Kính thưa các bác! Chất âm mộc mạc, quyến rũ và dễ đi vào lòng người của "đĩa than"LP đã làm mê hoặc biết bao nhiêu audiophile và có không ít tín đồ trong giới đam mê âm nhạc - âm thanh. Tuy nhiên, ngoài việc phải đầu tư một hay vài một hệ thống giàn mâm cơ thật chuẩn xác và ổn định, những đầu cartridge hay còn gọi là "đầu tết" chất lượng, loa-ampli phù hợp thì vấn đề quan trọng và tốn kém hơn nhiều là phải đầu tư "phần mềm" là các dĩa LP record, như mọi người đã biết, chỉ với một vài bản LP record loại 180/200gr đã có giá tiền tương đương với một bộ mâm quay loaị "thị trường phổ thông". Vậy, xin mời các bác đã ít nhiều từng hoặc đang chơi cái món tốn kém của tốn kém này cùng chia sẻ, thảo luận về những kinh nghiệm chọn mua và bảo quản các dĩa LP record như: - Các nhãn hiệu uy tín và chất lượng - Phân loại LP record - Kinh nghiệm chọn mua LP xài rồi - Chất lượng giữa dĩa TBản khác khối Đông Âu và Asia thế nào - Cách bảo quản, vệ sinh đĩa - Thao tác đặt đĩa, cần thế nào cho đúng cách và ít hại đĩa - ... Nào, kính mong các bác bắt đầu thào luận và chia sẻ kinh nghiệm cùng các anh em bạn bè nhé! Trân trọng / Văn Phương
chào bác thích đủ thứ, quả thật nếu đã trót nghe đĩa than thì sẽ không còn muốn nghe CD nữa. Cũng may hiện giờ đĩa than không còn quá khó mua mà thậm chí có thể tìm thấy những album chỉ có trên đĩa than mà không có trên CD. Chất lượng của đĩa than thì rất đơn giản, tiền nào của nấy. Đĩa rẻ thì chất lượng khó mà tốt được. Đĩa tốt là đĩa có chất liệu làm đĩa tốt, không cong vênh, chịu mài mòn tốt, bền. Trọng lượng đĩa không phải là yếu tố quyết định chất lượng, nhiều đĩa 180g và 200g vẫn bị vênh trong khi đĩa 120g loại tốt thì vẫn rất phẳng. Theo kinh nghiệm thì đĩa ngày xưa (cùng một hãng) tốt hơn đĩa đời mới, do vậy đĩa cổ thường có giá cao hơn. Đĩa số (đánh số) có số lượng hạn chế thường có chất lượng cao hơn các loại thông thường. Chỉ nên mua đĩa cũ (cổ) với các chương trình quý hiếm mà đĩa mới không có hoặc loại Original version (phát hành lần đầu tiên) loại này thường rất hiếm và có giá đắt hơn đĩa mới. Đĩa than sợ nhất nhiệt độ và độ ẩm, nó sẽ bị nấm mốc và cong vênh không thể dùng được nữa. Tốt nhất là có tủ bảo quản chống ẩm và đặt trong phòng có máy lạnh. Dùng chổi chống nhiễm tĩnh điện để lau đĩa mỗi lần khi nghe. Dùng dung dịch chăm sóc kim cho mối lần nghe một đĩa than. Dung dịch này có tác dụng nâng cao tuổi thọ của cả kim lẫn đĩa. Cân lực tỳ kim thật chuẩn theo khuyến cáo của nhà sản xuất, tránh để lực tỳ quá lớn khiến cả đĩa và kim nhanh hỏng. Không sờ tay lên mặt đĩa, mồ hôi sẽ bắt bụi và khó lau sạch gây tiếng nổ. Luôn dựng đĩa thẳng đứng, tuyệt đối không kê đĩa nằm ngang lên vật khác sẽ làm đĩa bị cong. đựng đĩa trong túi nilon chống tĩnh điện chuyên dụng sẽ hạn chế bụi bám lên mặt đĩa. Tốt nhất là tự mình sử dụng đĩa và đầu đĩa, những người không biết sử dụng có thể làm hỏng chiếc kim giá $1000 và chiếc LP vài trăm $ trong nháy mắt. Thích nhiều khổ lắm,
Hai bác này nói cứ như đọc trong bụng...em vậy :lol: Em vừa làm hỏng 1 cây kim trong nháy mắt vì tội thiếu hiểu biết. Giá mà bác Battramdao post kinh nghiệm trước vài h thì em đỡ :cry:
Thật vậy hả chị BachDuong? Cây kim của chị bị làm sao? Loại gì vậy chị, Tây, Phi, Mỹ hay VN nếu gãy ngang hay "quẹo" thì em có thể giúp được đó. Thân mến / TDT
Kính thưa hòa thượng Thích Cây kim của em loại lởm lởm thôi, Excel 700C. Tình trạng hiện tại: gãy ngang. Cũng may là vừa rồi có một chuyên gia chuyên mông má các loại kim to kim nhỏ đã nhận chữa giúp. Cảm ơn Thích hòa thượng!
