Sự thật về độ tương phản động của LCD

Discussion in 'Màn hình/Máy chiếu' started by thaothucsg, 21/1/08.

  1. thaothucsg

    thaothucsg Approved Member

    Joined:
    5/7/06
    Messages:
    42
    Likes Received:
    1
    Location:
    Ho Chi Minh City
    Trong quá trình đi tìm hiểu về kỹ thuật để mua LCD em tìm thấy bài viết này nói về "độ tương phản động" - một vấn đề trong quá trình định mua LCD em gặp phải. Xin giới thiệu lại cùng các bác trong VNAV.

    Quảng cáo công nghệ hay công nghệ quảng cáo

    Một mặt giảm giá do công nghệ sản xuất giúp tiết kiệm chi phí, một mặt các hãng phải tìm các cột mốc vững vàng để neo giá, kiếm thêm lợi nhuận. Công nghệ lại xuất hiện trong các chiến dịch marketing quy mô để thuyết phục người dùng chi thêm cho những model mới.

    Cuộc chiến của hãng nhỏ
    tv1.jpg

    Cách đo độ tương phản bằng mắt thường trong phòng tối. Ảnh : P.V

    Ưu thế về kinh tế quy mô, sản xuất càng nhiều, giá càng rẻ trở nên cân bằng hơn khi nền kinh tế toàn cầu đã điều chỉnh quy hoạch, phân bổ các nhà máy theo vị trí địa lý và chuỗi cung toàn cầu.

    Theo Thời báo New York, hầu hết trong 80 nhãn hiệu bán ở Mỹ tập trung vào giá rẻ. Tivi 32 inch hiệu Olivera, được bán ở Mỹ với giá 475 USD, tương đương với tivi cùng loại của Tiến Đạt bán ở Việt Nam.

    Theo lời ông C., từng giữ vị trí cao trong một công ty điện tử, giá OEM mỗi chiếc 32 inch khoảng 400 USD. “Đơn hàng phải đặt chẵn một container, khoảng 200 chiếc 32 inch” – ông này nói. Mức giá trên là tính cho toàn bộ linh kiện loại tốt, chỉ cần thay đổi một chút như kèm thêm hàng loại hai, thì giá có thể giảm nữa.

    Tại Việt Nam, hiện có không ít các nhà sản xuất điện tử vốn chẳng có nghiên cứu gì nhiều về bán dẫn, thiết kế cũng cho ra đời các loại tivi LCD. Sau chuyến khảo sát thị trường Mỹ, ông Lê Văn Chính, cố vấn kỹ thuật của công ty Sơn Ca cho biết, người dùng Mỹ căn cứ vào giá bán để chọn hàng. “Họ cho rằng, các yếu tố kỹ thuật đã trở thành tiêu chuẩn, nên không cần phải lựa chọn nhiều giữa các thương hiệu” – ông nói.

    Hiểu ra rằng, mình không thể bán giá quá thấp, các hãng lớn chọn lựa vũ khí công nghệ để tạo ra sự khác biệt. Đáng nói là cả thế giới, chỉ có 8 nhà cung cấp panel, nên nơi nào đặt hàng số lượng lớn sẽ được giảm giá hơn. Trong đó, 3 hãng Sony, Samsung và Sharp chiếm tới 1/3 thị phần, sẽ tập trung vào sản xuất tivi màn hình lớn, nơi các hãng nhỏ không có ưu thế bằng.

    Theo phân tích của các chuyên gia, câu chuyện tên tuổi chỉ xác định trong phân khúc từ 42 inch trở lên. “Giá bán OEM của loại 42 inch hiện nay, bằng với giá của 32 inch một năm trước” – ông Chính cho biết. Đó cũng là một lý giải cho thấy, vì sao giá LCD 32 inch trở nên hấp dẫn như hiện nay.

    Tận dụng sức nặng từ quả bom tấn thương hiệu, các hãng lớn thi nhau marketing trên các phương tiện thông tin đại chúng, để “lay động cảm quan” của người mua. Khi chưa có công nghệ thật sự mới, họ đành dùng các tiến bộ nhỏ về kỹ thuật, thậm chí sự thiếu vắng các tiêu chuẩn để thuyết phục người tiêu dùng.

