Chào mọi người , mình mới sưu tầm được 1 số ảnh về các hoạt động nghệ thuật trước 1975 muốn chia sẽ với mọi người. Trường Kỳ trên sân khấu Đại Hội Nhạc Trẻ Taberd (trường Lasan Taberd nay là trường PTTH Trần Đại Nghĩa, Sg) năm 1971 với sự tham dự của trên 5000 khán giả. Từ trái qua phải: Tiến Chỉnh (tay bass của The Spotlights ), Ngọc Bích (ca sĩ, tức Bích Trâm, vợ của Nguyễn Chánh Tín hiện nay ), Jimmy Tòng (ca sĩ và tay trống của ban nhạc Les Cavaliers). Đứng phía sau là Tòng Sơn (Les Cavaliers) Ban nhạc The Rising Sun vào cuối thập niên 1960 trong một buổi party tổ chức tại tư gia Nữ ca sĩ Kim Oanh trên sân khấu Đại Hội Nhạc Trẻ Taberd năm 1972 The Blue Stars, ban nhạc phái nữ đầu tiên và hoạt động lâu đời nhất của nhạc trẻ VN Từ trái qua phải: Tuấn Ngọc, Minh Phúc, Tiến Chỉnh, Thụy Ái, Trường Kỳ và Tùng Giang vào năm 1970 Ban nhạc The Top Five, một trong những ban nhạc nổi tiếng vào đầu thập niên 70, trên đường lưu diễn. Thành phần gồm ( từ trái qua phải ): Tùng Giang, Minh Phúc, Tuấn Ngọc, Thụy Ái và Quốc Hùng Tùng Giang trong dịp đóng phim " Vết Chân Hoang" tại Vũng Tầu Nữ ca sĩ ngồi giữa là Francoise Hằng, một trong những nữ ca sĩ đầu tiên của nhạc trẻ VN. Phía trái cô là nam ca sĩ Jimmy Joseph. Hình chụp vào năm 66 trong buổi trao giải thưởng cho các ca sĩ xuất s¡c và dễ thương nhất do Teenager''''s Club tổ chức Elvis Phương và The Rockin''''s Stars, một trong những ban nhạc trẻ tiêu biểu của VN trong thời kỳ phôi thai. Bên trái là Jules Tambicanou, một trong những tay lead guitar nổi tiếng trong thời kỳ này Cathy Huệ và The Hammers cùng 2 "gogo girls" trong một buổi trình diễn tại một club Mỹ trong thời kỳ phát triển mạnh của nhạc trẻ VN song song với sự hiện diện đông đảo của quân nhân Mỹ và đồng minh tại VN Trường Kỳ ( giữa ) và Nam Lộc ( trái, đeo kính ) trên sân khấu Đại Hội Nhạc Trẻ Taberd cùng với ban nhạc CBC vào năm 1972 Jo Marcel trong thời gian thực hiện phim Vết Chân Hoang (phỏng theo tiểu thuyết phóng sự Tuổi Choai Choai của Trường Kỳ) vào năm 1971 Ngọc Bích và Ngọc Quý (con gái của nghệ sĩ Việt Hùng) và ban nhạc The Crazy Dogs vào năm 1971 Trường Kỳ, thay mặt cho Teenager''''s Club tuyên bố trao giải nam ca sĩ xuất sac nhất năm 1966 cho Billy Shane (tay mặt). Billy dã qua đời vào năm 1994 Ban tam ca nữ Ba Trái Táo (The Apple Three) nổi tiếng vào đầu thập niên 70 tại khap các vũ trường Saigon. Từ trái qua phải: Tuyết Hương, Tuyết Dung, Vy Vân Trường Kỳ vào năm 1969, khi phong trào Hippy đang lên cao Trường Kỳ chụp chung với Lê Hựu Hà của ban nhạc Phượng Hoàng, trong thời kỳ chuyển hướng của nhạc trẻ VN vào năm 1971 với phong trào Việt Hóa Nhạc Trẻ VN (soạn lời Việt cho nhạc ngoại quốc, sáng tác những nhạc phẩm hoàn toàn VN) Trường Kỳ vào cuối thập niên 60 Từ trái qua phải: Đức Hiền (bass, ban nhạc CBC) , Anh Tú (The Uptigh), Tùng Giang và Trường Kỳ năm 1971 Ban nhạc Phương Hoàng năm 1970 Trường Kỳ chụp chung với toàn ban nhạc CBC tại Houston vào năm 1987
Bạn chuoivanho sưu tầm các hình ảnh này rất hay và rất quý đối với audio lớn tuổi, nhìn ảnh nhớ lại một thuở xa xưa từng xem một số hoạt động trong hình. Năm xưa nghe các ban nhạc này đôi khi trình diễn còn khập khểnh, nhạc cụ khá thô sơ nhưng họ có nhiệt tình của người trẻ tuổi mê nhạc trẻ đã làm cho phong trào rất sôi nổi. thanks.
