Suy nghĩ về môn nghệ thuật thứ 7

Discussion in 'Phim ảnh' started by Tuananhmaungo, 13/10/07.

  1. Tuananhmaungo

    Tuananhmaungo Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    456
    Likes Received:
    8
    Location:
    Hà Nội
    Đây là những cảm xúc của diễn viên, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên viết trong blog của a ta, đọc qua e nhớ tới bài trên số An Ninh Thế Giới tháng qua Hồng Thanh Quang phỏng vấn đạo diễn Vương Đức, họ đều coi điện ảnh như như 1 thứ tín ngưỡng.
    Có gì đó cũng tương đồng trong âm nhạc khi có một vị trung niên sống ở Hải Phòng, may riêng 1 bộ comple trang trọng chỉ dành để mặc khi có dịp về HN tới nhà hát lớn xem, không mặc cả lúc lễ Tết. Đắm say đến độ lâu lâu lại mang bộ đó ra ngắm để bồi hồi nhớ lại cái cảm xúc và không khí nơi Nhà Hát Lớn.

    1. KIẾM TIỀN

    Làm cái gì cũng là để sống, nhưng trong nghề phim, làm để sống hoàn toàn khác việc làm phim. Làm phim không sống được.

    Mấy hôm nay làm kiếm tiền nên bận quá, không viết đuợc gì mới. Kiếm tiền quả thật là mệt.

    Trước đây chưa làm phim nhựa dài, làm kiếm tiền ngoài đuợc tiền còn có hứng thú, bây giờ làm xong phim nhựa rồi, đuợc huởng cái khoái cảm ngây ngất của nó rồi, giờ làm mấy cái thứ phục vụ khách hàng, phục vụ mấy ông chủ này thật là ngán quá mà vẫn phải cố gắng làm.

    Đêm nằm nghĩ giá làm phim mà sống đuợc thì sẽ chỉ làm phim thôi, chẳng làm cái gì khác. Mà phải chuyên tâm như thế thì mới có phim hay, mới có thứ thật là xuất sắc. Chứ vừa làm phim vừa ngoay ngoáy mấy thứ phim dịch vụ ngán ngẩm như thế này, không khéo rồi không cái gì ra cái gì.

    Nghe một nguời bạn trách là không chuyên tâm, thấy buồn quá.

    Điện Ảnh cũng là một thứ đạo, và nó cần những tín đồ thanh khiết và sẵn sàng ch ết vì nó, như thế mới hy vọng đắc đạo, mới hy vọng có tuyệt tác. Còn cứ láng cháng nghiệp dư như bao nhiêu tín đồ điện ảnh Việt Nam chân trong chân ngoài như hiện nay, khó mà có đỉnh cao.
     
    Tags:
  2. Tuananhmaungo

    Tuananhmaungo Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    456
    Likes Received:
    8
    Location:
    Hà Nội
    2. PHIM LÀ ĐIỆN ẢNH

    Thật ngớ ngẩn khi khẳng định như thế. Nhưng một người bạn của tôi quả quyết có đến 90% dân số Việt Nam không hiểu điều này. Mình lấy ngón tay nhẩm tính thì chả nhẽ toàn bộ người dân sống ở nông thôn (80%)và một nửa số người ở thành thị (10%) không hiểu phim là điện ảnh. Chả nhẽ lại thế ư?

    Quả là có rất nhiều người suy nghĩ đơn giản phim là thứ câu chuyện hình ảnh dài dằng dặc vẫn thuờng chiếu trên truyền hình. Nhiều bạn đến thử vai phim truyện nhựa của tôi sắp quay, tôi hỏi là có thích xem phim không, đã trả lời là tất nhiên chứ ạ, em thường xuyên xem các chương trình văn nghệ chủ nhật và điện ảnh chiều thứ Bảy các phim Trung Quốc Hàn Quốc chiếu trên truyền hình. Trong khi quả thật tôi đang muốn hỏi bạn có thường ra rạp xem phim không? Phim là điện ảnh, là phim nhựa 35mm chiếu trên màn ảnh lớn cơ, không phải phim chiếu trên truyền hình.

    Hiển nhiên là 90% những nguời nhầm lẫn khái niệm về phim điện ảnh và phim truyền hình hẳn là không bao giờ đến rạp xem phim, hoặc là có xem thì rất ít, chỉ vào ngày Tết.

