Nhạc sĩ này khá nổi tiếng, đĩa ra cũng nhiều, bác nào thích nhào vô bình luận chút coi! CD Lam Phương 1, 4 cùng các dĩa khác, bác nào nghe rồi?
Lam Phương, em kết nhất là CD Thanh Lan 71, tiếc là khó kiếm quá. Các CD LP kỷ niệm bây giờ nghe chẳng khác gì Lệ Quyên hát Khúc Tình Xưa
Nhạc Lam Phương trước 75 có nội dung đậm về tình yêu quê hương, đất nước, đôi lứa, nhưng sau 75 đa phần về biến cố của cuộc đời ông. Thúy Nga làm cuốn 88 tập hợp 1 số ca khúc của ông. Có nhiều bài đã lâu, nghe hoài mà giờ mới biết là của Lam Phương.
Nhạc của ông Lam Phương nhiều kể không hết, tôi thích nhạc của ông ở chỗ chân thành, mộc mạc và rất bình dân vì vậy nhạc của ông được sữa lời nhiều nhất, có lẽ vì ông xuất thân từ nơi dân dã nghèo nàn... Lúc còn khó khăn cơ cực ông đã viết bài Kiếp nghèo và Đèn khuya, hai bài này thể hiện hết tâm tư hoàn cảnh của ông lúc bấy giờ mà Thanh Thúy đã hát thì lại càng não nùng hơn nữa. Ông đã thành công hơn nữa với các bài nhạc viết cho các vỡ kịch của ban Sống - Túy Hồng như Trăm nhớ ngàn thương, Thu sầu, Phút cuối.. Khi sang nước ngoài thì ông có một số bài rất hay đó là Mùa Thu Yêu Đương, Tình Hồng Paris, Cho Em Quên Tuổi Ngọc...
" Kìa con cua với con còng đấu phép có bao nhiêu phép con còng thâu hết. Thôi rồi con cua phải thua con còng" [khúc ca ngày mùa] " Em ơi nếu bụng em phì thì sao? Mua chai thuốc chuột uống vô rồi đời"[ Duyên kiếp] Cứ như thế nhạc Lam Phương tự nhiên lan tỏa và tự nhiên tồn tại( cả bản chính và..bản chế).
Vâng, nhạc của ông nhiều người đã nghe rất lâu rồi nhưng không ít người bây giờ nói ra mới biết tác giả. Không phải tự nhiên mà hải ngoại phát hành khá nhiều CD của nhạc sỹ Lam Phương. Dạo này em mới nghe lại và tìm các CD này, hiện chỉ mới CD chép thôi. @Hamcq: chắc bác là Lão Ham (velo bên MV) phải không ạ? Cám ơn bác đã cho ý kiến trong giai đoạn chập chững vào... đời đau khổ cách đây ít lâu
Ông bảo lãnh vợ sang Mỹ được một thời gian thì ly dị, lúc này tâm tư ông rất ngao ngán thất vọng nên đã viết một lọat bài hát có tựa đề 1 chữ như : Nhớ, Xa, Tiếc, Mất, Quên, Lầm, Chờ, Say, Mơ, Buồn - TT Thúy Nga đã phát hành CD này với chủ đề Những khía cạnh cuộc đời do Hương Lan và Thế Sơn hát. Nhớ hoài hàng trúc nghiêng nghiêng phủ quanh sân nhà Nhớ hoài mùi lúa thơm dâng làng ta Nhớ nhiều hình bóng năm xưa dù duyên chưa già Nhớ tình vội vã đi qua đời ta.... (Nhớ) Ta đã lầm đưa em sang đây Để đêm trường nghe tiếng thở dài (Lầm) ông đã viết bài Lầm trong nỗi lòng uất ức và bài này cũng là tâm trạng của nhiều người khác ở hải ngoại...
Nhạc sĩ Lam Phương được dân Sài Gòn trước 75 ưa chuộng nhất, ông được coi là nhạc sĩ nhạc vàng số 1 miền Nam Việt Nam, trên cơ cả Trần Thiện Thanh ( Nhật Trường ) Cá nhân em cũng thích nhạc Lam Phương nhất.
Thúy Nga có ra đĩa Paris by 9 số 88-Đường về quê hương, Tình khúc Lam Phương, có nói về các bài hát và cuộc đời ông. Cụ nào mê Lam Phương thì kiếm xem :mrgreen:
DVD TN88 và bộ đôi CD Phút Cuối & Đường Về Quê Hương tập hợp nhiều tác phẩm hay của Lam Phương, nhưng tiếc là 'bị' thí điểm thâu âm trực tiếp nên vài bài nghe không ổn.
Thúy Nga làm DVD cho các nhạc sĩ thường hay về phần chuyện đời tự kể, chứ phần nhạc né tránh hơi nhiều.
Em ko thích bài đó. Trần Thu Hà hát cương cứng, phô cái giọng ca trường lớp của mình em ác cảm. Bài cho em quên tuổi ngọc của Khánh Hà nằm trong CD Đời Đá Vàng bác nghe thử xem, giọng Khánh Hà nghe nghẹn ngào như sắp khóc đến nơi vậy, tuyệt lắm. Đặc biệt khi nghe nhạc sĩ Lam Phương giới thiệu về sự ra đời của bài hát này càng làm em thấm hiểu và yêu nó hơn.
Uhm, giọng Khánh Hà trong bài đó nức nở lắm. Cũng biết sơ sơ lý lịch của bài này. Mất niềm tin là mất tất cả.
trước năm 75 làm gì có danh từ nhạc vàng,chỉ có nhạc Việt nam thôi,danh từ nhạc vàng ,nhạc đỏ chỉ có sau năm 75 thôi,và Lam Phương trước năm 75 làm nhạc hơi sến,chỉ sau năm 75 khi sang Mỷ và bị Túy Hồng bỏ nên đả bỏ sang Pháp và làm nhạc nghe đở sến hơn