Cám ơn bạn Chuoivanho những hình ảnh sinh hoạt nhạc trẻ thời cũ , bạn Chuoivanho có sưu tầm được nhiều nhạc trẻ cũ không ?
Mẹc xi các bác có lời khen! Những hồi tưởng của bác Trần Khánh Vân khá thú vị. Đúng là thời ấy sự nhiệt tình thay thế cho kỹ thuật nhưng vẫn có 1 số ban nhạc chơi rất khá dù họ chỉ dừng lại ở việc cover những bản nhạc khác. Xin trả lời bác Thangnet em củng biết chút ít về thời kỳ "nhạc trẻ" :lol: còn việc sưu tầm về thời kỳ này có vẻ rất khó khăn về mặt tư liệu nhưng em sẽ cố gắng post những gì em có được vào đây để chúng ta cùng thảo luận. Chúc các bác năm mới vui vẻ.
Cám ơn Bác đã post lại những hình ảnh làm cho em nhớ lại ngày xưa quá! Lúc đó các anh em trong nhà em đều là những người rất mê nhạc trẻ. Sau 75 thì em phải đem ra từng chồng những dĩa nhựa, băng cối, những tập nhạc đầy màu sắc, sách văn học và những tập truyện tranh của em sưu tầm (Tin Tin, Lucky Luke, Xì Trum, Gà trống Gô Loa...) rồi chất thành đống mà đốt. Nhìn ngọn lửa cháy lẫn mùi khét rất khó chịu mà em rướm nước mắt và không hiểu tại sao mà người ta bắt mình phải tiêu hũy đi những vật mà em rất yêu quí này (?)
Xin đa tạ bác chủ topic cho em cơ hội hình dung về quá khứ một thời. Em rất mê nhạc trẻ trước 75 nhưng không có nhiều tư liệu. Những hình ảnh bác đưa lên thật quý.
Moi cac bac xem shotrt tube video do ban nhac CBC hat bai May Lang Thang de nho lai nhac tre truoc nam 1975 http://www.youtube.com/watch?v=reAPjyVxLFQ
Tôi nhớ đầu thập niên 70, có một tạp san HỒNG (do Trường Kỳ và một số bạn bè biên soạn) ở đây đã thông tin tất cả mọi hoạt động, hình ảnh nhạc trẻ SG lúc bây giờ và rất nhiều giai thoại cùng sinh hoạt của các ca nhạc sỹ... tôi có đầy đủ cả và giữ mãi như một vật quý giá, nhưng rất tiếc có thời gian tôi vắng nhà, người nhà đã mang bán ve chai cùng với hàng trăm magnet tape, thật đáng tiếc. Chắc các bạn lớn tuổi còn nhớ tờ báo Hồng này?