    Theo tôi hiểu, ngoại trừ những phim điện ảnh đuợc chiếu trên truyền hình như những kênh truyền hình cáp HBO, Movie Star... thì thực sự truyền hình chỉ sản xuất ra một thứ phim mà người ta gọi là phim truyền hình nhiều tập, nhiều nơi trên thế giới gọi là Opera Xa-phòng, một thứ truyện kể bằng hình ảnh dài lê thê tập này sang tập khác, có khi tới cả ngàn tập phim, có phim chiếu tới 20 năm, đối tượng chính cho các bà nội trợ vừa làm việc nhà vừa xem, nơi các công ty bột giặt ưa thích mua sóng để phát quảng cáo, vì thế người ta gọi là opera-xaphòng.

    Tất nhiên là cách xem opera xaphòng cũng khác xa việc thưỏng thức một tác phẩm điện ảnh. Theo dõi một bộ phim nhiều tập giống như mình theo dõi người hàng xóm nhà mình qua một cái lỗ bí mật vậy. Ngày nào mình cũng nhìn thấy anh ta vào cái giờ ấy, biết rõ những gì anh ta làm, anh ta yêu ai thích ai, anh ta ăn ngủ ra sao, bạn bè người thân của anh ta là ai, anh ta liệu có cưới cái con bé tóc ngắn không hay lại đi tằng tịu với con mẹ đã có chồng, anh ta thật tử tế, anh ta thật tệ bạc, anh ta có tật hay khạc nhổ và thường xuyên không đánh răng khi đi ngủ...v.v Tóm lại là mình biết tất tật về anh ta, tha hồ bình phẩm hay chửi rủa, che bai hay khen ngợi... Hằng ngày cứ đến cái giờ đấy là mình lại nhòm trộm sang cái nhà ấy một lúc, khoảng 30 đến 45 phút, thời lượng của một tập opera xaphòng. Lâu rồi thành thói quen, không xem hết cũng phải liếc qua một cái xem cái cuộc sống của anh hàng xóm ấy đã đi đến đâu, hoặc vừa xem vừa nhặt rau, vừa rán trứng cũng chẳng hề gì, vô tuyến có hơi nhiễu và âm thanh hơi rè cũng không sao, không ảnh hưởng cho việc thuởng thức vì mục đích của ta cũng chỉ là biết xem cuối cùng thì anh ấy có lấy cô ấy không? Anh ta có bị ung thư không? Anh ta có nhận thấy bộ mặt thật của thằng đểu ấy không... ngoài ra tất cả không quan trọng. Bộ phim hết cũng như anh hàng xóm đó đã chuyển nhà đi nơi khác. Một người hành xóm khác chuyển đến và đến giờ đó ta lại nhòm qua cái lỗ bí mật, lại bắt đầu xem cái ả mới đến này như thế nào? tình yêu của cô ta ra sao? Cô ta có mấy anh bồ...v..v

    Sự thưởng thức điện ảnh là sự thôi miên từng giây từng phút của âm thanh chân thật, hình ảnh to và rõ nét khủng khiếp trên tấm màn lớn. Ta có thể hòa vào nhịp điệu, hơi thở của các nhân vật, ta ngỡ ngàng bởi sự cô đọng của mỹ cảm, những ẩn ý thông minh và xúc cảm dồn nén đến mức ta không thể rời mắt với từng giây từng giây trên tấm màn lớn phát sáng, xung quanh tối om, ta hoàn toàn bị bộ phim chế ngự và điều khiển.

    Tôi biết có một đạo diễn tài năng, ông đi xem phim như con chiên đi lễ nhà thờ. Bộ phim đã đuợc lựa chọn, vé đã mua. Chiều hôm đó sẽ nghỉ ngơi, cho tâm hồn thư thái, gần đến giờ khoác tay vợ đi ra rạp. Hai vợ chồng sẽ đi mà không nói với nhau một câu nào, ngồi vào ghế, chờ đợi đèn phòng khán giả tắt và màn ảnh sáng lên.

