Phương pháp nghe nhạc

Discussion in 'Âm nhạc' started by concocxanh246, 2/3/15.

  1. concocxanh246

    concocxanh246 Advanced Member

    Joined:
    20/2/15
    Messages:
    362
    Likes Received:
    26
    Location:
    TP.HCM
    Bạn có thể không đồng ý với các quan điểm của tôi trong bài viết này. Đó là quyền của bạn. Nhưng nếu bạn đồng ý với dù chỉ là một quan điểm thì điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ mở rộng chân trời nghe nhạc của bạn.


    ++++

    Đoạn mở đầu:

    Nếu bạn nghe Rock, bạn có biết một sự thực là tuy chưa có con số thống kê chính thức nhưng có thể có tới cả 1 triệu ban nhạc/nghệ sĩ đã ra đời trong lịch sử nhạc Rock.

    Nếu bạn nghe Jazz thì tuy ít hơn, những cũng có đến 300.000 Jazz Artists đã từng xuất hiện trong lịch sử âm nhạc thế giới.

    Vậy bạn sẽ làm gì với số lượng khổng lồ Artists này nếu bạn yêu Rock hoặc Jazz?

    Ví dụ nếu bạn nghe Rock. Nếu mỗi trung bình mỗi Artist sáng tác khoảng 3 album thì đã có khoảng 3 triệu album đã được xuất bản bằng nhiều cách khác nhau. Nếu trung bình mỗi album có 10 bài hát thì sẽ có 30 triệu ca khúc Rock. Bạn sẽ làm gì với kho tàng đồ sộ này.

    Đối với nhạc Jazz cũng là một con số khổng lồ.

    Nhạc cổ điển tuy không bằng các thể loại của âm nhạc thế giới thế kỷ 20 những cũng là một con số lớn đến mức nếu nghe hết thì chúng ta có thể nghe cả cuộc đời. Ví dụ như Wolfgang Amadeus Mozart sáng tác đến 600 tác phẩm trong cuộc đời mình.

    Tuy vậy nếu có phương pháp nghe nhạc bạn có thể tiếp cận toàn bộ lịch sử âm nhạc thế giới từ cổ chí kim theo như những gì tôi đề cập sau đây.
     
    Tags:
    DongLe likes this.
  2. concocxanh246

    concocxanh246 Advanced Member

    Joined:
    20/2/15
    Messages:
    362
    Likes Received:
    26
    Location:
    TP.HCM
    PHƯƠNG PHÁP NGHE NHẠC



    1 - Nghe nhiều mà ít:

    Quan điểm này hữu dụng đặc biệt cho người mới nghe nhạc. Nhưng dù bạn đã nghe nhạc lâu năm thì nó vẫn đúng.

    Ý của tôi là nghe nhiều là nhiều về thể loại, phong cách âm nhạc còn ít là nghe có chọn lựa chứ không nghe tràn lan.

    Nghe nhiều là nhiều về thể loại: Rock, jazz, nhạc cổ điển, blues, country, folk, gospel, reggae, pop, electronica, soul, funk, R&B, Hiphop,.v.v.

    Tuy các thể loại nhạc thì khác nhau về nhiều mặt, nhưng tất cả đều là âm nhạc, vì vậy nếu là người yêu nhạc cổ điển (chẳng hạn) thì bạn cũng không nên “ngoảnh mặt làm ngơ” với các thể loại nhạc khác.

    Nếu bạn là Rock fan bạn cũng nên biết và nghe về các thể loại khác. Như vậy sẽ làm phong phú đôi tai của bạn. Tôi gọi những người có thể nghe được nhiều thể loại là có “đôi tai vàng”.

    Bạn có thể nói: Tôi thích Rock và nghe Rock, như vậy là đủ cho tôi rồi, còn người khác nghe gì tôi không quan tâm.

    Tuy vậy, có một thực tế là nhiều band và artist của thể loại Rock nhưng lại phối hợp các thể loại khác vào nhạc của mình. Làm như vậy âm nhạc của các nghệ sĩ này sẽ phong phú hơn. Nếu bạn không nghe được các thể loại đó thì là tự giới hạn khả năng nghe nhạc của mình.

    Nghe nhiều còn là: nghe Rock nhưng biết về tất cả các thể loại/dòng nhạc/phong cách của Rock như : Blues Rock, Country Rock, Folk Rock, Rock and Roll, Hard Rock, Metal, Alternative Rock, Indie Rock, Punk/Hardcore, Progressive Rock, Psychedelic Rock, Gothic Rock, New Wave, Post-Punk, Post-Rock, Post-Metal .v.v.

