Hôm nay, tình cờ e đọc được 1 article rất hay về Step-Ups & MC, nên up lên đây để các bác cùng đọc. Gọi là up, nhưng thực chất là đưa link, các bác thông cảm nhé. Step-ups and MC cartridges & e có 1 câu hỏi: Con số 23,26 & 34 db kia lấy ở đâu ra vậy ạ? Và tại sao người viết lại cho rằng nó tương ứng với 40,20 & 3 Ohm & lại khẳng định công thức chuẩn như sau: Code: In a perfect transformer: N2/N1 = V2/V1 = x Where: N2(1) : number of turns of the secondary (primary) V2(1) : output out of the step-up (in) x : amplification ratio And Z2/Z1 = N2²/N1² = x² Where: Z2(1): impedance of the secondary (primary) N2(1) tạm hiểu (theo e hiểu) là số second trả về (tức theo quán tính kim tỳ lên mặt đĩa cũng sẽ nhận được 1 lực tương tự như vậy & tính bằng s. V2(1) Output of step-up, x: Ratio amplification (theo e hiểu, đây là , nhưng mỗi 1 amplifier đều có 1 ratio khác nhau dựa theo thiết kế mạch, vậy lấy gì làm chuẩn ạ? Bởi chính tác giả có đưa ra example:
Trời ạ. :lol: Bác hiểu không đúng nội dung trên bác ơi,tiếng Anh kỹ thuật nó không dịch như vậy. Em viết lại bằng tiếng Việt cho chắc cú đây. :lol: Đối với 1 cái biến áp thì ta có: N2/N1=V2/V1= x Trong đó N1 là số vòng cuộn dây sơ cấp. N2 là số vòng cuộn dây thứ cấp. V1 là điện áp vào cuộn sơ cấp. V2 là điện áp ra cuộn thứ cấp. x có thể xem là hệ số khuyếch đại điện áp của biến áp. Và Z2/Z1 = N2²/N1² = x² Trong đó Z1 là trở kháng sơ cấp. Z2 là trở kháng thứ cấp. Bác có thể hiểu ngược lại (1) là thứ cấp,(2) là sơ cấp cũng không sao cả. Tóm lại nội dung trên là mô tả mối liên hệ giữa số vòng,điện áp,trở kháng của cuộn dây sơ cấp với cuộn dây thứ cấp trong 1 biến áp.Bất kể nó dùng làm biến áp nối tầng hay xuất âm hay biến áp nguồn...nó cũng tuân theo mối quan hệ này.
Sếp Ultra ơi, e lọ mọ mãi mà chưa tìm ra được công thức tính của cái gọi là Amplification ratio? Sếp giúp e nhá? :mrgreen: Thanks!
Nó có nghĩa là hệ số khuyếch đại hoặc tỉ số khuyếch đại áp hay tỉ số vòng của biến áp đó bác. Công thức thì chính là công thức em và bác đã nói trong bài post trên. Thân.
http://www.sengpielaudio.com/calculator ... cation.htm E tìm được cái link này, sếp coi có ổn ko ạ? :mrgreen:
Cái link bác tìm thấy nó lại phản ánh 1 mặt khác,nó nói về mức chênh lệch của tín hiệu/công suất nhưng được biểu hiện bằng đơn vị logarit (dB),nó phù hợp với việc tính toán mức tín hiệu âm tần trong thực tế.Trong khi công thức về hệ số khuyếch đại(điện áp) chỉ phản ánh sự lớn/bé của tín hiệu dựa vào điện áp thì công thức dB lại phản ánh thực sự mức âm lượng mà nó tác động. Nói chung bác không nên đi quá sâu vào mấy đại lượng này nếu bác không phải chuyên về điện tử,để đó em lo. :lol: Bác nghe nhạc cho khỏe đi :wink: Em pha trò cho vui tí. :mrgreen:
Sếp ác như con ... tê giác! Đúng là e chẳng hiểu gì về mấy chuyện này đâu, nhưng mờ nó kích thích e ... khám phá :lol: Dạ vâng, sếp biểu thì e ... nghe. :mrgreen: E ít tuổi lắm ạ, năm nay mới đc có 31 tuổi, sếp kêu e là e được rồi, chớ sếp xưng e thì e tổn thọ mất :cry: