Người Việt mình rồi sẽ sống ra sao...?

Discussion in 'Quán Cafe VNAV' started by Lamsaigon, 24/1/16.

  1. Lamsaigon

    Lamsaigon Advanced Member

    Joined:
    5/12/08
    Messages:
    684
    Likes Received:
    19
    Location:
    VietNam/US.
    Xin chia sẻ một bài viết của một người bạn, để chúng ta đọc và cùng suy ngẫm. Nếu có gì phạm quy mong mod xoá nó đi, mong anh em đọc nếu có comment xin nhẹ nhàng tránh làm khó mod, khó diễn đàn, chân thành cảm ơn.

    Người Việt mình rồi sẽ sống ra sao?
    Đầu năm 2016 này, tập đoàn bán lẻ Walmart của Mỹ công bố cho biết họ đóng cửa đến 154 điểm buôn bán trên toàn nước Mỹ. Nếu tính luôn từ năm 2010 đến này, đã có 269 cửa hàng Walmart đóng cửa trong tổng số 11.000 cửa hàng của tập đoàn này trên toàn thế giới. Con số nhìn vào thì không lớn, nhưng các chuyên gia kinh tế đánh giá đó là bước khởi đầu sự sa sút quan trọng của tập đoàn Walmart.

    Việc đóng cửa hàng loạt của tập đoàn Walmart có nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những lý do luôn được người dân Mỹ quan tâm, đó là làn sóng chỉ trích các hệ thống bán lẻ của Walmart đã tận dụng nguồn hàng giá rẻ làm từ Trung Quốc, gây thương tổn cho nền kinh tế nước nhà, cũng như gây thiệt hại cho quyền lợi của hàng trăm ngàn người lao động Mỹ.

    Việc nhập siêu hàng từ Trung Quốc trong chiến lược tạo giá cạnh tranh tuyệt đối của Walmart thoạt đầu có vẻ như được người tiêu dùng ủng hộ, thế nhưng dần dần người ta nhận ra rằng, việc bán hàng giá rẻ đó cũng là một cách hủy diệt quốc gia.

    Amy Traub, nhà phân tích chính sách kinh tế hàng đầu của Mỹ, đã từng tố cáo việc ích kỷ tạo lợi nhuận của các công ty thích nhập hàng rẻ từ Trung Quốc đang tàn phá ngành công nghiệp Mỹ. Riêng với Walmart, bà Amy từng nêu bảng phân tích 10 điểm vô cùng nguy hại. Trong đó, đáng lo ngại nhất là im lặng đẩy mạnh nạn thất nghiệp ở nước Mỹ, lên đến 400,000 người (số liệu 2015), đổi bằng con số 20.000 công nhân Trung Quốc bị bóc lột bằng giá lao động rẻ mạt. Không chỉ riêng Walmart, mà tất cả các công ty, hãng xưởng đang có khuynh hướng đặt mua hàng giá rẻ từ Trung Quốc đều phải đối diện với lời chỉ trích nặng nề rằng đã đã khiến một lớp công nhân Mỹ chỉ có thể sống bằng lương tối thiểu, đói nghèo, và các nhà máy nội địa phải đóng cửa.

    Trong những ngày ở Mỹ vào năm ngoái, tôi chứng kiến những nhóm xã hội dân sự đấu tranh quyết liệt cho quyền lợi lao động và kinh tế của nước Mỹ. Các nhân viên của các hệ thống bán hàng này được lệnh đi tìm và gỡ bỏ các miếng dán trên các kệ hàng, do các nhà hoạt động xã hội chia nhau đi gắn vào, hoặc đứng trước cửa các cửa hàng đó, với nội dung rất mạnh mẽ “Hãy tẩy chay Walmart”, “Đây không phải là nơi có hàng được sản xuất từ nước Mỹ”, “Hàng Trung Quốc từ Walmart đang hủy diệt nước Mỹ”… Trong làn sóng ấy, các món hàng được sản xuất từ Mỹ, lúc này được in nhãn “made in USA” thật to và kiêu hãnh trên sản phẩm, được mọi người chọn mua như một cách chống lại sự xâm lăng hàng hóa từ Trung Quốc hoặc như môt động thái ái quốc. Rõ ràng là ở một nơi có ý thức, ngay cả việc được hưởng thụ hàng hoá giá rẻ, người ta cũng phải giật mình và hỏi rằng “rồi công nhân mình sẽ sống ra sao?”.

    Người của mình rồi sẽ sống ra sao? Đó là câu hỏi như đang bị lãng quên.

    Những mùa hoa trái, nuôi giữ của Việt Nam hàng năm cứ luôn bị hụt hẩng do thương lái Trung Quốc hứa hẹn rồi biến mất trong một chuỗi kế hoạch độc ác. Nông dân ngồi khóc ròng trên vệ đường, người trồng trọt đổ bỏ và cho heo, bò ăn để đỡ xót của vẫn diễn ra hàng năm. Vẫn chưa thấy một quan chức nào đủ dũng khí đập bàn và quát lên rằng “rồi nông dân mình sẽ sống ra sao?”.

    Sự lệ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc bởi lòng tham và dốt nát về nội lực quốc gia đang giết mòn đất nước. Cứ nhìn vào số nhập siêu của Việt Nam đối với hàng Trung Quốc mà kinh sợ: Phó giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – tiến sĩ Lê Quốc Phương cho hay con số nhập siêu không ngừng tăng qua các năm, từ khoảng 200 triệu USD năm 2001 lên đến 28,9 tỉ USD vào năm 2014, tức tăng 144 lần. Năm 2015, con số còn cao hơn nữa.

    Hiện tại ở Việt Nam, các công ty lớn, vỗ ngực tự xưng là thành đạt là “made in Việt” như Tôn Hoa Sen, Number One (Tân Hiệp Phát)… rồi mới đây là Trà Ô long Tea + Plus của Pepsi cũng đều lệ thuộc nặng nề vào nguồn hàng của Trung Quốc. Tiến sĩ Lê Quốc Phương cho biết trong 94 ngành nghề của Việt Nam, đã có tới 40 ngành chết dính với nguồn từ Trung Quốc. Đó là chưa nói đến độ kém chất lượng của thương phẩm, các sản phẩm độc hại của Trung Quốc đang bủa vây người Việt như một cuộc hủy diệt im lặng, cũng không thấy ai có đủ một trái tim Việt Nam thương giống nòi mà kêu gọi “rồi người Việt mình sẽ sống ra sao?”.

    Nhưng bên cạnh đó, mọi người dân Việt Nam cũng cần phải tự hỏi: Hàng Trung Quốc dễ dàng nhập vậy, đem lại nhiều vấn nạn như vậy, mà nhiều năm, sao lắm cơ quan hải quan, kiểm tra tốn kém tiền thuế dân, vẫn “ra vẻ” bất lực. Hơn 300 tấn hoa quả độc hại của Trung Quốc mà từ năm 2014, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản của Việt Nam gửi công văn sang Bắc Kinh, đòi Cục An toàn thực phẩm xuất nhập khẩu Trung Quốc trả lời vì sao cố ý nhập vào Việt Nam, đến 2016 vẫn không thấy hồi âm. Vì sao? Vì cơ quan đồng cấp của Bắc Kinh coi thường Việt Nam, hay vì có quá nhiều uẩn khúc ở cửa khẩu khiến mọi thứ phải im lặng? Loại im lặng mà tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hiếu của trường Đại học Việt Đức từng nói rằng loại hàng nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ có giá 1 đồng, nhưng nhờ đút lót 3 đồng nên cái gì cũng trôi.

    Cái gì cũng trôi, số phận con người, nội lực của một quốc gia cũng trôi đi.

    Đã từng có các bài báo, các lời kêu gọi người Việt hãy mua hàng giúp nhau, cứu nhau và những lúc xốn xang, khốn khó. Giữa những lúc thương lái Trung Quốc cười gằn và biến mất, để lại một thị trường của những nong dân Việt nghèo và cả tin đầy những hoảng loạn. Nhưng người Việt tự mình khong thể gồng gánh nhau, níu nhau sống mà thiếu một chính sách quyết liệt với anh “bạn vàng”, mà vốn lâu nay các quan chức có trách nhiệm vẫn vẫn hô hoán với màu sắc sân khấu.

    Tết Bính Thân này, hàng trung Quốc lại ngập các cửa khẩu Việt Nam. Những tiếng lo lắng lại bật lên ở nhiều nơi. Những trái dưa hấu, những quà bánh, những cành hoa đẫm mồ hôi người nông dân nghèo Việt Nam lại phải gồng gánh trận đấu không cân sức: hàng giá rẻ và sự tiếp tay của trục ác hám lợi, quên cả đất nước mình. Những mùa Tết mà nông dân buồn thiu chở đầy thuyền hoa Tết ế ẩm trở lại quê, những hàng trái cây bán thảo bán đổ để lấy chút tiền vốn… có thể sẽ tái hiện lại ở năm nay. Thật xót xa. Tôi bỗng lại nhớ những tấm băng-rôn mà những người lao động Mỹ căng trên các ngã đường vào Walmart: “Bring our America Back” (Hãy trả lại nước Mỹ của chúng tôi). Mùa xuân này, tôi cũng muốn giăng một biểu ngữ như vậy, “Hãy trả lại một Việt Nam!”, một Việt Nam của tôi!
     
    Tags:
    Highlander, Satuki and hoang964 like this.
  2. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.539
    Likes Received:
    2.181
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Người Việt Nam ta có câu Nước tới chân mới nhảy (bây giờ phải nói là nước tới cổ mới nhúc nhích!). Nhưng ông bà ta cũng có câu Cùng tắc biến, biến tắc thông!

    Người Việt mình ít khi nhìn xa, chờ cho mọi thứ trở nên tệ hại hay rất tệ hại rồi mới loay hoay hay là cuống cuồng lên. Em chỉ còn hy vọng câu sau trong 2 câu trên sẽ linh ứng.

    Người Việt mình hại nhau nhiều vì ít có tinh thần công dân và ít có trách nhiệm xã hội thấm trong từng con người kể cả trẻ con vì nền giáo dục của chúng ta có quá nhiều vấn đề và chính người lớn chúng ta làm "gương" cho chúng. Bạn bè em thì gần 1/2 cho con đi học nước ngoài hay đi định cư luôn, đó là hiện tượng mà nhiều người đã nói: ty nạn giáo dục!

    Mấy năm gần đây, em ăn trái cây ngày càng dở và kể cả nông sản cũng vậy, có dịp tìm hiểu với chuyên gia lâu năm trong ngành nông học thì hóa ra là do sử dụng phân bón hóa học nhiều quá. Còn Nhật Bản thì lâu này đã gần như không sử dụng phân bón hóa học, học chỉ sử dụng một lượng nhỏ để phối trộn với phân hữu cơ. Nhật Bản chủ yếu sử dụng phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp. Hy vọng kỹ thuật canh tác kiểu Nhật Bản sẽ ngày càng được phổ biến tại VN. Do đó nếu có điều kiện thì các bác cố gắng ủng hộ các nông sản canh tác theo tiêu chuẩn Viet GAP hay Global GAP hay theo kiểu Nhật để khuyến khích cái tốt, dần loại bớt cái xấu. Đó là sức mạnh mềm của người tiêu dùng, ủng hộ người sản xuất đàng hoàng, tự nhiên dần dần những kiểu sản xuất không đàng hoàng phải dẹp bỏ. Nhưng tiếc thay phần đông người VN mình thu nhập còn thấp, thích cái gì rẻ hay thật rẻ mà lại nhìn bắt mắt !!!
     
  3. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.696
    Likes Received:
    644
    Location:
    BTA - TPHCM
    Bái viết rất hay. Cám ơn bác Lamsaigon đã chia xẻ.

    Từ lâu, nhà em đã hạn chế hết mức không sử dụng đồ TQ (trừ trường hợp không có cái khác thay thế cùng loại), những gì hàng VN có nhưng mắc hơn thì vẫn dùng hàng VN để ủng hộ hàng nước nhà.

    Còn riêng thiết bị audio và video thì em gần như không sử dụng cái nào sản xuất tại TQ (trừ trường hợp không có cái khác thay thế cùng loại) và băng dĩa thì tuyệt đối không dùng hàng TQ.

    Đặc biệt, hàng nông sản thì nói không với đồ TQ
     
  4. Lamsaigon

    Lamsaigon Advanced Member

    Joined:
    5/12/08
    Messages:
    684
    Likes Received:
    19
    Location:
    VietNam/US.
    @hoangtrong em đồng quan điểm với Bác, cám ơn Bác đã có lời. Chúc Bác vui.
    @Wildbird ôi Bác chim hoang... Tưởng Bác chia tay diễn đàn mình luôn rồi, vắng Bác bao lâu nay em và nhiều anh em nhớ Bác quá! Bác dạo này sao rồi? Khỏe không? Audio và nhiếp ảnh Bác có thay đổi lớn gì không? Rất vui được gặp lại Bác.
    Nếu mỗi người VN, có hành động và cách nghĩ như Bác thì ngày "nhìn quê hương sáng chói" như câu trong bài hát của cố nhạc sỹ TCS sẽ không còn xa. Thật cảm kích.
    Chúc cả nhà vui, mạnh khỏe.
    Thân. :D
     
  5. Nguyễn Thắng

    Nguyễn Thắng Advanced Member

    Joined:
    8/2/11
    Messages:
    683
    Likes Received:
    190
    Location:
    Hải Phòng
    Người Việt mình rồi sẽ sống ra sao...?
    Câu hỏi của bác làm em nhớ tới tựa một bộ phim "Tiếng chim hót trong bụi mận gai".
     
  6. tuanthuy87

    tuanthuy87 Advanced Member

    Joined:
    18/6/12
    Messages:
    396
    Likes Received:
    248
    nếu có chữ like thì e đã click tặng bác rồi ! Ng việt đang giết dần người việt bởi tính tham lam mù quáng, chẳng ai được lợi ngoài bọn Tàu khựa thôi. Dân khổ vẫn cứ khổ, quan tham vẫn cứ tham, vẫn cứ lắm tiền.
    Hải quan, c.a kinh tế thị truờng thì chỉ hách dân, đơn cử như vụ trong giới chơi audio đợt này giáp tết 1 số bác kêu trời vì bị giữ lại hàng đòi hóa đơn chứng từ mà nói thẳng ra là vòi tiền, đút tiền thì cho đi, k thì mất hàng. Trong khi đó hàng TQ nhập lậu, thực phẩm, thuốc men, quần áo, .... từ TQ về cứ như chỗ không người, hiên ngang mà thẳng tiến. Nghĩ mà buồn cho đất nước Việt. Tự nhiên e nghĩ đến bài ' Xin hỏi anh là ai " của Đan Nguyên. :!:
     
  7. mtbc

    mtbc Advanced Member

    Joined:
    11/9/06
    Messages:
    6.754
    Likes Received:
    2.182
    Location:
    Q3, Saigon
    Em thì hơi lạc quan chút. Người Việt xưa giờ lanh trí lắm. Chạy riết từ dưới sông Dương Tử xuống xứ này mà chạy tới đâu quánh tới đó. Tới miếng đất này thì hết chỗ chạy rồi nên có khó hơn hồi xưa, nhưng "cùng tất biến" thôi hà :D

    Em khoái mấy cái hiệp định mới mặc dù nhiều người than trời, chỉ bởi lẽ dân mình mà không bị quánh là ngủ phẻ, nhưng bị quánh rồi là chơi tới bến.

    Tóm lại là dân quê mình có tính chất sống dai, chạy giỏi xưa giờ. Giờ cần thêm khả năng nhảy cao nữa thôi là ổn...
     
  8. dothanhsonxd

    dothanhsonxd Advanced Member

    Joined:
    6/5/08
    Messages:
    1.007
    Likes Received:
    5
    Location:
    Ha Noi
    Em nghĩ mềnh đi học tiếng tung của là vừa, sắp 2020 đến nơi rồi
     
  9. mapngo

    mapngo Advanced Member

    Joined:
    5/6/08
    Messages:
    1.683
    Likes Received:
    1
    bài này ở blog nhạc sĩ TK, anh ấy viết nhiều bài đáng suy nghĩ lắm
     
  10. Lamsaigon

    Lamsaigon Advanced Member

    Joined:
    5/12/08
    Messages:
    684
    Likes Received:
    19
    Location:
    VietNam/US.
    @ audiomachi...Ý sâu thật.

    @tuanthuy87 em cũng like Bác vì những lời Bác đã viết. Em xin thêm tí là có vẻ người Việt mình bàng quang, thờ ơ trước hiểm họa của phương Bắc. Hay nói theo kiểu thời nay là "vô cảm"... Sống chết mặc bay, việc đã có người khác lo. Vợ con, gia đình vẫn khỏe, công việc vẫn tốt, cafe bia rượu vẫn đều đều... Quá tốt rồi còn gì. Việc gì phải "xoắn' lên thế. :D

    @mtbc em chỉ mong được như Bác nói khi có "chuyện". Nó đuổi mình mấy ngàn năm rồi chạy mãi đã cùng đường, chạy nữa chỉ nước ôm nhau nhảy xuống biển. Mà chưa chắc nhảy xuống biển được, vì biển nào còn là của mình đã thành ao nhà của "Thằng" hàng xóm xấu bụng. Nó phải cho phép mới được ra biển mà nhảy.

    @dothanhsonxd em mong ngày đó sẽ không bao giờ xảy ra trên quê hương của em, của Bác và của chúng ta.

    @mapngo chính xác rồi Bác, bài này trên blog của anh TK, người nhạc sỹ mà em quý trọng. Tuy không có nhiều dịp nói chuyện với anh chỉ gặp anh đôi lần nhưng cũng đủ để lại ấn tượng trong em. Anh đã có được hầu như tất cả, vậy mà anh đã bỏ hết, điều mà ít người làm được. Đúng như Bác nói có nhiều bài anh viết rất đáng đọc và đáng suy nghĩ. Em xin chọn bài này vì nó nhẹ nhàng, vừa phải và có lẽ hợp trong mục thư giãn này.
    Xin cám ơn mọi người đã đọc và chia sẻ, nếu có viết xin thật nhẹ nhàng hoặc chỉ đọc là đã đủ.
    Chúc cả nhà luôn vui, mạnh khỏe.
    Thân. :D
     
  11. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.696
    Likes Received:
    644
    Location:
    BTA - TPHCM
    Rất vui và cám ơn bác cùng các bác khác vẫn còn nhớ đến em. Em vẫn chơi audio và nhiếp ảnh như trước đây bác từng biết

    Em vẫn vào VNAV nhưng thấy dạo này có nhiều "thánh" xuất hiện trên đây nên em chán không muốn viết nữa. Nhưng nghĩ tới nghĩ lui chắc em sẽ .... chia xẻ những gì mình đã biết trong hai lĩnh vực này để có dịp học hỏi thêm kinh nghiêm từ các bác.

    Thân
     
  12. DanielTran

    DanielTran Advanced Member

    Joined:
    26/1/07
    Messages:
    608
    Likes Received:
    147
    Location:
    Saigon
    Em cũng trông đợi ở cái câu "Cùng tắc biến, biến tắc thông" vì nói cho cùng ngoài hy vọng ra thì bây giờ không còn một dấu hiệu gì cho thấy có thể lạc quan được nữa. Thương thay cho thân phận của người Việt và một tỷ người Hoa. Có chăng là khi nào một tỷ người Hoa kia có được cuộc sống như 23 triệu người Hoa khác ở Đài Loan, thì người Việt mới có thể ngẩng đầu lên thở.
     
  13. tai_trau

    tai_trau Moderator

    Joined:
    11/4/06
    Messages:
    15.490
    Likes Received:
    4.659
    Location:
    Hà Nội
  14. Lamsaigon

    Lamsaigon Advanced Member

    Joined:
    5/12/08
    Messages:
    684
    Likes Received:
    19
    Location:
    VietNam/US.
    @tai_trau em rất phục Bác, từ bài hịch của Cụ Trần mà Bác đã nói được hết sự nham nhở, mất dạy, mất nhân tính của "Thằng" hàng xóm. Những đau xót, bất công, phi lý mà dân ta vẫn phải gánh chịu và không biết sẽ gánh chịu cho đến bao giờ...? Đau thật.
    Bác rất có tâm và có trình độ Bác tai_trau ah, chỉ có điều một vài con én không làm nên được mùa xuân, vì dường như sự thờ ơ, bàng quang nó là căn bệnh truyền nhiễm, dễ lây mà lại khó trị trong xã hội của ta ngày nay. Trân trọng.
    @DanielTran Em thât sự mong đợi ở câu "Cùng tắc biến, biến tắc thông", nhưng không biết lúc đó dân mình có còn sống hay không, hoặc có sống cũng giở người giở ngợm liệu còn làm được gì? Nó hại mình, đầu độc dân mình bằng mọi cách, mọi thủ đoạn... Em cũng như Bác thật sự khó có thể lạc quan hơn được nữa trong lúc này, tình hình ngày càng xấu, xấu lắm.
    Chúc cả nhà bình an.
     
  15. Lamsaigon

    Lamsaigon Advanced Member

    Joined:
    5/12/08
    Messages:
    684
    Likes Received:
    19
    Location:
    VietNam/US.
    Em xin trích bài cuối trong "thớt" này cũng là của NSTK. Để cho những ai thích đọc mà không tìm ra được địa chỉ, hoặc tìm ra mà vô không được. Nó cũng nhẹ nhàng, bàng bạc như ánh mây chiều...Mời đọc.

    Tổ Quốc là gì? tôi vẫn tự hỏi.


    Tổ quốc là gì, mà trước khi chết, Frederic Chopin, nhà soạn nhạc lừng danh của Ba Lan (1810 – 1849) cứ khắc khoải dặn dò trong lúc đau yếu, rằng hãy mang trái tim của ông về chôn cất ở quê nhà? Lưu lạc ở Pháp và Anh suốt trong 20 năm, nhưng Chopin luôn ngóng về đất mẹ, kể từ cuộc nổi dậy của người Ba Lan trước ách xâm lược của đế quốc Nga (1831).

    Khi nghe tin cuộc cách mạng thất bại, dẫn đến việc hàng ngàn người Ba Lan phải ra đi lánh nạn, Chopin đã khóc và viết bản Etude cung Đô thứ (Op. 10, No. 12), còn gọi là bản etude Cách mạng, để ghi lại như một dữ liệu âm nhạc cho lịch sử đau thương của tổ quốc mình.

    Tổ quốc là gì? Tôi vẫn tự hỏi

    Với một nghệ sĩ cello tài danh, được cả thế giới chào đón như Mstislav Rostropovich (1927 – 2007), nơi nào cũng có thể là nhà, nhưng năm 1978 khi bị chính quyền Liên Xô cũ tước quyền công dân Nga, không cho trở về quê hương vì thái độ bất đồng chính kiến, ông đã đau khổ nói rằng “Nước Nga mãi trong trái tim tôi. Vậy mà tôi đã không thể quay lại để nhìn thấy tổ quốc và bạn bè của mình”.

    Nhưng sau đó, năm 1991, khi Liên Xô tan rã, Rostropovich vội vã tìm cách bay trở lại Nga, xin một khẩu súng để được chiến đấu cho quê hương mình không còn chịu ách độc tài nữa. Lúc đó ông 54 tuổi, và đang được nhiều quốc gia như Anh, Canada, Nhật, Mỹ… sẵn lòng mời ông làm công dân danh dự của nước mình.

    Tổ quốc, trong mỗi con người, ắt hẳn đều có những lý lẽ riêng cho sự ràng buộc lạ kỳ đó. Có thể đó là những lý lẽ dài dòng, hoặc chỉ là những cảm giác mơ hồ nhưng khó thể chối bỏ. Tổ quốc có thể gợi nhớ bằng hạnh phúc hay đau thương nhưng ký ức đó thì sẽ mang theo đến tận cuối đời như một món nợ trong tâm thức về nơi chốn.

    Năm 2008, trong một bài nói chuyện về lòng ái quốc tại bang Missouri, ông Barack Obama đã nói với những người rất trẻ về tổ quốc và một tình yêu cho nó “khi đối diện với mất mát và hy sinh, con người trong một đất nước không bỏ chạy, không né tránh mà lại càng gắn kết với nhau hơn để đứng dậy, đó là tình yêu cho tổ quốc”.

    Nước Mỹ là một quốc gia phải nói nhiều về tình yêu tổ quốc và giáo dục kiên trì ý tưởng đó, bởi đó là quốc gia của những người nhập cư, bao gồm nhập cư từ chính các nước có tư tưởng thù địch với họ. “Hãy bắt đầu bằng những ký ức đẹp đẽ nhất mà bạn đã sống trên đất nước này, gìn giữ nó bằng cảm giác đơn sơ nhất, thậm chí có thể bỏ ngoài tai các lời tuyên bố hay tranh cãi của các chính trị gia”, ông Obama nói.

    Tổ quốc – đất mẹ

    Thật bí ẩn khi đem vào tâm trạng của con người nỗi buồn ngập đến lúc ra đi, khi thấy mình bất lực. Nhà thơ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (1888 – 1939) lúc say, đã giắt tấm bản đồ nước Việt rách ở lưng quần, lang thang ca hát nghêu ngao “Dù như sông cạn đá mòn. Còn non, còn nước, hãy còn thề xưa” (Thề non nước).

    Đất mẹ dưới ách thực dân, quan tham dẫy đầy, quân dữ lao nhao, người Việt không còn thương nhau, tổ quốc điêu linh, người trí thức nếu không viết xuống bằng thơ văn, thì biết phải làm sao?”

    Tổ quốc là gì mà đời mình phải nhớ, đời sau phải giữ? Nguyễn Phi Khanh (1335 – 1428) khi kháng chiến chống quân Minh xâm lược nước Việt bị bắt, giải qua biên giới chịu tội đã quay lại dặn Nguyễn Trãi (1380 – 1442) rằng hãy quay về tìm cách diệt giặc cứu giang sơn. Trong Hận Nam Quan của nhà thơ Hoàng Cầm có hát lại lời xưa: Về ngay đi, ghi nhớ hận Nam Quan./ Bến Kim Lăng cho đến ngày nhắm mắt,/ Cha nguyện cầu con lấy lại giang san…

    Với những người ghi danh trong lịch sử thì đã vậy, còn với từng con người Việt bình thường, tổ quốc là gì trong trái tim họ? Cô bạn có hơn 20 năm sống ở nước ngoài nói mỗi khi gần Tết Việt, nghe một khúc nhạc quê, nghe mùi hương trầm lại dậy lên nỗi nhớ nhà kinh khủng. Tổ quốc như một vết cắt trong tim, tưởng đã lành với nhiều người đi xa, nhưng không ngờ cứ nhói lên khi nghĩ đến.

    Trong các cộng đồng người Việt xa quê, ngày Tết là ngày không thể quên. Nhiều khi Tết chỉ nằm trong trí tưởng tượng, Tết là ngày phiền toái vì phải trữ trong nhà những món ăn dài ngày không đúng theo luật vệ sinh của phương Tây, phải giải thích thật dài dòng cho lũ trẻ về một đất nước với nhiều huyền thoại mà ngày thường chúng không quen.

    “Làm sao Việt Nam lại có những câu chuyện kỳ quái như một đôi vợ chồng lại đẻ ra trứng?” – “Nó là huyền thoại để ghi nhớ, để tìm hiểu về một quê hương có thật – mà dù lạ lùng đến thế nào chúng ta sẽ chấp nhận, phải giữ gìn, vì đó là nơi ông cha chúng ta sinh ra”, tôi nghe người cha trong gia đình giải thích cho đứa con sắp vào đại học, nói tiếng Việt đã ngọng nghịu.

    Những câu chuyện về Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Quang Trung, Nguyễn Ánh… là gia sản lớn nhất mà các bậc phụ huynh có thể tự hào nói với con cái mình – ở những vùng đất mà trẻ con hội nhập cuộc sống mới luôn nhanh và giỏi hơn, thậm chí dạy lại cho cha mẹ.

    Quả là từng người Việt vẫn giữ gìn cho mình những điều không giải thích được về đất mẹ, dù khó lý giải được tận cùng các ý nghĩa. Cũng như mỗi người dù đi đâu, nơi nào, vẫn mang trong tim một gánh nặng yêu thương bí ẩn về quê hương, không dễ từ bỏ.

    Lễ, Tết trong đời sống Việt xa quê, chỉ là dịp để gặp lại, để nhớ, để kết nối trong trí nhớ những ràng buộc mơ hồ về quê hương – mà đôi khi phải cố quên, nhưng thật dễ bùng lên thương nhớ. Một người bạn đã sống hơn 30 năm ở Mỹ kể rằng những năm 1970, số người Việt cứ báo bệnh, đồng loạt nghỉ vào ngày Tết âm lịch khiến nhiều công ty, hãng xưởng hoang mang, báo cho các cơ quan y tế về một bệnh dịch bí ẩn.

    Sau này khi hiểu ra, nhiều nơi cũng châm chước vì đó là ngày không thể thiếu với cộng đồng Việt Nam. “Đôi khi, nghỉ cũng chẳng làm gì. Về nhà pha một ấm trà, ăn một cái bánh chưng và mất một ngày lương nhưng lại thấy vui, vì đó là phong tục xứ mình, phải giữ”, anh bạn Việt kiều kể lại.

    Trong lịch sử hơn 2.000 năm không tổ quốc của người Do Thái. Tổ quốc – đất mẹ, là sự khắc khoải, là giấc mơ tìm về không ngừng nghỉ của nhiều thế hệ. Từ những năm 60 trước Công nguyên, bị đế quốc La Mã xâm lược và xoá tên khỏi bản đồ thế giới, người Do Thái đã lưu lạc khắp nơi, và dù thành đạt ở đâu, đã quần tụ nơi nào… họ vẫn khát khao dựng lại quê nhà.

    Trong Bài học Israel của nhà văn hoá Nguyễn Hiến Lê, điều mà mỗi người Do Thái cầu nguyện trước bữa ăn hay chào nhau, đều là “năm sau về Jerusalem”. Con cháu của những kẻ mất quê hương đó luôn được nghe và dạy nói như vậy, để biết và nhớ rằng mình có một tổ quốc.

    Thật tuyệt vọng và viển vông với những người Do Thái góp tiền mua lại đất đai ở Palestine, dọn về xây dựng từ khô cằn và hoang mạc. Từ thế kỷ 19 đến sau đệ nhị Thế chiến, đến năm 1948 người Do Thái mới có cơ hội reo mừng dựng cờ trên đất mẹ, dù chung quanh đầy những quốc gia với tình trạng thù địch. Hôm nay, câu chào “năm sau về Jerusalem” vẫn được nhắc lại như một ký ức kiêu hãnh độc tôn của một dân tộc không từ bỏ tổ quốc của mình, dù trải qua ngàn năm quay quắt mong đợi.

    Năm sau đến Hoàng Sa

    Tôi có một người bạn ở Hà Nội, mà cứ thỉnh thoảng lại thấy ông treo hàng chữ “Năm sau đến Hoàng Sa”. Đó là một người sống cả đời vẫn chưa bao giờ có dịp ra biển đến gần Trường Sa hay Hoàng Sa. Nhưng sự âm vang trong lời hẹn của ông lại là sự khắc khoải kỳ quái đến mức suy nghĩ luôn luẩn quẩn về hai chữ Tổ quốc.

    “Năm sau đến Hoàng Sa”, khẩu hiệu ấy đủ sức làm những ai nhìn thấy phải bật nhớ đến biển, đến mộ gió, đến những cái chết oan khiên của ngư dân và thanh niên người Việt được trao trách nhiệm gìn giữ quê hương mình. Đúng là chúng ta đã mất mát quá nhiều, nên đã đến lúc chúng ta cần đứng lại, cùng nhau, trên quê hương này.

    Năm nay, tôi lại thấy người bạn đó treo cao câu “Năm sau đến Hoàng Sa”. Thật thú vị, tôi cũng thấy thêm một vài người treo khẩu hiệu đó. Hoá ra những người khắc khoải về quê hương không cô độc, dù là số ít. “Đến Hoàng Sa” chỉ là một khái niệm. “Đến Hoàng Sa” là con đường rất dài – có thể dài hơn con đường đến Jerusalem, có thể dài hơn cả 2.000 năm của người Do Thái, nhưng đó là con đường của những người yêu tổ quốc mình.

    Nhiều năm, tôi vẫn không thể nào giải thích được trọn vẹn về ý nghĩa “tổ quốc”. Nhưng trong trí tưởng tượng của mình, tôi nhìn thấy đó là một ngôi nhà chung của bà mẹ Việt đã sinh ra rất nhiều đứa con.

    Như trong câu hát Mẹ năm 2000 của nhạc sĩ Phạm Duy, có đứa đã là bạo chúa, có đứa là kẻ hèn, có đứa tham lam muốn bán đứng chính ngôi nhà của mẹ mình… nhưng dẫu thế, những đứa con còn lại rồi sẽ chung tay dựng lại, làm lại từ đầu, dù là tro tàn. Ngôi nhà đó – đất mẹ – và anh chị em tôi, tôi gọi tên, là Tổ Quốc.
     
  16. viethung888

    viethung888 Advanced Member

    Joined:
    16/12/09
    Messages:
    369
    Likes Received:
    22
    Bài rất hay và ý nghĩa bác à! Like
     
  17. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.539
    Likes Received:
    2.181
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Mình nghĩ cách đây 2000 năm, 1000 năm, 100 năm trước, tiền nhân cũng đã tự hỏi câu hỏi này rồi !
     
  18. Lamsaigon

    Lamsaigon Advanced Member

    Joined:
    5/12/08
    Messages:
    684
    Likes Received:
    19
    Location:
    VietNam/US.
    Thêm chia sẻ cùng đọc và suy ngẫm ...
    Vũ Khí nước của TQ và việc giải lời nguyền sông Mekong
    Có thể đọc bản với đầy đủ hình ảnh, thông tin, khảo sát... ở địa chỉ sau: https://www.facebook.com/notes/lang-anh ... 2872591917
    Hoặc https://www.danluan.org/tin-tuc/2016031 ... ong-mekong
    Tháng 3/2016 trong lúc tình hình ngày một nóng trên biển Đông thì tình trạng khô hạn tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long khiến người Việt Nam choáng váng. Vùng đất trù phú và là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam, đóng góp chủ yếu vào thành tích xuất khẩu gạo từ 7 - 8 tr tấn một năm này đang trong tình trạng khô hạn và nhiễm mặn nặng do thiếu nước ngọt. Nguyên nhân trực tiếp do sự suy giảm dòng chảy trên sông MeKong.


    Sông Mekong là một trong mười con sông lớn nhất thế giới, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng có chiều dài hơn 4.800 km, diện tích lưu vực 795.000 km2, lưu lượng dòng chảy trung bình hàng năm khoảng 15.000 m3/s và tổng lượng dòng chảy hàng năm 475 tỷ m3 tại châu thổ, chảy qua lãnh thổ của 6 quốc gia là Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.
    Là nước chịu ảnh hưởng nặng nhất của bất cứ thay đổi dòng chảy nào trên sông MeKong, Việt Nam còn đồng thời chịu tác động kép của tình trạng môi sinh toàn cầu, cụ thể là tình trạng nóng lên của trái đất và nước biển dâng. Điều đó khiến toàn bộ vùng hạ lưu sông Mekong ở Việt Nam sẽ có những biến động thay đổi tuyệt đối về môi sinh trong khoảng một thập kỷ tới. Tình trạng chung là thiếu nước trên lưu vực sông, tình trạng xâm nhập mặn và hạn hán sẽ ngày càng gia tăng và đó là một xu thế không thể đảo ngược.

