Màn chiếu đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với một hệ thống trình chiếu, đặc biệt là hệ thống chiếu phim tại gia. Chất lượng hình ảnh sau cùng mà chúng ta quan sát được chính là do màn chiếu quyết định. Bạn có thể bỏ ra hàng nhiều ngàn đô la để tậu cho mình một máy chiếu khủng, mua hàng trăm đĩa Bluray có chất lượng cao. Nhưng tất cả sẽ chẳng thể phát huy nếu hình ảnh cuối cùng lại được thể hiện bằng một màn chiếu kém chất lượng. Không thể đánh giá thấp những đóng góp của nó trong một hệ thong chiếu phim tiểu chuẩn. Treo tường hay cố định ? - Màn chiếu treo tường (pull-down) Hầu hết những màn chiếu hiện nay đều ở dạng treo tường, trong đó lại được chia ra làm 2 loại kéo tay và chạy điện. Ưu điểm: tốn ít diện tích do có thể cuộn lại trong hộp khi không sử dụng. Tính cơ động cao dễ dàng di chuyển khi cần. Nhược điểm: chất lượng bề mặt màn thường không mịn do chất liệu màn không tốt. Bề mặt màn thường bị nhăn, cong vênh đặc biệt là ở giữa và 2 bên mép màn sau một quá trình sử dụng do bề mặt của màn bị giãn không đều và hệ thống căng màn cũng như bộ cơ cuốn màn hoạt động không tốt. Điều này làm giảm đáng kể chất lượng của hình ảnh. Những màn chiếu cao cấp đã hạn chế được phần nào khuyết điểm này bằng cách sử dụng hệ thống căng màn đặc biệt và bộ cơ cuộn màn vận hành hết sức trơn tru. Tuy nhiên giá thành của những màn chiếu này lại tương đối cao. - Màn chiếu cố định (fixed frame) Màn chiếu cố định được sử dụng rộng rãi trong các rạp chiếu phim hay các phòng chiếu phim tại gia riêng biệt. Ưu điểm: bề mặt màn phẳng tuyệt đối giúp cho hình ảnh được thể hiện rất đồng đều. Chất lượng bề mặt màn ít bị suy giảm qua thời gian. Nhược điểm: Tốn nhiều không gian. Khó khăn trong việc di chuyển. Kết luận: Nếu bạn có một phòng chiếu phim riêng biệt, tôi khuyên bạn nên chọn màn chiếu cố định. Nó giúp bạn tránh được những phiền toái sau này về chất lượng bề mặt màn chiếu. Ngoài ra màn chiếu cố định trông cũng rất “Cinema”. Trong trường hợp bạn buộc phải sử dụng màn chiếu treo tường pull-down, hãy kiểm tra thật kỹ chất lượng đảm bảo rằng bề mặt màn phải mịn và phẳng tuyệt đối bằng cách quan sát bề mặt màn chiếu xéo từ phía mép màn dưới ánh mặt trời hay ánh đèn vàng. Hãy chú ý khu vực mép hai bên màn và mép trên ở giữa của màn. Màn chiếu xám Các màn chiếu Home Cinema hiện nay có xu hướng sơn màu xám. Tại sao lại như vậy? Về lý thuyết thì màn chiếu màu trắng là cho màu sắc trung thực nhất vì màu trắng phản chiếu chính xác lại màu sắc được chiếu lên nó, bất kỳ màn chiếu có màu sắc nào khác sẽ không ít thì nhiều gây ra sự sai lệch về màu sắc. Nếu để ý bạn có thể thấy rằng hầu hết các rạp chiếu phim chuyên nghiệp đều sử dụng màn chiếu trắng để đảm bảo thể hiện một cách chính xác những màu sắc đưa ra bởi máy chiếu. Vậy tại sao màn chiếu phim gia đình lại màu xám thay vì sử dụng màn màu trắng. Câu trả lời ở đây chính là việc kiểm soát ánh sáng trong phòng chiếu. Một phòng chiếu phim tiêu chuẩn thì phải hoàn toàn được kiểm soát được sự lọt sáng (ánh sáng bên ngoài lọt vào) và phản xạ ánh sáng trong môi trường phòng chiếu, cụ thể là ánh sáng từ màn chiếu sẽ phản xạ lên những bức tường xung quanh, trần nhà, sàn nhà… và cuối cùng lại dội ngược lên màn chiếu. Và đây là kẻ thù chính giết chết độ tương phản của máy chiếu. Nó sẽ biến màu đen của hình ảnh thành màu xám nhờ nhờ. Trong điều kiện chiếu phim gia đình, việc kiểm soát hoàn toàn ánh sáng là gần như không thể. Bạn có thể che chắn được ánh sáng từ bên ngoài nhưng cũng không thể nào kiểm soát được hoàn toàn ánh sáng phản xạ trong phòng chiếu phim của mình. Trừ khi bạn sơn toàn bộ phòng chiếu phim của mình bằng màu đen như trong rạp chiếu phim, vì màu đen sẽ hấp thụ hầu hết ánh sáng chiếu lên nó thay vì phản xạ ngược lại lên màn chiếu. Nhưng hãy tưởng tượng vợ bạn sẽ nói gì khi quay về nhà thấy toàn bộ phòng khách của gia đình hay căn phòng ngủ ấm cúng của 2 vợ chồng đã biến thành màu … đen. Màn chiếu xám được sinh ra để giải quyết vấn đề nan giải này . Màu xám sẽ giúp hấp thụ những ánh sáng của môi trường (ở đây tôi tạm gọi là ánh sáng tạp) không phải do máy chiếu phát ra. Màu xám hấp thụ những ánh sáng tạp và giảm thiểu ảnh hưởng của nó lên hình ảnh màn chiếu. Tuy nhiên, sử dụng màu xám cũng có những tác dụng phụ của nó, vì trong lúc hấp thụ ánh sáng tạp của môi trường, nó cũng hấp thụ luôn ánh sáng phát ra bởi máy chiếu. Bạn sẽ thấy hình ảnh của phim sẽ tối đi một chút, nhưng bù lại bạn vẫn giữ được màu đen thăm thẳm của bầu trời đen do các ánh sáng tạp đến từ môi trường xung quanh đã bị hấp thu. Ngoài ra bạn cũng có cảm giác rằng màu sắc của màn chiếu trở nên đậm và sâu hơn. Điều này là do màu xám trong màn chiếu thực chất được pha bởi ba màu sơn cơ bản đỏ, xanh lá cây và xanh dương với một tỷ lệ chính xác tuyệt đối để tránh gây ra hiện tượng lệch màu. Màu xám này được gọi là màu xám trung tính. Màn chiếu Xám trung tính sẽ phản xạ 3 màu cơ bản này mạnh nhất và hấp thu những màu sắc tạp còn lại. Điều này tạo nên gam màu sâu và đậm hơn cho hình ảnh. Màn chiếu Sony HCSW là một đại diện tiêu biểu cho màn chiếu xám. Màn được sơn một lớp sơn đặc biệt có khả năng phản xạ những bước sóng hẹp do máy chiếu phát ra và hấp thu những bước sóng ánh sáng khác của môi trường. Ưu điểm: hấp thu ánh sáng tạp của môi trường, tăng độ tưởng phản và màu sắc của hình ảnh. Nhược điểm: giảm độ sáng của hình ảnh. Có khả năng gây sai lệch màu sắc nếu màu xám không trung tính. Kết luận: tác dụng của màn xám vậy là đã rõ. Nhưng chọn màn xám đến mức nào là vừa. Không có một câu trả lời tối ưu nào cho câu hỏi này. Nó phụ thuộc vào điều kiện kiểm soát ánh sáng trong căn phòng của bạn, độ sáng phản của chiếc máy chiếu, gu thẩm mỹ của bạn. Bạn thích hình ảnh tươi sáng rực rỡ hay bạn thích màu sắc đậm đà và bầu trời đêm đen sâu thẳm… Nếu bạn quyết định mua một màn chiếu xám thì hãy chắc chắn rằng màu xám của màn là trung hòa. Bạn có thể dễ dàng so sánh những màu sắc cơ bản của màn chiếu xám được thể hiện một cách chính xác. Một lần nữa, hãy tin vào đôi mắt của chính mình. Màn chiếu bạc Màn chiếu bạc được ứng dụng đầu tiên trong những năm đầu của nền công nghiệp điện ảnh, khi mà công suất chiếu sáng của máy chiếu còn hạn chế. Lớp phủ bạc (hay nhôm) trên màn chiếu giúp tăng độ phản xạ ánh sáng của bề mặt màn chiếu. Danh hiệu “Ngôi sao màn bạc” (Star of silver screen) cũng được bắt nguồn từ sự phổ biến của màn chiếu bạc thời bây giờ. Tuy nhiên với sự ra đời của những chiếc máy chiếu độ sáng cao và những rạp chiếu phim khổng lồ với hàng ngàn chỗ ngồi đã khiến màn chiếu bạc phải nhường vị trí cho màn chiếu trắng. Ở màn