    Nhạc Jazz có Bebob, Hard bob, Swing, Big Band, Modal Jazz, Free Jazz, Avantgarde Jazz, Post-Bob, , Cool Jazz, Fusion Jazz, Dixieland, Jazz Funk, Vocal Jazz.v.v.

    Nhạc cổ điển thì có các thể loại như Thính phòng, giao hưởng, Opera, Guitar cổ điển, .v.v. và chia ra các thời kỳ Baroque, Cổ điển, Lãng Mạn, và 20th century, .v.v.

    Trong số đó bạn có thể nghe nhiều phong cách hay thể loại mà bạn thích nhưng bạn nên nghe các phong cách khác theo cách như sau: mỗi phong cách bạn chọn một số ít band/artist tiêu biểu để nghe. Miễn sao bạn nắm được đặc trưng về âm nhạc của phong cách đó là được.

    Nghe nhiều, thử nghiệm nhiều thể loại khác nhau còn có một ưu điểm nữa là bạn có thể làm quen với bất cứ fan âm nhạc của thể loại bất kỳ.

    Nghe ít: là nghe thật sự có chọn lọc. Chọn lọc bằng cách đọc các tạp chí phê bình, các chuyên gia mà bạn có đọc hoặc có biết hoặc thông qua bạn bè.

    Tôi phải nói thật là với những người nghe được nhiều thì lâu lâu họ lại đổi món bằng dòng nhạc khác hoặc đổi sang phong cách khác. Rất thú vị.
     
  3. concocxanh246

    concocxanh246 Advanced Member

    Joined:
    20/2/15
    Messages:
    362
    Likes Received:
    26
    Location:
    TP.HCM
    2- Đỉnh cao nhất về trình độ của người nghe nhạc:


    Một câu hỏi đặt ra là: đâu mới là những siêu phẩm âm nhạc đích thực.

    Để trả lời câu hỏi này một cách tường tận là người đã có phương pháp nghe nhạc của người nghe nhạc chuyên nghiệp rồi đấy.

    Ví dụ như đối với nhạc Jazz: vui lòng xem đường link:

    viewtopic.php?f=36&t=85708

    Nhạc Rock, Soul, R&B, Electronica… cũng có một list như vậy. Xem:
    https://beckchris.wordpress.com/music-lists/225-2/

    Nhạc cổ điển thì chưa có.
     
  4. concocxanh246

    concocxanh246 Advanced Member

    Joined:
    20/2/15
    Messages:
    362
    Likes Received:
    26
    Location:
    TP.HCM
    3 - Đừng coi các tạp chí/chuyên gia phê bình là hoàn hảo hay điểm 10.

    Ý tôi là đừng sùng bái một tạp chí hay một chuyên gia phê bình một cách quá đáng mà phải kết hợp nhiều tạp chí phê bình hoặc chuyên gia phê bình uy tín.

    Theo kinh nghiệm của tôi thì có thể thấy rằng: các list/bảng xếp hạng đánh giá của (thậm chí là) các tạp chí lừng danh cũng bỏ sót những tên tuổi quan trọng của lịch sử âm nhạc thế giới.

    Ví dụ: tạp chí Pitchfork – một trong những tạp chí đi đầu của âm nhạc đương đại thế giới mà được một lượng đông đảo fan âm nhạc trên khắp thế giới ưa chuộng cũng như được sự nể trọng của ngay cả giới phê bình âm nhạc. Tạp chí này hiện được liệt vào một trong những tạp chí phê bình uy tín nhất bên cạnh những tạp chí như Rolling Stone, NME, Mojo hay Spin, v.v.

    Tuy nhiên, bảng xếp hạng (list) của Pitchfork cho thập kỷ 1970s (đường link: http://pitchfork.com/features/staff-lis ... -1970s/10/ ) lại thiếu mất ít nhất một tên tuổi quan trọng của nhạc Rock: Bruce Springteen (siêu phẩm “Born To Run”).


    Đối với tôi cách làm thường là: tổng hợp từ nhiều nguồn đánh giá khác nhau và phân tích đánh giá xem cái gì đáng nghe. Thông thường, những tác phẩm được nhiều nguồn đánh giá cao là những tác phẩm đáng nghe.
     
    mryeknom likes this.
  5. concocxanh246

    concocxanh246 Advanced Member

    Joined:
    20/2/15
    Messages:
    362
    Likes Received:
    26
    Location:
    TP.HCM
    4- Quan tâm đến những loại hình văn học/nghệ thuật khác trong khả năng của mình:

    Chúng ta thường nghe nói, ví dụ ban nhạc Paradise Lost của thể loại Metal là lấy theo tên của một thiên sử thi bằng thơ không vần của tác giả John Milton vào thế kỷ 17. Còn ban nhạc The Fall chơi thể loại Post-Punk/Art Punk có tên ban nhạc lấy theo tên của một tác phẩm của nhà văn được giải Nobel Văn học 1956 Albert Camus.

