"Mùa thu tới trường" - VNAV-2012

Discussion in 'VNAV Online & Offline' started by nck_kool, 5/9/12.

  1. nck_kool

    nck_kool Advanced Member

    Joined:
    8/3/06
    Messages:
    6.580
    Likes Received:
    5
    Location:
    Tây Bắc
    Kính thưa toàn thể mọi người, có lẽ các hoạt động dành cho trẻ em vùng cao của chúng ta vẫn còn tiếp tục với đầy ý nghĩa và tình cảm. Tuy nhiên đối với "Mùa thu tới trường 2012" của VNAV, em xin làm công tác tổng kết về mặt tài chính như sau:

    1. Tổng số kinh phí do các thành viên của diễn đàn đã đóng góp là: 74,230,000VNĐ. Số tiền còn dư từ năm 2011 là: 12,000,000đ.
    Tổng cộng năm nay chúng ta có: 86,230,000đ.

    2. Số tiền đã chi tổng cộng là: 71,409,000VNĐ, cụ thể bao gồm:

    • - Mua 650 áo ấm: 38,809,000đ
      - Mua sách và bánh kẹo: 14,100,000đ
      - Mua 1 tấn gạo: 13,500,000đ
      - Tiền dầu và đi đường cho xe tải (các loại phí): 5,000,000đ

    3. Số dư còn lại: 14,821,000đ

    Trước tiên em xin thay mặt cả đoàn trân trọng gửi lời cảm ơn của các em nhỏ, các thày cô giáo và bà con ở vùng cao tới tấm lòng nhiệt thành của toàn thể anh chị em của VNAV (đặc biệt là đóng góp không biết mệt mỏi của các bác như bác lamdoi, bác Mica... và các bác khác trên toàn quốc, từ nước ngoài), sự giúp sức của Ban Quản trị để chuyến đi thành công tốt đẹp và ở hai xã vùng cao đã có những giây phút hết sức cảm động.

    Số kinh phí còn lại em xin giữ đầy đủ và sẽ chuyển lại cho chương trình của năm sau hoặc các hoạt động ý nghĩa khác của VNAV.

    Một lần nữa xin thay mặt cảm ơn các bác.
     
  2. nck_kool

    nck_kool Advanced Member

    Joined:
    8/3/06
    Messages:
    6.580
    Likes Received:
    5
    Location:
    Tây Bắc
    Sau khi được bác Linh_piano KCS toàn bộ: em vừa sửa lại kinh phí khoản mua sách và bánh kẹo là: 14,100,000đ và cập nhật các khoản khác.

    Em cũng xin thông báo: chương trình mua 10 giường tầng cho các em ở trường Niêm Tòng và 100 chăn cho các em ở trường Thượng Phùng cũng đang được gấp rút triển khai :p
     
  3. tai_trau

    tai_trau Moderator

    Joined:
    11/4/06
    Messages:
    15.497
    Likes Received:
    4.706
    Location:
    Hà Nội
    Cám ơn bác Nck_kool nhiều nhiều.
     
  4. jack&cable

    jack&cable Advanced Members

    Joined:
    2/4/07
    Messages:
    1.611
    Likes Received:
    7
    Location:
    Hà nội
    Vậy có phải đi nữa không bác ?


     
  5. nck_kool

    nck_kool Advanced Member

    Joined:
    8/3/06
    Messages:
    6.580
    Likes Received:
    5
    Location:
    Tây Bắc
    Đây là chương trình cá nhân, chủ yếu là chuyển kinh phí nhờ các thày hiệu trưởng thực hiện giúp, không phải đi cửa hàng trưởng ạ :)
     
  6. jack&cable

    jack&cable Advanced Members

    Joined:
    2/4/07
    Messages:
    1.611
    Likes Received:
    7
    Location:
    Hà nội
    Em tưởng bác lại vất vả thêm chuyến nữa. :D



     
  7. nck_kool

    nck_kool Advanced Member

    Joined:
    8/3/06
    Messages:
    6.580
    Likes Received:
    5
    Location:
    Tây Bắc
    Trường tiểu học và cả trung tâm xã Thượng Phùng đang bị cô lập 2 ngày hôm nay bởi đất sụt ở đoạn có máy xúc giúp chúng ta đi qua hôm nọ các bác ạ. Mong sao cho đường sớm thông để chăn ấm sớm lên với các em nhỏ
     
  8. PioneerJP

    PioneerJP Advanced Member

    Joined:
    9/4/10
    Messages:
    73
    Likes Received:
    1
    Mấy hôm nay Hà Giang mưa rét, áo rét các bác tặng đã phát huy hiệu quả, các cháu đi học đỡ lạnh hơn nhiều. thật ấm lòng
     
  9. KING

    KING Advanced Members

    Joined:
    23/8/06
    Messages:
    7.570
    Likes Received:
    34
    Location:
    247Express
    Bác Tuk giải quyết việc nhanh thế.