    Ủy hội sông Mekong (tiền thân là Ủy ban sông Mekong 1957) đã được thành lập từ năm 1995 với sự tham gia của 4 nước tại lưu vực sông, gồm Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia. Dù là nước kiểm soát dòng chảy trực tiếp tại phần thượng nguồn sông Mekong, nhưng Trung Quốc từ chối tham gia hiệp hội. Trung Quốc cũng là nước xây dựng những đập thủy điện lớn đầu tiên trên dòng chính của sông Mekong, cũng là nước đang lên kế hoạch và đầu tư xây nhiều đập thủy điện nhất để kiểm soát con sông này. Tính đến nay TQ đã hoàn thành ít nhất 8 đập chính trên sông Lan Thương (dòng chính tại thượng nguồn sông Mekong) và đang xây tối thiểu thêm 4 đập nữa. Trung Quốc cũng là nhà đầu tư chủ yếu đứng sau xây dựng các đập thủy điện tại dòng chính hạ lưu sông Mekong ở Lào và Campuchia (Việt Nam và Thái Lan cũng đóng góp vào quá trình xây dựng các đập này). Ủy hội sông Mekong đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu khoa học và đưa ra nhiều cảnh báo để hạn chế và tạm dừng quá trình xây các đập trên sông Mekong để đảm bảo sự phát triển bền vững của tất cả các nước mà con sông chảy qua. Theo tính toán của Ủy hội này, lợi ích thu được từ việc phát triển thủy điện nhỏ hơn rất nhiều so với các tổn thất mà nó gây ra, cụ thể về biến đổi môi trường, thiệt hại nghề cá, thiệt hại nông nghiệp, sự tuyệt chủng của nhiều loại động thực vật... Tuy nhiên, sự cảnh báo và các kiến nghị của Ủy hội sông Mekong bị vô hiệu hóa hoàn toàn với lập luận của Trung Quốc: “Trung Quốc có toàn quyền xây dựng bất cứ thứ gì trên sông Mekong ở phần lãnh thổ của nước mình”. Thái độ vô trách nhiệm hoàn toàn này của TQ đã vô hiệu hóa hoàn toàn các nỗ lực bảo vệ việc khai thác bền vững dòng sông quốc tế. Bị thúc đẩy và nêu gương bởi lối tư duy ích kỷ của TQ, tất cả các nước tại hạ lưu sông Mekong gồm Lào, Thái Lan và Campuchia đều lên kế hoạch xây dựng những đập thủy điện cực lớn trên dòng chính con sông. Và Trung Quốc đang đẩy nhanh quá trình này với vai trò là nhà đầu tư cung cấp vốn chính yếu.


    Các đập thủy điện sẽ biến khoảng 55% độ dài sông ở hạ lưu thành những hồ chứa nước và làm biến đổi dòng chảy, từ đó thay đổi bản chất tự nhiên cũng như môi trường sinh thái của dòng sông. Vấn đề đáng nói ở đây là trong 12 thủy điện trên dòng chính sông Mekong (không tính dòng nhánh) sắp được xây dựng thì lại không có thủy điện nào ở Việt Nam, trong khi tổn thất mà quốc gia nằm cuối hạ nguồn như Việt Nam phải gánh chịu là lớn nhất. Có thể nói bằng chính sách và các hành động trên thực tế của mình, Trung Quốc đã rất thành công trong việc loại bỏ hoàn toàn vai trò của Ủy hội sông Mekong và biến việc kiểm soát nguồn nước tại con sông quốc tế này thành một thứ vũ khí rất lợi hại. Tất nhiên, đích nhắm chủ yếu của nó là quốc gia nằm ở hạ nguồn, nơi con sông chảy ra biển, chịu thiệt hại lớn nhất, và đó chính là Việt Nam.

    Không phải đến bây giờ Việt Nam mới nhận thức được tính nguy cấp của tình hình. Việt Nam từng nỗ lực nhiều lần để trì hoãn tiến độ xây đập Xayaburi tại Lào và khuyến cáo các nước Thái Lan, Campuchia cùng phối hợp để khai thác dòng sông bền vững. Tuy nhiên bài toán kinh tế được mất của các quốc gia này không giống Việt Nam. Và họ không thể ngồi yên hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt để duy trì tính bền vững của con sông khi Trung Quốc đã phá hoại nó có hệ thống trên thượng nguồn. Trong mọi tình huống, Việt Nam phải chấp nhận thực tế rằng nguồn nước chảy về Việt Nam trên lưu vực sông Mekong sẽ ngày càng giảm trong mùa khô hạn.


    Nguồn nước suy giảm trên sông Mekong, tình trạng xâm nhập mặn tăng nhanh và nguy cơ nước biển dâng đang là những đe dọa sống còn đến vùng đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam, thực sự đây đã là một lời nguyền sông Mekong đối với vựa lúa lớn nhất của Việt Nam. Và ngày 10/03/2016, trước tình trạng khô hạn trên diện rộng ở miền Tây, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng buộc phải gửi công hàm cho Trung Quốc để đề nghị TQ xả đập thượng nguồn giúp cải thiện tình hình. Trái với thái độ hung hăng tại biển Đông, TQ hỷ hả nhận lời. Liệu có phải TQ tự nhiên tốt đột xuất với Việt Nam như vậy chăng? Hoàn toàn không, Trung Quốc đang rất vui và muốn công bố với thế giới và người Việt Nam rằng, vũ khí nguồn nước sông Mekong của Trung Quốc với Việt Nam đã thành hiện thực trên thực tế.

    Nó giống như một lời nguyền ám ảnh dai dẳng. Vậy đâu là lời giải cho lời nguyền không thể tránh khỏi này???

    Nhiều chuyên gia của Hà Lan khi sang nghiên cứu tình trạng ngập mặn tăng nhanh và tính toán ảnh hưởng của nước biển dâng, đã đưa ra dự toán cần tới trên dưới 50 tỷ USD và nhiều thập niên để Việt Nam xây dựng các con đập tại các cửa sông nếu muốn kiểm soát tình trạng xâm nhập mặn do dòng chảy suy thoái và tình trạng nóng lên của trái đất (Hà Lan, nước có phần lớn lãnh thổ nằm dưới mực nước biển là nước có kinh nghiệm nhất trong việc xây dựng các con đê lấn biển và đập kiểm soát dòng chảy tại cửa biển). Rõ ràng điều này là không tưởng, vì Việt Nam không đào đâu ra ngần ấy tiền và phương án xây dựng các đập kiểm soát dòng chảy cửa sông với một địa hình phức tạp như Việt Nam hiện không có lời giải trên thực tế. Cũng không thể trông đợi gì vào việc Trung Quốc tự nhiên bột phát thiện tâm, dỡ bỏ các đập thượng nguồn và tự nguyện tham gia Ủy hội Sông Mekong để phát triển môi trường bền vững.

    Cần có một tư duy khác trong việc phát triển và khai thác đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam. Việt Nam trước hết phải xây dựng các chiến lược và kế hoạch dựa vào chính mình, chứ không thể để lệ thuộc vào các nước khác. Trong những ngày khô hạn kỷ lục ở miền Tây, có một bức thư rất gây chú ý của Giáo sư Võ Tòng Xuân, một chuyên gia nghiên cứu nông nghiệp gắn bó nhiều năm với hạ lưu sông Mekong, nguyên văn:


    “Xin đừng quá bi quan trước hiện tượng lúa bị chết mặn như báo chí đã loan tin. Họ không loan tin về các nông dân nhờ có nước mặn mà nuôi tôm rất thành công (giá trị gấp 3-4 lần lúa), và họ không hề lên tiếng dùm những nông dân nuôi tôm bị chết vì thiếu nước mặn do địa phương ngăn mặn để cứu lúa, nhưng lúa không đủ nước ngọt nên lúa cũng thiệt hại theo tôm.

    Đây là lỗi của Bộ Nông nghiệp và chánh quyền các tỉnh có bờ biển tiếp giáp, chỉ biết trồng lúa-lúa-lúa bất chấp thiên nhiên không cho phép, họ tốn hàng chục ngàn tỉ đồng để làm ngọt hóa bán đảo Cà Mau, nhưng kết quả là nước ngọt vẫn không đủ cho ngọt hóa. Chỉ mấy ông làm thủy lợi mới hưởng lợi...

    Chúng ta đều thấy rằng thời kỳ cả nước ai ai cũng lo cho an ninh lương thực đã qua rồi vì nay ta sản xuất dư thừa để xuất khẩu 7-8 triệu tấn/năm với giá bèo như vậy. Nông dân trồng lúa của ta đã 40 năm rồi mà vẫn là những người nghèo, họ bị hô hào phải trồng lúa thật nhiều. Đã đến lúc cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương và các phương tiện truyền thông do Ban Tuyên Giáo chỉ đạo phải đổi mới tư duy làm kinh tế, chọn lựa hướng sản xuất và tìm đầu ra cho các hướng đó thế nào để có giá trị cao hơn mà không tiêu xài quá nhiều nước ngọt - tài nguyên thiên nhiên không tái tạo. Tư duy về nước mặn là kẻ thù, phải ngăn mặn, không còn hợp thời này nữa. Phải coi nước mặn là bạn, giúp nông dân ven biển làm giàu với tôm, cua... một cách bền vững hài hòa thiên nhiên. Những vùng theo hệ thống lúa-tôm của Sóc Trăng hiện nay được giàu có nhờ trồng lúa rất thành công trong mùa mưa và sau khi dứt mưa thì cũng vừa gặt lúa xong, liền cho nước mặn vào nuôi tôm. Đến mùa mưa tới, nông dân trở lại trồng lúa.