    Một album có tên “Low” của nghệ sĩ David Bowie có một ca khúc tên là “Art Decade” – nói về thập kỷ huy hoàng của nghệ thuật thế giới từ trong thập kỷ 1960 đến giữa thập kỷ 1970, một cuộc cách mạng về nghệ thuật. Còn trong một album khác “Honky Dory” David Bowie có một bài hát viết về họa sĩ/nghệ sĩ thiên tài Andy Warhol. Một album khác nữa “Lorca” của Tim Buckley thì ở đây Lorca là thiên tài thơ ca của thế kỷ 20.


    Có một sự gắn kết giữa các loại hình nghệ thuật. các nghệ sĩ/ban nhạc cũng là người yêu thích văn học và thơ ca, mỹ thuật, điện ảnh v.v.

    Suốt quá trình dài đằng đẵng hơn 60 năm của lịch sử nhạc Rock cũng là quá trình Rock chịu sự xâm nhập của nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau từ nhạc cổ điển, opera, văn học, thơ ca cho đến mỹ thuật.

    Năm 1975 Lou Reed (thành viên chính của The Velvet Underground) đã ghi âm một album kỳ dị chưa từng có, tên là “Metal Machine Music”. Album dài suốt 1 tiếng rưỡi đồng hồ này có âm thanh chủ đạo chỉ là tiếng ồn của máy tăng âm (chỉnh âm).

    Điều này quả là điên rồ với tất cả giới âm nhạc lúc bấy giờ và ngay cả ngày nay. Nhưng ngày nay nhìn nhận lại thì có một luồng nghệ thuật có tên là “Art Attack” (tạm dịch: tấn công nghệ thuật) diễn ra trong suốt những năm 1960s và 1970s với tôn chỉ: bất cứ thứ gì cũng là nghệ thuật. Chẳng hạn như một buổi trình diễn piano mà nghệ sĩ dương cầm ngồi trên ghề trước cây đàn dương cầm mà không chơi bất kỳ một nốt nhạc nào (nếu tôi không nhầm đây là tác phẩm của John Cale). Hoặc những buổi triển lãm kỳ dị của Andy Warhol trưng bay toàn lon vỏ hộp hoặc một buổi trưng bày khác khán giả bước vào phòng triển lãm mà không có một bức tranh hay tác phẩm nào, trong phòng trống trơn được sơn màu trắng và mọi người được hướng dẫn là có thể tưởng tượng ra bất kỳ thứ gì khi nhìn lên các bức tường. Rồi một chiếc bệ hố tiểu cũng trở thành tác phẩm nghệ thuật. Tác phẩm của Lou Reed đi theo hướng như vậy.

    Ngày nay, chúng ta có thể nói rằng, âm nhạc trong những thập niên cuối thế kỷ 20 đã tạo nên một bối cảnh (không gian) sáng tạo vô tận cho các nghệ sĩ cũng như các ban nhạc. Thứ nhạc mà ngay cả những chuyên gia âm nhạc cũng như người nghe dễ tính nhất cũng đánh giá không cao như “Metal Machine Music” ngày nay được đánh giá là nghệ thuật tiếng ồn (noise) hay “sound art” hoặc “avantgarde art” mà những tạp chí như Fact Magazine đánh giá rất cao. Trong bảng xếp hạng 100 albums xuất sắc nhất thập kỷ 1980s của tạp chí này tôn vinh tác phẩm Hole In The Heart của cặp nghệ sĩ tiếng ồn Ramleh.

    Quay trở lại với đề mục chúng ta đang đề cập. Có một điều có thể nói đó là: chủ nghĩa hiện đại (modernism) và hậu hiện đại (postmodernism) trong văn học nghệ thuật là một phạm trù mênh mông rộng lớn, nhưng rất có ích trong việc tiếp thu các dòng nhạc rock hiện đại và đương đại như Punk Rock, Post-Punk, Alternative Rock, Indie Rock, Experimental Rock, Avantgarde Rock, No Wave, Noise Rock, Post-Rock .v.v. Vài ví dụ: có không ít ban nhạc Punk chịu ảnh hưởng của Dada Art còn hầu hết các thể loại tôi vừa nhắc đến ở trên chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại và văn học nghệ thuật đương đại (contemporary art). Không phải ngẫu nhiên mà Alternative/Indie còn được gọi với tên khác là Rock hiện đại còn album của những nghệ sĩ như Caption Beefheart (avant-garde rock), Faust (krautrock) được nhà phê bình Piero Scaruffi đánh giá “toàn mỹ” (http://scaruffi.com/music/best100.html) đều chịu ảnh hưởng của nghệ thuật hiện đại hay Avantgarde Art. Nhạc Jazz thì có nhánh Avantgarde Jazz mà tiêu biểu kể đến như : John Coltrane, Ornette Coleman hay Charles Mingus.