Nghe Phượng Hoàng hát những Mặt trời đen, Huyền thoại người con gái, Hãy nhìn xuống chân, Tôi muốn... phê ơi là phê. Bài Mặt trời đen đúng chất rock luôn, cả Huyền thoại người con gái đoạn intro vào cũng giựt tưng hết cả người... :lol: Rồi ban The Dreamers của Duy Quang và Thái Hiền hát thật nhiều bài hàng độc của Phạm Duy nữa chứ. Em không bao giờ quên được tiếng hát lảnh lót của Thái Hiền vào câu "Hôm nay em đi trời không có nắng..."...
Wow !! em thật bất ngờ khi ở đây có nhiều yêu "nhạc trẻ" đến vậy, hjx đọc những dòng của các bác viết em rất xúc động , đúng là thời quá nhanh những cái gì đã là quá khứ thì khó mà tìm lại được, tư liệu bây giờ đa số đã không còn ,băng akai của papa em thì còn xót được vài cuốn , còn tạp chí , sách và tờ nhạc thì em đang đi lùng khắp nơi , củng may mắn là internet phát triển nên củng giúp ít được nhiều điều. * Kính biếu các bác :
Ngay sau khi Lê Hựu Hà mất, có lẽ cách đây đôi 2 năm ? Hai anh trong ban Mây Trắng (Tuấn Dũng & Trung Hành) đã hát cho người ra đi liên khúc "Đồng xanh & Tiếc thương". Lúc đó có lẽ vì có nhiều cảm xúc, em đã nghe bản liên khúc này tới lui nhiều lần, đễn nỗi nhận ra rằng nguyên chầu cà phê buổi sáng chỉ nghe bản liên khúc này. Mời các bác nghe LK Đồng xanh & Tiếc Thương: http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=GWXZjM1f-Z
Nhạc trẻ trước 75 em rất thích những sáng tác của NS Nguyễn Trung Cang. Các bác có tư liệu về NS này post lên dùm em. Xin cám ơn
Nguyễn Trung Cang cũng là nhạc sĩ cực kỳ ưa thích của em. Bộ đôi Nguyễn Trung Cang - Lê Hựu Hà thực sự là một trong những tên tuổi đáng nhớ nhất của nhạc trẻ SG thưở trước. Các bác yêu Nguyễn Trung Cang chắc ai cũng đã từng nghe qua những Bâng khuâng chiều nội trú, Còn yêu em mãi, Thương nhau ngày mưa, Tình còn lất phất mưa bay... Em xin mời các bác nghe một ca khúc "lạ" của ông - Tình ca hồng. Hồi bé em được nghe bài này qua giọng hát của Kiều Nga, mà gần chục năm sau đó cứ ngỡ mình đang nghe nhạc Pháp lời Việt. Mãi sau này mới biết do Nguyễn Trung Cang sáng tác. Version này do Ngọc Lan trình bày... http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=C7-MZYfI1z
Và không thể không nhắc đến Lê Uyên Phương, dù âm nhạc của bộ đôi này không được xếp vào dòng nhạc trẻ. Cứ mỗi lần em nghe Bài ca hạnh ngộ, Hãy ngồi xuống đây, Đêm chợ phiên mùa đông... là lại nổi hết cả da gà. Và đặc biệt là một ca khúc - chỉ thấy Khánh Ly hát, chưa bao giờ em được nghe qua tiếng hát Lê Uyên - Bông hồng dành cho người ngã ngựa...