Quan điểm của cá nhân em là hãng sản xuất đòng vai trò quan trọng trong vụ LP này, nói thực chứ mấy đĩa LP do đông âu sản xuất đến bây giờ già cỗi quá rồi, chất lượng âm thanh thì kém so với đĩa của mấy anh tư bản nhiều,LP cũng vất vả và gian nan hơn CD rất nhiều, chơi không nghiêm túc thì em nghĩ nên chơi CD còn hay hơn nhiều. Nguồn LP hiện nay thì cũng có nhiều nhưng phần nhiều là đã qua sử dụng vài chục năm rồi. Kiếm một chiếc đĩa chuẩn, chất lượng cao và của các hãng thu âm nổi tiếng như DG, EMI, DECA là chuyện không dễ, thực ra nếu bác nào có nguồn mua được LP ở nước ngoài là okie nhất, chất lượng bảo đảm (cá nhân em nghĩ vậy) bìa vỏ tốt, nguồn tư liệu phong phú. Nếu mua được đĩa 180g/200g là tốt nhất, những đĩa này chất lượng tốt và dầy dặn hơn hẳn so với những đĩa khác. Thực ra thì quan điểm cá nhân em thì cái gì cũng nên từ từ, dục tốc bất đạt. Nếu chơi nên tìm hiểu kỹ trước khi chơi đã xác định chơi là chơi và đầu tư nghiêm túc ngay từ đầu, tránh tình trạng mua cả mớ ôm hàng đống vài ba trăm cái chất lượng phai dần theo thời gian, bìa vỏ lung tung, ngồi nghe thì lẹt xẹt rồi cũng chẳng giải quyết nên cơm cháo gì cả ( em có kinh nghiệm xương máu về vụ này ).Cầm trong tay chiếc LP như một bức tranh, không một vết xước, âm thanh dầy dặn thì chỉ cần vài ba cái là vui rồi chứ nhiều mà lamg gì các bác nhỉ?
Cảm ơn những ý kiến của các bác! - ... mấy đĩa LP do đông âu sản xuất đến bây giờ già cỗi quá rồi, chất lượng âm thanh thì kém so với đĩa của mấy anh tư bản nhiều: hoàn toàn tán thành với ý kiến này (điều này em đã kiểm chứng và cũng đã được chính "vua dĩa than VN" xác nhận) - ... Nguồn LP hiện nay thì cũng có nhiều nhưng phần nhiều là đã qua sử dụng vài chục năm rồi: chưa hẳn vậy bác ơi, vẫn có những cửa hàng đang nhập về đó chứ? :shock: - ... Cầm trong tay chiếc LP như một bức tranh, không một vết xước, âm thanh dầy dặn thì chỉ cần vài ba cái là vui rồi: đúng là cầm 1 cái đĩa không vết xước thì phê không gì bằng, nhưng có những album thì lại phải chấp nhận những vết xước thôi!!! :cry: ------------------------------------- Thật sự em đam mê đĩa than đã lâu, bây giờ vừa sưu tầm, nghiên cứu học hỏi từ kinh nghiệm của các bác và các bậc thầy lão làng. Hy vọng sẽ học lóm công phu hay được truyền thụ bí kíp :lol: Có lẽ những ai đam mê món này cũng rất vui khi có bạn "vong niên" :roll: ------------------------------------- Mời các bác tiếp tục ạ!