    Lấy ví dụ một ban tiêu biểu như The Pixies. Từ điển en.wikipedia đã viết về frontman của nhóm là Black Francis trong đó có đoạn như sau:
    “ His cryptic lyrics mostly explore unconventional subjects, such as surrealism, incest and biblical violence, along with science fiction and surf culture”

    Tạm dịch: “Lời ca khó hiểu của ông thường thám hiểm các vấn đề độc đáo như chủ nghĩa siêu thực, loạn luân và mãnh lực kinh thánh, cùng với những liên tưởng khoa học và văn hóa lướt sóng”.
    Nếu bạn là một người đã nắm chủ nghĩa siêu thực trong tay thì lyric của những ca khúc The Pixies như “Money Gone To Heaven” cũng như không ít lyrics khác của Pixies là nằm trong lòng bàn tay.
    Trong ảnh sau đây là một tác phẩm siêu thực nổi tiếng - “Persistence of Memory” của Salvador Dali (tạm dịch “Sự dai dẳng của ký ức”):
    http://imagizer.imageshack.us/a/img661/5889/uczT02.jpg


    Các bạn nên đến các phòng tranh hay các buổi triển lãm tuy vậy cũng có thể tìm kiếm trên mạng những tác phẩm đa thể loại như đã đề cập. Một dạng trình diễn khác cũng đang là hướng đi của nghệ thuật từ Hiện đại đến đương đại là “Nghệ thuật sắp đặt” (Installation Art). Một thể loại khác là Video-Art mà tôi có thể lấy ví dụ:
    https://www.youtube.com/watch?v=6KxtgS2lU94

    Những ban hiện đại điển hình như Radiohead khi ghé thăm trang web của họ bạn sẽ tìm thấy mục “exhibition” để mở ra phòng tranh với các tác phẩm mà ta có thể xem được qua màn hình máy vi tính.

    Nếu bạn không phải là fan của những phong cách Rock kể trên mà là fan của Classic Rock hoặc Metal thì chúng ta đều biết đó là những dòng đầy tính nghệ thuật, được coi là hiện thân của nhạc Rock. Vậy thì việc bạn “giàu nghệ thuật” hơn bằng cách nghe nhạc cổ điển, thưởng thức các tác phẩm mỹ thuật từ cổ chí kim hay tìm hiểu và đọc văn học và thơ ca từng đoạt giải Nobel Văn học, các bộ phim nghệ thuật kinh điển cũng khiến cho “trình” nghệ thuật của bạn tăng lên đáng kể. Những nghệ sĩ/ban nhạc như Pink Floyd có không gian huyền ảo trong âm nhạc của mình còn Bob Dylan hay Jim Morrison(The Doors) thì ca từ giàu chất thơ. Còn tên một album nổi tiếng của ban nhạc Melodic Death Metal Dark Tranquillity là “The Gallery” (phòng tranh). Ngoài ra việc tiếp thu nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau cũng như nghe nhiều thể loại, phong cách khác nhau rất có lợi cho việc nghe và hiểu Progressive Rock và Gothic Rock.

    Về nhạc cổ điển, có những kiệt tác lấy cảm hứng từ Visual Art, như tác phẩm “Pictures In An Exhibition” của Mussorgsky.

    Nói chung, theo tôi những người làm nghệ thuật thì các tiếp thu và hiểu biết sâu sắc nghệ thuật càng nhiều càng tốt. Còn những khán giả thì nên dù ít dù nhiều thưởng thức tiếp thu càng nhiều tất cả những gì là nghệ thuật được bao nhiêu tốt bấy nhiêu. Ví dụ như là bạn tải các bức hình nền đẹp cho máy tính (wallpaper) hay điện thoại của bạn cũng được coi là tiếp thu nghệ thuật. Hay là bạn xem các bức ảnh chụp đẹp chẳng hạn, ảnh phong cảnh hay ảnh nghệ thuật cũng được. Cũng có thể bạn sắm rồi đội cho mình một chiếc mũ bảo hiểm có cách trang trí đẹp. Hoặc là bạn trang trí chiếc điện thoại smartaphone của bạn có vẻ đẹp thật ấn tượng với ốp lưng (hay bao da) mà bạn chọn mua. Thưởng thức nghệ thuật không nhất thiết phải đến tận phòng tranh hoặc viện bảo tàng.

