LPs vs CDs, ai hơn ?

Discussion in 'Nguồn phát Digital' started by nghenhinhs1, 11/10/12.

  1. nghenhinhs1

    nghenhinhs1 Advanced Member

    Joined:
    26/2/10
    Messages:
    3.576
    Likes Received:
    19
    Em xin mạn phép mở sân chơi mới để các kụ vào thảo luận ngõ hầu giúp anh em đang phân vân giữa 2 định dạng có cái nhìn đúng đắn hơn trong cuộc chơi.

    LPs ai cũng biết là ra đời trước CDs, đã trải qua cả quá trình nghiên cứu, hoàn thiện để đạt tới một đẳng cấp của dân chơi và được ghi nhận là rất hay. Thế nhưng tại sao TG chưa bằng lòng với định dạng này mà còn phải loay hoay nghiên cứu thêm ra R2R, cassette, CD, VCD, DVD, Blue-Ray, HDCD, SACD.....? Phải chăng còn những khiếm khuyết về KT lẫn nghệ thuật để người tiêu dùng và các kỹ sư còn phải lăn tăn ?........Mời các cụ bóng bàn ạ
     
    Tags:
  2. stereo-fan

    stereo-fan Advanced Member

    Joined:
    21/3/06
    Messages:
    373
    Likes Received:
    0
    Theo em thì chẳng phải là nó không hay mà ở một góc độ nào đấy - như thế giới hiện đại chẳng hạn - LPs không còn phù hợp nữa với lối sống hôm nay nên người ta vẫn loayhoay với các định dạng nghe mới sao cho đáp ứng được đòi hỏi của thị trường, thế cho nên nhưng định dạng bác nếu trên lần lượt ra đời rồi lần lượt mất đi để nhường chỗ cho những thứ khác phù hợp hơn. Em thì vẫn còn nghe LPs nhưng thằng cu nhà em thì thậm chí CDs còn chả thèm nghe mà chỉ nghe lót lét :?
     
  3. nghenhinhs1

    nghenhinhs1 Advanced Member

    Joined:
    26/2/10
    Messages:
    3.576
    Likes Received:
    19
    Em xin ghi nhận :
    1. Thích cái mới lạ nên cứ khám phá, chế tạo
    2. Đòi hỏi của thị trường và quy luật đào thải
     
  4. sontri19962

    sontri19962 Advanced Member

    Joined:
    22/9/07
    Messages:
    358
    Likes Received:
    11
    Theo tôi có lẽ do các chỉ tiêu kỹ thuật của LP không đáp ứng được với đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường nên người ta mới phải nghiên cứu thêm các định dạng mới
     
  5. Comeon

    Comeon Advanced Member

    Joined:
    7/1/12
    Messages:
    575
    Likes Received:
    3
    LP có thứ âm thanh cổ (đục, thiếu dải, không gian hạn chế, tương đối chính xác), càng về sau này thì càng trong, đủ dải, không gian vô cùng ấn tượng, có những thiết bị cho âm thanh chính xác hơn LP, ngoài ra dễ sản xuất, dễ phổ biến. Đặc biệt, bây giờ bà con hay nghe lossless, tức là ko mất đi, thì kể cũng hay, thậm chí có những cái vượt trội CD.
    Khó có thể nói LP hơn hay CD hơn. Nên, thích gì chơi nấy và nếu có điều kiện thì chơi cả 2
     
  6. stereo-fan

    stereo-fan Advanced Member

    Joined:
    21/3/06
    Messages:
    373
    Likes Received:
    0
    Bác nói vậy thì đáng lẽ LPs phải "chết" thay vì lại đang tái xuất chứ :(
     
  7. khivang

    khivang Advanced Member

    Joined:
    2/10/06
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    33
    Liệu sự tái xuất này có phải là phong trào không ? thời gian mới trả lời đc.

    Thời gian qua hết bóng đèn sang LP, R2R, cassette, thậm chí cả radio cổ, loa cổ cũng thay nhau lần lượt tái xuất. Phải chăng người tiêu dùng bắt đầu mệt mỏi với sự thay đổi chóng mặt do công nghệ tạo ra, và đấy phải chăng là phản ứng vô thức với sự chạy đua không mệt mỏi của các tập đoàn tư bản lớn trong việc tranh dành thị phần...?
     
