Nắn nguồn, dùng đèn hay bán dẫn?

Discussion in 'Đèn điện tử' started by ClassA, 14/4/06.

  1. ClassA

    ClassA Moderator

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.524
    Likes Received:
    46
    Như các bác đều biết, mạch nắn và lọc điện DC đóng vai trò quan trọng trong những preamp, amplifier đèn. Thường có 3 phương pháp sử dụng linh kiện nắn điện: 1/dùng đèn; 2/dùng diode bán dẫn; 3/kết hợp cả đèn và diode bán dẫn. Em tạm thời đánh giá như sau:
    1.dùng đèn nắn:
    -ưu: chịu điện áp ngược rất cao, ít gây tạp nhiễu, tạo đặc tính soft-start cho cao áp không gây hại cho các đèn khuếch đại.
    -nhược:
    +Không thể dùng trị số tụ lọc lớn ngay sau đèn nên thường cần có mạch lọc L-C hay R-C bổ sung.
    +Nội trở đèn làm tăng thêm trở kháng ra của nguồn cung cấp.
    +Vì dòng sợi đốt lớn nên tăng thêm tải công suất của biến áp nguồn
    +Chi phí mua đèn cao, sau một khoảng thời gian sử dụng danh định cần phải thay mới.
    +Chỉ dùng nắn toàn kỳ với nguồn có CT => tăng độ phức tạp của biến áp nguồn.
    2.dùng diode bán dẫn:
    -ưu:
    +chịu được dòng xung lớn =>có thể dùng tụ lọc trị số lớn, đơn giản hóa mạch nguồn
    +hầu như không làm tăng trở kháng nguồn.
    +giá thành rẻ, thời gian sử dụng vô tư.
    +không yêu cầu nguồn có CT...
    -nhược:
    +trong một số amp cần có mạch delay để tránh xung cao áp tới tải.
    +còn có giới hạn về điện áp ngược cực đại (kiếm được diode chịu tới 2kV hơi khó??)
    +gây ra tạp âm chuyển mạch( nhưng tần sô và độ lớn của tạp âm liệu có đủ để ảnh hưởng đến âm thanh hay không, em chưa biết)
    3.kết hợp cả đèn và diode thành mạch nắn cầu hybrid
    -ưu: theo em cách này chắc ưu điểm duy nhất là không cần dùng nguồn có CT cho mạch nắn dùng đèn. Có thể hơn mạch nắn cầu diode ở chất tiếng chăng?
    -nhược: bao gồm một số nhược điểm của cả hai phương pháp trên :D

    Trên đây chỉ là những so sánh mang tính võ đoán của em, có gì thiếu sót các bác bổ sung hộ cho. Về phần chất lượng âm thanh có gì ảnh hưởng đối với các mạch nắn khác nhau, mời các bác cho ý kiến...
     
    Tags:
  2. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    49
    Cái này Dzê em xin góp ý thêm là nội trở của đèn nắn làm tăng trở kháng ra của nguồn cung cấp không phải lúc nào cũng là khuyết điểm vì đôi khi nó là ưu điểm. Nội trở đèn kết hợp với tụ lọc tạo ra mạch lọc R-C tương tự như dùng điện trở tất nhiên giá phải trả là xụt áp tương tự dùng mạch RC với điện trở thuần túy. Mặc dù tụ lọc tầng đầu tiên không cho phép cao như dùng diode nhưng do nội trở đèn cao tạo ra mạch lọc RC nên lý giải tại sao nhiều ampli 50 năm về trước mặc dù tụ lọc dùng trị số thấp nhưng vẫn ít bị ù là lý do này đây. Tất nhiên sau cuộn cảm hoặc điện trở thì tăng lên vô tư.

