Em đọc xong tự dưng thấy chạnh lòng... Em cũng không hiểu cái định nghĩa "Biết nghe nhạc cổ điển" là thế nào :?: Em thì cứ lọt tai là em nghe, có lẽ em chưa ngộ Các bác thì sao ạ
bác ơi em mơi nghe đồn là vé xem mây bác New York sang biểu diễn tháng sau ở NHL vé tận 300$, mà có hơn ba chục chú là chơi chính thui.
Đúng là phần lớn anh em chúng ta mới chỉ đam mê và thích nghe nhạc cổ điển. Chứ thực sự hiểu và cảm được nó thì ngoài những bác được đào tạo, thì số còn lại chắc ko nhiều. Thôi thì ko có cơ hội học bài bản, thì ta tìm hiểu a ma tơ thông qua các thông tin trên mạng vậy. Theo em, quá trình này tựa như luyện võ thôi, bất chợt đến một ngày nào đó ta vượt ngưỡng, sẽ sang một cảnh giới khác
Dạ em cũng như bác và còn rất nhiều bác khác em biết cũng đang ngày đêm luyện công món này đấy ah mà em vẫn chưa thấy được bác nào thành công cả :mrgreen:
Thì người ta mới cố mà luyện để mong tới ngày ngộ ra chứ bác :mrgreen: em thì luyện mấy tháng nay rồi và ngộ ra được một ít rùi : là cứ mang mấy cái CD cổ điển ra thử bass :mrgreen:
Nếu em trả lời tường tận được câu hỏi của bác, chắc nhạc cổ điển đã thực sự ngấm vào da vào thịt em. Còn giờ mới dừng lại ở sự thích Nhưng cũng không đến nỗi nghe mà không hiểu gì bác ah
Em thì ít ít lắm , có thể nói 5 thì 10 họa mới nghe thể loại nhạc này. Chưa có tầm , chưa đủ hiểu biết , chưa đủ trình độ để hiểu và cảm nhận thể loại nhạc này. Khi nghe thì chả cảm thấy gì cũng chả nhận thấy gì hết. Chỉ đơn giản thấy rằng đây là thể loại nhạc cực Cổ và kinh Điển. Cổ đến mức nào thì em không đủ trình độ để biết và kinh điển đến mức nào thì em cũng chỉ nghe mọi người nói thế thôi ạ. Em nghĩ để hiểu và cảm nhận được thể loại này đòi hỏi người nghe phải có kiến thức âm nhạc và trình độ nhạc lý ở mức nhất định nào đó. Nghe thì dễ nhưng để cảm và hiểu nó thì thực sự khó Thân.
quan điểm của em=âm nhạc là âm thanh của cuộc sống hàng ngày,là tiếng động có cung bậc.tác động vào thần kinh trung ương gây hưng phấn,do đó em thích nghe những tiếng động mà em thích :lol:
So làm giề. So Ta nghe cổ điển thì khác gì so Tây nghe tuồng chèo. Mà bác Trần Thị Trường nói thế chứ làm sao chúng ta đánh giá được, thật sự bác Thị Trường hiểu gì về cổ điển. Cũng giống như ông anh em, ông Nguyễn Học Giả, ông này chỉ có nghe Quan họ, ai bảo là ông ý thật sự "ngấm" Quan họ. Toàn tự xưng ý mà...