  8. socnau

    socnau Advanced Member

    Joined:
    31/10/07
    Messages:
    702
    Likes Received:
    3
    Location:
    Nghĩa Đô-Hà Nội
    Bác nghenhin khơi lại vấn đề này làm gì, bởi những người chơi Lp 1 cách kỹ lưỡng như bác Stereo-fan sẽ không từ bỏ Lp đâu ạ :))
     
  9. berryfun

    berryfun Advanced Member

    Joined:
    29/12/09
    Messages:
    2.009
    Likes Received:
    126
    hehehe khổ thân bác nghehinh :lol:

    LP, CD, REEL Tape, Cát xét tape, lóc nét..... thì cũng là nguồn ầm mà. hay dở tại tai cụ ạ.

    Cũng như trong ô tô thì có tôi yêu co ta, lơ xù, fò, chết rét, ki ạ, ..... công năng vẫn là di chuyển.
     
  10. Comeon

    Comeon Advanced Member

    Joined:
    7/1/12
    Messages:
    575
    Likes Received:
    3
    Chơi LP có thể méo, kiểu Tube méo hơn SS, nên có thể hợp tai hơn, đặc biệt là trung trầm. Hic hic.
     
  11. khivang

    khivang Advanced Member

    Joined:
    2/10/06
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    33
    Thực ra ông này vào lại lấy tay trái bẻ tay phải thôi vì đang chơi cả 2 loại, biết binh loại nào đây :mrgreen:
     
  12. Comeon

    Comeon Advanced Member

    Joined:
    7/1/12
    Messages:
    575
    Likes Received:
    3
    Bác sơnttme từ ngày bị ban nick bây giờ ít tranh luận, chúc Bác ấy cứ như vậy. Chơi 2 loại thì biết được nhiều hơn, nhưng chủ yếu vẫn là hoành tráng thôi ạ.
     
  13. thangsamnec

    thangsamnec Advanced Member

    Joined:
    24/8/08
    Messages:
    451
    Likes Received:
    10
    Location:
    Hải Phòng
    Đối với e hai món này :
    CD là cơm và LP là phở, cơm mãi cũng chán, thỉnh thoảng đổi gió ăn phở, nhưng vẫn trung thành với cơm :D
     
  14. khivang

    khivang Advanced Member

    Joined:
    2/10/06
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    33
    Một sự so sánh thú vị và khá đúng. Em cũng thấy giống bác :)
     
  15. Comeon

    Comeon Advanced Member

    Joined:
    7/1/12
    Messages:
    575
    Likes Received:
    3
    Tặng các kụ chưa hiểu thế nào là bến bờ và các kụ đã đến bến:
    Lịch sử của việc ghi âm bắt đầu hình thành từ năm 1796 khi Antoine Favre, một thợ sản xuất đồng hồ, đã trình bày ý tưởng của anh về một thiết bị mà ngày nay chúng ta biết đến với tên gọi máy hát có ống quay hình trụ, hay còn gọi là "Musical box".
    Đó chỉ là một dụng cụ chơi nhạc tự động, có thể chơi các giai điệu định sẵn theo ý muốn nhưng không thể thu bất cứ âm thanh nào. Vì thế, để có thể tái hiện các tín hiệu âm thanh trong cuộc sống, trước hết người ta cần phải phát minh ra một thiết bị có thể ghi lại các loại âm thanh đó.
    Ống trụ bằng sáp là thiết bị thu âm đầu tiên được sản xuất cho mục đích thương mại. Quá trình thu âm này là phát minh của Edison năm 1877. Bằng cách quấn các lá thiếc quanh ống trụ, và nhờ một mũi kim dao động theo các rung động của âm thanh tạo ra các đường rãnh có độ sâu khác nhau trên lá thiếc, ông đã ghi lại được bài hát Mary had a little lamb. Sau đó, Edison sử dụng một cây kim và màn rung (diaphragm) để tái hiện bản thu âm này.

