Phantom of the Opera

Discussion in 'Âm nhạc' started by Loving, 12/9/07.

  1. Loving

    Loving Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    1.913
    Likes Received:
    24
    Location:
    Cực Chuối Lạc Bang Giáo
    Ngày 4/2/2005, vở nhạc kịch The Phantom of the Opera (Bóng ma trong nhà hát) của nhà soạn nhạc nổi tiếng Andrew Lloyd Webber đã trở thành vở nhạc kịch đứng thứ 2 ở sân khấu Broadway về số buổi trình diễn (6.681 buổi), đẩy vở Les Misérables (Những người khốn khổ) xuống vị trí thứ 3. Phantom of the Opera cũng được coi là vở nhạc kịch thành công nhất mọi thời đại với số tiền bán vé lên tới 3,2 tỉ USD (nên biết bộ phim ăn khách nhất từ trước đến nay Titanic cũng chỉ đạt doanh thu phòng vé 1,9 tỉ USD) và hơn 100.000 triệu lượt khán giả. Sau 16 kể từ ngày đầu ra mắt, cho đến nay, Phantom of the opera đã có hàng loạt phiên bản được công diễn ở nhiều quốc gia, một bộ phim sắp ra đời và vô số giải thưởng có giá trị.

    Nguồn gốc của “Bóng ma”
    Vở nhạc kịch Phantom of the Opera được nhà soạn nhạc Andrew Lloyd Webber dàn dựng từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn người Pháp Gaston Leroux, lần đầu xuất bản vào năm 1911. Opera ở đây chính là nhà hát Opera vĩ đại ở kinh đô Paris nước Pháp, cho đến lúc đó (năm 1911) vẫn được coi là nhà hát Opera lớn nhất trên thế giới. Cũng như hình tượng chàng gù Quasimodo của Victor Hugo, bá tước Dracular của Bram Stocker, nhân vật Phantom của Gaston Leroux được xây dựng từ một truyền thuết có thật, tuy nhiên, người Pháp không coi ông là Victor Hugo hay Bram Stocker nên cuốn sách nhanh chóng bị quên lãng. Phải đến năm 1922, khi Carl Laemmle, chủ tịch hãng phim Universal tình cờ đọc được Phantom of the Opera, ông đã thực sự bị sốc và quyết định tái hiện câu chuyện trên màn ảnh. Năm 1925, bộ phim ra đời, ngay lập tức trở thành một cơn sốt. Nhân vật Phantom gây ấn tượng mạnh mẽ đến mức ở nhiều rạp chiếu phim lúc đó, người ta phải chuẩn bị bột ngửi miễn phí dành cho những khán giả yếu bóng vía tỉnh lại sau khi bị ngất do quá sợ hãi. Phantom, Dracular, Dr.Frankenstein đã trở thành ba hình tượng kinh dị trong văn học được khai thác nhiều nhất ở mọi loại hình nghệ thuật còn lại và cũng không ngoa khi nói rằng cả một ngành công nghiệp đã được dựng nên xung quanh họ.

    Năm 1984, một đạo diễn trẻ người Anh đã chuyển soạn tác phẩm thành một tác phẩm sân khấu dưới hình thức gần như một vở nhạc kịch. Trong số các khán giả của vở kịch này có Andrew Lloyd Webber, người mà sau đó đã giúp đưa tác phẩm với nguyên tác của Leroux lên một tầm cao mới. Thực ra, lúc đó, Lloyd Webber vẫn đang phải tập trung vào một tác phẩm khác mang tên Aspect of love (Các khía cạnh của tình yêu). Nhưng câu truyện về Phantom vẫn còn in đậm trong tâm trí của ông, chín tháng sau, trong một cửa hiệu sách cũ ở New York, ông tình cờ bắt gặp bản dịch tiếng Anh của cuốn tiểu thuyết. Và Lloy Webber đã nhận thấy, đây không chỉ đơn thuần là một câu chuyện rùng rợn, cũng không dựa trên sự thù ghét và tàn nhẫn, mà là một bi kịch về tình yêu đau khổ không lối thoát. Từ nguyên tác, nhà soạn nhạc của chúng ta đã bỏ đi những đoạn không logic, không cần thiết, những hình ảnh thô bạo và thay đổi một số chi tiết cơ bản để đưa ra bản chất thật sự của tấn bi kịch này. Cho đến nay, cả thế giới hầu như chỉ biết về câu truyện theo phiên bản mà Lloyd Webber đã viết ra.