chiếu trắng, hiện tượng hot spot không còn và góc nhìn cũng đủ rộng để bất cứ từ vị trí nào trong rạp chiếu, khán giả cũng có một góc nhìn tốt để thưởng thức trọn vẹn bộ phim. Vào những năm đầu của thế kỷ 21, sự bùng nổ của công nghệ 3D đã tạo nên cuộc trở về đầy ấn tượng cho màn chiếu bạc. Màn chiếu bạc hiện nay đã được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống rạp sử dụng công nghệ 3D phân cực. Chúng ta sẽ bàn thêm về công dụng của màn chiếu bạc trong các bài viết tiếp theo. Độ gain của màn chiếu Đây là thuật ngữ gây ra khá nhiều nhầm lẫn cho người sử dụng nhất là những người mới bắt đầu tìm hiểu về công nghệ máy chiếu. Gain được hiểu đơn giản là thước đo phản xạ ánh sáng của màn chiếu. Gain càng cao thì độ phản xạ ánh sáng càng lớn. Một màn hình có gain 1 sẽ có độ phản chiếu ánh sáng ngang bằng với một tấm bảng trắng hoàn toàn. Thông thường các màn chiếu loại matte white có độ gain bằng 1. Tương tự như vậy màn chiếu có gain 1.5 sẽ phản xạ ánh sáng 50% nhiều hơn màn trắng, và màn chiếu có độ gain 0.8 sẽ phản xạ ánh sáng bằng 80% màn trắng. vậy có phải màn chiếu có độ gain càng cao thì càng tốt ? Điều này đúng và cũng không đúng. Một màn chiếu có gian cao thì sẽ cho hình ảnh sáng và rực rỡ. Tuy nhiên một điểm yếu không thể tránh khỏi của màn hình có độ gain cao là tình trạng hot spot. Đây là hiện tượng màn hình tại trung tâm màn chiếu (đối diện với ống kính máy chiếu hay vị trí của người ngồi) bị sáng hơn những vùng xung quanh, đặc biệt là khu vực rìa màn chiếu. Một ví dụ đơn giản là khi bạn chiếu đèn vào một chiếc đĩa bằng kim loại hay 1 tấm gương, vùng trung tâm của đĩa sẽ tạo 1 vùng sáng chói hình tròn. Một hiện tượng thường gặp nữa ở những màn hình có đọ gain lớn là sự phản sáng của những hạt tinh thể thủy tinh hay bạc trên bề mặt màn chiếu tạo thành những đốm sáng lấp lánh nhỏ như những ngôi sao. Thông thường ở một khoảng cách nhất định bạn sẽ thấy những ngôi sao lấp lánh này biến mất. Nhưng nếu ở khoảng cách gần thì nó sẽ làm người xem cảm thấy cói mắt và khó chịu. Hiện nay, các loại màn chiếu thương mại thường cô bố độ gain cho sản phẩn của hình cao nhằm mục đích PR cho sản phẩm mình. Nhưng việc kiểm nghiệm thông số này thực sự là rất khó khăn và không khách quan. Vì vậy cách tốt nhất để mua được một màn chiếu tốt nhất là bạn hãy khoan vội tin vào những thông số của nhà sản xuất. Hãy kiểm nghiệm bằng thực tế và để đôi mắt và sự cảm nhận của bạn quyết định. Ưu điểm: gain càng cao thì hành ảnh càng sáng Nhược điểm: hiện tượng hot spot và chói mắt Kết luận: nếu căn phòng của bạn được kiểm soát ánh sáng tốt và máy chiếu của bạn có độ sáng cao (trên 1000 lum), tôi khuyên bạn không nên chọn những màn chiếu có độ gain quá cao. Nên chọn độ gain trong khoảng 0.8 - 1.5. Nếu bạn vẫn quyết đinh chọn màn có độ gain cao thì nên lưu ý hiện thượng hot spot. Hãy chiếu hình ảnh màu trắng sáng (phong cảnh tuyết chẳng hạn) và chú ý xem khu vực đối diện với máy chiếu có bị sáng rực hay không. Trên thị trường hiện có rất nhiều loại màn chiếu khác nhau, từ vài chục đến vài ngàn đô la. Vậy làm thế nào chúng ta có thể chọn cho mình một màn chiếu thích hợp để phát huy tối đa hệ thống mình đang có. Bài viết này của mình hy vọng có thể giúp đem đến câu trả lời cho những ai đang còn đắn đo trong việc lựa chọn màn chiếu.