    Tôi đã thấy nhiều khán giả xếp hàng mua vé xem phim ở một rạp nhỏ ở Paris, nơi thuờng chiếu những phim nghệ thuật. Họ xếp hàng dài, im lặng, thỉnh thoảng có vài người bàn tán khe khẽ về cái poster của phim, về tác giả của bộ phim. Vào trong rạp, không khí im lặng bao trùm, tôi nhận thấy những tâm hồn khán giả đã được dọn dẹp sạch sẽ, hồi hộp sẵn sàng rộng mở để thuởng thức bộ phim. Đó là những khán giả sành điện ảnh, rất biết cách thưởng thức.

    Nhiều năm qua, cơ chế bao cấp trong nghệ thuật đã tàn phá hệ thống rạp chiếu phim, khiến cho dân mình quên mất thói quen đi xem phim. Chuyện đồng nghĩa phim điện ảnh với phim truyền hình chẳng có gì là lạ.

    Tôi đã trở lại Phan Rang, nơi quay bộ phim Sống Trong Sợ Hãi, mang theo một bản phim đã hoàn thành. Tôi muốn cám ơn mảnh đất tươi đẹp này. Bộ phim khá thành công, có nhiều giải thưởng. Tôi muốn nói được như thế là có nhiều công sức của những người đã giúp đỡ chúng tôi làm phim. Toàn bộ thị xã không còn một rạp chiếu phim nào, các anh ở công ty chiếu bóng nhiệt tình mượn cho chúng tôi Trung tâm văn hóa Thị Xã to và đẹp, cho mượn một bộ máy chiếu lưu động tốt nhất...

    Đến giờ chiếu, tôi đứng ngoài rạp chờ những người bạn của chúng tôi, những người đã rất nhiệt tình giúp chúng tôi làm phim, những nguời có nhiều tình cảm sâu sắc với chúng tôi sau 2 tháng lăn lộn ở đây. Nhưng không hiểu sao buổi chiếu đó nhiều người đã không đến. Đơn giản là giờ chiều là giờ đi nhậu của cánh đàn ông ở đây. Đến xem chỉ có phụ nữ và trẻ con.. Oái oăm cho tôi là nhà văn hóa hôm đó có buổi dạy khiêu vũ ở bên hông và thi hát Karaoke ở đằng trước nhà hát. Những hoạt động này đông ngẹt thanh niên tham dự, âm thanh oang oang vọng vào trong nhà hát nơi chiếu bộ phim của tôi, bên trong nhà hát những khán giả phụ nữ và trẻ con của tôi ngơ ngác không hiểu cái gì, khi tiếng nổ của bom mìn xen lẫn tiếng hát Karaoke và điệu Chachacha... Tôi đã ngồi thừ ở những bậc thang ngoài sảnh nhà hát, nhìn những bạn trẻ đang say sưa hát karaoke trong ánh đèn nhấp nháy, tôi hiểu rằng những khán giả của tôi ở đây đã quên mất rồi có một thứ gọi là phim, là điện ảnh. Và chuông điện thoại reo, tôi bật máy và một người bạn của tôi sống ở thị xã này, nói như gào lên ở đầu dây kia:... Thôi ông kệ đấy đi, ra đây đi, mọi nguời đang chờ ông đây này... quán X... ra ngay đi...
     
  3. ClassA

    ClassA Moderator

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.524
    Likes Received:
    46
    Đúng là nghệ sĩ cũng có nhiều cái phức tạp. Phim là phim, điện ảnh là điện ảnh, tự nhiên nói câu 'phim là điện ảnh'' rồi bảo 90% dân VN là ngớ ngẩn, làm gì có ai nói câu đó bao giờ.
     
  4. BachDuong

    BachDuong Moderator

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    4.997
    Likes Received:
    874
    Location:
    Hanoi
    Đại loại mấy ông đạo diễn này cũng lẩn thẩn dấm dớ giống mấy ông lắp amply, loa đài, lắp xong cái gì đó là cứ bắt bạn bè phải khen, không khen hay thì cho là không biết thưởng thức :lol: Thế nên mới có câu: "người điên cứ nghĩ mình tỉnh và người tỉnh lại nghĩ mình đang điên".
     