    Nội dung của tấn bi kịch
    Vào một thời điểm nào đó, khoảng những năm 1880, một con người khốn khổ với khuôn mặt bị biến dạng đã chạy trốn khỏi một xã hội mà anh ta căm ghét, một xã hội đã ruồng bỏ anh ta và tìm kiếm một nơi trú ẩn an toàn ở trong mê lộ những tầng hầm và kho chứa bên dưới nhà hát Opera tại Paris. Theo năm tháng, bắt đầu xuất hiện những lời đồn đại về bóng đen lạ thoắt ẩn thoắt hiện bên trong nhà hát và những đồ vật bị mất một cách bí hiểm. Đến năm 1893, một lần, khi nhìn qua một lỗ nhỏ về phía sân khấu Opera, việc anh ta vẫn thường hay làm, Phantom nhìn thấy Christie, một diễn viên phụ trẻ đẹp và ngay lập tức cảm thấy trái tim mình đã thuộc về nàng. Bản thân Phantom đã có một kỹ thuật hát Opera hoàn hảo, nhờ đư nghe những giọng ca hay nhất của châu Âu trong nhiều năm. Và anh đã xuất hiện, dạy Christie hát. Bằng chất giọng thuần khiết và trong vắt và những gì học được từ Phantom, Christie đã được nhận vai chính và vai diễn của cô đã làm rung động cả Paris. Phantom hi vọng Christine sẽ yêu mình để đáp lại sự dạy dỗ, nhưng đau đớn thay, nàng lại gửi trọn tình yêu cho Raoul de Chagny, một chàng quý tộc trẻ tuổi, đẹp trai. Đau khổ, tức giận và ghen tị, Phantom đã tìm cách bắt cóc Christie ngay khi cô đang diễn giữa sân khấu và đưa cô đến nơi ở của mình, cạnh một chiếc hồ ngầm ở tầng hầm thứ bảy, cũng là tầng hầm sâu nhất của nhà hát opera.

    Chàng quí tộc trẻ, bỏ qua nỗi sợ hãi bóng tối thăm thẳm đã xuống đến nơi và giải cứu cô gái. Được phép chọn lựa, Christine đã chọn chàng thanh niên đẹp như thiên thần. Phantom có thể giết họ nhưng kìa, đám đông phía trên đang đi xuống để tìm những người mất tích với hàng trăm ngọn đuốc sáng rực. Anh đã phải từ bỏ người mình yêu, chạy vào nơi duy nhất của tầng hầm còn sót lại bóng tối… Nhưng trước khi Phantom chạy đi, Christie trả lại cho anh chiếc nhẫn mà anh đã trao cho cô như vật đính hôn. Và người ta còn tìm thấy một vật mà anh để lại: chiếc hộp nhạc hình con khỉ, chơi bản Masquerade. Phantom, với con tim tan nát và một lần nữa bị chối bỏ đã biến mất và không bao giờ còn được nhắc đến...

    Không còn nghi ngờ gì, Andrew Lloyd Webber hiện là nhà soạn nhạc kịch vĩ đại nhất trong thời đại chúng ta. Thành công lớn lao của Phantom of the Opera và một số vở diễn khác cũng do Lloyd Webber biên soạn phần lớn nhờ vào phần âm nhạc quá sức hấp dẫn, vừa mang tính hàn lâm vừa gần gũi với công chúng, dễ nghe, dễ vào, dễ ngấm nhưng lại không dễ quên. Những giai điệu của giọng nữ trong vở diễn ông viết ra vốn dành riêng cho vợ mình lúc đó, Sarah Brightman, người có giọng soprano trong vắt như pha lê, từng được giới phê bình nhận định nếu Phantom có sống lại thì nhất định anh sẽ chọn Sara làm người hát chung với mình.