    Không phải ngẫu nhiên mà nhà lãnh đạo của Apple là Steve Jobs là một trong những người yêu âm nhạc, văn học, nghệ thuật và tri thức bậc nhất. Chính vì Apple có những nhân vật như vậy mà sản phẩm của họ không khác gì các tác phẩm nghệ thuật hoàn mỹ làm điên đảo người dùng trên toàn thế giới, đặc biệt là những người yêu âm nhạc và nghệ thuật đa thể loại.
     
  6. concocxanh246

    concocxanh246 Advanced Member

    Joined:
    20/2/15
    Messages:
    362
    Likes Received:
    26
    Location:
    TP.HCM
    5- Quan tâm đến triết học, Tri thức tâm linh và lịch sử tư tưởng văn minh nhân loại trong khả năng của mình:

    Các nhạc sĩ thường đọc các tác phẩm thuộc thể loại này hay thể loại khác. Không triết học thì văn học, không thơ ca thì cũng tâm linh, có nhạc sĩ thì quan tâm sâu sắc đến Visual Art. Vì vậy việc chúng ta đọc hay xem các tác phẩm mỹ thuật là đến gần hơn với tác phẩm của họ.

    Các Artist của Rock như John Lennon của The Bealtles am hiểu tri thức từ Lão Tử đến Kinh Dịch, còn Frontman của nhóm The Magnetic Fields thì am hiểu triết học.
    Có lần tôi ngồi nghe nhạc cổ điển ở nhà một người yêu nhạc cổ điển và rất hiểu biết tên là Tấn Phong. Anh vừa cho tôi nghe một bản nhạc của Tchaikovsky mà tôi không nhớ tên. Anh bảo đó là cuộc cách mạng tháng 5 nào đó. Tôi nghe không rõ hỏi lại “Cách mạng tháng 10 á anh!” Anh nói: “Cách mạng tháng 5, không biết cách mạng tháng 5 à”.

    Nếu bạn biết một trong những tác phẩm triết học lừng lẫy nhất trong lịch sử là của Friedrich Nietzsche có tên “Zarathustra nói thế” thì từ cảm hứng của cuốn sách triết học này nhà soạn nhạc cổ điển nổi tiếng Richard Strauss đã sáng tác tác phẩm cùng tên “Also Aprach Zarathustra”.

    Nếu bạn đã đọc về Kinh Thánh từ những “Sáng Thế Ký” trở đi thì tôi nghĩ rằng không ban nhạc Metal nào làm khó cho bạn. Còn album của Dead Can Dance – “The Serpent's Egg” có bài cuối viết về tác phẩm “Ulysses”

    Nói tóm lại là kiến thức càng học nhiều bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Có trí tuệ là có hiểu biết toàn diện hơn về văn học, nghệ thuật .v.v. nói chung là hiểu biết về tất cả, bao gồm cả âm nhạc.
     
  7. concocxanh246

    concocxanh246 Advanced Member

    Joined:
    20/2/15
    Messages:
    362
    Likes Received:
    26
    Location:
    TP.HCM
    6- Cách tìm nhạc hay để nghe:

    Các từ khóa Google thường được các music fan tìm kiếm là “best albums” hay “Top albums” hoặc “Greatest Albums”. Với nhạc cổ điển là: “Best Melodies”, .v.v.

    Ví dụ “Best albums of 2000s” là để tìm albums thập kỷ 2000-2009.

    Hoặc “Best albums of 2013”

    Hoặc là chọn một thể loại bất kỳ. Ví dụ: “Best Metal Albums Of 2013”

    Muốn tìm những gì hay và tuyệt vời nhất thì thêm mấy chữ “of All Time”

    Ví dụ: “Best albums of all time” hoặc “Top albums of all time” hay “Greatest Albums of All time” .

    Đối với các ca khúc hay, ví dụ : “Best songs of All Time” hoặc “Best Metal Songs Of All time”.

    7- Thông cảm với nhạc thị trường:

    Nếu bạn không được thứ âm nhạc này thì có một điều dở là nếu như bạn đi uống café hay ở chỗ công cộng bạn buộc phải nghe nó thì lúc đó sẽ khó chịu cho bạn.