    Khi tiến hành nghiên cứu bóng đèn điện, Edison đã quên mất phát minh này của ông đến vài năm. Chỉ khi niềm say mê với việc tái hiện âm thanh trở lại, ông mới phát minh ra phương thức sản xuất hàng loạt máy hát ống quay hình trụ bằng cách tạo một khuôn đúc hình trụ nguyên khối thông qua phương pháp mạ điện.

    Năm 1887, Emile Berliner (người Mỹ) đã phát minh ra một thiết bị có thể ghi lại các rung động của âm thanh trên đĩa kẽm thay vì trên các ống quay hình trụ. Thiết bị tạo ra các đường rãnh trên mặt phẳng của đĩa. Âm thanh sẽ được ghi lại qua các đường rãnh hình xoáy ốc có độ sâu không đổi trên một đĩa phẳng. Berliner gọi loại đĩa này là đĩa ghi âm. Các đĩa thu âm thời kỳ đầu và ống kính quay hình trụ có khả năng tạo ra âm thanh với chất lượng tương tự như nhau, mặc dù về mặt lý thuyết, các ống quay hình trụ có lợi thế về tốc độ và phạm vi động của các rãnh lên xuống lớn hơn. Các ống quay hình trụ của Edison có thời lượng ghi/phát từ 2 hoặc 4 phút, thu với tốc độ 160 vòng/phút. Còn đĩa của Berliner chạy với tốc độ 60 vòng/phút trong thời gian 2 phút. Tất cả chỉ đủ sức ghi lại một bản nhạc duy nhất. Việc ghi âm và phát âm được thực hiện hoàn toàn bằng cơ học với sự hiện diện của chiếc kèn kim loại to tướng và bóng loáng. Khi ghi âm, chiếc kèn có nhiệm vụ "gom" âm thanh lại để tạo nên áp suất lớn cho kim ghi có thể ghi được. Ngược lại, khi phát âm, người ta lại phải dùng chiếc kèn theo hướng ngược lại để khuếch đại âm thanh lên mức có thể nghe được.
    Đĩa hát thâm nhập thị trường :
    Năm 1887, Edison vẫn tiếp tục triển khai quá trình sản xuất hàng loạt máy hát ống quay hình trụ. Quá trình này kéo dài cho đến tận năm 1900 khi ông sử dụng một loại sáp mà khi cho vào khuôn có thể co lại khi nguội, giúp lấy ra dễ dàng. Năm 1894, công ty máy hát American Gramophone và Columbia đã sáp nhập để hình thành nên Công ty thu âm Combia (Columbia Record Company). Trong khi đó, công ty sản xuất máy hát của Berliner cũng bắt đầu đưa ra thị trường một mặt đĩa đường kính 7 inch, tốc độ 70 vòng/phút với giá 50 cent. Cả hai loại máy hát ống quay hình trụ và máy hát đĩa đều được vận hành từ nhiều nguồn năng lượng khác nhau, từ cơ quay tay dùng bàn đạp cho đến vận hành bằng lò xo và các động cơ điện chạy ắc-quy.

    Mặc dù ống quay hình trụ và đĩa hát cùng tồn tại song song trong suốt thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 20, nhưng có thể nhận thấy đĩa hát dễ đưa vào sản xuất hàng loạt hơn. Cho đến năm 1913, đĩa hát trở nên thắng thế và máy hát ống quay hình trụ không còn được tiếp tục sản xuất. Nhạc dance trở nên thịnh hành để đáp ứng nhu cầu. Edison lại bắt tay vào thiết kế loại đĩa dày dành cho nhạc khiêu vũ có rãnh điều chỉnh theo phương thẳng đứng, quay 80 vòng/phút. Các nhà sản xuất khác cũng sản xuất đĩa hát có tốc độ quay 78 vòng/phút, với các thể loại nhạc rất đa dạng phù hợp với mọi thị hiếu như nhạc cổ điển, nhạc jazz, nhạc khiêu vũ, hoặc các màn trình diễn của các ca sĩ thời đó như Harry Lauder. Khi chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc vào năm 1918, ngành công nghiệp sản xuất đĩa hát thực sự cất cánh.

