Ca sỹ Lệ Quyên - người hát nhạc xưa nổi tiếng ngày nay có một xuất phát điểm khá thú vị. Cô từng chia sẻ với một người dẫn chương trình truyền hình rằng "lúc mới sinh ra, ba mẹ cô rất thích ca sỹ Lệ Quyên thời đó nên lấy tên Lệ Quyên đặt cho cô luôn...." Ca sỹ Lệ Quyên - diva nhạc nhẹ ngày xưa và.... Lệ Quyên - "diva" nhạc xưa ngày nay Ngược dòng thời gian... Lệ Quyên (sinh 1959) là một ca sĩ nhạc nhẹ nổi tiếng vào thập niên 1980. Cô được mệnh danh là nữ hoàng nhạc nhẹ thập niên 80. Cô từng hoạt động tại Nhà hát nhạc nhẹ Trung ương cùng với những nghệ sĩ như Vũ Dậu, Ái Vân, Mạnh Hà, Quang Huy... Lệ Quyên được coi là một trong những ca sĩ nhạc nhẹ tiên phong tại Hà Nội Lệ Quyên sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật. Bố là Nghệ sĩ nhân dân Sĩ Tiến (1915-1982), một soạn giả cải lương, mẹ là Nghệ sĩ ưu tú Khánh Hợi, chú là cố nghệ sĩ ưu tú Sĩ Hùng, thím là nghệ sĩ nhân dân Tường Vy. Năm 1970, cô theo học khoa đàn bầu của Nhạc viện Hà Nội. Năm 1977, theo lời khuyên của thầy giáo Lô Thanh cô chuyển sang khoa Thanh nhạc và được theo học nghệ sĩ ưu tú Mỹ Bình. Năm 1978, cô được mời đóng vai chính trong phim Kế hoach C76. Tháng 8 năm 1979, cô đi lưu diễn tại Mexico, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Na Uy... Năm 1981, cô giành được giải thưởng Người hát ca khúc Tiệp Khắc hay nhất tại Tiệp Khắc. Lệ Quyên vào biên chế tại Nhà hát nhạc nhẹ Trung ương và trở thành lớp nghệ sĩ đầu tiên tại đây cùng với nghệ sĩ nhân dân Quang Thọ, nghệ sĩ ưu tú Vũ Dậu, nghệ sĩ ưu tú Mạnh Hà, nghệ sĩ ưu tú Quang Huy, nghệ sĩ ưu tú Trần Bình, ca sĩ Ái Vân ... Cô cùng với Ái Vân đã trở thành những ngôi sao lớn nhất ở Hà Nội tại thời điểm này. Cô nổi tiếng với nhiều ca khúc nước ngoài hát lại của các ca sĩ và ban nhạc Whitney Houston, Scorpions, Maywood và nhiều ca khúc khác như Tiếng sóng, Biển ngày mưa (Dương Thụ), Hơi thở mùa xuân (Dương Thụ & Nguyễn Cường), Hoa sữa (Hồng Đăng), Đêm đông (Nguyễn Văn Thương, và cũng là một nhạc sĩ đã giúp cô định hình tên tuổi của mình) ... Đặc biệt là với ca khúc Tiếng sóng (Dương Thụ, cùng với ca khúc Họa mi hót trong mưa là của nhạc sĩ Dương Thụ viết riêng cho cô) do Quang Minh hòa âm đã đưa cô lên đỉnh cao sự nghiệp. Cuối năm 1987, cô lấy chồng là nhân viên của lãnh sự Pháp. Năm 1990, trong lúc sự nghiệp vẫn đang phát triển, cô đi theo chồng sang Pháp. Kể từ đó Lệ Quyên ở hẳn bên Pháp và thỉnh thoảng mới đi hát. Lệ Quyên sinh 3 con, 2 gái 1 trai. Năm 2004, cô trở về Việt Nam lần đầu tiên và tổ chức 1 liveshow mang tên Trở về phố xưa. Nhạc sĩ Trần Tiến đã viết riêng 1 ca khúc tặng cô mang tên Thành phố muối mặn. Năm 2006, Lệ Quyên tham gia chương trình kỉ niêm 20 năm Nhà hát nhạc nhẹ Trung ương mang tên Nhạc hội tháng tư từ 10 đến 14 tháng 4 và diễn chung với những người bạn diễn cũ như Quang Thọ, Ái Vân, Vũ Dậu, Mạnh Hà ... Ở tuổi 50, Lệ Quyên vẫn giữ được tiếng hát và nhan sắc. Tối 1/5/2010, tại sân khấu Dock Haussmann, số 50 đại lộ Président Wilson, Lệ Quyên tham gia biểu diễn tại Dạ vũ mùa Xuân, chương trình âm nhạc quy mô nhất những năm gần đây trong cộng đồng người Việt tại Pháp.