    Thêm 1 ưu điểm của nắn đèn là điện thế tăng lên chậm hơn nắn diode nhất là những bóng nắn điện có đốt tim gián tiếp như GZ34 , 5Z8C, Tube Damper ... nên sẽ không bị hiện tượng làm hao mòn cathode của đèn trong mạch nhất là đèn công suất chạy cao thế cao cỡ ngàn volt trở lên vì trong lúc tim đèn chưa đốt nóng kịp. Đã vậy dùng nắn điện tube mấy cái tụ lọc nó cũng ít chịu đòn và dễ hư do diode chuyển mạch dòng xung gây ra. Các bác có thể dùng nút standby để đốt tim trước thì có thể tránh được truyện hao mòn cathode nhưng lỡ quên bật contact đốt tim trước thì...vấn đề sẽ vũ như cẩn còn mấy cái tụ lọc nó vẫn phải chịu đòn thiên thu. Mặc dù bóng nắn điện phải thay sau vài ngàn giờ thì thgian cũng tương tự như thay bóng công suất thường thì mắc hơn nên ... thay mọi thứ cho nó ... mới :). Đây cũng là lý giải tại sao nhiều thiết bị 50 năm về trước dùng bóng nắn điện rất bền chạy 30 năm không hư trong khi nhiều thiết bị HIFI bây giờ mặc dù dùng đèn nhưng vẫn mau tiêu hơn xưa rất nhiều.

    Mời các bác tiếp....
    Thân
    Dzê
     
  3. PKHAUDIO

    PKHAUDIO Advanced Member

    Joined:
    29/3/06
    Messages:
    340
    Likes Received:
    3
    Location:
    Q.11, TP.HCM
    Theo em. Nếu có điều kiện thì ráp nắn đèn luôn . nếu khó khăn thì ráp bán dẫn, muổn ráp nắn bán dẫn cao cấp thì có mạch dùng vi mạch ổn áp với Opam, siêu cấp luôn đó. Chưa chắc miễu nào hơn miêu nào đâu.
    sắp tới mình sẽ thử ráp nắn bán dẫn "Siêu cấp" để VS với nắn đèn.
     
  4. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    49
    Có thể tai chúng ta nghe không ra hoặc thích âm thanh nào hơn âm thanh nào thôi. Chứ nếu dùng dao động kế hoặc hài kế để đo thì cho đến giờ này nắn điện bán dẫn vẫn tạo ra nhiễu ồn tần số cao lúc chuyển mạch vì là giới hạn về vật lý tạo ra do độ cơ động của lỗ trống và điện tử không cân nhau trong bán dẫn Silic. Lên đến GaAs thì kẹt chế tạo kênh P cho ra lỗ trống rất khó nên chưa thể có Diode công suất cao bằng GaAs được. Diode Schotky là một hình thức phát huy tối đa khả năng của bán dẫn Silic nhưng giá phải trả là khó làm được điện thế cao (tối đa 600V với Schotky Silicon Carbide kỹ thuật mới nhất) và cho dòng rỉ thấp khi bắt đầu ở nhiệt độ 70 C
    Thậm chí mạch ổn áp thường dùng MOSFET hoặc BJT để làm mạch ổn áp nối tiếp để chịu dòng thì con này vẫn có cơ hội tự tạo ra nhiễu hoặc là giao động tự kích khi gặp 1 tải quái chiêu nào đó mà muốn trừ nó đi phải có thêm cuộn cảm hoặc Ferite bên ngoài mạch lúc đó mạch sẽ phức tạp hơn rất nhiều.
    Khà khà miễn sao thấy hay là được các bác cứ vô tư qwuậy cho dzui và lấy kinh nghiệm riêng cho bản thân mình.
    Thân
    Dzê
     
    lenamvl likes this.
  5. Maidanhan

    Maidanhan Advanced Member

    Joined:
    14/3/06
    Messages:
    3.723
    Likes Received:
    1.141
    Chào các bạn


    Tôi nghĩ điểm này đúng đấy, nhưng theo nghĩa thế này : Khi bạn lắp cầu Diode trong mạch khuyếch của Tube Amp , dùng mỏ hàn nóng nhanh ( ta thường quen gọi là mỏ hàn súng ) , khi ta bấm công tắc , tiếng lụp bục ở loa nghe khá rõ . Điều này chứng tỏ , Diode nhạy với các sóng điện trường ( EM) hơn Rec Tube , do đó tác động nhiễu lên mạch rõ ràng hơn . Nếu có thời gian , bạn hãy thử thế này : Nắn cầu diode thuần túy , lọc LC rồi nối tiếp 01 đèn Rec Tube trên đường đi của điện áp dương , nó giảm hiện tượng tôi vừa nêu rõ rệt .