    Ngay năm tiếp theo, Công ty Victor đã cho ra đời đĩa nhạc pop đầu tiên được bán với số lượng trên 1 triệu bản (đĩa Dardanella do dàn nhạc Ben Selvin trình bày). Đến năm 1922, âm nhạc đĩa hát đã trở thành loại hình giải trí phổ biến nhất tại Mỹ.
    Cuộc suy thoái kinh tế năm 1923 đã gây ảnh hưởng nặng nề đến hai công ty ghi âm Columbia và Victor. Tuy nhiên, Công ty Western Electronic cùng với hai tên tuổi khác là AT&T và Bell Labs đã đưa ra một hệ thống thu âm chạy đèn điện tử, tạo nên một cuộc cách mạng trong lĩnh vực thu âm. Lúc đó, microphone có thể thay thế cho các kèn thu âm thanh, nhờ vậy cũng tạo nên một bước đột phá lớn cho chất lượng của các bản thu âm. Các đĩa hát được sản xuất ra có hai mặt và mỗi mặt chơi được với thời lượng 5 phút.
    Vào năm 1925, tại Mỹ, tốc độ của đĩa hát được chuẩn hóa là 78,26 vòng/phút. Tiêu chuẩn này được tạo ra căn cứ theo chuẩn thời bấy giờ về vòng quay của môtơ điện (3.600 vòng/phút) và bộ giảm tốc 46 - 1 (3.600/46=78,26) để quay mâm đĩa.
    Những chiếc đĩa thương mại đầu tiên thời kỳ này được làm từ một hỗn hợp chất liệu tự nhiên gọi là shellac, bao gồm nhựa cánh kiến Ấn Độ trộn với một số sợi celluloid khác. Đến năm 1930, chất liệu tự nhiên shellac được thay thế bằng nhựa tổng hợp, nhưng chất liệu mới vẫn có nhược điểm là gây tiếng ồn, giòn và dễ vỡ hơn shellac.
    Thế chiến II, công nghiệp sản xuất máy hát đình trệ. Nhưng ngay khi cuộc chiến vừa kết thúc, ngành này lại mau chóng phát triển cùng với những tiến bộ trong công nghệ sản xuất. Năm 1913, RCA đã tiến hành một số nghiên cứu tìm loại chất liệu mới cho đĩa hát, sử dụng nhựa vinyl "vitrolac" có thể ghi ở tốc độ 33,3 vòng/phút. Tuy vậy, loại đĩa này không thể thay thế cho loại đĩa 78 vòng đang phổ biến, mặc dù được đánh giá cao về âm nhiễu bề mặt thấp và độ đàn hồi lớn. Cũng như vậy, chất shellac không còn được phổ biến nên các đĩa hát 78 vòng lại được sản xuất từ chất liệu vinyl.
    Năm 1948, hãng Columbia Records cho ra mắt đĩa rãnh siêu nhỏ đường kính 12 inch từ chất liệu vinyl, tốc độ 33,3 vòng/phút, với loại đĩa này, khả năng ghi âm được kéo dài hơn trước nhiều, do đó, người ta gọi chúng là Long-Play (viết tắt là LP). Không thể để bị qua mặt như vậy, một năm sau đó, RCA cũng giới thiệu loại đĩa đơn 45 vòng/phút. Đây chính là bước ngoặt lớn khi một đĩa 45 vòng có thể lưu trữ một lượng thông tin tương đương một đĩa 78 vòng, đường kính 12 inch. Chưa kể đến loại đĩa này lại nhẹ và bền hơn. Các đĩa đơn sản xuất tại Mỹ có đường kính vòng tròn tâm là 1 inch, đòi hỏi phải có một bánh nhựa tròn tương thích mới có thể chơi trên trục quay theo chuẩn Anh quốc. Phần lớn các máy hát tự động có nguồn gốc từ Mỹ nên các đĩa hát nhãn hiệu Anh đều có tâm mở rộng để phù hợp với các trục quay loại này.
    Thời hoàng kim của đĩa hát 45 vòng/phút song song cùng kỷ nguyên của nhạc Rock-and-Roll. Thời đó, các đĩa đơn 45 vòng có giá thành không cao và dễ kiếm nên giới trẻ có thể tìm về chơi trên các máy hát loại Dansettse trong phòng ngủ. Còn với những người lớn tuổi thì thích hợp với các máy hát có radio đặt trong phòng khách. Bước tiến mới trong chất lượng âm thanh của đĩa LP cùng với thùng gỗ rộng của các máy hát có radio đã mở ra kỷ nguyên Hi-Fi, tạo thách thức mới trong ngành công nghiệp thu âm.