    Khách quan mà nói, nhạc thị trường cũng có dù là tính nghệ thuật không cao, đúng hơn là nghèo tính nghệ thuật.

    Cá nhân tôi thì lại thích những bài nhạc thị trường hay, nhưng thường chỉ là những bài hit ví dụ như: “Giấu mưa” (Minh Quân Idol) gần đây, còn trước đây là những bài ví dụ như: “Lời nguyền” (Akira Phan) hay “Một vòng trái đất” (Tim ft. Minh Hằng), rồi “Teen vọng cổ” (Vĩnh Thuyên Kim). Còn những bài dở thì tôi cũng không phản đối nếu phải nghe.
     
    Scorpio likes this.
  8. concocxanh246

    concocxanh246 Advanced Member

    Joined:
    20/2/15
    Messages:
    362
    Likes Received:
    26
    Location:
    TP.HCM
    8- Tiếp thu càng nhiều cái mới lạ càng tốt:

    Điều này sẽ làm cho “ngân hàng” âm thanh của bạn trở nên phong phú hơn và có những trải nghiệm phong phú hơn. Nếu vốn âm nhạc thực sự phong phú thì bạn có thể tiếp thu một tác phẩm bất kỳ mà không sợ bị “chối” khi nghe các tác phẩm mới.

    Những giai điệu tiết tấu lạ trong chất nhạc của những ban nhạc mới mẻ chưa từng có. Như là Ramleh hay Dead Can Dance (album “The Serpent's Egg”) hoặc những ca khúc như “Return To Innocence” của Enigma v.v. Nhạc Electronica ví dụ như Nocturnal Emission (bản “Never Give Up” chẳng hạn).

    Nhạc mới lạ thực sự rất nhiều. Nếu bạn nghe được nhạc lạ tai nhất thì không nhạc nào gây khó cho đôi tai của bạn.
     
  9. concocxanh246

    concocxanh246 Advanced Member

    Joined:
    20/2/15
    Messages:
    362
    Likes Received:
    26
    Location:
    TP.HCM
    Thay lời kết:

    Chúng ta hãy cùng xem xét một trong những ví dụ tiêu biểu: nhà phê bình Piero Scaruffi (http://scaruffi.com/) . Ông đã đi khắp năm châu trong suốt quãng đời của mình và đã dừng chân ở vô số viện bảo tàng nghệ thuật để thưởng thức các tác phẩm mỹ thuật. Trong những chuyến du lịch đó ông đã ngắm nhìn hầu hết cảnh đẹp trên khắp thế giới. Ông am tường sâu sắc các thể loại phong cách của nền nghệ thuật thế giới qua các thời kỳ. Ông yêu văn chương và sáng tác thơ. Ông là một nhà khoa học đồng thời là một nghệ sĩ. Ông nghe hầu hết các thể loại âm nhạc và đặc biệt với nhạc Rock ông không bỏ sót một phong cách nào. Ông am tường điện ảnh, văn học, triết học. Trên tất cả các hướng quan tâm ông đều có những đóng góp, đặc biệt là cuốn “Lịch sử nhạc Rock” và đánh giá về các album nhạc Rock, Jazz và nhạc cổ điển của ông. Rồi một cuốn sách về Visual Art và cả sách về khoa học. Ôi chao, sống như vậy mới thật là đáng sống!

    Hãy thử nghe nhạc theo cách đã viết trong bài viết này. Biết đâu sau này bạn sẽ trở thành một nhà phê bình lừng danh. Tuy vậy điều quan trọng nhất là được nghe thật nhiều nhạc hay phải không bạn!

    Với tôi. Được trải nghiệm âm nhạc với tất cả sự phong phú tuyệt vời của nó và được giới thiệu về sự phong phú này là một trong những điều thú vị nhất của cuộc sống.
     
  10. tai_trau

    tai_trau Moderator

    Joined:
    11/4/06
    Messages:
    15.496
    Likes Received:
    4.703
    Location:
    Hà Nội
    Em hỏi bác chủ topic chút, ví dụ 1 bác nông dân vừa cày ruộng vừa nghe loa truyền thanh phát bài 'Gửi em ở cuối sông Hồng", lúc sau loa lại phát "Cô gái tưới đậu". Trong lòng bác ấy rất thích thú.

    Vậy bác nông dân trên có phải là đang nghe nhạc không ạ?
     