    Tuy nhiên , chủ đề bạn Class A nêu lên cũng là đề tài được tranh cãi nhiều : 01 cho rằng nghe bằng Rec Tube cho âm thanh trong trẻo hơn , còn lại cho rằng nắn diode và lọc kỹ nghe cũng thế cả thôi .

    Cá nhân tôi thiển ý thấy trong khi lắp, tầng Pre khuyếch đại điện áp tín hiệu nhiều nhất , cho nên dùng Rec Tube ở dạng Hybrit , vì kh nhiều thì ảnh hưởng nhiều tới bản chất tín hiệu , nên năng lượng cung cấp càng sạch sẽ càng tốt, mạch b. á nắn không cần CT . Còn tâng công suất nếu đòi hỏi dòng Anode cao , ví dụ 6C41C , 6H13C , ГM70,845,813,2E22,6AS7. . . phần lớn chúng yêu cầu Ia từ 120 ,150- 200mA , đôi khi lại điện áp cao , nếu dùng Rec Tube thì khá nhiều công sức cho phần Power Supply , và biến áp sẽ to hơn , nóng hơn do năng lượng đốt của các đèn nắn này ( Có thể phải đấu song song lại ), nên tôi chọn cầu Diode thuần túy .Trong trương hợp Pre và Pow riêng thì ta dung Rec Tube thuần túy cho Pre , Pow thì tùy đèn CS mà chọn . Từ đó , tôi thiết nghĩ tùy mạch mà chọn dùng phương pháp nắn nào thì phù hợp với hoàn cảnh hơn .

    Vài ý kiến nhỏ , mong được chia sẻ .

    Thân
     
  6. Tyro

    Tyro Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    288
    Likes Received:
    2
    Location:
    Thành Công bang
    Đề tài này rất hay.
    Ý kiến của các bác đều rất chính xác.
    Trong quá trình anh em ta DIY vừa để chơi, thử nghiệm thì câu kết của bác Maidanhanlaf em khoái nhất.
    Em cũng đã thử lọ mọ thay 3 loại mạch nắn mà bác ClassA đã nêu thì thấy như sau :
    1. Nắn bằng đèn valve cho âm thanh hay nhất.
    2. Nắn bằng diode cho âm thanh thiên về bán dẫn hơn. Tiết tấu cảm thấy nhanh hơn và đặc biệt dải trên nghe gần giống như bán dẫn vậy. Có lẽ đây cũng là cách để lắp amp đèn ĐT có âm thanh giống bán dẫn chăng ( các bác fan BD đừng mắng em nhé )
    3. Nắn nửa đèn nửa diode thì tùy theo mạch mà cho âm thanh thiên về BD hay đèn ĐT. Tuy nhiên đa phần em thấy vẫn hay hơn chơi toàn diode BD.
    Mời các bác tiếp tục.
     
  7. ThuyLT

    ThuyLT Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.404
    Likes Received:
    79
    Chủ đề này hay quá :
    Bác ClasA trăn trở vấn đề này là đúng rùi bời vì phần nguồn điện tốt thì amp mới hay được.
    Các Bác Dzê, maidanhẩntích, bác Tyro nói khí phải, ai cũng biết Rec bằng Valve hay hơn tuy nhiên đối với dân DIY thì do mải mê làm nhiều việc mặt khác do không kiếm được Valve xịn hoặc biến thế nguồn không cho phép nên một số Diyer đã không lắp rec bằng valve, việc triển khai nắn bằng diode là một liệu pháp " mỳ ăn liền" và mang tính xã hội hoá cao.