    Định không viết tiếp, nhưng cuối tuần đang rỗi việc, em kể tiếp mấy câu chuyện còn dang dở
     
  10. KING

    KING Advanced Members

    Joined:
    23/8/06
    Messages:
    7.570
    Likes Received:
    34
    Location:
    247Express
    Câu chuyện thứ nhất:

    CÁN BỘ "KCS"

    Người viết gọi vui "mẫu" trong tấm hình dưới là "Cán bộ KCS trường Thượng Phùng"
    [​IMG]

    Sau khi đoàn công tác gặp gỡ, giao lưu, phát kẹo cho các em học sinh trên phòng họp của trường cũng là lúc đến giờ ăn. Hôm nay vì tiếp đoàn nên các em ăn trưa muộn hơn thường ngày gần 1 tiếng.
    Phòng ăn là khoảng sân rộng ngoài trời trước cửa khu ở nội trú. Xung quanh, núi non hùng vĩ bởi điểm trường này nằm chót vót trên đỉnh núi. Thấy được những khó khăn, trong 1 lần công tác tại đây, đồng chí Bí Thư Tỉnh ủy Hà Giang đã tặng các cháu bộ bàn ăn này cho các cháu. Vì giờ ăn trễ hơn 1 tiếng so với thường ngày nên nắng đã trải mất nửa sân
    [​IMG]

    Cứ 6 bạn 1 bàn, trong nhóm cử 1 bạn ra nhà bếp cầm 1 cái xoong nhận Canh về cho cả bàn. Hôm nay nhà bếp chuẩn bị món canh cải nấu với mì tôm. Trên điểm trường này, xuất ăn của các cháu có thêm rau, hơn điểm trước trước chúng tôi ghé thăm
    Sau khi lấy canh về, các bạn còn lại xếp hàng ra nhà bếp nhận cơm về ăn. Mỗi cháu 1 cặp lồng, trong đó có cơm và sẵn thức ăn mặn
    Các cháu chắc cũng đã đói hơn mọi ngày vì ăn muộn
    [​IMG]

    Ăn xong, cặp lồng và thìa của cháu nào, cháu đó tự rửa. Đây là trường tiểu học, các cháu độ tuổi từ lớp 3 đến lớp 5. Nếu ở dưới xuôi, thành phố chắc tuổi này ít có cháu nào đảm nhận được công việc này
    Nhà trường tổ chức thuê 1 cô nấu ăn cho các cháu nội trú. Lúc các cháu rửa bát, cô nấu cơm này sẽ ra giúp các cháu múc nước ở bể dự trữ ra mấy chậu nhôm, trong đó có 1 chậu nước rửa bát (chén), các chậu kia đựng nước sạch để các cháu rửa lại
    Các cháu ăn thừa cơm đổ vào 1 chậu để sẵn cạnh đó. Quan sát các cháu thấy các cháu rửa rất cẩn thận và sạch sẽ, lý do 1 phần ở đoạn kết câu chuyện này
    [​IMG]

    Chỉ có 1 lối đi nhỏ để các cháu rửa xong vào cất cặp lồng vào nơi quy định. Ở trước lối đi đó có 2 cháu thay nhau kiểm tra tình trạng sạch sẽ của cặp lồng các bạn rửa. Việc kiểm tra này cũng hết sức tỷ mỉ, không làm cho có lệ
    [​IMG]

    Bạn nào rửa chưa sạch cho dù còn ít dầu ăn (mỡ) dính ở cặp lồng, hay 1 hạt tấm cơm nhỏ trên mép cặp lồng đều bị cán bộ KCS này yêu cầu rửa lại. Tôi cũng chứng kiến 2 bạn bị yêu cầu rửa lại, do chưa sạch. Tất cả đều vui vẻ làm lại theo yêu cầu của các bộ KCS. Chỉ có cặp lồng nào đạt chuẩn sạch, thì cán bộ KCS mới cho qua cửa để cất vào nơi quy định
    [​IMG]


    Nể phục trước ý thức của các cháu, đặc biệt lại với các cháu mới chỉ 8 đến 10 tuổi lại con em dân tộc, ở tận nơi biên cương của Tổ Quốc. Tôi mang ngạc nhiên này hỏi thầy Hiệu trưởng đang đứng gần đó, thầy tâm sự: Việc kiểm tra này là hoạt động hàng ngày của các cháu, nhà trường chỉ gióng dựng cho các cháu 1, 2 tháng đầu, sau đó các cháu tự phân công mỗi ngày 2 bạn trực để kiểm tra, việc này đảm bảo các bữa ăn sau các cháu được ăn trên những chiếc cặp lồng sạch sẽ vệ sinh.