    Chúng ta hãy thay đổi tư duy, không buộc nông dân trồng lúa quá nhiều để cho quan lên chức và nuôi dân các nước khác có ăn để họ làm giàu nhờ sản xuất các sản phẩm giá trị hơn lúa.

    GS.TS Võ Tòng Xuân gửi trực tiếp qua e-mail Sài Gòn 8/3/2016


    Ý kiến của giáo sư Võ Tòng Xuân rất gây chú ý, và có lẽ là một gợi mở tốt cho vấn đề. Nếu việc suy giảm dòng chảy trên sông Mekong là không thể thay đổi được, nếu tình trạng xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long là không thể chặn lại được, cũng giống như Việt Nam không thể làm gì để thay đổi thực trạng nước biển dâng trong tương lai, thì thay vì việc chặn dòng xâm nhập mặn, hãy tìm cách khai thông và sống chung với nó.

    Dự tính sẽ có tới 10 tỉnh ở Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng nặng do tác động chung của vấn đề, tương đương với 29.827 km2 (lưu ý rằng diện tích này gần xấp xỉ 10% diện tích lãnh thổ toàn Việt Nam), trong đó 38% diện tích đất sẽ bị ngập hoàn toàn. Mức tác động do đó vô cùng lớn. Và để thích ứng với tình hình, cần có những chiến lược quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long hoàn toàn khác.

    Thống kê các tỉnh chịu ảnh hưởng do biến động của tình hình

    Có 3 giải pháp Việt Nam cần thực hiện ngay lập tức để đối phó với tình hình:

    1. Dành ngay một ngân khoản ngay lập tức cho việc nghiên cứu thống kê các vùng đất chịu tác động trực tiếp của xâm nhập mặn, không còn thích hợp với trồng lúa, đặc biệt là các vùng có khả năng ngập trong tương lai do nước biển dâng, để xây dựng lại quy hoạch về phân vùng phát triển nông nghiệp ở Việt Nam. Giữ lại những khu vực cho năng xuất cao đối với sản xuất lúa gạo, và phát triển đồng bộ các vùng này với các giống lúa có chất lương cao để tạo tương hiệu và nâng cao chuỗi giá trị cho người dân. Với các vùng ngập mặn, quy hoạch lại định hướng phát triển nông nghiệp để chuyển sang thủy hải sản.

    2. Nghiên cứu chi tiết các kế hoạch khai thông dòng chảy để dẫn nguồn nước biển vào sâu các vùng ngập mặn phục vụ cho quy hoạch nuôi tôm. Đồng thời nghiên cứu và xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt dẫn tới các vùng này thay thế cho nguồn nước mặt và nước ngầm, để đảm bảo duy trì đời sống của con người. Chắc chắn chi phí cho những dự án này sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với những dự án thủy lợi tốn kém nhiều chục nghìn tỷ từ trước đến nay ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

    3. Phối hợp việc xây dựng các vùng nuôi trồng thủy sản mới với sự phát triển của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy hải sản. Nghiên cứu kỹ yếu tố thị trường và làm tốt công tác dự báo, tránh việc chuyển đổi ồ ạt sang nuôi trồng thủy sản khiến nguồn cung tăng đột biến và không tháo gỡ được đầu ra. Chính phủ phải làm tốt vai trò của mình trong việc hỗ trợ và đào tạo kiến thức nuôi trồng cho người dân, bao gồm cả việc nghiên cứu và kiểm soát con giống, thức ăn, cảnh báo thị trường... để đảm bảo quá trình chuyển đổi là phù hợp và mang lại lợi ích bền vững cho người dân thay vì việc để họ bơ vơ tự bươn chải.

    Kết luận:

    Vũ khí nước của Trung Quốc đã thành hình và lời nguyền sông Mekong đối với Việt Nam cũng đã thành hiện thực. Không thể giao phó số mệnh quốc gia cho lòng thương hại của đối phương, Việt Nam cần và hoàn toàn có thể ứng phó được với thực trạng này bằng chính các giải pháp từ bên trong của chính mình. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn nằm trong các nỗ lực của chính quyền vì không người dân nào có thể tự phát làm quy hoạch. Các kế hoạch đầu tư khai thông dòng chảy dẫn nước biển và hệ thống cấp nước sinh hoat cho các vùng ngập mặn cũng chỉ có thể được thực hiện với vai trò nhà nước. Nếu nỗ lực tốt, Việt Nam hoàn toàn có thể đối mặt với tình hình và biến thách thức thành cơ hội:

    - Giá trị kinh tế của nuôi trồng thủy hải sản cao hơn nhiều so với nông nghiệp truyền thống;

    - Việc suy giảm diện tích trồng lúa khiến giá trị các sản phẩm trên vùng trồng lúa còn lại sẽ cao hơn theo quy luật thị trường. Và chính việc suy giảm này sẽ làm tăng ý thức giúp người dân có ý thức khai thác các giống lúa có giá trị cao hơn, để sử dụng hiệu quả hơn phần diện tích lúa còn lại.

    Tất cả những điều này sẽ giúp Việt Nam thích ứng bền vững với tình hình. Và điều quan trọng nhất là vẫn kiểm soát được vận mệnh quốc gia trong chính bàn tay mình chứ không phải đặt nó vào tay người khác.

    Nguồn tham khảo:

    https://www.internationalrivers.org/...

    http://www.cepf.net/SiteCollectionD...

    http://www.husc.edu.vn/khoadia/view...

    http://www.vncold.vn/Web/Content.as...

    http://baodatviet.vn/khoa-hoc/quan-...

    P/S Có một số comment giống nhau nêu sự băn khoăn về cùng một câu hỏi, đại loại chuyện gì xảy ra nếu Việt Nam quy hoạch nuôi thủy sản mà TQ xả nước ồ ạt tại các đập? Và một số băn khoăn khác về an ninh lương thực, về vấn đề loại tôm nuôi trồng liệu có sống được khi độ mặn tăng cao? Các câu hỏi này đã được trả lời nhưng vẫn tiếp tục có thêm những câu hỏi giống thế của những bạn đọc sau. Xin cập nhật phần trả lời lên đây để các bạn dễ theo dõi:

    Việc TQ xả nước ồ ạt tại các đập do nó quản lý để phá vỡ quy hoạch nếu có của Việt Nam là điều nằm ngoài tầm với của TQ, vì toàn hệ thống sông Mekong hiện có tới 94 đập trên các dòng chính và dòng nhánh chảy qua nhiều nước khác nhau. TQ không thể thao túng hết được vì mỗi quốc gia đều sẽ sử dụng và điều hành đập phục vụ cho lợi ích của chính họ. Mỗi hệ thống đập có chu trình tích nước khác biệt phụ thuộc đặc điểm lưu vực và hồ chứa riêng, không thể có tình huống phối hợp xả đồng loạt trên toàn hệ thống đập. Có thể lấy ví dụ ngay từ hệ thống đập thủy điện Sơn La và Hòa Bình của Việt Nam. Ngay cả với hai hệ thống nằm cùng lưu vực và thuộc hoàn toàn sự điều phối của Việt Nam, cũng khó có thể xảy ra tình huống đồng thời xả đập ồ ạt. Ngoài ra, tình trạng nước biển dâng sẽ là không thể đảo ngược, việc này sẽ làm biến đổi tình hình bất kể tình trạng dòng chảy sông Mekong. Giải pháp bền vững nhất của Việt Nam quy hoạch cho vùng thủy hải sản, là xây dựng hệ thống kênh dẫn nước biển vào sâu các vùng quy hoạch. Điều đó sẽ giúp bảo đảm nguồn nước nuôi tôm. Tất nhiên, việc nghiên cứu và đánh giá tác động trong mùa lũ luôn phải xem xét kỹ. Và đó là việc của các nhà chuyên môn.

    Với những lo ngại rất có lý về an ninh lương thực và về giống loại thủy sản nuôi trồng phù hợp khi độ mặn tăng cao. Những băn khoăn này là một bổ sung tốt để xem xét vấn đề kỹ càng hơn. Hãy xem bản đồ dưới đây về các vùng bị xâm nhập mặn và sẽ bị ngập nước mặn:

    Diện tích đất bị xâm thực mặn và chịu ảnh hưởng ngập khi nước biển dâng

    Với gần 30 nghìn km2 chịu ảnh hưởng, sẽ làm thay đổi rất nhiều tình hình chung tại đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên phần diện tích đất lúa còn lại vẫn rất lớn và đủ đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huống. Diện tích làm nông nghiệp lúa ít đi đồng nghĩa với lượng nước ngọt cần trong thủy lợi sẽ giảm đi đáng kể. Việt Nam có thể chủ động xây dựng các đập chứa để tự chủ nguồn tưới cho phần còn lại này trong mùa hạn, hoàn toàn bằng nguồn lực của mình. Đất lúa ít đi khiến nó quý hơn, người dân do đó cũng sẽ căn cơ để trồng loại nào mang lại giá trị cao hơn. Điều đó tốt cho họ và cũng tốt cho chuỗi giá trị và thương hiệu nông nghiệp Việt nam. Về vấn đề vùng nuôi trồng thủy hải sản nước mặn, nếu lo ngại của các bạn rằng một số loại tôm sẽ chết ở độ mặn cao, vậy thì hãy để các nhà chuyên môn nghiên cứu xem loại con giống nào nuôi thích hợp nhất ở vùng đó, ví dụ tôm biển, cua, các loại cá nước mặn có giá trị xuất khẩu... Ngoài ra vẫn có thể trồng một số loại lúa chịu mặn xen kẽ với các chu kỳ nuôi hải sản trong năm, điều đó mang lại tính cân đối về mọi phương diện. Nói chung việc thích ứng với tình hình một cách chủ động là không thể trì hoãn. Còn việc đấu tranh với TQ qua các diễn đàn quốc tế, cứ làm thôi nhưng chắc rằng hiệu quả sẽ chẳng hơn gì những lời phản đối suông trên biển Đông là mấy !!!
     
