x dài 60-61 cm hay 120-122 cm hay 240-244 cm (kích thước phủ bì). BỀ SÂU LỌT LÒNG: tùy theo tần số muốn hút mà ta chọn 2 thông số đi cùng cặp với nhau: độ sâu của hộp và độ dày của ván rung động. công thức tính : dựa vào file excel đính kèm: bạn hãy thay đổi độ sâu của hộp kín hút âm (kích thước lọt lòng ở ô F2 = là ô chữ màu đỏ trên nền vàng). Chiếu theo cột đầu tiên là độ dày của ván làm bề mặt dao động (nền vàng chữ xanh), bạn sẽ có tần số hút âm của hệ thống là cột cuối cùng (chữ đỏ trên nền trắng). để làm hộp này, trước tiên làm khung gỗ, sau đó mới đóng ván 2 mặt vào thành hộp kín. Để kín  cần sử dụng keo silicon trét kín tất cả các điểm nối. Để tăng hiệu quả hút âm, trong hộp nên có vật liệu xốp (bông đá, bông thủy tinh,… ).
    2. Hộp này có thể làm dính vào tường (thành 1 cấu trúc của tường, ưu điểm là thi công nhanh, bớt cực, giảm bớt chi phí. nhưng khuyết điểm là không thay đổi được) hay làm rời để có thể thay đổi (thay đổi vị trí, mang ra khỏi phòng, đổi chỗ phòng nghe, không dùng nữa thì đem bán).
    3. Nguyên vật liệu: nên mua gỗ thông vì rẻ và nhẹ. Nên mua thông vàng vì cứng hơn thông trắng. gỗ thông mua tại góc Nguyễn Kiệm và Hồ văn huê (HCM) kêu xích lô ngay tại tiệm bán gỗ thông chở đến 1 trong 2 tiệm xẻ gỗ cũng trên Nguyễn kiệm: đi tiếp khoảng 1 km theo chiều về phía gò vấp cũng trên nguyễn kiệm sẽ gặp tiệm Bảo hà hay cách đó mấy căn cũng có 1 tiệm khác. Công xẻ gỗ tính theo đường cắt, cắt bao nhiêu đường tính tiền bấy nhiếu.
    4. gắn kết các tấm gỗ: Mình dùng keo AB cho gỗ mua trên đường bạch đằng nơi bán các thứ sơn PU, keo, vecni cho gỗ. . Keo kết hợp súng bắn đinh để gắn tương đối, sau 1 ngày, mối nối thật cứng (nếu muốn thật an toàn thì khoan lỗ rồi bắt vít cho thật an tâm). sau đó trét keo silicon trong vào các đường nối cho kín tuyệt đối, mua keo trung tính đắt hơn loại acid (80k/chai của apolo) đứng dùng keo acid vì mùi gây kích thích đường hô hấp rất dữ, không thể chịu nổi nếu ta làm số lượng nhiều)
    5. gắn tấm ván dao động vào khung gỗ: phủ 1 đường silicon trước (phủ thật dày để đảm bảo kín khít) rồi đặt ván lên, khoan và bắt vít ép chặt, thường 1 tấm hút âm 61x244 cm ( gắn ván 2 mặt) sử dụng hết 1.5 -2 chai silicon.
    6. gắn vật liệu xốp rỗng (sporous material) giữa khung gỗ, phải đảm bảo là vật liệu xốp rỗng này không chạm vào mặt ván dao động. Vật liệu xốp rỗng cấu trúc xốp là gì ?. khỏe nhất (dĩ nhiên là tốn kém nhất) là mua tấm trần sợi khoáng tiêu âm gắn vào, cực hơn nhưng rẻ hơn , phức tạp hơn là dùng bông đá tỷ trọng 50-60 kg/m3, chỗ mua rẽ nhất là cửa hàng bông thủy tinh Hoàng đạt trên Nguyễn Chí thanh (, của TRung quốc, 1 kiện 6 tấm 5cmx60x120) giá khoảng 3 hay 4 trăm gì đó, nói chung là giá cả đàng hoàng, rẻ) . trên vnav cũng có 1 anh tên Sang chơi audio, hình như anh ấy là giám đồc xưởng sản xuất bong đá, các bác có thể hỏi thăm anh ấy để có giá tốt hơn bông đá trung quốc.
    7.Nên làm siêng quét PU lên gỗ trước khi làm. Tuy rằng chi phí cho vụ PU rất đắt, chi phí quét PU trong phòng mình lên tới cả triệu đồng, nhưng mà nên quét. (PU mua tại tiệm bán keo AB đã nói ở trên). Không nên phun keo vì làm với lượng rất lớn, mình sẽ hít 1 lượng sơn PU khổng lồ-, rồi PU dính ra khắp nhà, thất thoát PU cực kỳ nhiều (rất tốn), thời gian lâu. Do đó nên mua cọ quét sơn bản rộng để quét PU. Vì sao nên sơn PU: (1)PU làm gỗ đề kháng với nước, hạn chế hút nước rất nhiều, nên tránh hiện tượng mốc, mọc rêu sau 1 thời gian. (2)PU là chất độc với côn trùng, côn trùng không tấn công vào gỗ. (3)các tấm ván dao động là ván ép = ván này có dung Formol xử lý, nếu không quét PU: khi bước vào phòng ta sẽ bị cay mắt vô cùng do formol bay hơi, Formol đó có thể không tốt cho sức khỏe ta cũng như sức khỏe máy móc (có bác nói là nó làm hư màn hình tinh thể lỏng của bác khi bác để màn hình tinh thể lỏng trong kho có nhiều tấm ván ép bay mùi Formol). Khi quét PU phủ bên ngoài, hơi formol bị giam bên trong không thoát ra ngoài. (4)Ngoài ra còn 1 lý do nữa là bề mặt gỗ trở nên hơn đẹp rất nhiều sau khi quét PU. Bề mặt gỗ cũng cứng hơn.
    8.Một số khái niệm về PU: PU là viết tắt của chữ polyurethane, sơn PU là loại 2 thành phần, nghĩa là khi để riêng nó có thể tồn tại lâu, nếu trộn lại sẽ tạo phản ứng hóa học (trùng hợp tạo polimer) và đông cứng lại sau khoảng 1giờ. 2 thành phần này là được thợ gọi là cứng và mềm (còn gọi là PU), pha trộn phải đúng tỷ lệ, nếu thiếu cứng: sơn PU sẽ không khô, nếu dư cứng: sơn PU sẽ dễ bị rộp. Mềm hay còn gọi là PU có 2 loại: PU lót và PU hoàn thiện, PU hoàn thiện gồm nhiều loại ( bóng 100%, mờ 90 % ….), nếu chỉ quan tâm đến công năng thì chỉ cần PU lót mà thôi. Tỷ lệ pha : 1 cứng + 2 lót (hay còn gọi là PU, nếu làm lớp hoàn thiện thì dùng PU hoàn thiện) + 3- 5 xăng, xăng pha nhiều hay ít là tùy độ đặc. nếu phun bằng súng thì cần loãng. Cũng có thể dùng tỷ lệ 3 cứng + 7 mềm hay 4 cứng hay 6 mềm. (xét về thể tích).