    Công nghệ thiết kế các đĩa ghi âm bốn chiều được công bố vào năm 1971. Quá trình này cho phép ghi lại 4 loại tín hiệu âm thanh riêng rẽ lên đĩa LP và đòi hỏi ứng dụng nhiều phương pháp kỹ thuật.
    Một phương pháp là thu lại 4 kênh âm thanh bằng cách lập ma trận điện tử các kênh thành hai kênh. Khi các đĩa ghi âm được chơi, các mạch trong ampli có thể giải mã các tín hiệu trở lại thành tín hiệu 4 kênh. Có hai hệ thống ghi đĩa 4 chiều ứng dụng ma trận chính: Hệ thống SQ của CBS và hệ thống SQ của Sansui. Một định dạng khác là CD-4 do RCA sản xuất lại mã hóa thông tin của kênh sau (rear) trên một dải sóng siêu âm. Quá trình này cần có một đầu cartridge dải thông đặc biệt để tiếp nhận thông tin. Tuy nhiên, thông tin dải tần cao sẽ bị mờ đi sau một vài lần nghe, cho thấy định dạng CD-4 tỏ ra kém hiệu quả hơn hai định dạng ma trận. Tất cả các định dạng này đều không mấy thành công khi đưa vào sản xuất cho mục đích thương mại, nhưng lại chính là tiền thân của các hệ thống âm thanh surround sau này, ví dụ như định dạng SACD đa kênh và hệ thống rạp hát tại gia chúng ta thấy ngày nay.
    Vào cuối những năm 1970, phương thức ghi âm trực tiếp vào đĩa được giới thiệu bởi một số hãng, chẳng hạn như hãng Sheffield Labs. Các đĩa cực đắt này chỉ dành bán cho một tầng lớp dân chơi âm thanh nhỏ, những người không thích sử dụng băng từ do có thiện cảm với lối chuyển tải âm thanh chất lượng cao của đĩa ghi âm gốc. Đĩa Dark Side of the Moon của hãng Mobile Fidelity Sound Lab được thu với công nghệ "trực tiếp" này là loại đĩa đắt tiền và hiện đại nhất thời đó.
    Đầu những năm 1980, các đĩa mã hóa DBX xuất hiện. Loại đĩa này lại không tương thích với các hệ thống hi-fi thông thường bởi chúng đòi hỏi phần mềm DBX tinh vi để xử lý âm nhiễu. Phần mềm này chủ yếu dùng để giảm tối đa các âm nhiễu trong quá trình tái tạo âm thanh và tăng phạm vi động. Một phần mềm tương tự và ít bền hơn gọi là CX cũng được ứng dụng, do CBS thiết kế.
    Cũng vào cuối những năm 1970 và đầu những 1980, một phương thức làm tăng dải động cho các đĩa sản xuất hàng loạt đã ra đời, sử dụng thiết bị cắt đĩa cực kỳ cao cấp. Các phần mềm này xuất hiện trên thị trường với tên gọi CBS Discomputer và Teldec Direct Metal Masteing, được dùng để giảm nhiễu âm của các rãnh đĩa. Việc các phần mềm này có thành công hay không vẫn đang là đề tài gây tranh cãi trong giới chơi âm thanh vinyl cao cấp ngày nay.
    Đĩa vinyl vẫn là phương tiện ghi âm khởi đầu và phát triển song song với nó vào những năm 60 - 70 là băng cối hai kênh "reel-to-reel". Cho đến những năm 70, định dạng băng cassette của Philips đã giành phần thắng so với LP và bắng cối do tính tiện lợi, nhỏ gọn của nó trong lĩnh vực giải trí gia đình. Mặc dù vậy, chất lượng âm thanh của cassette chưa thể sánh bằng các đĩa LP vinyl được sản xuất công phu. Phải mãi đến những năm 1980, đĩa compact disc ra đời đã chứng minh sự tiện dụng cùng chất lượng tuyệt vời của chúng và mau chóng thay thế đĩa LP.
     