Nguồn tài liệu của ... em. Nói đùa thôi chứ em cũng chơi và tìm hiểu về máy chiếu cũng khá lâu rồi. Thấy nhiều bác chơi máy chiếu nhưng quan tâm không đúng mức cho màn chiếu nên em muốn chia. Em thấy các bác nhà mình DIY đủ cả, loa, ampli, cables,... nhưng chưa thấy DIY màn chiếu nhỉ. Có thời gian em sẽ chia sẻ tiếp kinh nghiệm DIY màn chiếu với mọi người.
Tuyệt cú mèo luôn... Em đang định mon men làm cái này nhưng chưa có thời gian. Cảm ơn bác chủ đã chia sẻ nhé...
Bác chia sẽ kỷ thuật màn DIY đi Bác, Em cũng xài màn DIY và cũng mãn nhản nên không muốn mua màn chiếu nửa, nhiều Bác dùng màn chiếu mua đủ loại tới Em xem màn DIY cùi bắp của Em xong zìa mua thạch cao làm màn xong bảo Em pha sơn về sơn rồi đem màn mua đi cắt ... hic hic. Hiện giờ Em cũng còn đang hứa mấy Bác trên này chưa rảnh pha sơn dùm họ khắc hoài mắc cở chít luôn nè... Em cũng nghèo chưa có đủ xiền mua cái màn nào xịn xịn để so sánh và thay cái màn DIY
Bác chơi tới sim ht300 thì cũng biết là cao thủ về projector rồi. Đây đã từng là 1 DLP projector high-end. Tuy nhiên do là thế hệ projector cũ nên độ sáng của máy cũng khá hạn chế (mong bác Linh đừng buồn em nhé, em cũng đã dùng sim2 và vidikron model 50 cũng cùng là dòng DLP cao cấp. Tuy nhiên về độ chính xác màu sắc và độ "cinema like" thì mấy máy entry level dưới 2000USD bây giờ không thể nào so sánh được). Em có thể đề xuất bác dùng màn xám có gain cao để tăng sáng và giữ được độ tương phản. Bác cũng nên sử dụng màn dưới 100in. Bác có thể thử sơn theo công thức Silver Fire 2.0.1. Em sẽ post bài hướng dẫn cụ thể cách pha màu cũng như sơn.
Em có thử so sánh silver fire 2.0.2 với màn Dalite white matte TQ thì thấy về gain, 2 màn ngang nhau nhưng về độ sâu màu sắc và tương phản thì Silver fire tốt hơn khá nhiều nhất là khi có ambient light . So sánh Tắt đèn: Mở đèn: Sorry các bác em dùng đèn vàng nên màu sắc hơi sai tí xíu.
Tks bác đã trả lời, em sim2 này tuy mới 720p nhưng đúng như bác nói về độ sâu màu sắc, độ chi tiết em rất thỏa mãn hơn hẳn các dòng máy chiếu entry tầm thấp, đặc biệt trc em đi xem một số bác setup kỹ thì hình ảnh tạo độ sâu 3D rất tuyệt, em vẫn khoái 2D tái tạo 3D hơn là xem 3D thật Đọc các tài liệu bên avsforums rất mê nhưng vẫn chưa đc thực nghiệm, thấy vụ nhìn này cũng phức tạp không kém gì vụ nghe, từ calibrize máy, rồi setup phòng, cách sử dụng màn chiếu, , phần mềm pc... Em mới bập bẹ bước chân vào con đường này gần đây thôi, kiến thức còn rất hạn chế, thực nghiệm và trào đổi còn rất ít do vn chưa nhiều bác chơi đồ này. Mong bác chia sẻ.