    Theo xxx ý của cá nhân tôi thì nên xếp hạng chất lượng nắn lọc phần nguồn như sau:

    1- Loại bình dân: diode bán dẫn "nhanh, ngon, bổ rẻ" phù hợp với nhiều hoàn cảnh, trường hợp này muốn có chất lượng tốt nên chọn những diode fred hặc diode cao tần có tốc suất cao, điện dung mặt ghép nhỏ .

    2- Loại Công tử : sử dụng nắn bằng val điện tử cái này âm chất sạch sẽ hơn, tính chống nhiễu cao hơn tuy nhiên tốn kém hơn và tính chơi bời cao hơn.

    3- Loại sành điệu : Thiết lập mạch nguồn Hybrrid với sự tham gia của mạch nắn cầu bằng diode sau đó vuốt tiếp bằng Valve , loại này tận hưởng được phần lớn các ưu điểm của hạng bình dân và công tử.

    4- Loại chuyên nghiệp : sử dụng mạch nắn một chiều sau đó lọc bằng mắt lọc tích cực, mắt lọc tích cực có thể dùng đèn bán dẫntrasitor, mosfet (bao gồm cả các họ ổn áp hight vol) hoặc tubes triot chuyên dụng cho nguồn ( 6C33C...), với giải pháp chuyên nghiệp này về kỹ thuật thi công tương đối phức tạp đổi lại tụ lọc sẽ nhỏ (-----> dễ chọn các loại tụ hay, không phân cực ), âm chất sạch sẽ gần với phương án cấp nguồn bằng accu từ thời thượng cổ.

    Mời các bác cho ý kiến tiếp.
     
  8. Cominup

    Cominup Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.343
    Likes Received:
    11
    Em nghe nói chơi bằng bán dẫn có hai kiểu.
    1. Ghim điện áp tại một điểm.
    2. Thả trôi điện áp theo dòng (floating).

    Các bác giải thích rõ hơn giúp em được không?
     
  9. Tubes

    Tubes Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    242
    Likes Received:
    6
    Location:
    Hà Nội
    Quan điểm của em là nguồn nắn kiểu gì cũng được nhưng phải có nội trở thật bé, cấp đủ điện áp và thừa dòng cho tải, noise phải thật thấp. :eek:
     
  10. Maidanhan

    Maidanhan Advanced Member

    Joined:
    14/3/06
    Messages:
    3.723
    Likes Received:
    1.141
    Chào Bác


    Bác ơi, những quả triode chuyên nghiệp ( 6C19П , 6H13C, 6AS7,6080, 6C33C,7242,7241,6336... )này dùng trong đồ chuyên dụng như xe phòng không lưu động , Rada của MIG . . . , làm thế thì chỉ có Monoblock thì mới có không gian chứ làm Ste thì to lắm . Mà bác làm thê chưa , cái này em cũng đã thử , con đèn để phản hồi và đièu chỉnh là EL34 , sau đó em thấy nó nhiều linh kiện quá mà tai mình ( Cụ thể là em) không thấy hơn là mấy nên em thôi , lại đắt nữa . Sau đó em dùng đèn ổn áp CГ-2 thấy nó cũng được . Nhưng mà dùng CГ-2 thì phục vụ cho Pre mà thôi vì dòng bé . Nếu cầu kỳ và tìm được cảm giác mỹ mãn thì dùng mạch như ý bac thì hết chê luôn . Em chỉ e khi ấy biến áp nguồn to lắm