    9. Vị trí đặt hút âm bản dao động = dạng panel: sát vách tường-trần, đặc biệt là các góc phòng. Vì sao? Vì nguyên lý hút: đây là cấu trúc hút áp suất sóng âm chứ không phải hút vận tốc sóng âm, khi sóng âm đập vào tường: ngay tại tường là nơi vận tốc sóng âm thấp nhất = 00, nhưng là nơi áp suất sóng âm cao nhất. áp suất âm sẽ làm bản mỏng dao động bản mỏng đây là tấm ván ép gắn lên khung. Việc dao động này làm sinh nhiệt trong bản thân tấm ván ép, khi tấm ván ép di chuyển vào trong, không khí trong hộp hút âm kín bị nén lại sinh ra nhiệt, không khí có tác dụng như 1 lò xo cản trở lại việc di động vào trong của tấm ván (việc này cũng làm tiêu hao năng lượng sóng âm). Không khí bị ép phải chạỵ từ bên này tấm vật liệu xốp sang bên kia vật liệu xốp cọ sát vào các sợi trong cấu trúc xốp làm sinh nhiệt, tất cả những hiện tượng trên đều sinh nhiệt, nhiệt này la do năng lượng song âm chuyển qua (định luật bảo toàn năng lượng). như vậy chúng ta thấy quá trình làm hộp kín hút âm : từng việc đều có ý nghĩa, có mục đích của nó.
    10. tần số hút: Vậy làm sao để hộp hút âm hút tốt nhất tần số ta muốn hút ?. với mỗi độ dày tấm ván ép , tấm ván ép sẽ có 1 khối lượng khác nhau cho 1 đơn vị diện tích (khái niệm hơi giống, nhưng khác với khối lượng trên 1 đơn vị thể tích). Nghĩa là cấu trúc càng dày sẽ có khối lượng càng cao trên 1 đơn vị diện tích, và khối lượng này càng lớn sẽ càng có xu hướng hút tần số càng thấp. ở phần trên mình có đính kèm file để giúp chọn bề dày của bản dao động bằng ván ép với độ sâu tương đối của hộp. theo Ethan Winner, 1 audiophile ủng hộ dữ dội cho loại hút âm này thì đây là loại hút âm có khoảng hút âm trên và dưới tần số hút khoảng 1 octave. Nghĩa là vd hút âm được làm ra để hút tần số 40Hz thì nó sẽ hút mạnh nhất tại tần số 40Hz, nhưng khả năng hút của nó cũng mở rộng ra xuống đến tần số nhỏ bằng ½ của 40 hz (tức là 20Hz) và tần số cao gấp đôi tần số 40hz (80hz) = hút trong khoảng 20- 40 Hz. Thực tế thì bản hút âm tần số 45 Hz của mình vẫn rung khi ca sĩ cất tiếng hát ở tần số khoảng 200-300 Hz. Rung nghĩa là nó hút với song âm đó.
    11. Ưu điểm của hút âm dạng panel (bản dao động)= chỉ hút bass, mid bass, rất khó hút treble nên không sợ âm thanh bị chết do hút quá. (Có 1 điểm cần lưu ý là âm thanh sống hay chết (live or die) là nói về treble, chứ không phải về bass.) Ưu điểm thứ hai là khi bản mỏng dao động, nó sẽ biến hình đi thành dạng sóng, do đó có tác dụng tán âm với mid và treble
    12. đặc điểm của sóng âm và ứng dụng: bass có bước sóng rất dài, và nó hành xử theo kiểu sóng (wave) , nghĩa là nó luồn lách ra sau các vật cản, nó ra cả mặt sau tấm hút âm, trong khi treble có bước song rất ngắn, treble hoạt động dưới dạng tia (hình dung giống tia sáng, ray), nghĩa là khi ta treo 1 tấm vài rèm giữa ta và loa treble thì âm treble không thể đi vòng ra sau vật cản được, hậu quả là treble sẽ bị hút, bị tán. Ta áp dụng điều này như thế nào: hộp hút bass sẽ để sau, nếu cần hút thêm treble, ta sẽ thêm vật liệu xốp phía trước của vật liệu hút bass ma không sợ ảnh hưởng hiệu quả hút bass.
    13. áp dụng vào việc hút âm của mình: mình muốn hút các tần số khoảng 45 hz, 63 hz, 100 hz nên mình đã làm 1 số tấm hút âm với thiết kế đúng mục tiêu đó. Với dự định là sẽ nghe thử, nếu cần hút thêm treble, mid high thì sẽ bổ sung vật liệu xốp phía trước.
    14. thực tế sau lần đóng hút âm dạng bản mỏng dao động : phần bass có gọn lại, nhưng mà tai của chúng ta lại nhạy cảm hơn với các tần số cao hơn, đặc biệt là tần số mid và high bass. do đó , mình thấy hiệu quả chi phí của cách này không cao. Cách này là cách dùng cho ai muốn hiệu quả tối ưu sau khi đã hút high bass, mid, treble xong. Nói cách khác đây là cách cho ai muốn cầu toàn, muốn cái gần hơn với sự tuyệt đối,. Để giải quyết việc này, mình đã nhanh chóng làm xong bằng cách treo các tấm trần ssợi khoáng phía trước. tuy nhiên vì muốn xem mình có thể làm hút âm tốt đến đâu nên mình đã tiến hành làm hút âm đợt thứ hai: theo nguyên lý vật liệu xốp = hút vận tốc
    Mình sẽ bổ sung hình ảnh minh hỏa sau vì chưa kịp, các bác thông cảm
    share
     