  16. kthien

    kthien Advanced Member

    Joined:
    19/3/11
    Messages:
    1.538
    Likes Received:
    71
    Location:
    TP Công Nghiệp
    em cũng như bác chơi hết các loại, thỉnh thoảng đổi gió còn đi hát karaoke cơ
     
  17. thangsamnec

    thangsamnec Advanced Member

    Joined:
    24/8/08
    Messages:
    451
    Likes Received:
    10
    Location:
    Hải Phòng
    Karaoke ngoài hàng á? Cái này vợ e cấm tiệt. Thích hát hử? Ở nhà hát nhá! Đi ra ngoài, bà là bà cấm :(
     
  18. SonTTMe

    SonTTMe Advanced Member

    Joined:
    22/7/12
    Messages:
    841
    Likes Received:
    5
    Hôm qua bác Quoctrung vào bên kia nhắc em mà em lại chả hiểu gì, hoá ra có cái toptic mới. Hay đấy, phần em thì chả phải so sánh 2 cái này, mà để so sánh thì cũng mất công... ít nhất là viết ra, thể nào cũng có ưu khuyết điểm của từng media. Nên thôi.
    Thấy có nhiều bác nhắc em, cũng có thể là nhớ em, cũng có thể là thấy em hiền lành dễ bắt nạt lại đang bị chính quyền soi nên muốn lừa em để em bị ban nick. Thật là không hay nha.
    Tuỳ các bác, khích được, chửi được, cứ tự nhiên ạ. Em không care tiểu tiết.

    Về phần so sánh CD vs LP đối với cá nhân em thì thế này ạ.
    - Về đầu phát, nhà em hiện nay ko có CDP mà chỉ có máy quay đĩa. Trên ô tô thì lại chỉ có CDP mà không có máy quay đĩa :lol:
    - Về content, nhà em hiện nay CD hay LP đều nhiều như nhau. Vẫn tiếp tục mua cả 2 định dạng khi gặp chương trình mình thích. CD thì về rip vào, LP thì nghe luôn.
    - Cả CD và LP đều là những thứ rất quí đối với em, giữ gìn như báu vật.
    Đấy là nói về chuyện nghe nhạc hàng ngày, nghe nhạc trường kì. Em là một người đam mê nghe nhạc cho nên hiện nay em cố gắng đi xem các show diễn của các ban nhạc, ca sĩ mình yêu thích trước khi họ vì già mà chết đi hay không biểu diễn nữa. Và em thấy đó mới là chất lượng âm thanh thực sự "đỉnh", không khí của âm nhạc tưng bừng và sự chia sẻ của những người yêu nhạc cũng được đẩy lên cao, không có màu da, biên giới, ngôn ngữ... tất cả chỉ xoay quanh âm nhạc và chỉ âm nhạc mà thôi.

    Với em là thế, thích là chơi, chơi thì cố đi cho tới, chưa tới được cũng không sao, miễn là mình còn đam mê nghĩa là mình đang sống.
    Chúc các bác một buổi sáng tốt lành.

    PS. Em gửi các bác vài tấm ảnh chụp các ban nhạc em yêu thích đang biểu diễn, các bác thông cảm em chỉ pop rock thị trường, không đua đòi cao sang cổ điển làm hàng được.
     

    Attached Files:

  19. SonTTMe

    SonTTMe Advanced Member

    Joined:
    22/7/12
    Messages:
    841
    Likes Received:
    5
    Một số ban nhạc khác mà em đã được xem.
     