    Em có sơ xẩy câu nào bác đưng giận nhé
     
  11. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    49
    Cho em góp ý thêm là việc dùng diode có tốc suất cao là tốt cho ampli tube thì trên thực tế là...còn mệt hơn vì chúng ta chỉ nắn dòng cho điện xoay chiều sóng Sine 50 - 60Hz thì tốc suất cao thật ra thì không quan trọng lắm vì diode tốc suất cao chủ yếu là dùng cho mạch DC-DC converter hoặc Switching Power Supply nắn điện cho sóng vuông (đòi hỏi chuyển mạch rất nhanh so với sóng Sine) từ 200KHz đến 2MHz. Cái quan trọng chúng ta cần quan tâm không phải tốc suất cao mà là tính năng phục hồi mềm (soft recovery) hay nói cách khác là làm dịu lại xung (nhiểu tần số cao được giảm thiểu) do diode lúc chuyển mạch gây ra. Tính năng này nếu kết hợp với chuyển tốc suất cao là lý tưởng cho diode nắn điện dùng cho tất cả các tần số từ thấp đến cao nhất là cho sóng vuông. Diode có tính năng này đương thời chỉ có vài hãng làm và nổi tiếng nhất là International Rectifier gọi là HEXFRED (chứ không phải thuần túy FRED) kế đến là của IXYS. Nếu điện thế nghịch không quá 600V thì các bác dùng Schotky Silicon Carbide thì ít ồn hơn rất nhiều so với FRED ngay cả HEXFRED. Còn rẻ tiền và đơn giản mà vẫn tốt đó là là gắn tụ và điện trở song song với diode 1N4007 lúc đó còn...ít ồn hơn diode FRED tốc suất cao bình thường nữa. Cái này các bác có thể dùng máy đo để chứng minh khi nắn điện sóng Sine 50- 60 Hz.
    Quan trọng mình thấy...dzui là được :)
    Thân
    Dzê
     
  12. ThuyLT

    ThuyLT Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.404
    Likes Received:
    79

    ----
    To bác dzê:
    Chí lý, chí lý quá.

    @ to bác maidanhan : tôi là môn đệ của truờng phái Nắn+ lọc tích cực nên đã dùng thật nhiều với BJT, Mosfet rùi đó.
    @ Chú úp : ghim là dùng điển áp mẫu ổn định ( dùng điot ổn) còn bồng bềnh là dùng điện áp mẫu từ tụ lọc, có đồ thị biến đổi cực chậm.
     
  13. nhan_nut_bien

    nhan_nut_bien Advanced Member

    Joined:
    8/12/05
    Messages:
    997
    Likes Received:
    7
    Nắn diod: 2.000đ. Tiền điện: 200.000đ
    Nắn đèn 200.000đ. Tiền điện: 2.000.000đ
     
  14. DũngAudio

    DũngAudio Advanced Members

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    1.896
    Likes Received:
    138
    Location:
    Saigon Q3.
    :p nắn diod em bán chậm chậm
    nắn đèn em bán nhanh nhanh