    Hoành tráng nhưng cũng tràn ngập cảm xúc, Phantom of the opera hấp dẫn khán thính giả, kể cả những người chưa một lần được xem vở diễn bằng những cung bậc âm thanh biến hoá đến kì ảo, khi thì êm ái nhẹ nhàng, lúc thì dồn dập mạnh mẽ. Ca khúc chủ đề, Phantom of the Opera là một ca khúc kinh điển, từng được nhiều nghệ sĩ thể hiện lại theo những phong cách khác nhau. Đó là lúc Phantom xuất hiện, như thực như ảo trước mắt Christie và bắt đầu dạy cô hát. In sleep he sang to me, in dream he came... And do I dream again... (Anh hát với tôi trong giấc ngủ, anh đến với tôi trong giấc mơ. Phải chăng tôi lại mơ lần nữa.) Và tất cả chợt như vỡ ào ra trong đoạn song ca giữa hai người trên nền nhạc đệm nhuốm đầy màu sắc huyền bí, đủ để người nghe hình dung ra cảnh Christie đứng một mình trong bóng tối, hát với một giọng nam vang vọng đằng sau tấm màn nhung. Rồi Phantom xuất hiện với chiếc mặt nạ sắt che đi một phần khuôn mặt. Bầu không khí lại chùng xuống khi Phantom bắt đầu cất tiếng hát. Đó là ca khúc Music in the night. Tiếng thét của Christie như đẩy toàn bộ vở diễn lên cao trào, và sau đó là câu hỏi của cô cứ lặp đi lặp lại why have you brought me here… (tại sao lại mang em tới chỗ này…) Khúc song ca trong All I ask of you dễ làm người nghe nhớ đến ca khúc kinh điển Time to say Goodbye Sarah Brightman trình bày cùng nghệ sĩ Opera mù Andrea Boceli. Tiếng cười của Phantom, tiếng kêu thất thanh của Christie trên nền nhạc nhỏ dần xuống làm người nghe như cảm nhận được hoàn cảnh của 2 người lúc đó... Âm thanh trong hồi Masquerade/Why so silent mang đầy màu sắc của một một vở Opera cổ điển, tiếng hát như nhảy múa theo giai điệu tươi vui rộn rã, dàn đồng ca khoẻ khoắn, một khoảng dừng ngắn và cả một dòng thác âm thanh như đổ ập vào người nghe, rồi tất cả lắng xuống, tiếng đàn dây lại réo rắt vang lên. Hồi cuối cùng, Point of no return, là giọng ca thê lương, như đe doạ, như oán than của Phantom và lời cầu xin, nỗi sợ hãi của Christie. Quyết định của nàng đã làm con tim anh vỡ nát. Nhưng kìa, đoàn người đã xuống và Phantom lê bước vào bóng tối. Âm thanh chùng xuống, nghẹn ngào như tỏ niềm tiếc thương cho một tình yêu bị từ chối...

    Cho đến nay, CD phần âm nhạc của Phatom of the Opera đã tiêu thụ được hàng triệu bản trên toàn thế giới, không kém bất cứ một album nhạc hiện đại nào. Tất cả những gì bạn nên làm khi nghe tác phẩm kinh điển về ánh sáng và bóng tối, tình yêu và sự thù hận này là “nhắm mắt lại và thả hồn bay cao”.
     
    Tags:
  2. caithang

    caithang Advanced Member

    Joined:
    6/4/06
    Messages:
    8.982
    Likes Received:
    39
    Location:
    Hanoi
    Bác Nơ-ving ơi,
    Em nghĩ cái chữ ký của bác nhạy cảm :D
     
  3. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    52
    Các bác kiếm qwuậy được cái đĩa HD-DVD hay cùng lắm là Blu-Ray phim "Phantom of the Opera" sẽ đưa các bác lên ... cô Christie :)

    Một bộ phim thật tuyệt cả về dàn dựng, chất lượng âm thanh và hình ảnh. Phim do 2 đạo diễn Andrew Webber và đạo diễn phim Batman Return làm đạo diễn nên chất lượng nghệ thuật thì ... khỏi phải bàn. Đặc biệt với version HD-DVD "Phantom of the Opera" có thêm âm thanh HD Audio của phim ... bá phát luôn !!! (version Blu-Ray không có! Sony đúng chơi ác hay là sợ thiên hạ copy phần âm thanh ???)
     