Xin hỏi bác tricu giữa các đời 1 chip và 3 chip DLP có sự khác biệt nhiều không để em biết hướng phấn đấu. Thấy nước ngoài runco được khen rất nhiều nhưng vn có vẻ ít ai biết, bác đã từng trải nghiệm xin chỉa sẻ
DLP 3 chip thì em chưa được sử dụng bao giờ, lý do thì bác cũng biết rồi . Máy Vidikron mà em đang dùng cũng là dòng single chip, được làm bởi hãng Runco. Theo em hiểu thì 3 chip hoạt động cũng như 1 chip, chỉ khác là ánh sáng từ đèn chiếu được chia tách bằng 1 lăng kính thành 3 màu Red, Green , Blue rồi chiếu vào 3 chip DLP riêng biệt. Sau đó lại hòa vào nhau chiếu ra ngoài. Cũng giống như 3 LCD (ánh sáng nguồn được tách ra rồi chiếu vào 3 tấm LCD Red, Green, Blue) điều này cho phép tạo ra dải màu rộng hơn single chip rất nhiều. Cũng như anh so sánh video composite với video component (3 màu). Cảm nhận của em về máy Runco là màu sắc rất rất cinema (nghĩa là cảm nhận được độ "dày" của màu sắc như phim nhựa), nhưng độ sáng và tương phản thì kém các dòng high contrast bây giờ. Lúc trước công ty em làm (em làm bên Paris) có 1 máy Barco 3 chip DLP sử dụng trong các even lớn. Em không biết xem phim thế nào nhưng máy chiếu ngoài trời mà sáng và rõ hơn TV.
Mấy dòng barco hoặc christie em thấy hay làm digital projector sử dụng mục đích chiếu nơi công cộng có độ sáng rất lớn giá đắt khủng khiếp , mấy cái màn chiếu dùng cho sân khấu ngoài trời cũng thế Bác Tricu sử dụng phần mềm gì để xem phim, giữa phần mềm và phần cứng của hãng Faroudja bác đã trải nghiệm qua chưa, hiệu ứng của các video processor này như thế nào xin bác cho ý kiến . Em trước giờ ko gặp đc bác nào chuyên về mảng này nay gặp đc bác hỏi hơi nhiều bác thông cảm :mrgreen:
Bài viết của bác tricu hay quá, viết tiếp đi bác ! vụ diy màn chiếu em biết một nhóm ở quận Tân Bình TP HCM đã diy một số màn chiếu rất thành công đó ạ, từ màn bạc có độ gain cao đến màn siêu mịn sử dụng cho trình chiếu 2D và 3D rất thành công mà chi phí lại chỉ bằng 10-15% giá thành của màn stewart screen tầm trung. http://www.stewartfilmscreen.com/ http://www.integrityhometheater.com/ste ... reens.html Em cũng đã tự xoay sở vụ diy màn chiếu từ hơn một năm nay và kết quả cũng đã đạt được một số thành công nhất định rồi, một số công cụ và vật liệu đây ạ Xin mời các bác http://www.mightybrighty.com/ http://paintonscreen.com/ http://www.gooscreen.com/
Em có dùng phần mền gì đâu ạ. Em dùng cái đầu HD và DVD player thôi. Mà lúc này cũng chẳng dùng DVD nữa. Hic, em co khoảng 500 cái DVD mà bây giờ chủ yếu làm ... tán âm . Video Processor thì em chưa dùng bao giờ. Trước em thấy ở 1 shop hi-end cinema ở Bangkok thì có dùng processr Runco. Hỏi thì được biết cái projector bắt buộc phải dùng chung với Processor nên cũng chẳng biết hiệu ứng có và không có processor thế nào. Nhưng theo em hiểu thì nó đóng vai trò như 1 DAC trong hệ thống stereo. Nó sẽ scale tín hiệu đầu vào và cho ra 1 tín hiệu chuẩn. vd 720p hay 1080p. Ngoài ra nó cho phép người dùng tùy chỉnh rất lớn. Em cho rằng Video processor chỉ thực sự pháp huy tác dụng với các projector bypass được tín hiệu, vì bản thân trong projector đã có internal scaling cicuity. Nếu bác định chơi lên processor thì nên chú ý các máy chiếu digital co khả năng bypass tín hiệu nhé. Còn về sơn màn chiếu, em sẽ post bài về cách pha sơn silver fire. cái hay của silver fire là co thể tìm trong các cửa hàng sơn ở bất kỳ đâu các thành phần cần thiết. Đơn giản và hiệu quả đúng tinh thần DIY.