Em không có cảm tình nhiều với đĩa 180-200gr (sau khi đã mua khoảng chục cái), thứ nhất là đắt , thứ hai là về chất lượng không có gì vượt trội mà cũng như hầu hết những LP mới sx gần đây em có cảm giác (chỉ là cảm tính cá nhân) là tiếng hơi cứng tuy rất chi tiết tách bạch (do new) và do dày dặn nên khả năng bị cong vênh sẽ ít hơn. Em khoái đĩa cổ, những món original master như bác Batramdao nói thì khỏi bàn (về âm thanh chắc chắn phải hơn các bản copy sau này và nó còn có giá trị 4 colletor) tiếp theo là chọn label (hãng sx tên tuổi) và nếu thêm những tiêu chuẩn như High Fidelity, Half Speed Master, DMM (Direct Metal Mastering), Club Edition ... thì là những chứng chỉ tin cậy về chất lượng âm thanh. Tuy nhiên để mỗi lần phát ra tiếng thì kim và đĩa phải mài lẫn nhau (đau đớn như tiếng chim hót trong bụi mận gai ý :lol: ) nên đĩa cũ dùng rồi thì chất lượng cũng giảm theo giờ bay :cry: Còn một thắc mắc là có những đĩa có ghi tiêu chuẩn LDS là như thế nào (giá rất cao), bác nào biết xin giải thích hộ em.
Nguồn LP hiện nay thì cũng có nhiều nhưng phần nhiều là đã qua sử dụng vài chục năm rồi: chưa hẳn vậy bác ơi, vẫn có những cửa hàng đang nhập về đó chứ? Đấy là bác ở trong đó chứ bọn em ngoài này vất vả lắm, cũng có nguồn hàng nhập về nhưng mà cũng chẳng đâu vào đâu, dở dở ương ương, cái quan trọng là người bán hàng cũng không có tính chuyên nghiệp trong khâu tuyển chọn, sàng lọc, lựa chọn nguồn hàng. Kiến thức về âm nhạc chắc là cũng như vậy luôn.Thế nên mới có chuyện chương trình rõ hay, rõ độc mà lại mua được với giá vài chục ngàn. Âu là trong cái rủi vẫn còn có cái may bác nhỉ. Tiện thể em hỏi bác Thích luôn, trong mấy cái LP bác post lên em thấy có cái Barclay James Harvest. Bác review một chút về nhóm này được không? em có 1 cặp đĩa loại này nhưng lại không phải loại nhạc em thích nên em cũng chẳng buồn nghe và tìm hiểu, lúc nãy thấy bác post lên. Ngoài cổ điển và Jazz là gu của em còn lại em mù luôn, thấy thiên hạ khen cái gì hay thì nhào vào thôi. Hihi.