    suy ra , nắn đèn ....hay hơn :p
     
  15. ClassA

    ClassA Moderator

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.524
    Likes Received:
    46
    [quote="Dztronic]Cho em góp ý thêm là việc dùng diode có tốc suất cao là tốt cho ampli tube thì trên thực tế là...còn mệt hơn vì chúng ta chỉ nắn dòng cho điện xoay chiều sóng Sine 50 - 60Hz thì tốc suất cao thật ra thì không quan trọng lắm vì diode tốc suất cao chủ yếu là dùng cho mạch DC-DC converter hoặc Switching Power Supply nắn điện cho sóng vuông (đòi hỏi chuyển mạch rất nhanh so với sóng Sine) từ 200KHz đến 2MHz. Cái quan trọng chúng ta cần quan tâm không phải tốc suất cao mà là tính năng phục hồi mềm (soft recovery) hay nói cách khác là làm dịu lại xung (nhiểu tần số cao được giảm thiểu) do diode lúc chuyển mạch gây ra. Tính năng này nếu kết hợp với chuyển tốc suất cao là lý tưởng cho diode nắn điện dùng cho tất cả các tần số từ thấp đến cao nhất là cho sóng vuông. Diode có tính năng này đương thời chỉ có vài hãng làm và nổi tiếng nhất là International Rectifier gọi là HEXFRED (chứ không phải thuần túy FRED) kế đến là của IXYS. Nếu điện thế nghịch không quá 600V thì các bác dùng Schotky Silicon Carbide thì ít ồn hơn rất nhiều so với FRED ngay cả HEXFRED. Còn rẻ tiền và đơn giản mà vẫn tốt đó là là gắn tụ và điện trở song song với diode 1N4007 lúc đó còn...ít ồn hơn diode FRED tốc suất cao bình thường nữa. Cái này các bác có thể dùng máy đo để chứng minh khi nắn điện sóng Sine 50- 60 Hz.
    Quan trọng mình thấy...dzui là được :)
    Thân
    Dzê[/quote]
    Em cũng đồng quan điểm với bác Dze về vụ đặc tính diode này. Tóm lại có thể dễ dàng khắc phục các nhược điểm của diode mà các bác đã phát biểu. Chẳng hạn để bảo vệ tụ lọc sau diode có thể thêm vào một điện trở công suất trị số nhỏ 1-10 Ohm là ổn. Thêm mắt lọc L-C hoặc R-C, nối song song các diode bằng tụ khoảng 0.1uF để triệt can nhiễu...
    Như vậy về yêu cầu kỹ thuật nắn diode đâu có thua kém gì nắn đèn? Thế nhưng về cảm nhận âm nhạc em thấy các bác vẫn cho là nắn đèn nghe hay nhất, và vẫn chưa có giải thích rõ ràng về bản chất. Có lẽ vì thế mà gây nhiều tranh cãi chăng? :D
    Em nghĩ tùy từng yêu cầu của mạch, theo điều kiện sẵn có về vật tư linh kiện mà sử dụng linh hoạt các phương pháp là ổn hơn cả.
     
  16. BachDuong

    BachDuong Moderator

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    4.997
    Likes Received:
    871
    Location:
    Hanoi
    Lại sắp đấu súng giữa 2 trường phái nắn bán dẫn or nắn đèn rồi? Mặc dù thích dùng đèn nhưng em buộc phải ủng hộ phe bán dẫn cấp tiến :lol:

    Bác Maidanhan có thể giải thích rõ hơn về hiệu quả của cách làm này được không. Cảm ơn bác!
     
  17. ThuyLT

    ThuyLT Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.404
    Likes Received:
    79
    Lại sắp đấu súng giữa 2 trường phái nắn bán dẫn or nắn đèn rồi? Mặc dù thích dùng đèn nhưng em buộc phải ủng hộ phe bán dẫn cấp tiến :lol:

    Bác Maidanhan có thể giải thích rõ hơn về hiệu quả của cách làm này được không. Cảm ơn bác![/quote]
    -------
     

    Attached Files:

  18. nhan_nut_bien

    nhan_nut_bien Advanced Member

    Joined:
    8/12/05
    Messages:
    997
    Likes Received:
    7
    Khi tiếng bass đánh cái đùng, thì cần nguồn năng lượng lớn. Khi đó:
    . Nắn diod: cung cấp đủ năng lượng nhanh chóng, kịp thời, nên tiếng bass chính xác, chắc, gọn, khoẻ.
    . Nắn đèn: năng lượng cung cấp từ từ... chờ em tí nhe, nên tiếng bass nhão, mềm và có đuôi.
    . Vậy tóm lại là nắn đèn méo nhiều hơn nên nghe nịnh tai (méo nên hay). Nắn diod tiếng chính xác hơn nên nghe trung thực hơn (cũng hay nốt). Còn tiếng sôi tần số cao (trên 20Khz) thì để dơi nghe nên không ảnh hưởng gì.
    . Tóm lại, kiểu gì cũng hay.
    . Các hãng cũng toàn nắn diod cả đấy thôi. Có điều là Việt Nam tồn kho đèn nắn nhiều quá, nên không xài cũng uổng.
    . Đèn còn có ưu thế là nhìn đẹp hơn diod. Cho nên nếu dư đèn thì cho demo đốt tim, còn trong trong máy thực tế xài diod (em đang xài kiểu này đấy, hề...)
    . Em thì thích diod hơn. Ở Việt Nam fred còn rẻ hơn diod nữa nên... không ai thèm xài diod, xài fred không à
     