Em thấy nhạc cổ điển cũng có một vài quy ước riêng nên muốn share với bác nào chưa biết nếu có dịp đến Nhà Hát Lớn nghe trực tiếp: + Các tác phẩm nhạc cổ điển thường chia thành nhiều phần nhỏ gọi là chương. Giữa các chương nhạc dừng lại, tuy nhiên khán giả thường không vỗ tay vào lúc này. Thay vào đó, mọi ng sẽ vỗ tay khi bản nhạc hoàn toàn kết thúc. + Cuối chương trình nhạc trưởng và nghệ sỹ độc tấu thường trở lại sân khấu nhiều lần trong sự vỗ tay hâm mộ của khán giả. Nếu ta vỗ tay cổ vũ nhiệt tình, dàn nhạc có thể biểu diễn thêm một đoạn ngắn nữa. Em nhớ năm ngoái nghe Toyota Classics ở Nhà Hát Lớn cùng mấy bác VNAV, Cả hội chết cười vì có vài cậu choai choai nghe GH mà cứ hú với há phấn khích như đi nghe nhạc Rock Metal vậy :mrgreen: Thiết nghĩ, để thưởng thức nhạc cổ điển đúng cách cũng không dễ các bác nhỉ
Em cũng có quan điểm giống bác vì thể loại nhạc này không phải ai cũng nghe được và để nghe nó không chỉ đơn giản là nghe. Em đọc đâu đó nói rằng đa số 1 bản nhạc cổ điển không bao giờ kết thúc ở nốt nhạc cuối cùng mà thường chỉ kết thúc sau nốt nhạc cuối 3-5 giây. Đi nghe thể loại nhạc này cũng cần phải trang bị văn hóa nghe nữa , ôi chao....khó lắm..khó lắm... Các bác nào U40 trở lên yêu thích và cảm nhận được thể loại nhạc này em còn tin chứ dưới 40 chưa đủ thâm niên 20 năm nghe nhạc mà nói hiểu thể loại nhạc này thì em ứ tin đâu...hehehe...( Có chăng là như bác gì nói ở trên là tự xưng , tự phong thôi ) Mục thư giãn nên mong các bác đừng mắng nếu em nói gì không phải nhá... Thân.
Đúng thế! Nhưng không có nghĩa là cứ đi nghe giao hưởng thì: Nam phải chống cằm đăm chiêu ra chiều suy nghĩ... Nữ thì phải ngồi thẳng lưng, ưỡn ngực... Bác nhỉ :lol: Năm 2000-2001 em được làm việc cho British Council (thuộc Ban Văn hóa - Đại sứ quán Anh tại HN), em cũng may mắn được tham gia tổ chức hòa nhạc vài lần tại Nhà Hát lớn... Công nhận người VN chúng ta đi nghe nhạc giao hưởng cũng chỉ là sự tò mò, chứ thưởng thức thì có lẽ... còn xa lắm! Hồi đó cứ khách yên vị là em... té :mrgreen: @baohun00: U40 là dưới 40 đấy nhá :lol:
Cũng như em nói ở post đầu tiên ngoài chuyện tuổi tác và thâm niên nghe nhạc thì yêu cầu cho người thích nghe thể loại nhạc này phải có kiến thức âm nhạc và hiểu biết nhạc lý ớ mức nhất định bác chủ thớt ơi. Ông anh trai em là 1 ví dụ điển hình cho cách nghe cổ điển theo phong trào : Mua hàng chục CD cổ điển của Tàu khựa loại 35xèng/CD về nhưng gần như chưa bao giờ thấy ông này nghe hết , hôm rồi có lão gần 50t cũng chơi Audio đến nhà chơi thì gom lại 1 túi xách to tướng cho lão này mượn về nghe.kakaka. Phải em là em dành tiền đó mua poster mấy thiên tài âm nhạc về dán đầy phòng ngắm còn hoành tráng hơn :lol: Thôi chết....nói xấu ông anh , ông này mà cũng tham gia diễn đàn chắc chửi mình xì khói :lol:
Em có mấy ông bạn 8x nhưng thích nghe Cổ điển điên cuồng luôn đấy. Động đến ông nọ ông kia là cứ nói vanh vách bác ah. Như vậy, Nhạc Cổ điển cũng không giới hạn về độ tuổi nghe, có thể trung niên chiếm ưu thế nên bác mới cảm nhận vậy thôi.