    Attached Files:

  6. huyvuacobac

    huyvuacobac Advanced Member

    Joined:
    5/9/07
    Messages:
    6.269
    Likes Received:
    20
    Location:
    PN
    Re: Hút âm: Lý thuyết và kinh nghiệm thực tế trong xử lý phò

    bác ngăn phòng làm 4 4 bác sẽ bị ù bài so 7 va bai so 1 la dung roài! phòng 5 8 chang lam gì cg o bị u 2 bài đó
     
  7. lienthao

    lienthao Advanced Member

    Joined:
    26/9/08
    Messages:
    330
    Likes Received:
    3
    Re: Hút âm: Lý thuyết và kinh nghiệm thực tế trong xử lý phò

    Cảm ơn bài viết chu đáo của bác, em sẽ theo dõi và thực hành ngay !
     
  8. PDAlove

    PDAlove Advanced Member

    Joined:
    10/7/07
    Messages:
    565
    Likes Received:
    295
    Re: Hút âm: Lý thuyết và kinh nghiệm thực tế trong xử lý phò

    Mình xin từ bổ sung hình
    trước tiên là hình
    Hình 1.sơ đồ cách ráp (lấy từ internet),
    Hình 3.Nguyên lý hút âm theo vị trí: sóng âm có hình sin: tại nơi nó đập vào tường, vá dội ra, vận tốc = 00, nhưng áp suất không khí tại đó là cáo nhất = đó là nơi đặt hút âm dạng panel = sát tường
    Hình 2.Hút âm làm theo kiều mấy anh khoai tây: hút âm âm sau tường: cách này làm khỏe hơn cách làm rời của mình nhưng mà không thay đổi được,
     

    Attached Files:

  9. PDAlove

    PDAlove Advanced Member

    Joined:
    10/7/07
    Messages:
    565
    Likes Received:
    295
    Re: Hút âm: Lý thuyết và kinh nghiệm thực tế trong xử lý phò

    Hình 1-3: hệ thống treo trần của em: tắc kê bê tông (nên dùng tắc kê inox mua trên khu bán đồ Lý thường kiệt gần ngã tư bảy hiền hay mua ở khu chợ Dân sinh trên sài gòn, Q1, xích mua tại Lý Thường kiệt gần ngã tư bảy hiền
     

    Attached Files:

  10. PDAlove

    PDAlove Advanced Member

    Joined:
    10/7/07
    Messages:
    565
    Likes Received:
    295
    Re: Hút âm: Lý thuyết và kinh nghiệm thực tế trong xử lý phò

    Hình 1: vật liệu xốp xử dụng bông đá: lưu ý là phải giữ cho bông đá không tiếp xúc với mặt dao động (tấm ván ép), Ghi chú là em có thêm đệ tử nhỏ rất mê mấy cái này, chục năm nữa cháu nó đăng ký vô vnav luôn nhé
    Hình 2: cũng như hình 1 nhưng mà làm kỹ hơn: dùng vải để nâng đỡ và cách ly 2 thành phần: vật liệu xốp - ván ép
    Hình 3: Nếu làm bằng trần sợi khoáng (kích thướng 1 miếng = 61x122cm) sẽ rất khỏe, (nhanh , không cần lưu ý đặc biệt về cách làm để tránh bị bông đá đâm), chỉ cần miếng gỗ nhỏ nẹp giữ bên hông rồi dí máy bắn đinh vào bắn cho mấy phát là xong, Mình còn kỹ đến mức dán keo silicon suốt dọc bên mép giữa tấm trần sợi khoáng và vách cuả khung gỗ để bắt khung khí đí qua lại 2 bên tấm trần sợi khoáng bắt buộc phải len lỏi chui qua mấy cái khe nhỏ xíu giữa mấy cái sợi trần đó
     

    Attached Files:

  11. PDAlove

    PDAlove Advanced Member

    Joined:
    10/7/07
    Messages:
    565
    Likes Received:
    295
    Re: Hút âm: Lý thuyết và kinh nghiệm thực tế trong xử lý phò

    Hình 1 và 2: sản phẩm thực tế của mình: , cách đặt: phải để sát vào tường,
    Vị trí đặt tại góc tường và 1 mặt tường
     

    Attached Files:

  12. PDAlove

    PDAlove Advanced Member

    Joined:
    10/7/07
    Messages:
    565
    Likes Received:
    295
    Re: Hút âm: Lý thuyết và kinh nghiệm thực tế trong xử lý phò

    Nên quét PU vì sẽ cho bề mặt gỗ đẹp hơn rất nhiều, Có thể bác nảo đó thích thì sẽ bọc vải, còn mình thì làm xong là mệt quá rồi, nên để vậy luôn, các bác xem, vân gỗ nổi lên cũng hay hay (tự an ủi thế)
    Cuối Tuần tới mình sẽ viết về làm hút âm full trap- vật liệu xốp
    Cám ơn các bác
     

    Attached Files:

  13. PDAlove

    PDAlove Advanced Member

    Joined:
    10/7/07
    Messages:
    565
    Likes Received:
    295
    Re: Hút âm: Lý thuyết và kinh nghiệm thực tế trong xử lý phò