Các bác vào đây đọc những điều cơ bản về đĩa than nhé: http://en.wikipedia.org/wiki/Gramophone_record#Shellac Thân mến / TDT
Chọn mua đĩa than: - Việc đầu tiên khi chọn mua đĩa than cần phải chú ý đó là thương hiệu và nước sx: những thương hiệu danh tiếng như RCA, Polydor, Polygram, Mercury... và sx tại những nước TB như Mỹ, Anh, Tây Đức, Hà Lan, Pháp.v.v... thì có thể yên tâm phần nào về chất lượng. -> những dĩa sx gần đây có thể được xuất bản tại những nước khác như Hongkong, Japan... cũng khá tốt giá cả và chất lượng chấp nhận được, nhưng riêng về chất lượng thì theo cảm nhận của riêng vẫn không bằng "hàng gốc"! (mời các bác cho ý kiến thêm) - Cỡ và tốc độ: chú ý mua những loại đĩa có kích cỡ và tốc độ qua thông dụng hiện nay, phù hợp với tốc độ quay của mâm thông dụng. * cỡ (size) thông dụng là loại 12" (30 cm), 7" (17.5 cm) và thỉnh thoảng cũng gặp là 10" (25 cm) * tốc độ thông dụng là loại 331/3/(33) và 45 rpm - Tình trạng đĩa: * vỏ đựng đĩa: ngay từ cái vỏ đĩa (cover), ngoài việc nhận biết thương hiệu hãng sx, chủ đề, chúng ta có thể cảm nhận được ngay về thiết kế của tấm vỏ đĩa, những vỏ đĩa được thiết kế kỹ, dầy, chắc chắn cho biết được mức độ quan tâm và chất lượng gửi gắm vào sản phẩm của nhà sx. Với những tấm vỏ đĩa được thiết kế mỏng manh sơ sài, in lem nhem không sắc sảo thì ít khi có được cái ruột bên trong có chất lượng. * đĩa: với những đĩa mới thì quan tâm đến độ nặng và kiểm tra về cong vênh hay vết tỳ hằn của mặt đĩa (đôi khi xảy ra do vận chuyển và khí hậu). Với những đĩa cũ đã qua sử dụng thì ngoài những vấn đề trên, chúng ta đã có thể nhận biết tình trạng đĩa qua dấu vết trầy xước ngang dọc bên trong lòng đĩa, mức độ bóng của mặt đĩa (bằng cách nhìn thẳng và nghiêng vào mặt đĩa), điều này cho thấy mức độ xài qua nhiều ít hoặc chủ nhân trước đây sử dụng kỹ lưỡng hay không. Ngoài ra chúng ta còn đánh giá chất lượng dĩa bằng một số chi tiết nhỏ như độ bóng nhẵn tại khoảng trắng phía trong, độ đằm của đĩa khi cầm, nhìn, độ sắc nét của các nét khắc chữ và số ký hiệu… Còn một số cảm nhận rất chủ quan do kinh nghiệm mua đĩa hình thành như nhìn và cảm giác được chất liệu nhựa làm đĩa, độ “gai” của rãnh đĩa, độ cứng cuả đĩa, chất liệu của nhãn “center label”, mùi của đĩa… cái này thì cũng khó mô tả và rất dễ ... tranh luận tiếp :lol: Xin mời các bác tiếp tục cùng tham gia chia sẻ kinh nghiệm!
Em xin góp thêm cùng bác Thích cho vui nhà vui cửa: *Vỏ đựng đĩa: Loại giấy giầy dặn, thiết kế đẹp ( đan phần các hangnổi tiếng của mấy anh tư bản đều theo xu hướng này ) đôi khi thì cũng có thể trông mặt và bắt hình dong Thêm nữa có những đĩa giống hệt nhau, từ vỏ cho đến hãng sản xuất nhưng nước sản xuất lại khách nhau, anh thì sản xuất tại đức anh kia hong kong, india. Cứ chơi loại chính quốc cho nó an tâm. * khi chọn đĩa nếu là ban ngày thì các bác cứ cầm nghiêng khoảng 25 - 30 độ dưới ánh nắng mặt trời là bao nhiêu mụn trứng cá, sẹo mẹ sẹo con nổi hết lên ngay. Nếu trót mua phải ban đêm thì cứ ánh đèn đỏ loại đèn bàn là cũng okie. * Về mùi vị của đĩa như bác thích nói em cunghòan toàn tán thành quan điểm hiềm nỗi để tả thì chảng hiểu tả kiểu gì, hì hì . * Vấn đề bảo quản LP theo em là không quá cầu kỳ và phức tạp, so với anh băng cối thì chảng ăn thua gì. Tốt nhất khi cất