Vậy là họ nằm trong Post đầu của em rồi bác , họ có kiến thức và hiếu biết về âm nhạc họ say mê thực sự. Thực tế là em đã thấy rất nhiều sách báo , phương tiện hướng dẫn Phương pháp cũng như cách để nghe nhạc cổ điển chứng tỏ là thể loại này để nghe và hiểu đòi hỏi phải có kỹ năng đúng không bác ??? Em còn nghe nói rằng nghe nhạc cổ điển rất tốt cho sức khỏe nhất là với những bà bầu bác ạ. Mong các bác có kinh nghiệm chia sẻ thêm cho em được biết. Kính. P/S : @Tungh : Bác cho em tạm trú ở Topic này để em mở mang và hiểu biết thêm về vấn đề này bác nhé
Thật ra thường ngày các bác cũng nghe nhạc cổ điển mà không để ý đấy thôi, nhiều bản nhạc chuyển chương trình trên TV, radio hay nhạc nền của các bộ phim là trích dẫn trong các tác phẩm cổ điển mà ra. Có những lúc xem được bộ phim hay, mới thấy nhạc nền nó đem lại cảm xúc như thế nào. Ví dụ trong phim "Schindler's list", có những đoạn nhạc violon (Itzhac Perlman chơi) nghe thật bi thương và buồn thảm. Xem phim "Philadelphia", đoạn nhân vật chính( Tom Hank đóng) quay cuồng theo giọng hát cao vút của Maria Callas phát ra từ máy quay đĩa than, quả thực em thấy tê hết cả người. Em chẳng biết tiếng Ý, nhưng sao lúc đó nghe bà ý hát thấy có một khát vọng cuộc sống gì đó thật mãnh liệt. Rồi những bản piano trong phim "The Pianist" v.v. Kiến thức về nhạc cổ điển của em ... ngắn tũn, nhưng có nhiều tác phẩm em rất thích nghe, và thứ cảm xúc mà những bản nhạc đó mang lại đối với em thật thanh thoát và sâu lắng...Tóm lại cũng là thấy thích thì nghe, mà lạ cái là có những tác phẩm lúc đầu chẳng khoái, thế mà đến lúc nào đó lại thấy hay. Hình như nghe nhiều rồi nó ngấm dần hay sao ý , hoặc có thể do tâm trạng hoặc trạng thái tinh thần lúc đó( rượu phê phê chẳng hạn ).
Em bây giờ lại thích xem (HD hoặc DVD) nhạc cổ điển mới chết chứ, cứ phải nhìn thấy đũa vung mới phê. chả hiểu mình ăn phải cái gì nữa :lol: Gần nghìn đầu bản lp, cd, tape tạm cất xó...
Cá nhân em thấy thế này các bác ạ : Nhạc cổ điển là 1 thể loại nhạc hoàn toàn khác so với phần còn lại của âm nhạc. Các tác phẩm nghệ thuật trong âm nhạc đa phần đều được viết theo cảm xúc riêng của người nhạc sỹ và đa số có chủ đề , được miêu tả về 1 cái gì đó cụ thể nhưng với nhạc cổ điển thì ít lắm.Nhạc cổ điển không phải là thứ để nói lên 1 chuyện gì đó cụ thể. Vậy sẽ có 2 trường phái nghe nhạc cổ điển như sau : 1.Nghe và hiểu theo cảm nhận của riêng bản thân. 2.Nghe và hiểu được tác phẩm nói gì , người nhạc sỹ viết gì , hiểu được tâm trạng của nhạc sỹ khi viết bản nhạc đó. Ở trường phái số 1 em nghĩ là đơn giản chỉ yêu thích giai điệu và tùy theo cảm hứng khi nghe nhưng họ cũng phải trải qua 1 quá trình dài kiên trì nghe thì mới có khả năng thích ứng được. Trường phái thứ 2 thì khác xa rất rất nhiều.Ngoài nghe còn phải đọc nhiều để hiểu về tác giả , đọc để hiểu kết cấu của bản nhạc.Chỉ khi như vậy thì khi nghe 1 bản nhạc cổ điển họ mới cảm nhận được hết ý nghĩa của tác phẩm , hiểu được tâm tư tình cảm và những gì tác giả muốn gửi gắm vào tác phẩm ạ. Bản thân em thấy em không nằm trong 2 trường phái trên dù đã từng nghe 1 vài bản nhạc cổ điển và cảm thấy rất hay.Nhưng nếu hỏi em tại sao hay thì em chỉ biết là bởi giai điệu hay , du dương thế thôi còn bảo hiểu gì không thì em chào thua Nghe là một chuyện. Nghe thấy hay là một chuyên. Nghe mà hiểu cũng là một chuyện. Kính các bác.