    Hình ảnh cán bộ KCS cứ hiện trong đầu tôi trong suốt chặng đường về cho đến tận hôm nay. Nể phục hình ảnh đó, tôi cảm phục các thầy cô, đặc biệt là Thầy Tài Hiệu trưởng đồng hương, đồng niên với tôi đã dậy các em từ những việc nhỏ nhất. Cứ như thế, công cuộc gieo chữ, dậy người của các thầy dưới xuôi lên Cao Nguyên đá này chắc chắn sẽ được đền đáp, một thế hệ tương lai con em dân tộc chắc chắn hơn cha chú đi trước. Cám ơn các thầy





    ...
     
  11. KING

    KING Advanced Members

    Joined:
    23/8/06
    Messages:
    7.570
    Likes Received:
    34
    Location:
    247Express
    Câu truyện thứ nhì:

    HAI MẶT CỦA 1 VẤN ĐỀ

    Ngay trong câu truyện trao đổi ngắn của chúng tôi với chị Chanh, Trưởng phòng Văn hóa huyện Mèo Vạc trước khi đoàn lên đường ngay tại quán ăn sáng. Đây có lẽ là quán ăn "tươm nhất" ở cái thị trấn bé nhỏ vùng biên này, nên lượng khách khá đông. Bà chị chủ quán nhìn tướng nhanh nhẹn, sạch sẽ, mặt có lẽ rất nghiêm khắc
    [​IMG]

    Trong lúc chờ đợi được phục vụ, tôi nhìn lên tường thấy dán khá nhiều giấy khen của con chị chủ quán, tôi đếm sơ có lẽ đến 7 cái giấy khen, nghĩa là con chị chủ quán học cỡ lớp 7, lớp 8, cháu chắc cũng học khá nên năm nào cũng nhận giấy khen
    [​IMG]

    Quay lưng định lấy cái ghế ngồi, tôi bất ngờ khi bức tường đối diện dán 03 tờ giấy học sinh, có nét chữ của con trẻ
    [​IMG]

    Nhìn kỹ, hóa ra là 3 bản kiểm điểm của chính chủ nhân của những tấm giấy khen bên bức tường đối diện. Mỗi bản kiểm điểm là 1 lần cháu mắc lỗi với mẹ và gia đình
    [​IMG]

    1 lần do nói chuyện riêng trong lớp và không chép bài. Chắc cô giáo gọi điện cho phụ huynh phản ánh, thế là bị viết bản kiểm điểm
    [​IMG]

    1 lần là lấy trộm tiền của mẹ để mua đồ chơi RỒNG ĐỎ :(
    [​IMG]

    Lại 1 lỗi lấy trộm tiền của mẹ, nhưng không phải mua Rồng Đỏ nữa mà là khao bạn bè :D
    [​IMG]

    Hình ảnh 2 mặt của 1 vấn đề, 1 bức tranh nhỏ của việc giáo dục con ở gia đình làm tôi suy nghĩ mãi.
    Nhiều bố mẹ ở dưới xuôi, bận rộn với việc kiếm tiền mong sao đáp ứng hết yêu cầu của con là thấy hạnh phúc.
    Bà chủ quán này rất bận rộn với việc bán hàng, nhưng tư duy em nghĩ cũng tiến bộ. Những thành tích của con thì cũng trân trọng treo ở nơi trang trọng nhất ngay chỗ ngồi bàn nước tiếp khách. Nhưng với những lỗi của con, cho dù xảy ra ở nhà hay ở trường cũng phải thực sự nghiêm khắc và cũng phải công khai, minh bạch nơi bức tường đối diện.

    Thưởng động viên ngay, lỗi cũng phải nghiêm khắc. Cây non phải uốn ngay từ đầu. Giấy khen nhiều hơn Bản kiểm điểm :D , tôi trộm nghĩ cháu Cường - con chị chủ quán - chắc chắn sau này sẽ thành người có ích cho xã hội

    Có dịp quay trở lại vùng đất này, chắc chắn tôi sẽ ghé qua quán Phở nhà chị ăn sáng và hỏi chuyện chị về cháu Cường :D





    ...
     