    Mình xin tiếp bài chi tiết về hút âm FULL TRAP
    Bài viết sẽ gồm các phần
    1.Nguyên lý
    2.Cấu trúc chung
    3.Chọn Vật liệu gì chi cầu trúc xốp: ?
    4.Tỷ trọng,
    5.độ dày
    6.vị trí đặt
    7. hình dáng
    8.Điểu chỉnh tần số hút = những tinh chỉnh sau làm hút âm
    9. Ứng dụng (gồm 2 phần: căn bản về lý thuyết và Ứng dụng thực tế)
    10. An toàn lao động trong khi làm việc
    Mình sẽ cố găng viết bài trước rồi bổ sung hình ảnh minh họa sau
     
  14. PDAlove

    PDAlove Advanced Member

    Joined:
    10/7/07
    Messages:
    565
    Likes Received:
    295
    Re: Hút âm: Lý thuyết và kinh nghiệm thực tế trong xử lý phò

    1. Nguyên lý: âm thanh làm các phần tử không khí dao động theo sóng hình sin, (xem hình đã post phía trước), khi sóng lên cao hay thấp nhất là lúc vận tốc dao động đạt cao nhất = là lúc hút âm theo nguyên tắc vật liệu xốp rỗng (sporous) phát huy hiệu quả, Khi đường biểu diễn sóng sin đi qua trục 00 (zero) = Ở TRẠNG THÁI CÂN BẰNG = là lúc các phân tử không khí không dao động (hiệu quả hút âm vật liệu xốp rỗng = zero = 00),. nhưng đây là lúc bản dao động hút âm đạt tối đa hiệu quả), Tác dụng hút âm của vật liệu xốp là do không khí luồn qua/dao động bị cọ xát với các sợi trong vật liệu xốp sinh nhiệt (nhiệt do năng lượng sóng âm chuyển thành). Như vậy vật liệu xốp này phải đặt cách tường đúng tại điểm dao động mạnh để hiệu quả đạt tối ưu. (trong bài này, khi nói tường nghĩa là tường cứng như tường gạch , không phải tường làm bằng vật liệu lắp ghép như tường làm bằng các tấm cemboard, primar, …. ). Nói chung để hút được tần số càng thấp, vật liệu xốp càng phải đặt xa tường (tốt nhất tại điểm ¼ bước sóng tính từ tường), xem bảng tương quan tần số và bước sóng +++, Tuy nhiên điều kiện lý tưởng này ít khi đạt được với tần số bass thấp (VD tần số đáng sợ của bass # 60-65 Hz có điểm đặt tối ưu cách tường 1.4 m !!! ), nếu thực tế bass trap đặt tại vị trí cách tường 0.5m thì hiệu quả hút âm vẫn có khoảng mấy chục % so với khi đặ trái tại 1.4m chứ không phải không có hiệu quả)

    Các bác tham khảo bảng sau: hàng trên là tần số âm thanh, hàng dưới là vị trí hút âm tốt nhất theo nguyên lý sporous (1/4 bước sóng tính theo m)
    40 50 60 65 80 100 125 250 500 1k 2k 4k 8k 10k 16k 20k
    2.1 1.7 1.4 1.3 1.1 0.9 0.7 0.3 0.2 0.09 0.04 0.02 0.01 0.009 0.005 0.004