  5. Tuananhmaungo

    Tuananhmaungo Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    456
    Likes Received:
    8
    Location:
    Hà Nội
    :lol:

    3. XIN TIỀN PHIÊU LƯU KÝ

    Tôi may mắn mấy lần tìm được tiền để làm phim. Mà tìm tiền của nước ngoài hẳn hoi. Món tiền đầu tiền tôi có để làm cuốn phim tài liệu XẨM năm 1997. Phim này tôi làm cùng với một nhà sản xuất người Bỉ tên là Sophie Pagtiny. Hồi đó chưa biết phim tài liệu là cái gì. Thấy bà sản xuất này cần đề tài để hợp tác, tôi nghĩ một đêm và viết kịch bản về những nguời hát rong trên đuờng phố, cứ viết theo bản năng vậy thôi. Sau gặp được bà nghệ nhân Xẩm Hà Thi Cầu, cảm phục tài năng của bà, yêu mến người bạn Bùi Trọng Hiền là nhà nghiên cứu nghệ thuật dân gian, rồi từ những cảm xúc đó viết đi viết lại kịch bản vài lần nữa, cũng là viết theo những gì mình cảm nhận thôi, cũng chưa biết điện ảnh tài liệu như thế nào. Thế mà đề tài đó xin đuợc tiền của Quỹ Francophonie. Cũng chẳng phải tôi tài giỏi chuyện xin tiền mà công sức của nhà sản xuất người Bỉ.

    Lần thứ 2 là phim Cuốc Xe Đêm. Tôi bán xe máy cộng thêm 90 triệu của trường, gom công sức của bạn bè làm phim ngắn này năm 1999. Quay xong trong 17 đêm liền mưa gió khổ ải, mà tiền thu lao cho bạn bè đi làm giúp là một bát cháo gà vào lúc 3 giời sáng, tôi mang nháp lên Hãng phim truyện dựng bằng bàn dựng CTM. Cắt phim bằng kéo và dán các mẩu phim bằng băng dính, sau khoảng 10 ngày dựng hòm hòm được khoảng mấy phút phim thì một người bạn ở Sứ quán Pháp là Mathieu lên xem đoạn phim tôi mới dựng xong, rôi mấy ngày sau anh ấy về kéo người phụ trách nghe nhìn của Sứ quán Pháp là Olivier Delpoux lên phòng dựng Hãng phim truyện. Olivier sau đó đã lẳng lặng làm hồ sơ xin tài trợ quỹ của Bộ Ngoại giao Pháp. Khi có kết quả mới thông báo cho tôi biết. Thế là Cuốc Xe Đêm có điều kiện để dựng lại và làm lại toàn bộ phần tiếng với những kỹ thuật viên nguời Pháp tại Paris. Tôi đã lang thang gần 3 tháng ở đó, sống bằng học bổng ít ỏi dành cho du học sinh nước ngoài. Học bổng này cũng do Olivier xin hộ. Có đuợc tất cả những điều đó chẳng phải tôi tài giỏi xin tiền mà do công sức của Olivier Delpoux cả và tôi rất biết ơn anh về chuyện đó.

    Lần thứ 3 tôi xin được tiền của người Nhật. Quỹ Hosobunka hàng năm có trao giải cho những đề tài phim tài liệu Châu Á hay nhất. Trước đó tôi đã hai lần gửi đề tài đến đây nhưng đều bị loại. Lần đầu là một đề tài về phố cổ Hà Nội. Lần tham gia thứ hai cũng không ăn thua... Rồi tôi vớ được một mẩu tin trên báo Thanh niên, thế là một đề tài về bom mìn được phác ra và gửi đi. Rồi nhận đuợc giấy báo là đề tài đã đuợc giải nhì. Tôi đã có tiền để làm bộ phim này. Khi trả lời phỏng vấn báo chi ở Nhật, tôi nói đùa là tôi được giải là do tôi đã biết rút kinh nghiệm từ những lần thất bại truớc đây. Thực ra là tôi may mắn vớ được cái đề tài thật sự mạnh mẽ và hấp dẫn chứ cũng chẳng có kinh nghiệm quái gì.