đĩa thì nhét phần nilon hở miệng vào trong vỏ đĩa và phần lưng thì để phía ngoài, tiện cho thao tác và bụi không bám được vào mặt đĩa, nếu có tủ thì các bác đặt dọc đĩa theo chiều thẳng đứng xếp sát vào nhau là okie. Tránh tính trạng làm cong vênh đĩa là tối kỵ còn thì có chẳng may ẩm mốc một chút thì đem em nó đi tắm rửa kỳ cọ một chút là okie, cái này đặc biệt tiện lợi với những bác có máy rửa đĩa than. Em đã khảo nghiệm kỹ và thấy máy rửa đĩa thì mình ko rửa ngon bằng nó , khác nhau căn bản là do cơ chế rửa, nhiều đĩa khi để lâu hoặc thời gian dài không nghe phần nhiều đều có nấm mốc, những vệt loang trắng đó ăn sâu vào các rãnh đĩa, càng rửa bằng tay càng khó hết vì khi rửa các bác càng miết tay xuống càng không thể làm sạch được. Cơ chế rửa của máy là hút ngược trở lên. Ống hút áp xuống mặt đĩa sau đó hút ngược nấm mốc khi đã được xử lý bằng dung dịch rửa đĩa ( ko khác gì máy hút bụi). Quan trọng là giá thành. Một máy rửa loại 1 cần trên thị trường hiện nay cũng tầm 300 - 400 usd. Em nghĩ phương án khả thi nhất là 2,3 bác mua chung 1 chú bởi vì suy cho cùng cũng không phải dùng suốt ngày. * Chổi từ : Cái này cũng chỉ ở mức tương đối, tác dụng theo em là không nhiều, chủ yếu là gia chủ yên tâm thôi chứ các bác chơi loại chổi make up cũng okie. Kinh nghiệm cá nhân em là như vậymong các bác cùng chia sẻ.
Em mới mua thêm cục chặn đĩa, loại dùng thêm cho các mâm thông dụng, thì thấy có tác dụng nhiều đối với các đĩa cũ, âm thanh chắc và rõ ràng chi tiết hơn. Em thấy hình như các loại đĩa 180gr và 200gr dễ bị nhiễm tĩnh điện hơn các đĩa mỏng, dễ bị nổ hơn khi kim đi gần tới phía trong cùng. Chổi từ cũng hút dính được bụi, nhưng mỗi lần nhấc lên thì vẫn còn 1 vệt bụi, em lại phải dùng 1 miếng vải nhung để lau rồi đưa dần ra phía ngoài, không biết có ảnh hưởng gì tới đĩa không?
Hãy cẩn thận khi dùng cục chặn đĩa. Mâm quay nguyên bản đã đc thiết kế và kiểm tra độ cân bằng rất cẩn thận, nhà sản xuất phải kiểm tra từng chiếc một và dùng các miếng kim loại mỏng dán vào bên trong để chỉnh độ cân bằng (giống như miếng chỉnh cân bằng động ở lốp ô tô). Việc này đòi hỏi phải dùng máy chuyên dụng với độ chính xác cao. Các bác gắn cục chặn vào làm thay đổi trọng lượng của mâm quay và không make sure được liệu nó có cân bằng không do vậy hiệu quả chưa chắc đã tốt. Cục chặn chỉ nên dùng với đĩa mỏng và bị cong vênh, nó làm giảm bớt sự cong vênh và tăng độ ổn định của bề mặt đĩa. Cục chặn loại tốt nhất là dạng vam, tức là có khả năng xoáy vào trục mâm, ép chặt lên mặt đĩa, cục chặn dạng này rất nhẹ nên không làm thay đổi trọng lượng của mâm nhiều cũng như độ lệch tâm. Chổi từ là cái bắt buộc phải dùng trước khi nghe mỗi bản LP. Đặt đĩa lên mâm, bật cho đĩa quay, để chổi từ nằm ngang lên mặt đĩa, đợi đĩa quay được vài vòng thì dịch chuyển dần ra ngoài rìa đĩa và hất bụi ra ngoài. Cái hay của chổi từ là nó khử tĩnh điện của bề mặt đĩa, do vậy mới lau sạch được bụi. Đĩa LP loại chất lượng tốt nhất là khi soi lên bóng đèn, thấy ánh sáng xuyên qua được, kể cả đĩa 200g.
Cục chặn đĩa của em nó nặng lắm, lại hơi ...lo hỏng mâm, nhưng đã lỡ mua đắt tiền chẳng nhẽ lại không dùng? Tối nay về nhà em sẽ soi đĩa lên bóng đèn ngay để xem mình có cái nào chất lượng tốt không, cái này em mới nghe nói lần đầu đấy!