bác share gấp công thức silver fire với vật liệu tại vn đi, em mong chờ bao lâu rồi Trc em có thử so sánh giữa HTPC, HDbox,đầu Bluray tầm 4000$ thì HTPC cho hình ảnh đẹp hơn nhiều bác ơi, mà hay cái htpc cho phép sửa lỗi các phim chất lượng thấp, nhiều khi không để ý thấy DVD đẹp như source bluray vậy :cry: , em bị mấy bác kia lừa tình mấy lần . Tuy nhiên dính vào HTPC lại lòi lắm thứ, sử dụng phần mềm, bộ decoder nào, config hiệu chỉnh, rồi tâm linh xíu thì phần cứng thay đổi chất lượng hình ảnh thay đổi( vụ này em xem trên các hệ thống không đồng bộ nên ko dám phán bừa)
Em xin kính chào các bác ạ. Em thấy các bác bàn luận về màn chiếu và máy chiếu - lĩnh vực mà em rất mê nên em cũng xin có vài ý kiến. Về màn chiếu. Đúng như bác tricu đã nói. Màn fixframe lúc nào cũng đẹp và pro hơn rất nhiều so với màn cuốn. Hạn chế về diện tích xứng đáng được bù đắp bởi chất lượng của nó các bác ạ. Về Sơn dùng để sơn màn thì theo em các bác thử sử dụng sơn chuyên dụng của nó xem sao ạ, giá cả cũng không quá cao nhưng bù lại chất lượng của nó thì theo em là rất tốt. Em xin đề cử sơn Goo, loại sơn mà em đã dùng rất nhiều và em cũng rất hài lòng về chất lượng của nó mang lại. Về máy chiếu. Do đam mê và đặc thù của công việc, em có được tiếp xúc với rất nhiều các loại máy chiếu. Cảm nhận của em thấy quả thật là tiền nào của ấy các bác ạ. Các thương hiệu nổi tiếng như sim2 , runco, christie, có chất lượng khác hẳn so với các loại máy chiếu tầm thấp và trung khác. Ngoài ra các thông số mà các hãng đưa ra theo em là hoàn toàn không chính xác, nếu có điều kiện, các bác hãy cảm nhận trực tiếp để có sự chọn lựa đúng đắn. Hiện tại em đang có 2 máy chiếu Sim2 HT300 Link và Sim2 HT500 E Link. Cả 2 đều có Prosecsor riêng và link với máy chiếu bằng dây ... Optical. Mặc dù độ phân giải chỉ là 720P nhưng sau khi em xem xong thì cảm nhận thật là .... Chào các bác.
bác so giữa 1 DLP và 3 DLP trên cùng 1 hãng thì thấy thế nào, xin bác cho chút cảm nhận, trc em cũng định nhăm nhe em HT500.
bác so giữa 1 DLP và 3 DLP trên cùng 1 hãng thì thấy thế nào, xin bác cho chút cảm nhận, trc em cũng định nhăm nhe em HT500.[/quote] Theo em thấy 3 chip DLP hơn rất xa bác ạ. Không phải vô cớ mà nó mắc hơn 1 chip DLP gấp nhiều lần, ngoài ra thường thì các máy 3 chip DLP có kích thước của chip (DMD) lớn hơn so với máy sử dụng 1 chip.
Em post được một nửa bên topic "SILVER FIRE" rồi mà. Còn về phần kinh nghiệm sơn thì em chưa viết được vì công việc công ty bận quá. Khi nào tranh thủ giờ nghỉ ăn trưa em gõ tiếp nhé.