    Quảng cáo công nghệ hay công nghệ quảng cáo

    Tận dụng sức nặng từ quả bom tấn thương hiệu, các hãng lớn thi nhau marketing trên các phương tiện thông tin đại chúng, để “lay động cảm quan” của người mua

    Theo giá công bố mới đây của các hãng, tivi LCD đời mới có độ tương phản cao, từ 10.000:1 cho tới 15.000:1. Vượt trội về công nghệ, nhưng giá bán lại chỉ bằng một nửa giá của loại tivi cùng cỡ trong năm ngoái. Có vẻ như điều này hơi khác thường?

    Lợi điểm để các nhà sản xuất mạnh tay tuyên bố đã đạt được những tiến bộ để thay đổi thông số kỹ thuật là do chưa có chuẩn. Độ tương phản, hiểu đơn giản, là đo độ chênh giữa điểm sáng nhất và điểm tối nhất.

    Thí dụ màn hình có độ tương phản 15.000:1, thì độ chênh giữa điểm sáng và tối lên tới 15.000 lần. Công bố như vậy chẳng có gì sai, cũng như cách nói nửa ổ bánh mì là bánh mì. Và khoảng chênh lệch mang lại từ chuyện này là vài ba triệu đồng tăng thêm giữa tivi LCD có độ tương phản đạt 3.000:1 và độ tương phản 5.000:1.

    Cũng giống như mặt hàng cassette, giữa công suất danh định (PMPO) và công suất có ý nghĩa khác nhau, thì độ tương phản cũng vậy. Theo tài liệu kỹ thuật, có tới 2 cách đo độ tương phản: độ tương phản động và tĩnh. Kỹ thuật đo độ tương phản động dựa trên nguyên lý tắt/mở. Khi đo điểm đen, chỉ việc tắt hết ánh sáng (đóng màn trập), còn đo điểm trắng, thì tập trung điện áp vào một điểm trung tâm để đo.

    Cách thứ hai là dùng thiết bị chuyên dụng dạng một tấm bảng áp vào màn hình (checkboard) để đo. Sẽ chẳng có chuyện gì để nói nếu hai cách đo này trên cùng một màn hình cho ra hai kết quả khác nhau. Thông thường, cách đo động cho kết quả cao hơn ít nhất là 25% so với kết quả đo ANSI. Ngoài ra, độ tương phản cũng tỷ lệ với độ chiếu sáng. Cho nên, khi đo điểm trắng, chỉ cần tăng độ chiếu sáng lên, thì độ tương phản động cũng sẽ tăng tương ứng.

    Với nhiều cách đo như vậy, việc so sánh tivi LCD cùng kích cỡ, nhưng khác về độ tương phản trở thành chuyện không mấy có tác dụng với người tiêu dùng. Và quan trọng nhất là không thể kết tội nhà sản xuất nói sai sự thật.

    Khi công cụ đo là con mắt
    tv2.jpg

    Cách đo độ tương phản bằng mắt thường trong phòng tối. Ảnh : P.V

    Khi người dùng không có công cụ đo, thì sự lựa chọn của họ đành dựa vào sự phán xét của con mắt.

    Tài liệu khoa học cho thấy, con mắt thông thường chỉ nhận biết được độ tương phản từ 400 cho tới 800:1. Ngoài dải này, mắt có thể nhận biết được, nếu có thêm các điều kiện phụ trợ.

    Và mắt thường phát hiện độ tương phản tốt hơn khi xem các hình tĩnh. Mà cảnh trên tivi ít khi chịu đứng yên! Và để mắt nhận và so sánh sự khác biệt về độ tương phản trong điều kiện ánh sáng yếu, cần có 25 phút để thích nghi.

    Nghĩa là khi hình ảnh chuyển từ cảnh sáng sang tối, bạn gần như không thể nhận biết được sự khác biệt của màu đen trong các cảnh này.

    Ngoài ra, điều kiện để thực hiện so sánh đòi hỏi người dùng phải đặt 2 tivi LCD vào trong một phòng tối. Căn phòng này hoàn toàn không có nguồn sáng nào, thậm chí tường cũng phải sơn màu tối. Lúc này, chỉ cần một thay đổi nhỏ về nguồn sáng, thì mắt người đã không thể phân biệt được.