    Attached Files:

  20. concerto

    concerto Advanced Member

    Joined:
    27/2/07
    Messages:
    1.913
    Likes Received:
    14
    Location:
    Hà Nội
    Đơn giản là người ta phải cần những thứ hoàn thiện hơn ví dụ như:
    - Hoàn thiện hơn về thông số kỹ thuật
    - Hoàn thiện hơn về chức năng lẫn xử dụng
    - Hoàn thiện hơn về tuổi thọ cũng như độ bền
    - Hoàn thiện hơn trong vấn đề sang ấn phát hành
    - Cải thiện hơn về chất lượng so với giá thành
    ...
    Rất nhiều đĩa than mà nhiều người nghe và khen phần nhiều là do chính R2R lúc thâu và mát-tơ rồi dùng mát-tơ R2R đó để tạo ra phôi đĩa than gốc rồi kế đó là phát hành đĩa than an-bum đó hàng loạt ... Và sau này công nghệ thâu đì-gí-tồ tiếp tục củng cố chất lượng để nâng cao và làm mát-tơ cho các đĩa than ... Những ban nhạc thành danh cỡ như ABBA hoặc Bi-Gi và ngay cả cụ Kà-ra-gian đã xử dụng thâu và mát-tơ đì-gi-tô từ cuối thập kỷ 70s ... ----> Nếu chất lượng mát-tơ không cao ví dụ như chất lượng R2R hoặc công nghệ thâu đì-gí-tồ mà không được phát triển hoặc không được nâng cao chất lượng hoặc ngay cả không bao giờ được chế tạo ... thì đĩa than vưỡn cho chất lượng ... dở tệ mà lại còn đắt tiền !!!! Nếu các cụ không tin thì đem các đĩa than thập kỷ 30s, 40s hoặc ngay cả 50s nghe thử xem gồi biết ....

    So với R2R và so với nhiều định dạng đì-gí-tồ thì chất lượng kỹ thuật của đĩa than là KÉM NHẤT !!!! Nghe có vẻ hơi phản cảm nhưng thực sự chất lượng kỹ thuật của 1 bộ dàn nghe đĩa than tốt nhất thế giới không bằng chất lượng kỹ thuật của 1 cái TÁO I-pót Cờ-lát-sích !!!! :oops:

    Đương nhiên thích gì chơi nấy nhưng muốn so sánh hơn kém thì không thể đem sở thích hoặc cái gọi là "hay" để mà cân đô đong đếm để làm bằng cho cái sự so sánh ... :wink:
     
  21. phongph

    phongph Advanced Member

    Joined:
    13/5/12
    Messages:
    647
    Likes Received:
    4
    Chào các Bác!
    Mình ở SG. Có thể gọi CD là cơm, LP là Phở và Lossless là Hủ tiếu. Mình đang dùng "cơm" hằng ngày và thỉnh thoảng thay đổi bằng "hủ tiếu". Mình đang định đổi gió kiếm thêm "Phở", nhưng nghe các Bác nói về "hạn chế trong kỹ thuật thu âm của LP so với CD, Apple Lossless ..." nên lại ngần ngừ. Thanks.
     
  22. muoimeo-2005

    muoimeo-2005 Advanced Member

    Joined:
    10/10/11
    Messages:
    1.153
    Likes Received:
    2
    Ơ! cái tay bên trái! Ảnh này của cụ Son hay ghê!
    :D
     

    Attached Files:

  23. Schumacher

    Schumacher Advanced Member

    Joined:
    3/9/08
    Messages:
    1.510
    Likes Received:
    145
    Location:
    Hà Nội
    Bác concerto có thể giải thích thêm về chỗ này được không ạ?

     
  24. SonTTMe

    SonTTMe Advanced Member

    Joined:
    22/7/12
    Messages:
    841
    Likes Received:
    5
    Phải thử mới biết bác ạ, mà thích thì bác hỏi anh Gú trước đi, chứ có nhiều kinh nghiệm, kiến thức các cao nhân trên này đưa ra cũng không hẳn là chính xác tuyệt đối đâu.
     
  25. khoainhac

    khoainhac Advanced Member

    Joined:
    1/11/11
    Messages:
    445
    Likes Received:
    35
    Nếu so LPs và CDs thì tại sao không so luôn R2R nhỉ . Chuẩn nhất là so LPs và R2R ai hơn ? Nếu 2 đầu phát với giá tiền bằng nhau , phần mềm đều xịn như nhau thì R2R hơn đứt LP về....tiếng bass !!!
     

Share This Page

Loading...