Cám ơn bác đã cập nhật thông tin về ca sỹ Lệ Quyên. Em thích nhất ca sỹ Lệ Quyên hát bài Tiếng sóng, mỗi lần nghe là lại thấy cảm xúc dâng trào và yêu đời hơn!
Vâng, em xin cập nhật thêm 2 bài báo sưu tầm về Diva Lệ Quyên nữa. Danh ca Lệ Quyên: Nữ hoàng của những năm 80 Con nhà nòi, lại sở hữu một nhan sắc hơn người, Lệ Quyên là ca sĩ đắt sô nhất thời điểm bấy giờ. Những lần đi biểu diễn nước ngoài, Lệ Quyên lại khệ nệ mang về một vali tiền mặt. Có tiền, Lệ Quyên ăn diện đến nỗi bị báo chí phê phán là “lai căng”, học đòi theo Tây... Khổ vì nhiều tiền Sinh ra trong một gia đình nghệ thuật, bố là tác giả, đạo diễn, NSND Sĩ Tiến (1916 – 1982, ông tổ cải lương Bắc), mẹ là diễn viên cải lương thế hệ đầu tiên- NSƯT Khánh Hợi, ca sĩ Lệ Quyên được thửa hưởng những gì tinh tuý nhất của nghệ thuật truyền thống. Trước khi trở thành danh ca của nhạc nhẹ Việt Nam những năm 80 thế kỷ trước, chị là nghệ sĩ ngâm thơ của Đoàn Ca múa nhạc nhẹ Trung ương (nay là Nhà hát Ca múa nhạc nhẹ Việt Nam). Năm 1980, chị được cử đi đào tạo thanh nhạc ở Ba Lan và trở thành Nữ hoàng nhạc nhẹ thời bấy giờ. Nhạc sĩ Dương Thụ cho rằng: “Mỗi người có một thời của mình. Thời ấy, Lệ Quyên là diva duy nhất”. Nhạc sĩ Nguyễn Cường đến giờ vẫn khẳng định: “Lệ Quyên là dấu ấn không ai lặp lại được”. Cùng với ca sĩ Ái Vân của đoàn, hai nữ ca sĩ xinh đẹp nhất miền Bắc lúc bấy giờ đã “chinh chiến” khắp trong Nam ngoài Bắc, trở thành “con cưng” của các sự kiện trọng thị. Mỗi lần đoàn đi phục vụ giao lưu văn hoá các nước trong khối XHCN, hầu như không thể thiếu hai ca sĩ xinh đẹp này. Chị nhớ: “Có lần cùng với Ái Vân đi diễn một vòng quanh các nước như Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc, Cuba…Lần ít cũng 3 tháng, nhiều cũng 5 tháng. Mỗi khi về là hai chị em lại khệ nệ vác cả một vali tiền. Nhiều tiền quá thành ra là “nỗi khổ” vì cứ phải lo trông coi, giữ gìn. Chỉ riêng việc mang vác thôi cũng mỏi nhừ cả người rồi. Nhưng không phải số tiền đó ca sĩ được hưởng cả, mà phải trích lại cho Nhà nước nữa”. Kiếm được tiền nhờ đắt “sô”, Lệ Quyên vốn đã xinh đẹp, cao ráo (1m65) lại càng như “minh tinh” nhờ biết cách “ăn diện”. Trong khi các ca sĩ thường chọn áo dài, ăn mặc “kín cổng cao tường” thì Lệ Quyên đã “phá lệ” bằng việc diện mini jupe khoe cặp chân thon dài trắng trẻo, áo thun quần loe. Chị bảo, do hồi đó mình hay hát nhạc Whitney Houston, Abba nên phải ăn vận thế mới hợp. Cũng chỉ khi nào chạy sô ở Sài Gòn thì chị mới mặc như thế. Đã có lần, chị bị vài tờ báo chê mặc “lai căng”. Nhưng