    Người ta đã thí nghiệm rằng, chỉ cần trong phòng tối đặt một ngọn nến, thì 2 màn hình cho hình ảnh như nhau, dù độ tương phản là 500:1 hay 10.000:1. Do vậy, trong trường hợp tivi LCD, có những cái có độ sáng cao, độ tương phản thấp có thể cho hình ảnh đẹp hơn so với tivi có độ sáng thấp và độ tương phản cao.

    Hiểu rõ khả năng giới hạn của mắt người, các nhà sản xuất chỉ cần kích động cái tai bằng các chiến dịch quảng cáo, marketing rầm rộ về vai trò của độ tương phản là các kiệt tác “lay động cảm quan” sẽ lay động nhiều đến chiếc ví của bạn hơn là lay động tâm trí người dùng do hình ảnh mang lại.
    (Theo Sài Gòn tiếp thị)
     
    Tags:
  2. dothory

    dothory Advanced Member

    Joined:
    12/10/07
    Messages:
    238
    Likes Received:
    3
    Đồng ý là độ contrast động khác nhau 1000 - 2000 thì chưa chắc thấy rõ nhưng hiện nay tiêu chuẩn để lựa chọn LCD thì ngoài cái contrast ratio còn dựa vào tần số quét nữa bác ạ. Một cái TV LCD 85Hz thì sẽ rẻ hơn nhiều so với cái TV 120Hz. Rồi còn thêm lựa chọn về chuẩn nữa, cứ hiện đại thì phải 1080P/24 mới chịu cơ :). Chính vì vậy mà giá hàng công nghệ mới mới chênh lệch nhiều hàng công nghệ cũ. Ở Mỹ ngày nay thì hiệu TV cũng không quan trọng bằng lựa chọn 3 tiêu chuẩn: contrast ratio, frequency và hi-def (1080P/24).
     
  3. Black Jack

    Black Jack Advanced Member

    Joined:
    23/10/07
    Messages:
    5.546
    Likes Received:
    6
    Location:
    Hà Nội
    Chính xác đấy bác ạ

    Nhiều khi ngoài việc so sánh chỉ số ra thì đa phần người Việt nam mua theo kiểu rỉ tai nhau hoặc thấy đâu có promotion, giảm giá mạnh hoặc dính một vài chiêu marketing là ào ạt mua ngay

    Tôi cũng mù mờ đoạn này., nếu mua thì giờ này chắc chỉ nhằm Sony hoặc Toshiba để xài LCD thôi., các hãng khác thật sự tôi không tin tưởng lắm., Ông nào cũng quảng cáo hay cả. Mình làm quảng cáo mà lắm lúc cũng vẫn để thương hiệu nó ru ngủ. :D

    Bên đó có phổ biến các dòng LCD từ châu Á không bác Dothory?
     
  4. quyda

    quyda Advanced Member

    Joined:
    10/12/05
    Messages:
    370
    Likes Received:
    3
    Em không hiểu, LCD thì làm gì có tần số quết (refresh rate) nữa hả các bác?
     
  5. dothory

    dothory Advanced Member

    Joined:
    12/10/07
    Messages:
    238
    Likes Received:
    3
    Em cũng không biết. Hình như là không. Cùng 1 loại hàng nó sản xuất qua Mỹ thì hình như là model khác. Thí dụ như em đang xài cái Samsung LNT-4065 mà tìm thử ở VN thì k0 thấy cái model này.
    Refresh Rate của LCD không phải là vertical refresh rate như là của CRT mà nói đúng hơn là frame rate ( số lượng frame có thể display /second).
    Bác có thể tham khảo ở http://www.en.wikipedia.org/wiki/Refresh_rate
     
  6. donothing

    donothing Advanced Member

    Joined:
    1/11/06
    Messages:
    301
    Likes Received:
    2
    Location:
    HCMC
    Bài này cũ lắm rồi nhưng em đọc xong thấy có vẻ không ổn nên góp ý 1 tý (vì chưa hẳn Wikipedia là đúng). Refresh Rate ở LCD TV hoặc monitor) là một khái niệm khác với khái niệm mà được trích dẫn như đường link đến Wikipeadia.
    Ăn cơm xong em tiếp ...
     

Share This Page

Loading...