  12. nck_kool

    nck_kool Advanced Member

    Joined:
    8/3/06
    Messages:
    6.580
    Likes Received:
    5
    Location:
    Tây Bắc
    Ngài King quả là tinh tường :)
     
  13. Thuvm

    Thuvm Approved Member

    Joined:
    8/10/11
    Messages:
    10
    Likes Received:
    0
    Bài học đáng giá! Cảm ơn bác King!
     
  14. freeman1

    freeman1 Advanced Member

    Joined:
    10/9/09
    Messages:
    1.702
    Likes Received:
    208
    Location:
    Hà Nội
    Bác king viết tiếp câu chuyện thứ 3, 4.....đi, em đang đọc dở ... :mrgreen: . Thấy các bác đc đi mà em thèm quá :(
     
  15. KING

    KING Advanced Members

    Joined:
    23/8/06
    Messages:
    7.570
    Likes Received:
    34
    Location:
    247Express
    Câu truyện tiếp theo, "HỒ TRÊN NÚI", tối về em tiếp tục
     
  16. windmills

    windmills Approved Member

    Joined:
    9/10/11
    Messages:
    28
    Likes Received:
    0
    Để em ... chạy tiếp sức bác KING vụ hồ trên núi nhé, em là em thích hồ lắm mà ;)

    Hồ treo trên núi
    Đang trên đường leo núi rất cheo leo hiểm trở vào các điểm trường thì em được một người bạn Hà Giang giới thiệu về khung cảnh ngay phía dưới con đường. Ồ, thì ra là một bể.. bơi giữa khung cảnh núi non mây gió hùng vĩ này ư??? Anh cười to và bảo: Không phải bể bơi, hồ treo đấy – dự án đặc biệt của Chính phủ dành cho nhân dân 4 huyện vùng cao Hà Giang (Lũng Cú, Đồng Văn, Mèo Vạc và Yên Minh) nhằm khắc phục tình trạng thiếu nước vào mùa khô hạn...

    Hồ treo với làn nước trong xanh, không chỉ cung cấp nước cho hàng ngàn người dân nơi đây mà còn tạo nên cảnh quan môi trường nên thơ nhưng cũng rất đặc biệt cho vùng cao nguyên đá nơi đây.

    Với địa hình hiểm trở và những khó khăn tận mắt chứng kiến, em càng thêm khâm phục những con người đã ngày đêm vất vả để không chỉ mở hàng trăm km đường trên vách đá cheo leo mà còn tạc vào núi cao những hồ nước lung linh- như những hòn ngọc giữa trập trùng đá núi...

    Hồ treo trên núi:
    [​IMG]
     
  17. dohaithanh

    dohaithanh Advanced Member

    Joined:
    16/9/09
    Messages:
    1.278
    Likes Received:
    4
    @King : hay và cảm động, tiếp đi :D
     
  18. KING

    KING Advanced Members

    Joined:
    23/8/06
    Messages:
    7.570
    Likes Received:
    34
    Location:
    247Express
    Có thư cảm ơn tới bác, các bác cơ quan bác chả có nick tập thể nên chịu, đành nhờ bác chuyển lời cảm ơn của các em học sinh và các thầy trên Mèo Vạc đến các bác trong cơ quan bác nhé, đặc biệt là Amply vô địch nhà bác gói gém mấy túi quần áo tinh tươm quá :D
     
  19. Nguyễn Thắng

    Nguyễn Thắng Advanced Member

    Joined:
    8/2/11
    Messages:
    683
    Likes Received:
    190
    Location:
    Hải Phòng
    Cuộc sống có nhiều những tấm lòng như các bác thật đáng trân trọng.Từ khi nhà e có baby, tự thấy thương hơn rất nhiều những e nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn.Đi đường nhìn thấy những bé con phải oặt ẹo trên lưng người lớn đi lang thang kiếm ăn, nghĩ tới cùng tuổi thơ nhưng sao các bé kém may mắn quá, nghẹn lòng ko dám nhìn lâu.Mong còn nhiều hơn những tấm lòng hảo tâm, dù lớn hay nhỏ cùng xã hội cảm thông, chia sẻ bớt khốn khó, để tuổi thơ của các e ấm áp hơn!!!
     