Tuấn Dũng và Trung Hành cũng đã hát lại bài "Dàn Thiên Lý Đã Xa" với phong cách nhạc trẻ như ngày xưa Asia. Đây là một trong những bài hát mà em thích nghe khi còn nhỏ. Chỉ tìm được trên YouTube do Thanh Lan hát: http://www.youtube.com/watch?v=DprN8F5Oq70
Và còn một nhạc sĩ nữa - Quốc Dũng. Từ hồi còn đi học em đã được nghe những Biển Mộng, Bên nhau ngày vui, Quê hương & mong ước... Sau này lại được nghe thêm Hoang vắng, Điệp khúc mùa xuân và đặc biệt là Em đã thấy mùa xuân chưa. Mặc dù ông còn viết cả nhạc sến nhưng không thể không khẳng định Quốc Dũng cũng là một tên tuổi xuất sắc của nhạc trẻ SG. Mời các bác nghe một liên khúc nhạc của ông - do chính ông và ca sĩ Thanh Mai - cặp hát đôi hàng đầu hồi thập niên 1970 thể hiện... http://www.nhac.vietgiaitri.com/bai-hat ... -38746.vgt
Nhạc Lê Uyên Phương cũng là một phần của nhạc trẻ VN thời bấy giờ. Âm nhạc của họ phảng phất sự phóng túng của phòng trào Hippie thời 60-70. Anh Lộc (tên ở nhà) thường đến ở nhà em khi anh ấy từ Santa Ana lên San Jose đi hát ở mấy phòng trà trên này. Có đêm anh bỏ hát ở phòng trà chỉ vì ở nhà có đông đủ anh em bạn hữu, ngồi ca hát suốt đêm rồi kể lại những chuyện xưa nghe hấp dẫn lắm. Anh là người Đà Lạt nên những câu chuyện thường vây quanh bối cảnh Đà Lạt trước 75. Lúc đó hai bố con (anh Lộc và Uyên Uyên) vác cây Guitar và cái Keyboard đi hát khắp nơi mà vắng bóng chị. Sau này anh chị đã xum họp lại cho đến khi anh mất vì ung thư phổi (năm 1995). Anh không hút thuốc và uống rượu rất ít nhưng vẫn dính phải căn bệnh quái ác này. Anh là một trong những người em kính mến nhất!
_ Em không ngờ các bác lại ủng hộ topic này nhiều đến thế , em thấy có bác yêu cầu viết về Nguyễn Trung Cang ( em thích ông này nhứt :lol: ) ,chủ đề này khá rộng nên em sẽ cung cấp từ từ các thông tin hình ảnh về thời kỳ "nhạc trẻ" cho các bác , có điều gì thiếu xót xin mọi người góp ý. * Hôm nay có thời gian , em xin giới thiệu sơ lược những trụ cột của nền nhạc trẻ trước năm 1975.Bài viết này không đề cấp tới 1 cách chi tiết mà chỉ nêu lên 1 phần nào đó về những thông tin em biết được.Bài viết gồm có 3 phần : nhạc sỹ . ca sĩ . ban nhạc . Nhạc sỹ _ Trường Kỳ : Sinh ngày 29 tháng 3 năm 1946 tại Hà Nội vào Nam năm 1954 , theo học khoa Luật Sài Gòn . Ông được coi là người có công đầu trong phong trào nhạc trẻ ( pre 75 ), dù là 1 người nhút nhát từ thuở bé và tự coi mình là 1 nhạc sĩ tay ngang nhưng ông có 1 sức ảnh hướng khá lớn và có liên quan mật thiết đến tất cả các nghệ sỹ thuộc phòng trào nhạc trẻ . Đa phần các đại hội nhạc trẻ từ năm 1965 tới năm 1975 điều có sự đóng góp lớn của ông ,năm 79 ông qua Nhật và từ tháng 11 năm 1980 tới nay ông định cư hẳn ở Montreal Canda _ Nam Lộc : Sinh tại Hà Nội cùng gia đình di cư vào Nam từ bé , trong phong trào nhạc trẻ ông củng như Trường Kỳ là người góp phần làm các đại hội nhạc trẻ thành