Bác lưu ý cho em là bóng đèn đỏ nha bác, hì hì . Em nghĩ là nhiều bác cũng ngạc nhiên lắm nhưng kế này là em nghĩ ra sau những lúc ngồi thừ ra nghe nhạc. Về cục chặn thì bác không có ảnh nên em cũng không tưqởng tuợng ra nó nặng cỡ nào nhưng mà thì thường nó theo thiết kế nên chắc okie thôi bác.
Dear các bro. Máy quay đĩa nào cũng có cục chặn sao? Em mua ở Nhật Tảo 1 con Pioneer không có cục chặn
Bóng đèn đỏ là loại bóng sợi đốt thông thường phải không ạ, hay là bóng ánh sáng đỏ? Hôm qua em soi lên bóng neon và bóng compact (Bóng tiết kiệm điện) thì không thấy gì hết, đĩa nào cũng đen thui như ...than. @audioenjoy: Theo em biết thì cục chặn có 2 loại. Loại nhẹ có lỗ ren xoắn ốc ngược để vặn kẹp chặt đĩa với mâm là loại đi theo máy, máy xịn người ta thiết kế đã có nó rồi. Loại nặng (Có thể kèm theo bọt nước ở mặt trên cùng để cân chỉnh thăng bằng) là thứ hàng rời, ai thích thì mua thêm vì chất âm có khác bình thường. @nghung: Bác hỏi thử chỗ cửa hàng Analog đường Điện Biên Phủ (Đi một chiều vừa qua ngã tư ĐBP với CMT8, nhìn bên tay phải, chỉ mở cửa buổi chiều). Chỗ này bán nhiều thứ liên quan đến đĩa than, em mua cục chặn ở chỗ này đấy. Em thấy có bán nhiều loại kim cũ và mới. Nếu không có thì đến chỗ anh Tuấn CD shop 145D Đinh Tiên Hoàng và nhờ anh ấy đặt mua trên mạng (Chỗ này chỉ bán đĩa thôi nhưng có thể nhờ được vì là thành viên ...VNAV mà, 2 tuần sau sẽ có).
Em xin ké tí chút về chọn lựa mua LP ở nước ngoài (Mỹ). Chợ trời là những nơi rất thuận lợi để mua những LP vừa ngon, bổ, và rẻ. Với giá dao động khoảng từ 25 cent tới 1 đô cho mỗi LP, vấn đề hơi khó là cần có chút kiến thức để chọn. Lần rồi Em có ghé vào chợ trời bên Denver, tình cờ ngang qua một gian hàng với thùng...và ....thùng LP với bảng giá 50 cent /each. Có lẽ khoảng chừng 2000 LP trong chục thùng giấy. Điều đầu tiên là rà qua hết một lượt để tuyển ra những LP mà cảm nhận được là nhạc phù hợp, ca sỹ quen, có bản nhạc hay, hoặc đã từng nghe đâu đó ...v...v...... hai giờ đồng hồ qua thiệt là mau để tuyển ra ra được chừng 25 LP. Phần thứ hai là loại những LP bị trầy, xước bằng cách rọi qua ánh nắng chiếu từng mặt của mỗi LP. Sau hai đợt loại còn lại khoảng 15 LP. Với vài tiếng đồng hồ lục lọi và 7 đô rưỡi để có thêm được 15 LP cũng đáng giá vì trong 15 LP này có tới 5 LP còn nguyên bao ngoài (chưa sử dụng) và một LP độc đáo "Superrecord Classical của JBL" chưa sử dụng với chiếc LP độc đáo này cũng đáng vài chục trên Ebay. Khuyết điểm kiếm LP ở chợ trời là tốn thời gian, phải khiêng bộ ra chỗ đậu xe, và không trả lại được nếu đã mua tuy nhiên so sánh về giá cả thì gần như khó có nơi nào rẻ hơn. LP chợ trời bên Mỹ cũng là một trong những món hàng sách tay đem về VN rất là lợi, tính theo giá trị hoặc làm quà.