    Đó mới chỉ là những phim ngăn ngắn nho nhỏ. Để kiếm tiền cho phim dài mới thực sự là vấn đề. Tiền không khó với một bộ phim có khả năng thương mại. Nhưng với phim nghệ thuật, bạn chỉ có con đuờng suy nhát là tìm tiền từ các quỹ tài trợ. Có khoảng hơn một chục Quỹ trên thế giới, phần lớn là ở Châu Âu tài trợ cho sản xuất phim. Nhưng tiền từ các quỹ đó không có nhiều. Một năm họ nhận đuợc kha khá các dự án sản xuất phim từ những nuớc nghèo gửi tới. Đúng là mật ít ruồi nhiều.

    Để xin đuợc tiền từ những quỹ này không phải là dễ, không nói là rất khó. Tất nhiên là khó với những người không biết, những nguời thiếu lòng kiên nhẫn, và cũng có thể thiếu tự tin vào khả năng của mình.

    Nhiều bậc cao thủ xin tiền thun thút, xin đâu được đấy, quả là đáng kính phục.

    Bí quyết là như thế nào? Chính bản thân tôi đang xin tiền cho dự án đang triển khai và cũng đang loay hoay. Tôi chắc nhiều nhà làm phim khác ở Việt Nam cũng như tôi. Chúng ta quen bao cấp ăn sẵn rồi.

    Vấn đề đầu tiên là chuẩn bị hồ sơ. Làm thế nào để hồ sơ thật hấp dẫn. Như một người đi xin việc, anh phải làm thế nào để gây ấn tượng với người tuyển dụng. Ngoài kịch bản đã hoàn tất, bạn sẽ phải viết một đống các loại giấy tờ cho việc xin tiền: Tóm tắt kịch bản ( Synopsis) Phác thảo kịch bản(treatment ) Phát biểu của đạo diễn (Staterment of director) Dự toán ( Budget) Kế hoạch tài chính ( Finance plan) Lịch trình sản xuất ( Carlendar of production) ... Rồi hợp đồng với nhà sản xuất, hợp đồng tác giả, những hợp đồng đồng sản xuất, rồi giới thiệu lý lich nghệ thuật của đạo diễn, của nhà sản xuất, của hãng sản xuất... Mà những giấy tờ này phải viết làm sao cho hay, cho hấp dẫn. Những công việc này sẽ ngốn của các bạn không biết bao nhiêu là thời gian.

    Vấn đề tiếp theo là ngôn ngữ. Những hồ sơ này phải được dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Nhiều quỹ chỉ nhận tiếng Anh và nhiều quỹ chỉ nhận tiếng Pháp. Nếu bạn viết hay mà người dịch không tốt, công sức của bạn có nguy cơ vứt xuống sông xuống biển. Tất nhiên là công đoạn này sẽ ngốn của các bạn một đống tiền.

    Vấn đề tiếp theo là hình thức của bộ hồ sơ. Để cho bắt mắt, cho dễ xem, bạn sẽ cần đến ảnh minh hoạ cho bộ phim, thậm chí cần cả những đoạn băng video quay một số cảnh nào đó trong phim. Bạn cần một số chuyên gia về đồ hoạ. Tất nhiên công đoạn này cũng tốn tiền.

    Hoàn thành hồ sơ rồi, bạn cần gửi đi đúng hạn. Có những hồ sơ cần đuợc nhân bản lên tới 10 bộ (Như Quỹ Fond Sud và Quỹ Francophonie của Pháp) nặng tới gần 10 kg. Gửi nhanh bảo đảm Fed-ex cũng tốn kha khá tiền.

    Nhưng chẳng có con đường nào khác, nếu thực sự bạn sống chết với bộ phim của mình. Hãy nghĩ rằng đó mới chỉ là những thử thách nho nhỏ đầu tiên của việc làm phim mà thôi.
     