công , nhưng về mặt sáng tác ông có vượt trôi hơn Trường Kỳ ,với những bản nhạc ngoại quốc được chuyển qua thành lời Việt như " Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu " ( Thanh Lan hát ) , "Mây Lang Thang" ( nhóm CBC hát ) ...những có khúc này được chuyển lời Việt rất mạch lạt nhưng về mặt nội dung thì chả ăn nhầm gì với bản lời ngoại quốc.Sau năm 1975 ông chuyển hướng sang chính trị nhiều hơn. : Là 1 người con của đất Sài Gòn , từ tắm bé ổng đã bị ám ảnh bởi những ca khúc ngoại quốc , niềm đam mê đó lớn dần trong ông và đã định hình cho ông thành 1 nhạc sĩ tài năng với phong cách viết mới lạ và phóng khoáng .Ông tham gia vào giới ca nhạc từ rất sớm nhưng mãi tới đầu thập niên 70s nhạc của ông mới thực sự cuốn hút giới trẻ vì trước đó dòng nhạc của Lê Hựu Hà có vẻ bị nhạc ngoại quốc áp đảo. Có thể nói thành công thật sự đến với nhạc sỹ khi ông là thành viên của nhóm Phượng Hoàng ( 1970) và Mây Trắng (1973) . Sau năm 75 ông có vẽ khựng lại nhưng là 1 ngưới biết nắm bắt thời cuộc nên sau đó ông đã cho ra hàng loạt những tác phẩm và được mọi người yêu thích. _ Nguyễn Trung Cang : Ông là 1 người đấy bí ẩn và có 1 lí lịch rất mơ hồ , được sinh ra trong 1 gia đình lao động nghèo khó đông anh em , cuộc sống từ thuở bé của ông hứng chịu nhiều sự cực khổ và nó cũng ảnh hướng phong thái sáng tác sau này của ông . Nếu đem so sánh về nhạc thì sự triết lý và nội dung lẫn giai điệu thì ông khác hẳn với Lê Hựu Hà , chủ yếu là sự bi quan và chán nán , không lối thoát .Đã từng có giả thuyết cho rằng ông sáng tác và lấy cảm hứng từ ma túy " ...trong hơi khói cay cay trong giây phút say say ta quên đi ngày mai ..." trích trong nhạc phẩm ( Đêm Dài ).Sau năm 75 là thời gian vô cùng gian khổ của ông và cái chết của nhạc sỹ là 1 bí ẩn chưa bao giờ có lời đáp. _ Tùng Giang : Xuất thân là 1 tay trống , ông mối quan hệ mật thiết với nhóm Uptight của anh em nhà Tuấn Ngọc , là 1 người có hãng thâu âm riêng nên đa phần các băng nhạc trẻ thời đó được ông hát hành. Về phần sáng tác cũng như Trường Kỳ , Nam Lộc thì Tùng Giang củng chú yếu là dịch lời Việt cho các bài hát ngoại quốc và ông củng có 1 vài sáng tác riêng như " Biết đến thuở nào" , được coi là 1 nghệ sỹ đào hoa ông có nhiều mối quan hệ khác nhau với các nữ ca sĩ. Các nhóm nhạc Tùng Giang từng hợp tác Top Five (gồm có Quốc Hùng, Thụy Ái, Minh Phúc, Tuấn Ngọc) , The Strawberry Four cùng với Đức Huy, Billy Shane, và Tuấn Ngọc ( nhóm này là nhóm nhạc Châu Á đầu tiên có show trên truyền hình Mỹ theo lời Tùng Giang ).Sau năm 75 Tùng Giang là nhạc sỹ có phòng thu âm đầu tiên với hải ngoại. **** Trong giai đoạn nhạc trẻ mà không nhắc tới Phạm Duy có thể coi là 1 thiếu xót lớn , dù ông là 1 nhạc sĩ thuộc thế hệ trước nhưng ông có rất nhiều tác phẩm dành cho phong trào nhạc trẻ , sáng tác có chuyển lời có những tác phẩm của ông chủ yếu dành cho ban nhạc The Dreams ( thành viên trong nhóm là con của Phạm Duy như Duy Quang , Duy Cường , Thái Hiền ... ) và 1 số ít nhạc phẩm khác của ông thì được Thanh Lan và Elvis Phương thể hiện