  19. mtbc

    mtbc Advanced Member

    Joined:
    11/9/06
    Messages:
    6.754
    Likes Received:
    2.182
    Location:
    Q3, Saigon
    Đơn giản hơn là trồng lúa 1 vụ/năm như Cambodia, vừa khoẻ, giá trị lại cao, lại tránh được biến động thời tiết. Cứ chú trọng vô sản lượng thì thua.
     
  20. Lamsaigon

    Lamsaigon Advanced Member

    Joined:
    5/12/08
    Messages:
    684
    Likes Received:
    19
    Location:
    VietNam/US.
    Một bài viết để thấy GS Võ Tòng Xuân là có lý (xin đọc lại bài post trên)
    link gốc: http://tamnhin.net/xin-loi-gao-do-nhat- ... 89874.html
    Bài này trích của báo Công Thương (thuộc Bộ Công Thương)

    Xin lỗi, gạo dở nhất tôi đã từng ăn là gạo Việt Nam, cà phê dở nhất tôi đã từng uống là cà phê Việt Nam”​


    Câu nói này của ông Samir Dixit, Giám đốc Vùng Châu Á Thái Bình Dương, Công ty Brand Finance tại Diễn đàn Thương hiệu quốc gia – Cơ hội cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa đã không khỏi làm cho người dân Việt Nam ngỡ ngàng. Vì đã từ lâu, gạo và cà phê được biết đến là những sản phẩm chủ lực của xuất khẩu, được coi là thương hiệu quốc gia của Việt Nam. Điều này cho thấy một thực tế “phũ phàng” là giá trị của các sản phẩm mang thương hiệu quốc gia của chúng ta đang ở mức rất thấp.

    TIN LIÊN QUAN

    Ngành cà phê Việt Nam lao đao vì giá
    Hội nghị phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam
    “Có những sản phẩm của Việt Nam, tuy được xuất khẩu rất nhiều nhưng có chắc đó là thương hiệu tốt không?”, ông Samir Dixit, Giám đốc vùng Châu Á Thái Bình Dương, Công ty Brand Finance đạt câu hỏi.

    Thương hiệu non yếu

    Ông Samir Dixit cho biết: Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2015 được Brand Finance định giá là 140 tỷ USD. So với năm 2014 giá trị thương hiệu Việt Nam được định giá là 172 tỷ USD, chỉ trong 2 năm giá trị thương hiệu của Việt Nam đã giảm 19%. Thậm chí, thương hiệu quốc gia Việt Nam còn thua cả một hãng sản xuất điện thoại của Mỹ là Apple vốn được định giá là 170,3 tỷ USD.

    Trong bảng xếp hạng với các nước ASEAN, thì vị trí thương hiệu Việt Nam đang thua nhiều nước như Indonesia, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines và chỉ cao hơn Campuchia. Đáng chú ý là khoảng cách giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam với các nước trong ASEAN đang ở mức rất xa. Cụ thể, Việt Nam thua Indonesia hơn 4 lần và thua Singapore, Malaysia khoảng 3 lần.

    Theo ông Samir, giá trị thương hiệu Việt Nam thấp là do tồn tại những mặt yếu như chất lượng sản phẩm, vòng đời sản phẩm, đáp ứng với sự thỏa mãn cho khách hàng, xuất nhập khẩu, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp…

    “Vietnam Airlines là một thương hiệu quốc gia của Việt Nam, tuy nhiên website của Vietnam Airlines lại rất dở. Khi mua vé máy bay thông qua website này, tôi không được chọn bữa ăn và chỗ ngồi. Trang web này có quá ít tiện ích cho khách hàng”, Giám đốc công ty Brand Finance nói.

    Ông Samir cho biết thêm, ông đã từng đi rất nhiều nước trên thế giới và phần lớn các nước không hề biết đến các sản phẩm của Việt Nam cũng như những thương hiệu quốc gia của Việt Nam.

    “Những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nhưng các nước ASEAN cũng không đứng yên. Việt Nam cần phải tăng tốc, tham gia quá trình cạnh tranh này và cần phải xây dựng được thương hiệu riêng”, Giám đốc công ty Brand Finance nhận định.

    Xây dựng thương hiệu: Vấn đề nóng bỏng và cấp thiết

    Tại diễn đàn, các chuyên gia đã nhận đinh thương hiệu như là một yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp, ngay cả với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng. Thương hiệu được coi là một tài sản vô hình, rất có giá của doanh nghiệp.

    Bên cạnh đó, thương hiệu là dấu hiệu để người tiêu dùng lựa chọn hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp trong muôn vàn các hàng hoá cùng loại khác. Thương hiệu góp phần duy trì và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp, nâng cao văn minh thương mại và chống cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Trong xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá đời sống kinh tế, với những điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc các doanh nghiệp Việt Nam phải xây dựng cho mình và hàng hoá của mình những thương hiệu là điều hết sức cần thiết.
    Về thực tế của Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công Thương – Đỗ Thắng Hải cho rằng, trên 90% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thậm chí siêu nhỏ nên việc xây dựng thương hiệu Việt cho doanh nghiệp cần phải có giải pháp cụ thể và sát với thực tế.

    “Hiện nay, Việt Nam đã và đang liên tục ký kết các Hiệp định thương mại thế hệ mới, đặc biệt là đã tham gia Hiệp định TPP nên việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp; thương hiệu, hình ảnh quốc gia là rất quan trọng. Nếu không có biện pháp tối ưu để xây dựng, quảng bá thương hiệu thì các doanh nghiệp sẽ không tận dụng được cơ hội tạo ra. Do đó, việc xây dựng thương hiệu quốc gia gắn với sản phẩm, doanh nghiệp là vấn đề “nóng bỏng, cấp thiết”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhận định.

    Có thể thấy, rất nhiều năm rồi, các ngành xuất khẩu Việt Nam phần lớn vẫn lấy xuất khẩu nguyên liệu thô làm mũi nhọn; các nhà xuất khẩu Việt Nam luôn được biết đến với “sản lượng cao, chất lượng thấp, giá thấp”. Đã đến lúc doanh nghiệp phải tiến hành nâng cấp sản phẩm của mình thành những sản phẩm có chất lượng, có hàm lượng trí tuệ cao, thể hiện năng lực tiên phong của doanh nghiệp Việt Nam.

    Theo Giang Phan (Báo công thương)

    @mtbc bác có lý nhưng quả bóng không nằm trong tay những người nông dân...
     
  21. snel

    snel Advanced Member

    Joined:
    13/1/09
    Messages:
    890
    Likes Received:
    145
    Nếu Các Cấp Lãnh Đạo làm hết khả năng chỉ được đến thế, thì phương án khả dĩ nhất để cải thiện tình hình sẽ như thế nào.
    Chẳng lẽ đề nghị các " Bố " làm cái gì thì làm nhưng phải "Nặn" cho ra cái được gọi là " Cải Thiện Tình Hình Đời Sống Nhân Dân Hiện Nay Đang Thấp Kém "
     
  22. Lamsaigon

    Lamsaigon Advanced Member

    Joined:
    5/12/08
    Messages:
    684
    Likes Received:
    19
    Location:
    VietNam/US.
    Cám ơn bác Snel đã có lời, câu hỏi bác đặt ra thật là quá khó và...lại quá dễ...!!! Đời đôi khi nó nghịch lý vậy.
    Xin phép chia sẻ thêm một bài viết, để chúng ta cùng suy ngẫm...
    Vào link này của báo Tuổi trẻ online sẽ chi tiết và rõ ràng hơn rất nhiều. http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20160322/ ... 71418.html


    AI TIẾP TAY ĐỂ 'NGƯỜI TIÊU DÙNG BỊ "ĐẦU ĐỘC"'?

    Salbutamol là một hoá dược thuộc danh mục quản lý của Bộ Y tế (Cục Dược). Vì Salbutamol dùng để pha chế thuốc trị bệnh hen hoặc chống co thắt cơ vân (như doạ sẩy thai).
    Nhưng là chất cấm trong chăn nuôi vì nó kích thích tạo nạc ở heo/lợn. Không kiểm soát thì người tiêu dùng khoẻ mạnh "uống" Salbutamol qua việc xơi thịt heo có tồn dư chất này.
    Ơ Việt Nam, Cơ quan cấp phép nhập Salbutamol vào Việt Nam là Cục Quản lý Dược (DAV), Bộ Y tế.