  19. Maidanhan

    Maidanhan Advanced Member

    Joined:
    14/3/06
    Messages:
    3.723
    Likes Received:
    1.141
    Chào bạn


    Nhận xét của bạn dúng lắm , nhưng tại sao tiếng Bass khi nghe đèn đôi khi không thuyết phục thì mình nghĩ hơi khác . Mình thử đưa ra cách giải thích của mình nhé :

    Khi ta dùng đèn ta thường tính khả năng nắn của đèn ở chế độ dòng tĩnh của mạch khuyếch đại ( Ví dụ : 5U4G , nắn có tụ , tại U=300VDC , không tải , khả năng mỗi Anode cấp được 52mA , hai Anode nắn Full, có thể cấp khoảng gần 100mA khi có tải , nếu ta dùng cấp cho tầng công suất có Ua= 300VDC , Iao= 62mA ( Cho đèn 300B chẳng hạn ) . Khi tiếng Bass yêu cầu cường độ cao , tức là biên độ tín hiệu lúc đó lớn , Ia của đèn dao động tức thời , giả sử đạt tới ngưỡng của đèn , vào khoảng 120-135mA ( Xin xem đặc tuyến tại Ua=300V, Ia=60-62 mA). Do đó , khả năng cung cấp của đèn Rec bị quá tải nên , biên độ Bass không đủ năng lượng cung cấp khiến phần cuối của âm Bass cao trào đó không được truyền đầy đủ sang thứ cấp của OPT, làm cho tiếng thể hiện ở loa bị suy giảm .

    Trong trường hợp này, nắn bằng diode,thường cho dòng lớn ( Ví dụ 2д202 , 420V, 5A ) thì lại rất dư thừa . Do vậy mình nghĩ nếu dùng đèn nắn ở tầng Pre ( dòng tĩnh của đèn nhỏ ) còn tầng công suất dùng cầu diode thuần túy thì hoàn toàn không lo lắng Về Phần Cung Cấp Năng Lượng . Vả lại như các thanh viên TeaBlue hay làm 6C33C thì buộc phải dùng diode cho Pow Iao một vế đã là 180-200mA rồi . Chúng ta có thể tất cả bằng Đèn hết ( Pure tube) trong mạch nhưng vấn đề là năng lượng cung cấp cho toàn mạch : Đấy chính là vấn đề then chốt khiến vào giữa thập nên 80 của TK20 , khi công nghệ bán dẫn đạt được những đỉnh cao , đèn điện tử bị thay thế hàng loạt trong mọi lĩnh vực . Đèn có tính Tuyến Tính mà giờ đây chưa có linh kiện nào có thể thay thế được nhưng NĂNG LƯỢNG VÀ KHÔNG GIAN ĐỂ CUNG CẤP cho chúng quá tốn kém nếu sản xuất hàng loạt . Đấy là cái giá ta phải trả , và chấp nhận để đổi lấy sự tuyến tính , từ đó cho ta tính tự nhiên khi dùng đèn trong kỹ thuật âm thanh .

    Hiện nay , người ta đang hy vọng nhiều vào hệ thống quang và các hiệu ứng khuyếch đại của nó , nhưng để có những ứng dụng cụ thể thì chắc còn lâu lắm .


    Vài ý nhỏ , mong được nghe góp ý xây dựng

    Thân
     
  20. Viagraless

    Viagraless Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    5.592
    Likes Received:
    253
    Bác giải thích vậy em vẫn chưa thông, lý do là mạch khuyếch đại dùng đèn có áp cao, dòng thấp nếu được thiết kế hoàn toàn nằm trong " class A" thì không bị ảnh hưởng của vấn đề " năng lượng" mà các bác đề cập. Em chỉ thấy sự khác biệt là tương đối rõ ràng ở chỗ độ ồn và tạp âm chuyển mạch mà thôi.