    2. cấu trúc chung: Vật liệu xốp (xốp là những gì cholesterol không khí chui qua được), như bông thủy tinh, bông đá, bông polyester,.trần sợi khoáng, Vải, rèm . . .. lưu ý (1)là bề mặt có cấu trúc càng nhiều lỗ rỗng trên 1 đơn vị diện tích bề mặt để không khí luồn vào thì càng có hiệu quả hút cao theo cơ chế này. Lưu ý (2) vật liệu xốp phải đặt tại nơi không khí dao động max (¼ bước sóng).
    3. Vật liệu gì:
    3.1. bông đá hay bông thủy tinh: là vật liệu tối ưu nhất về hiệu quả, tuy nhiên người ta ngại sủ dụng do nghe nói độc. Thực tế thì có nhiều nghiên cứu cho thấy không có gì lo lắng về tác động sinh ung thư, độc hại, ,duy nhất vấn đề là tác động kích thích cơ học mà chủ yếu là da gây ngứa ngáy khó chịu, gãi như điên, chảy cả máu. Tuy nhiên thứ hai là người làm sẽ lãnh cái tác động này, còn người sử dụng thì không bị gì (thường ta dùng vải rất dày bọc, tấm hút âm lại đặt cố định, chúng ta không sờ gì đến nó nữa, lâu lâu mới cầm lấy cái khung mang đi chỗ này chỗ kia, vì vầy chỉ cần cẩn thận khi làm, còn khi sử dụng thì không có vấn đề gì).
    a) Sợi bông thủy tinh có kích thước nhỏ nên dễ phát tán trong không khí hơn so với bông đá, tại VN ta hầu như không kiếm được bông thủy tinh dạng tấm, nhất là dạng semirigid (tài liệu internet hay nói về bông thủy tinh FK703 hay 705 dạng semirigid,. Nhưng tại vn ta không có, giá thành tính theo vnđ cũng rất cao), thực tế tại vn ta mình phải mua dạng cuộn (quy cách 1.2m x 15m = 18 m2 , dày 5cm loại 32kg/m3 China giá 33k/m2, không giấy bạc, no VAT). Thực tế sủ dụng thì có nhận xét như sau
    • vì phải cắt nên sẽ rất cực công, cắt làm bông thủy tinh gãy, phát tán, đâm vào da bay lên đến trần nhà (ít thôi, nhưng khi vệ sinh máy lạnh thì thấy 1 lớp bông thủy tinh trên đó).
    • bông thủy tinh rất mềm nên sẽ bị xẹp ==> hao hụt và bề nặt tấm hút âm không đẹp (hình minh họa +++ ), mình đặt 6 lớp đúng ra là sẽ dày 30 cm nhưng thực tế dày khoảng 25 cm, rồi mình lại ép lại để tạo độ căng điều này dẫn đến bề dày còn khoảng 20 cm thôi), = độ dày giảm = thể tích giảm = tỉ trọng sẽ tăng thành 1.5 x 32 = 48 kg/m3, vd: cho phí cho 1 tấm fulltrap 0.6m x 1.2m dày 20cm với 6 lớp bông thủy tinh là 8.64 m2 = 285 ngàn vnđ. tuy nhiên. Ứng dụng thực tế = nên sử dụng cho hút âm treo vì khối lượng nhẹ, nên việc treo bớt nguy cơ rơi hơn, giảm tải cho các thiết bị gắn dính vào trần. Sơ kết : ưu = nhẹ, hút rất tốt, khuyết: dễ biến dạng nên thi công khó đẹp-cực gấp đôi-nguy cơ bị sợi bông thủy tinh đâm cao hơn, thời gian thi công lâu hơn, . Khối lượng của riêng phần bông thủy tinh treo lên sẽ là 13.8 kg
    b) bông đá : sợi bông đá to hơn, khoảng cách giữa các sợi lớn hơn = số lỗ rỗng trên 1 đơn vị diện tích ít hơn so với bông thủy tinh. Vì vậy, để đạt được cùng mức độ hút âm, bông đá cần có tỉ trọng cao gấp 1.5 – 2 lần so với bông đá. bông đá tại vn ta rất nhiều, được làm sẵn thành tấm 0.6x1.2m nên không phải cắt (bớt cực rất nhiều, nhanh hớn rất nhiều, bớt bị bông đâm rất nhiều), quy cách: 1 kiện 6 tấm dày 5cm, 0.6 x 1.2m, China, 60 không giảm/m3, giá 340k/cuộn, nếu thailand giá sẽ cao hơn gấp 1.5-2.5 lần. Viêt nam mình cũng có sản xuất, 1 anh trên vnav của chúng ta tên Sang là giám đốc, các bác có thể liên hệ mua trực tiếp sẽ có giá tốt. Mình ước tính là hút âm 0.6x2.4m độ dày thành phẩm 20cm cần 5 lớp để có độ dày 25cm, khi bọc thì sẽ ép xuống còn khoảng 20cm, số tấm bông đá cần sẽ là 10x 56 = 560 ngàn. . Khối lượng của riêng phần bông đá sẽ là 29.6 kg
    c) trần sợi khoáng: quy cách 0.61x1.22mx, ưu điểm nhanh gọn, thẩm mỹ nhưng giá cao, hút tốt treble-mid high, hút tốt trung bình : mid low, hút kém bass
    3.2. bông poliester: quy cách:
    a) 1 cuộn bề ngang # 1.6-2m, 1 cuộn rất dài, thường khối lượng 1 cuộn # 15kg, giá 1 cuộn = 75k/kg x 15 kg = 1125 ngàn. Ưu là không hề độc hại, nhưng mà giá thành khá cao. Chưa dùng nên cũng không có nhận định, khối lượng riêng và yêu cầu về khối lượng riêng không biết nói chung là tốt, nhưng mà không biết yêu cầu kỹ thuật như thê nào
    b) còn 1 dạng khác là các bác mua nệm gòn ép = làm bằng poliester vừa đề nằm, vừa để hút âm, bảo hành 5-10 năm, giá 1.6-1.8- có loại đến 3 triệu/ tấm dày 10cm khổ 1.6m x 2m, nệm này chỉ việc mang ề và dùng thôi, nệm có thể gấp làm 3, hay có thể rút ruột nệm ra (3 tấm riêng nhau) ,. chỉ cần alo là người ta mang đến tận nhà, và sau đó thì bật đèn mờ lên, vừa nằm, vừa mần, vừa nghe nhạc, thấy cũng có lý , sướng quá rồi
    3.3. Vải: giá tùy theo loại , ,nói chung là đắt và chỉ hút đa phần là treble, khả năng hút high mid thấp, còn low mid thì rất thấp, phải treo rèm thật xa tường, chi phí may rèm thì rất cao, nên suy nghĩ lại, nói chung là mình không thích cách này.
    (gửi kèm Hình bông thủy tinh dạng cuộn mua tại VN)
     

    Attached Files:

  15. PDAlove

    PDAlove Advanced Member

    Joined:
    10/7/07
    Messages:
    565
    Likes Received:
    295
    Re: Hút âm: Lý thuyết và kinh nghiệm thực tế trong xử lý phò