    1) NHU CẦU DƯỢC PHẨM LÀ BAO NHIÊU?

    "Theo TS.BS Trần Bá Thoại - ủy viên ban chấp hành Hội Nội tiết VN, các kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ mắc hen phế quản ở người trưởng thành tại VN là 4,1%, tính ra VN chỉ cần khoảng 10kg salbutamol để làm thuốc là đủ, trong khi các doanh nghiệp nhập khẩu về trên 9 tấn salbutamol. Như vậy, phần lớn chất này có thể đã được bán cho ngành chăn nuôi."

    2) 2015, Việt Nam đã nhập bao nhiêu?
    "Chánh thanh tra Bộ NN & PTNT, ông Nguyễn Văn Việt, cho biết: Năm 2015, hơn 20 doanh nghiệp nhập về VN 9.140 kg Salbutamol (số liệu của C47, Bộ CA). Trong đó, khoảng 3 tấn đang được lưu giữ trong kho của các doanh nghiệp.
    Trên 6 tấn đã được bán ra thị trường nhưng chỉ có 10kg được sử dụng đúng quy định...

    3) Người tiêu dùng thịt heo là ai?
    "Gần như toàn bộ lượng thịt heo sử dụng chất cấm đều được tiêu thụ tại thị trường VN, tức là chính người Việt đã đầu độc người Việt" (Ông PHẠM ĐỨC BÌNH, phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai)
    (Bọn Tàu xuất thêm vào thì có chứ nhập thì chúng có Toolkit kiểm tra nhanh)

    4) LỢI NHUẬN 1000 % (nhập Sal)
    Salbutamol có giá nhập khẩu: 1,5 triệu VNĐ/kg, giá bán 15 triệu/kg. Lợi nhuận khủng : 1000%!
    Vì lợi nhuận thế này, các doanh nghiệp (và nhà chăn nuôi) đã đầu độc người tiêu dùng Việt Nam.

    Nhưng Cục Dược, Bộ Y tế, nơi cấp phép nhập Salbutamol, biết hơn ai hết nhu cầu sự dụng cho mục đích sản xuất dược phẩm điều trị chỉ cần 0,10% trong số 9.140 kg Sal đã nhập.
    Đó là chưa kể lượng Salbutamol thành phẩm nhập ngoại !
    Tóm lại, Bộ Y tế (cụ thể là DAV) đã gián tiếp "đầu độc" người tiêu dùng !
     
  23. litono

    litono Advanced Member

    Joined:
    2/5/08
    Messages:
    2.057
    Likes Received:
    17
    Location:
    THỦ ĐỨC GROUP
  24. nhthanh

    nhthanh Advanced Member

    Joined:
    30/7/10
    Messages:
    575
    Likes Received:
    21
    Nghe đâu mỗi ngày lò này xuất ra thị trường khoảng 300 con, bảo đảm tiêu thụ được hết nên tính ra cũng dễ mà bác :mrgreen:
     
  25. Lamsaigon

    Lamsaigon Advanced Member

    Joined:
    5/12/08
    Messages:
    684
    Likes Received:
    19
    Location:
    VietNam/US.
    Cám ơn bác litono share link, coi mà thấy sợ quá... Tưởng rằng là thuận mua vừa bán, nhưng sự thật nó không phải vậy. Bỏ tiền ra mà bị mua những thứ độc hại, bệnh tật vào người. Sao mà nhẫn tâm với nhau đến như vậy? Chuyện tưởng như đùa mà có thật, và nó xảy ra hằng ngày... Nếu cứ như thế này mãi thì sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến giống nòi, dân tộc mình sẽ suy kiệt.

    Em lại xin phép share thêm bài.
    Anh bạn này khóa nước sông Mekong thuộc miền Tây Nam bộ, nhưng lại trúng thầu cung cấp đường ống nước cho Thủ Đô chuyện thật hay đùa?

    Sao cứ 'nhắm mắt' bắt tay làm ăn với Tàu?
    Link: http://petrotimes.vn/sao-cu-nham-mat-ba ... 98841.html
    http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/ ... 71994.html

    Trong lúc nơi vùng biên đảo thiêng liêng của tổ quốc trên Biển Đông đang bị Trung Quốc lấn chiếm từng mét một, thì ở đất liền, nhiều doanh nghiệp nhà nước cứ nhắm mắt nhắm mũi bắt tay làm ăn với Trung Quốc. Lòng tự trọng của họ không biết đang đặt ở đâu?
    Chưa xét đến phương diện kinh tế, chỉ xét riêng sự tự trọng, tính tự tôn dân tộc đã là không chấp nhận được. Nhất là khi Công ty cổ phần nước sạch Vinaconex (Viwasupco) là doanh nghiệp nhà nước, lại trực thuộc UBND thành phố Hà Nội.

    Trên góc độ kinh tế: Lý do để Viwasupco đưa ra để chấp thuận cho nhà thầu Trung Quốc thực hiện dự án đường ống dẫn nước Sông Đà là vì giảm được chi phí 11,8%.

    Nhà thầu trúng thầu là Công ty TNHH Sản xuất Ống gang dẻo Xinxing (địa chỉ: Lạc Dương Bắc, thành phố Vũ An, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc). Tổng nguồn vốn đầu tư dự án này là trên 4.922 tỷ đồng.

    Vật liệu được Viwasupco lựa chọn sử dụng cho tuyến ống số 2 là ống gang dẻo. Đây là vật liệu truyền thống, thường được dùng trong ngành nước).

    Ai cũng biết, ngành xây lắp Trung Quốc luôn luôn “có vấn đề”, đặc biệt là khi thực hiện các dự án ở nước ngoài, các nước láng giềng hoặc châu Phi. Các doanh nghiệp này thường cạnh tranh bằng cách bỏ thầu giá thấp nhưng lại tích cực vận động “cửa trước cửa sau”. Sau đó sẽ bù lại bằng nhân công giá rẻ và đương nhiên sẽ là chất lượng công trình cũng “giá rẻ” nốt.

    Tuyến đường sắt trên cao của Hà Nội là một ví dụ nhãn tiền. Một dự án trọng điểm, tiêu tốn hàng tỷ đô la nhưng lại được xem là dự án bết bát nhất từ trước đến nay. Liên tục bị kêu ca về chất lượng công trình, công nghệ, an toàn thi công và tiến độ.

    Với xây lắp của các nhà thầu Trung Quốc, nói câu “của rẻ là của ôi” quả không ngoa chút nào.

    Nhìn xa hơn một chút

    Trong bối cảnh Trung Quốc đang thể hiện tham vọng bá quyền, lấn chiếm biển đảo của các nước láng giềng. Những nhà cầm quyền Trung Quốc luôn có tư duy rất “thâm sâu” trong việc nắm giữ những thứ được quan niệm là “huyết mạch”, huyết quản”, “xương sống”…

    Bởi thế mà nhà văn nổi tiếng Trung Hoa Lỗ Tấn có câu đại ý “Nước chảy trong suối thì là nước, nước chảy ra từ huyết quản thì là máu”

    Suy rộng ra một chút: Lúc bình thường, nước chỉ là nước, nhưng khi người ta xem đường nước là “huyết mạch” thì nước trở thành “máu”. Lịch sử đã chứng minh rằng: Nước thực sự là máu của các vùng đất – những dòng sông là huyết quản của các nền văn minh nhân loại.

    Trên thực tế, Trung Quốc đang thực hiện tham vọng kiểm soát “huyết quản” của các nước láng giềng bằng việc nắm giữ "vòi nước". Trung Quốc tạo ra hàng chục con đập trên dòng Lan Thương (tên gọi của sông Mê Kông trên đất Trung Quốc).

    Chúng ta đã biết, người dân Lào, Campuchia, Thái Lan và các tỉnh miền Nam Việt Nam đã phải đương đầu với hạn hán khổ sở như thế nào. Một phần cũng do Trung Quốc chặn dòng sông Mê Kông. Và bây giờ, mỗi khi cần nước để chống hạn, ngăn mặn, các nước trong lưu vực sông Mê Kông lại phải trông chờ vào người giữ vòi nước – Trung Quốc.

    Trung Quốc đang tạo ra sức mạnh đối với các nước láng giềng ở hạ nguồn sông Mê Kông cũng như Trung Á.

    Nói thế để thấy rằng: Người giữ vòi nước, huyết quản quan trọng như thế nào!

    Nếu từ dự án đường sắt đô thị, cho đến vấn đề đường ống nước sạch Sông Đà mà suy luận ra những chuyện hơi xa, có khi bị chê là phi thực tế, phi kinh tế.

    Tuy nhiên, sống cạnh anh bạn láng giềng quen nhìn xa, tầm nhìn đến cả trăm năm mà mình chỉ có tầm nhìn… vài gang, nhìn xa chỉ… vài năm thì có khi lại là thua thiệt.

    Từ sự tự tôn dân tộc, từ yếu tố kinh tế, từ góc nhìn xa hơn – để chúng ta có thể thốt lên rằng: Quyết định khoán cho Trung Quốc xây đường cấp nước cho cả Thủ đô là “không thể nào hiểu nổi”.
     

Share This Page

Loading...