    @ bạn NNHT bảo tiếng bass bị nhão, kéo đuôi em nghĩ amp của bác thiết kế bộ nguồn cấp không đủ dòng tĩnh mới bị như vậy. Còn một nguyên nhân nữa là việc nối tiếp nhiều tụ lọc nguồn để có áp chịu đựng cao hơn, chính điều này làm nội trở nguồn trở nên cao quá dẫn đến khả năng rút dòng kém. Em còn nhớ ngày xưa cô giáo Vật lý dạy về sức điện động và hiệu điện thế, ở chế độ không tải thì 2 chú này là bằng nhau, nhưng khi có tải thì do nội trở nguồn làm hiệu điện thế sụt xuống không bao giờ bắng được sức điện động cả .

    Mời các bác tiếp tục ạ.
     
  21. Maidanhan

    Maidanhan Advanced Member

    Joined:
    14/3/06
    Messages:
    3.723
    Likes Received:
    1.141
    Chào bác


    Đúng , nếu áp cao thì , thường dòng thấp . Nhưng bác chú ý là trường hợp đang nói là cho âm Bass nhé . Nó ăn rất nhiều năng lượng , khi ấy nếu nguồn DC không vững , yếu điểm này lộ ra rất rõ . Bác có thể liên hệ với ông già 72 tuổi chuyên làm Woofer này , nếu bác quan tâm tới vấn đề xử lý tiếng Bass : 049325091 , gặp ông Đức . Có điều đừng tiết lộ ai cho số nhé


    Thân
     
  22. anhhungnup

    anhhungnup Advanced Member

    Joined:
    10/4/06
    Messages:
    168
    Likes Received:
    3
    Location:
    @team
    Kiểu thứ nhất mà bác nói được dùng phổ biến hơn còn kiểu thứ 2theo em sẽ cho kết quả giống với valve tube hơn nhưng mạch sẽ phức tạp hơn,tổn hao tại chỉnh lưu lớn hơn nhưng tụ lọc sẽ an toàn hơn (vì dòng xung chuyển mạch bị giới hạn) do đó nguồn thu được sau nắn cũng sạch hơn =>âm thanh sạch hơn,trong trẻo hơn và quan trọng hơn là giảm được xung nhiễu do chuyển mạch,nhưng hạn chế lơn nhất của kiểu nằn này chính là nó thả trôi điện áp theo dòng như bác đã nói nên theo em chỉ nên áp dụng cho các mạch điện yêu cầu dòng cung câp nhỏ như trong amptube hay mạch pre. :wink: :idea:
     
  23. an1234

    an1234 Advanced Member

    Joined:
    21/3/12
    Messages:
    738
    Likes Received:
    1.038
    Location:
    GÒ CÔNG quê hương TRƯƠNG ĐỊNH
    Không lẽ các mạch đèn thiết kế bây giờ hay hơn các mạch vintage? Ampli đèn đời mới rất ít dùng đèn nắn thì liệu âm thanh có hay hơn ampli cỗ,tạm bỏ qua các vấn đề linh kiện lão hóa.
     
  24. thongnga

    thongnga Advanced Member

    Joined:
    11/9/08
    Messages:
    941
    Likes Received:
    536
    Em không rành amp đèn. Em chơi đồ diy cũng không dùng đèn nắn mà dùng trở
    Sư phụ có giải thích cho em giờ tai mình nghe sáng hơn rồi. Yêu cầu cao hơn. Với các loại nhạc nhanh, mạnh và chính xác thì đèn nắn không đám ứng được.
    Vì thế đồ hifi trở lên xu thế họ bỏ qua đèn nắn
     
    an1234 likes this.
  25. thinhgia

    thinhgia Advanced Member

    Joined:
    18/1/08
    Messages:
    4.975
    Likes Received:
    506
    Location:
    Còn Lâu Mới Khoái Nhá
    Bác coi sự phụ này nói nghe có ổn không thì rõ ngay

     
    snel likes this.

Share This Page

Loading...