    4. tỷ trọng: tài liệu sách- internet chỉ nói đến bông thủy tinh và bông đá + 1 số loại chuyên dụng (không có tại VN, với giá cao ngất trời) còn các loại vật liệu khác mà vnav chúng ta hay dùng như mút trứng, nệm, rém của thì không đề cập đến nên ta không xác định được thông số kỹ thuật cho việc hút âm có mục tiêu rõ ràng. Nếu dùng bông thủy tinh thì dùng loại có tỉ trọng 24 kg/m3 trở lên, nếu dùng bông đá mà muốn có hiệu quả tương đương thì thì tỷ trọng phải gấp 1.5 – 2 lần so với bông thủy tinh.
    5. độ dày: khi độ dày tăng, khả năng hút bass tăng lên rất nhanh (hình độ tương quan giữa độ dày và khả năng hút âm với từng loại tần số : +++ ), để hút bass xuống đến 125 Hz thì độ dày cần thiết phải từ 10cm trở lên, tốt nhất là 15cm, Thực tế vì rất cầu toàn, và không muốn lăn tăn nên mình làm luôn độ dày 20cm
    6. vị trí đặt: Vì để hút bass thì phải đặt xa tường, việc đặt xa tường sẽ là vấn đề khó khăn với vn ta vì phòng nghe quá nhỏ. Do đó
    6.1. nên treo trần vì ta sẽ tận dụng được khoảng không gian đó, (trần càng cao càng tốt, vì ta có thể treo thật xa trần để hút tần số thật thấp )
    6.2. Vị trí bass tụ lại nhiều nhất là các góc phòng, do đó ta nên đặt hút âm tại các góc phòng, càng xa góc càng tốt. (tốt về hút tần số thấp)
    7. Hình dáng: đối với hút góc có nhiều loại với nhiều hình dáng khác nhau, vì tính ỳ tâm lý – vì thói quen, đa số chúng ta sẽ nói rằng ở góc phòng và thậm chí ở tường bên, giữa 2 loa (tường trước), thậm chí sau lưng sẽ phải làm cột chân voi. Thế nhưng có bao giờ chúng ta tự hỏi tại sao phải là hình trụ tròn , Hình trụ tròn sẽ làm ta thi công khó khăn hơn nhiều. Ai đó sẽ nói hình trụ tròn sẽ giúp tán âm, nhưng mà tán là do thủ thuật bọc thêm bên ngoài bằng chất liệu ngắn treble vào = bọc bằng vật liệu không xốp = như ván, tấm nhựa, ny long , … Mà việc này thì có thể áp dụng với mọi hình dáng tuy rằng xét về hướng tán âm thì có vẻ hình tròn hay hơn ??, tuy vậy mình không thích làm cột chân voi vì (1) thi công rất phức tạp (2) đường kính cột chân voi phải thật to > 40 cm thì mới hút bass low 80- 125 hz tương đối khá được, mà ai làm cột chân voi đường kính 4 tấc ???. Cũng có thể làm 3 tấc thôi rồi để thật xa tường, nhưng mà thể tích khối bass trap không thật lớn nên mình có cảm giác là không bằng làm tấm hút âm dày 10-215cm, rộng 0.6m cao 1.2m hay thậm chí cao 2-2.4m thì càng tốt, theo quan điểm của mình thì phần không gian dưới thấp là phần khôn gian mình sử dụng, phần trên cao mình không không sử dụng được, do đó mình tranh thủ phần không gian trện cao vô dụng đó để làm hút âm cao đến gần trần luôn. Và vì để dễ thi công, chi phí thi công giảm, mình quyết định làm dạng tấm dày 10-20cm, rộng 60cm,, cao 1..2m , có loại cao 2.4m, thậm chí có cái cao 3m.
    8. điều chỉnh tần số hút:
    8.1. Căn bản về lý thuyết:
    a) Vì tần số càng thấp (bass) = bước sóng càng dài = sẽ có xu hướng hoạt động giống như sóng (wave), nghĩa là nó sẽ đi vòng ra sau vật cản, trong khi sóng tần số càng cao (treble) = bước sóng càng thấp sẽ hoạt độg như tia (ray), các bác hình dung như tia sáng: khi bị chắn lại, nó sẽ bị dội lại 1 phần, bị hấp thu 1 phần nhưng không xuyên qua được (dĩ nhiên kết cấu vật cản phải đủ cứng, ), nói cách khác phần sau vật cản không nhận được tia sáng/tia âm thanh tần số cao (treble)
    b) đối với bass: hút càng nhiều càng tốt, không bao giờ bị hút quá, các bác cứ thoải mái hút. Khái niệm âm thanh chết hay sống (die or live) là nói đến tần số cao của treble và 1 ít với mid cao, còn mid low trở xuống đến bass thì không ảnh hưởng điều này, một số bác sẽ phản đối:
    • mid low phải cộng hưởng để cho mid thật dày, nhưng mà mình nghĩ: dày đó là dày giả = (colorful), có thể ai đó thích nhưng mình không thích, cái này là gu , là quan điểm mỗi người mà thôi
    • bass phải cộng hưởng để cho 1 số dàn âm thanh thiếu bass có cảm giác bớt thiếu bass, với mình thì bass nhiều gây cảm giác ù rền nặng nề khó chịu, làm che lấp các tần số còn lại của âm thanh khiến nghe không rõ (quan điểm này mới xuất hiện từ lúc mình được nghe 1 số dàn không cộng hượng bass), dĩ nhiên, là quan điểm thì mỗi người mỗi khác, tùy mỗi người mà thôi, mình chỉ trình bày quan điểm của riêng mình mà thôi, quan điểm này không là chân lý, nó có khả năng thay đổi theo thời gian. Ngoài rsáng, việc cộng hưởng bass làm ta có cảm giác bass sâu, cảm giác bass thòng xuống thật thấp dưới đất, cảm giác nghe thật thích, tuy nhiên nếu nhịp điễu nhanh, tính trạng cộng hưởng này sẽ lấn các tần số âm khác, nốt bass không rõ, do đó quan điểm mình thì mình không thích. Đã có lần mình nói chuyện với 1 bậc đàn anh thực sự bên USA (trên mình mấy bậc) rằng dùng lọc điện cho cảm giác treble và mid thoat ra mạnh mẽ hơn, back ground tối hơn nhưng bass có vẻ không còn sâu thì anh ấy nói bên USA chơi đồ rất lớn, lọc điện hay không, kiểu nào cũng cho bass đầy đặn hết.
    8.2. Ứng dụng: bước 1 hút bass phải đạt cái đã, sau đó đến bước 2: nếu âm thanh có vẻ kém tươi, kém sinh động, có vẻ kém rộng so với mong muốn của bạn, bạn có thể
    a) gỡ bỏ bớt tấm hút âm full trap sau lưng, 2 bên hông (tại vị trí first reflection), hay thậm chí tấm hút âm giữa 2 loa
    b) Treo thêm tán âm phía trước hút âm treo trần (bass sẽ vòng ra sau và hút như thường đường lo)
    c) Treo thêm tán âm phía trước tấm hút âm sau lưng , tấm hút âm bên hông, tấm hút âm giữa 2 loa
    d) bọc thêm bên ngoài – mặt trước (nghĩa là mặt tấm hút âm mà bị âm thanh từ loa đập vào) bằng vật liệu tùy chọn: với yêu cầu
    • (1)cấu trúc vật liệu phải kín để sóng âm không xuyên vào được = không khí không xuyên qua được
    • (2)cấu trúc càng vững chắc càng có xu hướng ngăn thâm nhập của âm thanh tần số càng thấp (vd như ny lon ngăn high treble, muốn ngăn low treble thì cần tấm nhựa dày # 2mm, khổ rộng 1m, dài 2m có bán tại các tiệm bán vật liệu sửa chữa (hardware) . Muốn ngăn hút mid thì cần cấu trúc vững hơn, vd như tấm tôn 1mm, tấm ván dày 3-4mm (lưu ý là điếu này chỉ là vd thôi, mình chưa thật sự nghiên cứu nên chưa biết thật sự cấu trúc vững cỡ nào sẽ ngăn hút âm đến tần số nào, chỉ là vd về độ cứng tăng sẽ làm tăng khả năng ngăn âm tần số thấp dần để các bác có hướng tìm ra vật liệu thích hợp
    8.3.
    9. Cấu trúc Hút âm fulltrap: nội dung chính = trọng tâm = phần quan trọng nhất của hệ hút âm là vật liệu xốp, do đó chỉ cần 1 khối vật liệu xốp với kích thước 3 chiều đúng yêu cầu kỹ thuật là OK . Tuy nhiên vì bông đá và bông thủy tinh mềm, không tự giữ hình dáng được và khi ta muốn treo lên rất khó khăn do đó ta nên bao quanh bằng vật liệu đủ cứng để giúp tạo hình cho vật liệu và để dễ treo móc (treo móc gắn ốc vít vào khung để treo vật liệu), khung có thể làm bằng kim loại (nhôm hình V) hay làm bằng gỗ, …), khung có thể bao kín toàn bộ bề dày (vd như nếu làm fulltrap dày 15cm, bạn sẽ cần khung gỗ làm từ những tấm gỗ có bề rộng 15cm) hay chỉ tạo dáng và gắn lối ra ngoài, Mình thích giải pháp sau cùng hơn vì giảm chi phí gỗ (vd như làm hút âm fulltrap 10-20cm cho đến dày hơn, bạn cũng chỉ cần khung gỗ đủ sức treo khối bông đá/bông thủy tinh này , như vậy thường khung làm từ thanh gỗ có độ rộng 4-5cm, dày 1.5cm là đụ rồi), lưu ý là chi phí gỗ (trường hợp dùng gỗ 1.5 x 4-5cm) chiếm 1/3 chi phí làm hút âm nhé, cao lắm đó. (Hình Minh họa các dạng khung)
    10. An toàn lao động khi làm việc
    10.1. làm việc: nên đeo kính bảo hộ tránh bắn mảnh vào mắt, nên đeo chụp tai tránh ồn khi dùng các máy như máy khoan, cưa,.... tránh giảm thính lực do chấn thương về già để về già còn thưởng thức được niềm vui audio nữa
    10.2. bông đá và bông thủy tinh: lưu ý là khi làm việc thì bông thủy tinh vô cùng phiền toái hơn so với bông đá (mình đã làm việc với bông đá 2 lần, bông thủy tinh 1 lần). Còn khi sử dụng thì bông gì cũng thế, có bông cũng như không bông nên các bác cứ yên tâm dùng . Cụ thể khi làm việc với bông đá và bông thủy tinh cần:
    a) quần dài + mang vớ + dày hay dép, nếu làm việc với bông thủy tinh dạng cuộn cần cắt bông: bông thủy tinh sẽ bay lên khi ta nâng lên hạ xuống các tâm bông sau cắt làm bông thủy tinh bay lên chui lọt vào ống quần, do đó cần bó chặt ống quần lại,
    b) Mask nên dùng mask N95 (26k/cái), đừng dùng mask thường vị không đủ độ kín
    c) áo dài tay + găng tay.
    d) Nên mặc quần và áo dái tay 2 lớp: kinh nghiệnm thực tế là dù đã mặc áo dài tay nhưng trong lúc làm, bong đá bay lên qua khe hở của cổ tay áo vô trong đâm vào tay mình ngứa vô cùng, không những vậy, bông thủy tinh còn xuyên qua 1 lớp quần áo đam vào da, Do đó mình phải (1) mặc quần áo 2 lớp, tay áo phải bỏ vào trong găng tay, ống quần bỏ vào tất
    e) nên làm việc trong môi trường máy lạnh vì bạn không thể vặn quạt