  4. tai_trau

    tai_trau Moderator

    Joined:
    11/4/06
    Messages:
    15.527
    Likes Received:
    4.933
    Location:
    Hà Nội
    Về bóng ma trong nhà hát thì kinh điển rồi. EM thấy bộ phim này và bản nhạc cùng tên (thỉnh thoảng thấy phát trên FM nữa) đều rất hay.
    @bác caithang: Đúng là chữ ký nhạy cảm. Nhân tiện đây em xin chia sẻ chút kinh nghiệm (cấm chị em đọc): Khi ta đi công tác xa về nhà, nếu thấy amply chuẩn bị sẵn bồn nước nóng rồi âu yếm bảo ta nhảy vô tắm táp thì cần cẩn thận. Vì họ sẽ kiểm tra, nếu 2 "quả bóng" của ta nó nổi lên nhảy nhảy (giống avatarbác nơ ving) thì sẽ bị kết luận là bình hết xăng, bão táp sẽ nổi lên. Nếu chìm xuống sẽ được amply thưởng = cách cho nó empty sau khi ta tắm. Vậy nếu bác nào lỡ dùng hết trước khi về nhà thì trước khi vô bồn tắm, cho 2 "quả bóng" vô chậu đá lạnh 1 lát, như vậy may ra sẽ chìm....
    Em Spam 1 tý, chúc các bác 1 ngày vui vẻ.
     
  5. Naughty

    Naughty Advanced Member

    Joined:
    4/10/06
    Messages:
    107
    Likes Received:
    10
    Kinh dị về cách các bác reply sau bài của bác Loving :D

    Hiện em có một cặp đĩa tầu xịn của "Bóng ma trong nhà hát". Một trong những cặp đĩa em thường xuyên nghe nhất.

    Đây là một trong những vở Opera hay và dễ nghe. Giọng hát của Sarah Brightman đúng là trong vắt như Pha lê. Cách hát cũng không hoàn toàn theo khuôn phép của Opera cổ điển mà có pha chút chất của nhạc Sentimental (mà các bác chê là SẾN) do đó rất dễ đi vào lòng người.

    Có LP cho "Bóng ma trong nhà hát". Em đang săn tìm đĩa này.
     
  6. tai_trau

    tai_trau Moderator

    Joined:
    11/4/06
    Messages:
    15.527
    Likes Received:
    4.933
    Location:
    Hà Nội
    thì em đã xin phép xì pam tý rùi mà bác...:). Bác có thể nhắn bác hungaudiont, hình như bác ấy có LP này đấy.
     
  7. Loving

    Loving Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    1.913
    Likes Received:
    24
    Location:
    Cực Chuối Lạc Bang Giáo
    Theo em được biết thì trên thị trường có một vài CD này: Highlight from Phantom of the Opera, nhạc phim Phantom of the Opera.
    Nếu các bác định mua đĩa (LP, CD) nhạc kịch nhớ ngó xem là Broadway Original Cast hay London Cast, vì bản Broadway là bản gốc, nghe lê tê phê hơn. Dàn diễn viên bên London ko hay bằng.
    @ bác caithang: nhạy cảm ở chỗ nào bác ơi...
     
  8. caithang

    caithang Advanced Member

    Joined:
    6/4/06
    Messages:
    8.982
    Likes Received:
    39
    Location:
    Hanoi
    Bác coi lại chữ ký của 1 vài người khác nhá
     
  9. hanoivinyl

    hanoivinyl Advanced Member

    Joined:
    26/10/06
    Messages:
    142
    Likes Received:
    0
    sẻach ebay mỹ k0 có lp bản Broadway này . còn trang nào các bác hay mua k0 ?
    em có cái bản của s.brightman , nhưng k0 khoái lắm...

     
  10. Naughty

    Naughty Advanced Member

    Joined:
    4/10/06
    Messages:
    107
    Likes Received:
    10
    S. Brightman hát với dàn nhạc của London thì phải, song ca với bác mù A.Boccelli. Nghe cũng rất hay.

    Nhưng nghe B. Dickson song ca với J. Carreras thì có vẻ khác hẳn.
    :D
     
  11. linh99992001

    linh99992001 Advanced Member

    Joined:
    8/12/05
    Messages:
    1.348
    Likes Received:
    23
    em nghe ở nhà mà rợn cả người khúc cuối Sarah Brightman rít lên suýt làm em té ghê, hê hê, giọng hát có phần thật hơn ít kiểu trịng trọng như các vở opera kinh điển khác, cứ phải dầy căng và rung ầm ầm :D
     

Share This Page

Loading...