vốn là ca sĩ cá tính, chị vẫn giữ dấu ấn của mình: Tiên phong về phong cách biểu diễn và thời trang trên sân khấu. Duyên tình định mệnh Đang ở đỉnh cao sự nghiệp, “nữ hoàng nhạc nhẹ” bỗng bị rẽ hướng khi vướng vào chuyện yêu đương. Dù có mất mát đi vị trí số 1, nhưng chị chưa bao giờ hối tiếc bởi nếu để đánh đổi sự nghiệp mà có một người chồng như hôm nay, với chị là một sự đền bù. Hồi đó, ca sĩ của các đoàn một năm được nghỉ hè 1 tháng. Tranh thủ khoảng thời gian “xả hơi” đó, Lệ Quyên chạy sô ở Sài Gòn mệt nghỉ. Các bài hát nổi tiếng của các ban nhạc Boney M,Scorpions được hát lần đầu trên sân khấu Hà Nội bởi Lệ Quyên. Những ca khúc về Hà Nội, ca khúc của Dương Thụ như: Tiếng sóng biển, Bay vào ngày xanh..., xoá đi những “ác cảm” của người Nam với nhạc Bắc. “Tiếng lành đồn xa”, một khán giả nữ ái mộ chị đã kéo cả bạn bè đến nghe hát. Cuộc đời có những mối nhân duyên thật kỳ lạ. Người được kéo đến đó sau này đã trở thành người chồng mà chị thương yêu. Anh là Hứa Đắc Khoa, khi đó đang làm ở Lãnh sự quán Pháp. Nhưng trong quan niệm của Lệ Quyên, “người chồng của mình phải là người hơn mình ít nhất 10 tuổi. Đằng này, Khoa lại kém mình tới 2 tuổi lận. Cho nên, khi chơi với nhau, hai người vẫn xưng hô mày tao. Tuy vậy, từ hôm đó, Lệ Quyên diễn ở đâu là “cái đuôi” cũng đi theo. Đến sớm nhất và về cũng muộn nhất. Diễn xong lại mời cả đoàn đi ăn. “Thú thực là lúc đó Quyên không nghĩ là Khoa đang theo đuổi mình. Hồi đó, nhiều người theo đuổi, Quyên không đáp lại vì không muốn lấy chồng sớm. Cho đến một hôm, sau khi diễn ở Chợ Lớn, Khoa đến đón mình đi ăn ở nhà hàng. Vừa gọi đồ thì Khoa thì thầm: Nếu hôm nay Khoa không đủ tiền trả thì Quyên góp nhé? Quyên đòi mời, Khoa không cho. Rất may là hôm đó không phải góp. Tự nhiên lúc đó mình thấy quý tính cách của Khoa, thẳng thắn, thật thà, Quyên thương anh cũng là vì lẽ này. Lúc gần về đến điểm diễn, Khoa bảo: Quyên có biết vì sao hôm nay Khoa không đón Quyên nữa không? Là vì hôm nay Khoa hết tiền, không thể mời cả đoàn đi ăn được. Lúc này mình mới biết, hoá ra Khoa “lấy lòng” Quyên bằng cách chinh phục cả đoàn bằng đường ăn uống cả tháng trời. Từ đó, Quyên cũng bắt đầu thấy thương Khoa, đáp lại tình cảm của anh. Thêm một lợi thế nữa là Khoa khôn lắm. Theo đuổi Quyên, nhưng lại lấy lòng mẹ Quyên trước. Mẹ Quyên bảo: Thằng này nó có hiếu con ạ. Người đàn ông, quý nhất là sự sâu sắc và chân tình...”. Khi hai người chính thức trở thành vợ chồng, cũng là anh Khoa hết thời hạn công tác ở Lãnh sự quán và phải trở về Pháp. Lệ Quyên cũng không muốn rời Việt Nam, nhưng đùng một cái chị nhận được quyết định nghỉ việc từ Bộ Văn hoá, vậy là chị đành khăn gói theo chồng sang Pháp (năm 1990), để lại sau lưng sự tiếc nuối của người hâm mộ và những nỗi buồn không thể nguôi ngoai. Thanh Hà (giadinh.net.vn)