  11. GOLDCOIN

    GOLDCOIN Advanced Member

    Joined:
    6/5/13
    Messages:
    367
    Likes Received:
    10
    Ngoài những tiêu chí hàn lâm , bác học ra thì theo em cái gì mình cảm nhận thấy hay , thấy sướng thì nghe , còn nếu gồng mình để nghe cho nó sang thì chóng mệt và nhanh nản :D
     
    tatoan likes this.
  12. concocxanh246

    concocxanh246 Advanced Member

    Joined:
    20/2/15
    Messages:
    362
    Likes Received:
    26
    Location:
    TP.HCM
    Sau đây, để tôn vinh những người khổng lồ của âm nhạc thế giới qua mọi thời đại trên tất cả các thể loại từ Rock đến Jazz và nhạc cổ điển... Tôi gửi các bạn một đường link về vấn đề này:

    http://ttvnol.com/threads/ai-xung-dang- ... h.1196240/

    Bạn có thể đọc thêm các bài viết của tôi ở các box: Nhạc Rock, Nhạc cổ điển, nhạc Jazz, Mỹ thuật... của diễn đàn ttvnol.com (Trong đó có 2 list của tôi: My List about Greatest ALbums of All Time in Rock, Jazz and more Genres và Greatest Paitings Of All Time).
     
    cuongtruongvan likes this.
  13. concocxanh246

    concocxanh246 Advanced Member

    Joined:
    20/2/15
    Messages:
    362
    Likes Received:
    26
    Location:
    TP.HCM
    @ tai_trau: Bác đưa ra câu hỏi cũng hơi khó, em xin phép trả lời như sau:

    Có một vấn đề đặt ra trước khi trả lời câu hỏi. Đó là việc bác ấy là người như thế nào. Từ đó chia ra hai trường hợp như sau:

    Thứ nhất, bác ấy là người yêu âm nhạc và thích mấy bài bác nói trên. Thì là bác ấy vừa làm việc đồng áng vừa nghe nhạc.

    Thứ hai, bác ấy chẳng thích nghe nhạc một tí nào. Vậy bác ấy đơn thuần chỉ làm việc đồng áng mà không nghe nhạc.

    Em còn nông cạn, xin phép mạo muội chém mấy câu như vậy. Nếu chưa đúng xin bác chỉ giáo thêm.
     
  14. concocxanh246

    concocxanh246 Advanced Member

    Joined:
    20/2/15
    Messages:
    362
    Likes Received:
    26
    Location:
    TP.HCM
    Bác đọc lại chủ đề của em nhé! Em có viết rằng: Bạn có thể không đồng ý với các quan điểm của tôi trong bài viết này. Đó là quyền của bạn. Nhưng nếu bạn đồng ý với dù chỉ là một quan điểm thì điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ mở rộng chân trời nghe nhạc của bạn.

    Ngoài ra trong phần "Quan tâm đến triết học, Tri thức tâm linh và lịch sử tư tưởng văn minh nhân loại trong khả năng của mình:"

    Bác có đọc được mấy chữ màu xanh: ý em là chỉ trong khả năng của mình.

    Ví dụ như em, về triết học em mù tịt. Và cũng không thể tiếp cận nổi.
     
  15. tai_trau

    tai_trau Moderator

    Joined:
    11/4/06
    Messages:
    15.496
    Likes Received:
    4.703
    Location:
    Hà Nội
    Dạ, em có nói rõ mà. Cám ơn bác.
     
  16. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.365
    Likes Received:
    2.277
    Theo em thì bất kỳ ai khi nghe nhạc cũng đều có phương pháp nghe cả. Có điều nó theo nhiều cung bậc khác nhau. Ví dụ:
    1. Phương pháp 1: tình cờ nghe thấy hay thì tiếp tục nghe. (mức độ mới nghe)
    2. PP2: nghe bạn bè người thân giới thiệu thấy hay thì tìm nghe (mức độ thông thường)
    3. PP3: Tìm hiểu sách báo, tài liệu -> thấy hay thì tìm nghe (mức độ yêu thích)
    4. PP4: Đọc những bài đánh giá, phân tích của các chuyên gia hàng đầu, thấy hay thì tìm nghe (mức độ rất yêu thích)
    5. PP5: Nghe, thấy hay và viết những đánh giá phân tích cho người khác nghe (mức độ chuyên gia)
    6. PP6: Sau cùng, lúc này trình độ ta cao, chẳng cần nghe ai cả, thích thì nghe (mức độ trên chuyên gia)

    Mỗi một mức độ đòi hỏi sự yêu thích và khả năng thẩm thấu nghệ thuật rất khác biệt. Nhưng suy cho cùng, mức độ 6 thì cũng không khác nhiều so với mức độ 1.
     