  20. KING

    KING Advanced Members

    Joined:
    23/8/06
    Messages:
    7.570
    Likes Received:
    34
    Location:
    247Express
    Cám ơn chia sẻ của bác

    Em mới nhận được PM dưới, nên trộm nghĩ cho phần việc sang năm

    Một trong những thứ thiếu nhất với những em nhỏ trên vùng biên ngoài nước đó là quần áo ấm. Kinh phí (tiền mặt) huy động được sẽ dùng vào việc làm những việc cụ thể, mang tính lâu dài hơn tới những điểm chúng ta đến, chẳng hạn xây 1 lớp học, xây 1 bể nước, những công trình này sẽ hữu dụng cho những thế hệ tiếp nối chứ không dừng lại ở những em học sinh hiện thời. Còn với những học sinh hiện thời, ngoài những tấm quà như thường lệ thì quần áo ấm là hết sức cần thiết như lời thầy Tài tâm sự với chúng tôi "các em có mặc ấm thì trời rét mới học được, và như thế thì việc gieo chữ trồng người của chúng em mới có kết quả.

    Với công việc kinh doanh hiện tại cũng như việc tham gia trên diễn đàn từ lâu và hoạt động MÙA THU ĐẾN TRƯỜNG tới các em nhỏ vùng cao trở thành hoạt động thường niên của VNAV, trộm nghĩ:
    - Các bác đang sinh hoạt trên này hầu hết đang có con nhỏ tầm tuổi các em nhỏ vùng cao mà chương trình ghé thăm 3 năm qua
    - Quần áo không dùng được nữa của con em chúng ta nhiều khi bỏ đó không biết làm gì, mốt số bác thì vứt thùng rác, một số bác dùng làm rẻ lau, một số đóng bao tải cho về quê (cái này còn phải nói khó, cho khéo, tế nhị), mà hầu hết trong đó đều còn rất tốt, còn mới, vậy thì:
    - Các bác dặn các bác gái nhà mình để riêng ra 1 chỗ
    - Vào dịp này sang năm, khi chương trình khởi động, em sẽ đề xuất ban tổ chức sẽ đứng ra cho người (nhân viên bên em) đến tận nhà các bác để thu gom lại, sau đó sẽ tập trung lại và vận chuyển tập kết tại Hà Nội
    - Sẽ cần 1 tổ tình nguyện viên tham gia phân loại và đóng gói vô bao tải

    Tạm thời em cứ nghĩ sớm thế đã. Sang năm em sẽ quấy quả các bác, em hy vọng các bác sẽ giang tay hỗ trợ ý tưởng này :D
     
  21. Nguyễn Thắng

    Nguyễn Thắng Advanced Member

    Joined:
    8/2/11
    Messages:
    683
    Likes Received:
    190
    Location:
    Hải Phòng
    Giơ tay tán đồng ý tường của bác, dù nhỏ thôi nhưng cũng xin góp chút tấm lòng vì các em nhỏ.Khi có chương trình e sẽ tham gia.
     
  22. phidiep

    phidiep Advanced Member

    Joined:
    6/12/08
    Messages:
    4.678
    Likes Received:
    72
    Location:
    Bang chém zó
    Một lần nữa trân trọng cảm ơn các bác đã bỏ thời gian, công sức,... và cả tiền bạc để vượt qua bao khó khăn, gian khổ của quãng đường tưởng như không quá xa nhưng lại rất gian nan, vất vả để đem tấm lòng miền xuôi lên cho các cháu nhỏ vùng cao. Quý lắm những tấm lòng! Các cụ đã nói "của một đồng nhưng công một nén", ở đây của một đồng nhưng công thì kể sao cho hết!
     
  23. nck_kool

    nck_kool Advanced Member

    Joined:
    8/3/06
    Messages:
    6.580
    Likes Received:
    5
    Location:
    Tây Bắc
    Khoe với các bác chút, 10 chiếc giường tầng đã được chuyển vào căn nhà nội trú của trường tiểu học Niêm Tòng :p



     

    Attached Files:

  24. KING

    KING Advanced Members

    Joined:
    23/8/06
    Messages:
    7.570
    Likes Received:
    34
    Location:
    247Express
    Bác lại làm chuyến công cán lên với thầy Long ?
    Những món quà trữu nặng tấm lòng đến kịp thời với các em nhỏ trước mùa đông khắc nghiệt
     
  25. Linh_piano

    Linh_piano Advanced Member

    Joined:
    15/12/07
    Messages:
    2.486
    Likes Received:
    11
    Nhìn cảnh phòng ở của các cháu được trang bị giường mới em thấy xúc động quá. Cám ơn cụ Kool!
     

Share This Page

Loading...