Dương Thụ từng yêu đơn phương Lệ Quyên? Ca khúc rất nổi tiếng của nhạc sĩ Dương Thụ viết tặng ca sĩ Lệ Quyên khiến không ít người tin rằng, tình cảm mà hai người dành cho nhau là trên mức đồng nghiệp. Trong lần trở về tháng 12/2012, Lệ Quyên đã lần đầu chia sẻ về “nghi vấn” tình cảm với nhạc sĩ mà có lần chính ông đã viết: “Không có Lệ Quyên thì không có Dương Thụ”. Nhiều cảm hứng cho Dương Thụ sáng tác Nói về câu chuyện “bóng hồng” từng là cảm hứng cho nhiều sáng tác của nhạc sĩ Dương Thụ chính là Lệ Quyên, chị hồi tưởng: “Mình nhớ có lần ra album, nhờ anh Thụ viết lời tựa, anh viết thế này: “Nếu không có Lệ Quyên thì không có Dương Thụ”. Mình bảo, khi chưa gặp em thì anh đã được giới nhạc sĩ trong nước ghi nhận rồi, nói thế thì khiêm tốn quá. Quả thực, hồi đó anh Thụ viết nhạc hay, anh ít thu âm nên chưa được khán giả biết đến nhiều. Nhân duyên của tôi và anh Thụ là do nhạc sĩ Nguyễn Cường giới thiệu. Nhạc sĩ Nguyễn Cường bảo, Thụ nó viết tinh tế lắm, anh nghĩ là hợp với em, để anh giới thiệu. Lúc đó tôi không biết nhiều về anh Thụ, song qua sự giới thiệu này, ca khúc “Hơi thở mùa Xuân” tôi hát trở nên nổi tiếng vô cùng. Thực ra, bài này là của Nguyễn Cường và Dương Thụ viết chung, không hiểu sao đến tận bây giờ người ta chỉ giới thiệu là của Dương Thụ, thành ra thiệt thòi cho anh Nguyễn Cường quá. Tôi vẫn còn nhớ ở Liên hoan Giọng hát hay toàn quốc diễn ra ở Đồ Sơn (Hải Phòng), tôi mang ca khúc “Hơi thở mùa Xuân” do bạn thân của tôi – nhạc sĩ Quang Vinh (nay là giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc VN) phối khí, anh Tôn Thất Chiêm đệm piano. Anh Dương Thụ nghe mà “sốc nặng”. Kết quả, tôi được giải A. Cả đoàn đi liên hoan và mời cả anh Thụ. Tại đây, anh Thụ đã viết tiếp bài “Tiếng sóng biển” tặng Lệ Quyên. Sau đó, khi Quyên vào Sài Gòn, anh Dương Thụ tiếp tục tặng Quyên bài “Hoạ mi hót trong mưa” và “Bay vào ngày xanh”. Sau này, có nhiều người thắc mắc không biết mình và anh Dương Thụ “có gì” với nhau hay không mà những ca khúc hay nhất đều viết cho Lệ Quyên? Năm 2004, dịp Lệ Quyên về nước làm live show “Về lại phố xưa” tại Nhà hát Lớn, nhạc sĩ Lê Minh Sơn hỏi thẳng: Cô Quyên ơi, nhất định là cô và chú Thụ phải yêu nhau nên chú ấy mới viết hay như thế chứ? Lúc đó, anh Trần Bình- Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc nhẹ VN nói đỡ: “Ông Thụ có yêu, nhưng Quyên có người yêu rồi thì yêu làm sao được?”