Nhân các bạn nói về đôi song ca Lê Uyên - Phương, mình cũng nhớ đến một đôi song ca khác chính hiệu của nhạc trẻ SG đó là : Đức Huy và Thanh Tuyền. Đức Huy là thành viên của The Strawberry four - Thanh Tuyền là con gái của nghệ sĩ điện ảnh Đoàn Châu Mậu, lúc đó 2 người trình diễn như một đôi du ca ở nhiều nơi chỉ với 2 cây guitar thùng gỗ với những bài nhạc song ca cover lại của Mỹ, có 2 bài thành công nhất là The sound of silence (Simon - Garfunkel) và Khóc hạ (do Đức Huy sáng tác sau đổi tên là Vườn địa đàng). Đây là lần song ca đầu tiên của Đức Huy tồn tại khá nhiều năm cho đến 30/4 Thanh Tuyền không nghe tin tức gì cả. Về sau này Đức Huy cũng thường hát song ca với Thảo My ở Mỹ, khi về lại VN thì lại hát song ca với Mai Khôi một vài lần.
Nói về nhạc ngoại lời Việt thì có một bài em rất tâm đắc. Đó là Yellow Bird - do nhạc sỹ Trường Kỳ chuyển lời Việt - đúng phong cách Nam Lộc - chả liên quan gì tới bài hát gốc. Ông đặt tên là Chỉ là giấc mơ qua, tên hay mà lời lại càng đẹp, nghe tình hơn hẳn cái gì mà "con chim vàng đậu trên cây chuối..." của mấy chú Mẽo... Mời các bác thưởng thức ý thơ thật đẹp qua tiếng hát Thanh Lan... http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/Yel ... DU8EZ.html
_ Thanh Tuyền là cực học sinh Marie-Curie , cô khởi nghiệp với việc song ca với Đức Huy , đến thời kỳ 71' 72' cô là thành viên của nhóm nhạc rock Enterprise, sau 1975 thì không còn thấy cô xuất hiện nữa (em chưa được thưởng thức giọng ca của cô Thanh Tuyền này). Bác nào có ảnh thời trẻ của Đứa Huy hay nhóm Strawberry four thì cho em xin chưa bao giờ thấy ảnh của Đức Huy thời trẻ cả .
Lâu lắm mình mới nhìn thấy lại Đoàn Thanh Tuyền qua tấm ảnh của bạn chuoivanho, rất xinh lâu rồi mới nhìn thấy lại, Thanh Tuyền lúc trước là một giọng ca khá hay khi song ca cùng Đức Huy cả hai cùng đàn và hát, mình thích nhất là bài Khóc Hạ và Cơn mưa phùn. Nghe bạn nói về ảnh Đức Huy lúc trẻ (thật hiếm có) làm mình tiếc lắm vì đã không giữ được tập nhạc của Đức Huy sáng tác và phát hành có ảnh của Đức Huy và 3 người khác (Tuấn Ngọc, Tùng Giang Billy Shane) trong ban Strawberry Four đang trình diễn để thu hình trong đài truyền hình số 11 của Mỹ ở Việt Nam, có lẽ thời đó Strawberry Four là ban nhạc gây ấn tượng nhất vì được xem là ban nhạc quý tộc với những nhạc cụ toàn Fender (trong khi các ban nhạc khác toàn xài nhạc cụ của Lâm Hào và Văn Trang sản xuất tại VN), khi trình diễn thì họ toàn mặc veston (kiểu nghệ sĩ dài gần đụng gối) và thật hảnh diện vì đã có xuất trình diễn trong TV Mỹ. * Bạn chuoivanho : hiện mình có bản nhạc Khóc hạ do HĐ và TT hát nếu bạn muốn nghe, cho mình email mình sẽ gửi kèm file cho bạn.