    Trịnh Titanium and HoanComf like this.
  17. tai_trau

    tai_trau Moderator

    Joined:
    11/4/06
    Messages:
    15.496
    Likes Received:
    4.703
    Location:
    Hà Nội
    Buổi sang em nói vui chút, không có ý gì:
    7. PP7: Không nghe nữa mà chỉ cần ngắm chiếc CD/LP, "tự dưng" thấy âm thanh vang lên tràn ngập trong tâm hồn (mức độ tẩu). Ở HN em thấy có vài bác như này.
    8. PP8: Không cần nhìn đến nguồn âm nữa, chỉ cần nghe bằng bàn phím máy tính (mức độ niết bàn). Ở HN em thấy có nhiều bác như này.
     
    Trịnh Titanium likes this.
  18. Quang Xuong

    Quang Xuong Advanced Member

    Joined:
    24/4/14
    Messages:
    273
    Likes Received:
    128
    Mình đang đau đầu vào top nay thấy điên đầu luôn ý ạ. Chẳng hiểu gì luôn ấy :(
     
  19. GOLDCOIN

    GOLDCOIN Advanced Member

    Joined:
    6/5/13
    Messages:
    367
    Likes Received:
    10
    Pp 7 của đồng chí tai trâu có khả thi vì PP7 của bác nêu tương tự như dân đánh cờ tưởng , ko quân nhưng đánh ảo vẫn chính xác . Nếu pp này được rèn luyện đầy đủ kỹ năng kỹ xảo cộng với tinh thần quyết tâm phấn đấu ngang bằng các nước trong khu vực trong mấy chục năm qua , thì có thể nghe ảo cả một dàn giao hưởng hàng trăm nhạc công mà vẫn chính xác và chi tiết như thật :D
     
  20. nhthanh

    nhthanh Advanced Member

    Joined:
    30/7/10
    Messages:
    575
    Likes Received:
    21
    PP1~PP6: bác no1knows chỉ mới sử dụng "Thính giác"
    PP7~PP8: bác tai-trau sử dụng thêm "Thị giác"
    PP9: chỉ cần bước vào phòng và "Ngửi" là bản nhạc đã dạo rồi (bắt đầu phê).
    PP10: tiếp theo là "Sờ" vào kéo, gạt, bật, cấm, rút và ấn thì bản nhạc đến đoạn cao trào (lại càng phê).
    PP9~PP10 này dành cho các bác mới rước đồ về, nhất là đồ Âu, Mỹ và thường đã thấy hay trước khi nghe :lol:
     
  21. Audio Space

    Audio Space Advanced Members

    Joined:
    19/12/11
    Messages:
    1.400
    Likes Received:
    29
    Location:
    audiospace.vn
    Thời gian gần đây em ngâm cứu về zen music và meditation music thì ngộ ra một điều là đối với những thể loại nhạc này hầu như chẳng liên quan gì đến những phương pháp nghe nhạc mà các bác đang bàn luận. :( :(
     
    maitrang1217 likes this.
  22. sao____mai

    sao____mai Advanced Member

    Joined:
    13/2/14
    Messages:
    264
    Likes Received:
    4
    E thì thấy phương pháp nhe nhạc là......... chả có phương pháp gi cả. :mrgreen:
    Sở thích là gì thì cứ thế mà nghe thôi, quan trọng nhất vẫn là khi nghe cảm giác của mình với bản nhạc, ca khúc ấy có thấy hay(phê) không thôi.
     
    Liemnguyen likes this.
  23. phuongthu

    phuongthu Advanced Member

    Joined:
    19/2/06
    Messages:
    3.780
    Likes Received:
    16
    Location:
    Sai Gon
    Em mất ngủ 5 năm nhờ nghe meditation music trong khi ngủ mà ngủ được....đại loại tương tự thế này... Sinh ra những sóng delta,beta... Trong nảo bộ giúp dể ngủ. Loại nhạc này không như các thứ các bác hay nghe và nói ở trên, mở nó lên 8h trong khi ngủ...

     
  24. langkhachpy

    langkhachpy Advanced Member

    Joined:
    19/2/14
    Messages:
    338
    Likes Received:
    2
    Bác nào có album này ko zị. Đang tìm cd gốc
     

    Attached Files:

  25. hellomotoman

    hellomotoman Advanced Member

    Joined:
    28/10/10
    Messages:
    122
    Likes Received:
    174
    Location:
    Hải Dương
    Em ủng hộ việc nghe nhạc phải có phương pháp, còn phương pháp nào thì tùy mỗi người vận dụng theo cách riêng của mình.
     

Share This Page

Loading...