. Những lời đồn thổi Theo chồng sang Pháp, Lệ Quyên có một đời sống hôn nhân viên mãn, nhưng ngược lại sự nghiệp ca hát của chị ở hải ngoại lại bị o bế. Một trong những lý do chị ít được hát là bởi khi đó cộng đồng người Việt trên đất Pháp không nhiều như bây giờ. Hơn nữa, mỗi khi tên chị được treo trên băng rôn là lại bị những thành phần cực đoan phản đối. Mỗi lần có show là chồng phải thuê người bảo vệ đi theo. Đêm đầu tiên chị hát, nhiều xe hơi của khán giả đỗ bên ngoài đã bị đập vỡ kính. Các bầu sô cũng không dám mời chị đến diễn nữa. Năm 2010, ca sĩ Ái Vân và Đức Tuấn diễn một liveshow ở Paris, có mời Lệ Quyên. Trước đêm diễn một ngày, chị và bạn bè nhận được thư đe doạ không cho đến. Chị nghĩ, thôi thì chịu thiệt thòi một chút, chứ nếu để được hát mà phải chịu sự lôi kéo thì khi về nước sẽ ảnh hưởng nhiều đến tên tuổi của mình gây dựng bao năm. Những năm gần đây, chị hát nhiều hơn. Tại các nước từng thân thuộc thời chị hoàng kim vẫn còn nhiền fan hâm mộ Lệ Quyên, thỉnh thoảng chị lại “bay sô” sang Đức, Hungary, Ba Lan. Để mưu sinh, Lệ Quyên chấp nhận làm công việc như một công dân bình thường trên đất Pháp. Lúc đầu, nhằm nâng cao vốn từ, chị làm công việc giám sát cho một hãng may. Rồi làm cho một trung tâm giúp đỡ trẻ em khó khăn, dạy hát cho các em để bớt nỗi nhớ nghề. Trong khoảng thời gian này, một số thông tin đơm đặt về cuộc sống của chị. Chị kể: “Chẳng biết lấy thông tin ở đâu mà có lần, anh trai gửi sang Pháp cho mình một tờ báo trong nước nói rằng, cuộc sống của Lệ Quyên rất cơ cực, bi đát. Đang có bầu mà ngày nào cũng đi lang thang ngoài đường. Thực ra là Quyên đi bộ ở hồ gần nhà thôi. Người ta còn viết tôi bị chồng bỏ, phải đi rửa bát ở nhà hàng kiếm sống”. Thực tế thì hiện tại, ca sĩ Lệ Quyên đang có một cuộc sống viên mãn, hạnh phúc trong một biệt thự ở cách Paris chừng 20 km. Chị thích sống ở đây vì xung quanh có nhiều hồ để nhớ Hà Nội, cảnh quan đẹp như một bức tranh. Ngoài ra chị còn có 2 căn hộ cho thuê ở quận 13 (quận đông người Việt nhất) và quận 20 Paris. Hai cô con gái: Laura Hồng Anh (SN 1987) đang làm master ngành Marketing, Diane Hồng Nhung (SN 1991) đang học đại học. Cậu con trai út Stéphane Đắc Trí (SN 1996) đang học lớp 11. Chị tâm sự: “Tôi luôn khát khao được trở về Việt Nam, lại được sống ở Hà Nội như ngày xưa. Bây giờ mọi thứ còn dang dở, đợi các con học xong, tôi nhất định sẽ trở về”. Thanh Hà (giadinh.net.vn)