    Hình gửi kèm: hình dáng, kiểu 1 số loại bas trap khác với kiểu thông thường-quen thuộc
     

    Attached Files:

    TRANDAIARC likes this.
  16. PDAlove

    PDAlove Advanced Member

    Joined:
    10/7/07
    Messages:
    565
    Likes Received:
    295
    Re: Hút âm: Lý thuyết và kinh nghiệm thực tế trong xử lý phò

    Gửi hình các kiểu khung cho bass trap: có thể bằng kim loại hay gỗ (hay bất kỳ cái gì tùy ta)
    Khung có thể bao quanh hay đặt bên ngoài bass trap
     

    Attached Files:

  17. PDAlove

    PDAlove Advanced Member

    Joined:
    10/7/07
    Messages:
    565
    Likes Received:
    295
    Re: Hút âm: Lý thuyết và kinh nghiệm thực tế trong xử lý phò

    bass trap cung co the de khong, roi làm 1 khung ben ngoài che lại như hình dưới đây
    Hình thi cong bass trap
    Hình: cách cố định vải vào khung gỗ: dùng kim bấm bắn vào hay kỹ hơn thì dùng nẹp gỗ + súng bắn đinh
     

    Attached Files:

    TRANDAIARC likes this.
  18. PDAlove

    PDAlove Advanced Member

    Joined:
    10/7/07
    Messages:
    565
    Likes Received:
    295
    Re: Hút âm: Lý thuyết và kinh nghiệm thực tế trong xử lý phò

    Hình thực tế hút âm thành phẩm của em:
    trần
    góc phòng
    mặt trước giữa 2 loa
     