Sáng tác mà không cảm xúc cũng không chủ đề thì thành mì ăn liền rồi Bác ơi . Quan điểm cá nhân em thì NCĐ cũng chẳng khác gì so với những thể loại nhạc khác, nếu như một loại hình âm nhạc nào đó sinh ra không để phục vụ thị hiếu không đến được với đông đảo người nghe thì sớm muôn nó cũng diệt vong, chẳng qua theo từng thời kỳ phát triển mà nhiều loại hình âm nhạc ra đời thôi.
Em lại thấy thích mấy chú choai choai này, ít nhất trong số vài trăm người ngồi nghe NCĐ thì cũng có mấy chú này biết bày tỏ cảm xúc. Mặc dù có thể nó không được hợp gu so với số người còn lại nhưng cũng không phải không có cái hay, biết đâu .............. Em nghĩ ngày nay quan điểm đi nghe NCĐ phải trật tự, ngoan ngoãn lễ phép như nghe cô giáo giảng bài, chỉ được vỗ tay khi kết thúc bản nhạc cũng chưa hẳn đã là hay lắm. Biết bày tỏ cảm xúc sự hưng phấn đừng thái quá là Okie, nói chung đi nghe là lấy sướng lấy thích ............ cho mình, cứ hay quá lại quay ra cấu đùi chờ đến hồi kết mới hô hoán lắm lúc cũng sinh ra ức chế. :lol: Quan điểm của em nó hơi trái chiều, các bác có chém thì chém nhẹ tay, em nhờ :roll:
Em thì em cực khoái xem Tom và Jerry vơi thằng con ở nhà, mà ghét nhất cái hoạt hình này ở phần nhạc, mà k hiểu sao trẻ con nó thích thế :mrgreen:
Hi hi, em cũng thích mấy chú choai choai này, cứ để khán giả ta bộc lộ cảm xúc theo cách tự nhiên, thật ra cả Tây nếu phê quá thì họ cũng không ke lắm. Bác Secky nói đúng, nhà văn viết về nhạc cổ điển như vậy, có thể hiểu là không nghe & cũng không rành về cổ điển (nếu có nghe cũng chỉ loáng thoáng & hiểu biết không tỏ tường). Bù lại họ có ý tứ & năng khiếu viết. Trong trường họp này nhạc cổ điển chỉ là cái cớ để nói về phông văn hóa. Có điều em lại không đồng cảm với nhà văn ở chỗ văn hóa khó... đào tạo (khác với học vấn). Cái này là cả một quá trình thẩm thấu tự nhiên từ lề thói, môi trường sinh hoạt hằng ngày, không cấp tập được.
Chỉ huy và biểu diễn NCĐ đòi hỏi sự tập trung cao độ nên rất cần sự yên tĩnh để các nghệ sĩ ko bị phân tâm. Em đã chứng kiến một lần đi nghe giao hưởng ở nhà hát lớn, khi chuẩn bị vào hồi hai có một khán giả ho, ông nhạc trưởng người Nhật đã giơ đũa lên nhưng dừng lại chờ vị kia ho xong rồi mới bắt đầu. Thật là một ứng xử rất văn hóa.