Tôi cũng là người rất mê tiếng hát của Lệ Quyên "ngày nay". Xin được đóng góp một bài review tôi đã từng viết cho album "Khúc tình xưa". Chỉ là cảm xúc từ tai truyền đến tim...rất tự nhiên, chứ không phải là nhận xét của một người am tường âm nhạc nên xin hãy đọc trên tinh thần này! http://echithai.com/eforum/index.php?pa ... d651d913f7
LQuyen ngày này hát nghe mệt quá, ko được nhẹ nhàng thư giãn, nghe tình ca với giọng cô này cũng nhanh chán
Em không thích mà cũng không ghét LQ 2nd generation, nhưng phải công nhận LQ 2nd. đi đúng hướng vì fan nhạc vàng có quân số áp đảo còn LQ 1st. generation tuy có tuổi nhưng đẹp lão cực kỳ, hát hò ra sao em chưa nghe, bác chủ topic viết ít dòng review nha?
Lệ Quyên 1st thì em rất ấn tượng khi nghe bài Mùa xuân gọi của Trần Tiến khi chị hát trên TV, còn live thì em chưa được nghe vì hồi đó cuộc sống rất khó khăn, phải thức khuya đến 1-2 giờ sáng để làm thêm, làm gì có thời gian và tiền để mua vé đi xem... Cảm ơn bác chủ topic đã cho biết thông tin về Lệ Quyên 1st, em ở HN thời đó mà con nghe tin đồn là Lệ Quyên đi biểu diễn ở nước ngoài rồi trốn ở lại giống như Ái Vân chứ ko biết là chị lấy chồng rối về Pháp. Lệ Quyên 2nd thì em nghe album Khúc tình xưa 1 và 2 thì thấy còn nghe được, nhưng đến Khúc tình xưa 3 thì nghe hết album thấy hơi mệt... Hay tại em già rồi ?
Em đồng ý với bác,em chỉ nghe đc 1 lượt! Thấy mọi người cứ khen mà em chẳng khen đc,thấy không có độ phê,chắc em tai bò.
Đúng là "LQ trẻ" hát càng ngày càng tệ... Nghe CD sau cùng của mợ í có cảm giác như vừa "chiến" xong một trận, vã đầm đìa mồ hôi ....
Em thấy khuc tình xưa 1,acutic là hoa âm rễ nghe chứ lệ Quyên hát có hay đâu! Nếu hay thì các album trước đó của ả đã đc chào đón.
không cứ phải các CD trước không hay thì CD sau cũng không hay đâu bác, Lệ Quyên là điển hình của điều này nhất, trước đây lệ quyên theo đuổi dòng nhạc khác xa với bây giờ, đánh giá công tâm thì Lệ Quyên hát thành công với dòng nhạc trữ tình đấy chứ .
Cá nhân em thì dùng từ Diva có lẽ hơi sớm với Lệ Quyên, nhưng cá nhân em cho rằng Lệ Quyên hát rất hay đấy chứ. Những bài em đánh giá cao như "Nếu em được chọn lựa", "Bản tình cuối". Thậm chí, dù em rất thích Bằng Kiều hát "Để nhớ một thời ta đã yêu", em thấy Lệ Quyên thể hiện bài này còn hay hơn.
Tôi cũng cảm thấy như vậy! Gần như Tất cả những nhạc phẩm trong các CD của Lệ Quyên tôi đều thích nhưng khi cho CD vào máy để nghe thì thấy ko hay, có lẽ cũng một phần do hoà âm, phòng thu ko được tốt...