    Attached Files:

    TRANDAIARC likes this.
  19. linh99992001

    linh99992001 Advanced Member

    Joined:
    8/12/05
    Messages:
    1.348
    Likes Received:
    23
    Re: Hút âm: Lý thuyết và kinh nghiệm thực tế trong xử lý phò

    em nghĩ việc ít nhiều bass cũng còn phụ thuộc vào chủng loại loa, đặc biệt mấy bass kèn, em thấy rất ít khi bị cộng hưởng phòng, tiếng nghe rất nhanh và sạch, chỉ có cái ko khéo nghe cứng cứng khó chịu :D. Một số nhận địch cá nhân mong các bác đừng chém
     
  20. PDAlove

    PDAlove Advanced Member

    Joined:
    10/7/07
    Messages:
    565
    Likes Received:
    295
    Re: Hút âm: Lý thuyết và kinh nghiệm thực tế trong xử lý phò

    Theo mình thì ít hay nhiều bass không phải vấn đề, Thường lúc sản xuất, người ta đã canh chỉnh tỉ lệ phù hợp tương đối (theo gu nhà sản xuất). Mình có thể điều chỉnh tỉ lệ bass bằng cách set up loa và vị trí ngồi. Đuan trọng và là điều khó nhất đó là sự cộng hưởng bass quá nhiều gây ra đuôi bass, ù, rần, nốt nhạc ở tần số thấp không rõ, Tình trạng ù rần còn làm che lấp mất 1 số âm thanh khác nữa.
    Khi mà (1) đã chơi đến mức đồ tương đối lớn cộng với việc (2) đôi tai có cảm xúc tương đối đủ tốt (hoặc chúng ta biết lắng nghe những người bạn đáng tin + nghe khá nhiều dàn lớn = là trường hợp của em = em nghe không khá lắm), chúng ta sẽ có 1 mức độ tự tin nào đó. Với sự tự tin đó, chúng ta sẽ không quan tâm nhiều lắm đến việc bass có thiếu hay không (số lựơng), mà sẽ quan tâm đến tiếng bass như thế nào (chất lượng tiếng bass).
    Em sẽ còn phải học tiếp 1 lớp nữa về tiếng bass, mong các bác chỉ giáo, Trước mắt thì em chỉ mới nhắm đến mục tiêu như đã nói (và đã đạt được): không hề ù, rần, rền, không hề che lấp những âm thanh khác
     
    TRANDAIARC likes this.
  21. 2end

    2end Advanced Member

    Joined:
    26/3/10
    Messages:
    419
    Likes Received:
    0
    Re: Hút âm: Lý thuyết và kinh nghiệm thực tế trong xử lý phò

    em sợ âm thanh nó nhạt đi mất, bác quả là khéo tay, bác treo nên chắc chắn vì trên trần nguy hiểm lắm
     
  22. PDAlove

    PDAlove Advanced Member

    Joined:
    10/7/07
    Messages:
    565
    Likes Received:
    295
    Re: Hút âm: Lý thuyết và kinh nghiệm thực tế trong xử lý phò

    Vấn đề treo trần thì không sợ lắm vì mình bắt 10 tắc kê bê tông, 1 bên, lỗ khoan rất khít so với tắc kê bêtong inox
    Vấn đề âm thanh nhạt có lẽ là bác nói sợ hút hơi nhiều:
    Hút đối với bass và mid low thì hút đủ chứ không nhiều, không hút quá, nói chung là yêu cầu khó nhất đã đạt được.
    treble và high mid thì hút có vẻ hơi nhiều nên tuy âm hình rất rõ, âm thanh rất đủ, tuy nhiên cảm giác về độ rộng hơi thiếu, ==> em đang nghiên cứu vụ tán âm, nếu lười, em sẽ dùng ván 3-4mm che phía trước để ngăn bới hút treble và high mid
     
  23. nguyenanhaihn

    nguyenanhaihn Advanced Member

    Joined:
    28/4/11
    Messages:
    269
    Likes Received:
    13
    Location:
    long biên, hà nội
    Re: Hút âm: Lý thuyết và kinh nghiệm thực tế trong xử lý phò

    Bái phục bác pdalove, em sẽ nghiên cuu dần dần và từ từ đe học hỏi bác, có nguoi bạn try kỷ như bác thật Là tuỵet và hãnh diện
     
  24. thangfjri

    thangfjri Advanced Member

    Joined:
    1/6/09
    Messages:
    372
    Likes Received:
    23
    Re: Hút âm: Lý thuyết và kinh nghiệm thực tế trong xử lý phò

    Bạn không làm tán âm à? tôi thấy phòng bạn toàn bass trap mà không thấy tán âm đâu cả?
    Tôi cũng làm bass trap tấm dao động gần như bạn nhưng thay tấp dao động ván ép bằng tấm thạch cao đá khoáng dùng ốp trần là thành phần bạn cho vào bên trong bass trap của bạn đó.
    Tấm trần thạch cao đã khoáng có độ đàn hồi, có lỗ hấp thu sóng âm, có bề dày khoảng 1,5cm và đặc biệt tôi tra thông số có mật độ 3,5-3,6 kg/m2 theo tôi là phù hợp làm tấm dao động.
    Bạn có thể cho nhận xét và ý kiến dùng gỗ dán 10mm làm tấm đàn hồi khác như thế nào với tấm thạch cao đã khoảng 15mm làm tấm đàn hồi.
    Cám ơn bài viết hữu ích của bạn.
     
  25. lienthao

    lienthao Advanced Member

    Joined:
    26/9/08
    Messages:
    330
    Likes Received:
    3
    Re: Hút âm: Lý thuyết và kinh nghiệm thực tế trong xử lý phò

    Xử lý thế này chắc là hiệu quả lắm nhỉ? Nhưng mà thẩm mỹ của phòng nghe thì chắ vợ em nó tẩn cho chết ! Hic !
     

Share This Page

Loading...