  6. Tuananhmaungo

    Tuananhmaungo Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    456
    Likes Received:
    8
    Location:
    Hà Nội
    4. LÀM PHIM THUÊ

    Mấy hôm nay cứ buồn bã vì nghe được chuyện một nhóm làm phim trẻ có tên là “Nhóm làm phim độc lập” thường được một số sinh viên trường Đại Học Sân Khấu Điện Ảnh thuê làm phim ngắn rồi lấy phim đó làm bài tập của mình để nộp cho nhà trường.
    Có mấy điều thật phi lý ở thông tin này.
    - Được làm phim là một niềm hạnh phúc lớn đối với những ai muốn dấn thân vào con đường phim ảnh. Làm phim ngắn cũng là cách học bổ ích hưũ hiệu nhất đối với sinh viên trường điện ảnh. Trong những năm còn làm diễn viên, rồi làm trợ giảng môn nghệ thuật biểu diễn, rồi học đạo diễn, tôi đã lăn lóc không biết bao nhiêu đoàn làm phim sinh viên, làm không công, làm hộ, thậm chí góp cả tiền của mình vào để có thể được hít thở không khí của một đoàn làm phim, để có thể cảm thấy khoái cảm khi đưa những ý nghĩ lên thành hình ảnh, được hoà trộn âm nhạc với hình ảnh, được xử lý diễn xuất của diễn viên, được hồi hộp ghép những đoạn phim lại với nhau... Và tôi đã học được rất nhiều. Làm được một phim ngắn hồi đó không đơn giản. Phải mất nhiều công sức và phải có tiền. Nhiều tiền. Năm bảy triệu là quá lớn đối với một sinh viên. Vì thế một người trong trường kiếm được tiền để làm phim là một sự kiện đặc biệt quan trọng và những người khác xúm vào làm giúp, cũng là để có thể dự phần trong sự kiện đó. Vậy mà có những đứa mang danh sinh viên trường Điện Ảnh, có tiền mà không làm phim, lại đi thuê người khác làm, có nghĩa là mang cái phần tinh tuý nhất của sự học cho người khác xơi, chỉ giữ lại cái hình thức của việc học là đủ bài đủ điểm ... Sao trên đời lại có đứa xxx dại đến thế.
    - Học Điện Ảnh (đạo diễn, biên kịch hay quay phim...) không giống như học các ngành nghề khoa học hay xã hội khác. Nếu học toán học lý thì copy, quay bài có thể thày không biết, chứ làm phim làm nghệ thuật mọi thứ nó lồ lộ ra ngay. Sinh viên có khả năng hay không một người thày thực sự tinh tường chỉ qua lần nói chuyện đầu tiên cũng có thể cảm thấy được. Kiến thức của anh sâu hay nông, anh thích gì và độ nhạy cảm ra sao, rồi thẩm mỹ của anh có tốt không... rất dễ đánh giá, rất dễ nhận ra. Hơn nữa làm cả một phim chứ có phải là viết một bài tiểu luận giữa bốn bức tường đâu. Làm phim là một đống người phải hùa nhau làm, phơi mặt ra bàn dân thiên hạ, dù là phim bé đi chăng nữa cũng phải dính dáng đến dăm bảy người... Làm hay không sao mà giấu được. Hơn nữa việc làm phim ngắn trong trường Điện ảnh đâu phải mỗi sinh viên hai tuần làm một phim như sinh viên điện ảnh các nước đâu. Theo tôi biết rằng trường điện ảnh ta hiện nay một năm sinh viên chỉ làm một phim thôi. Thế mà các thầy vẫn không biết rằng có những thằng xxx dại đi thuê người làm hộ phim bài tập rồi nộp. Các thầy vẫn chấp nhận, rồi nhận xét rồi chấm điểm. Thật là phi lý.
    Chẳng cần phải giải thích nhiều thì cũng hiểu là vì sao sự phi lý này là có thật và vẫn đang diễn ra.
    Vì có nhiều sinh viên trường điện ảnh không học bởi niềm đam mê Điện Ảnh mà học cho các bậc phụ huynh, những vị đã cố gắng bằng cách nào đấy đẩy được ông con vào trường Điện Ảnh dù cho nó chẳng có khả năng cũng chẳng có đam mê, để cho khỏi lêu lổng và cũng vì cái danh hão đạo diễn quay phim có vẻ đang có giá hiện nay. Nên việc ông con mang tiền đi thuê người làm phim hộ rồi lấy phim đó đem nộp bài chấm điểm là việc dễ hiểu.
    Vì có những vị mang danh là thầy mà không vì tương lai của nền Điện Ảnh, chẳng vì thế hệ trẻ, cũng chẳng vì một giá trị bền vững nào của ĐẠO HỌC hay NGHỆ THUẬT mà chỉ vì miếng cơm manh áo mà thôi.
     

Share This Page

Loading...