TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

Discussion in 'Âm nhạc' started by Trần Khánh Vân, 30/11/08.

  1. Trần Khánh Vân

    Trần Khánh Vân Advanced Member

    Joined:
    2/11/07
    Messages:
    172
    Likes Received:
    30
    Tôi mở topic này nhằm nêu lên những tác giả và tác phẩm tiêu biểu cùng các giai thoại về tác giả (nếu có), vì sự hiểu biết có hạn chế nên mong sự đóng góp nhiều của các bạn.
    Tôi xin mở đầu topic bằng :
    Nhạc sĩ Khánh Băng và những bài kích động nhạc.
    Nhạc sĩ Khánh Băng tên thật là Phạm Văn Minh, sinh năm 1935 tại Thắng Tam, Vũng Tàu. Năm 1949, Khánh Băng lên Sài Gòn học trung học ở trường Huỳnh Khương Ninh - Đa Kao. Ông sử dụng đàn mandolin, guitar và được coi như là người đầu tiên đánh guitar điện trên sân khấu vào năm 1960. Ông làm nhạc công chuyên nghiệp cho đài phát thanh SG, đài Pháp Á, ban Sầm Giang.
    Khánh Băng có 2 bài nhạc được coi là tiêu biểu : Vọng ngày xanh và Sầu đông
    1. Vọng ngày xanh : được viết năm 1956, thể điệu Valse chậm, khoan nhặt và nhiều đoạn cao vút ngân nga và kéo dài rất lâu :
    * Khúc đầu, nhạc và lời xúc cảm:
    Thời mưa gió, lá cây tơi bời khắp nơi
    Tan nát bao cánh hoa tươi bên thềm
    Gió chiêu thét gào não nề
    Ôi trời mưa gió điêu tàn gieo bao đau thương.

    * Điệp khúc, nhạc mơn trớn, dạt dào (vivace) nhưng lời bùi ngùi, nhung nhớ:
    Lòng chạnh nhớ đêm nào ngắm trăng vàng chiếu bên bờ nước xanh mơ hồ. Lòng chạnh nhớ trên đồng lúa xanh chiều ấy ta nhìn cánh chim trời bay...
    * Khúc cuối, trở lại giai điệu mở đầu, những lời ca diễn tả nỗi tiếc nuối, thương nhớ những gì đã mất là thời tuổi thơ nơi quê nghèo:
    Lặng nghe gió âm thầm gieo bao nhớ thương
    Nay còn đâu mái tranh nghèo ngày nào
    Đâu bóng tre làng rì rào, lúa đồng ngạt ngào
    Biên thùy xa xôi, biết tìm lại nơi chốn nào?
    * Nhạc chấm dứt bằng lời ca cất cao qua tiếng gào thét, than trách thống thiết như đòi trả lại "những ngày xanh" đã mất:
    "Trời gió... o...o... Trời gió... o... o... Trời gió..."
    Bài hát này khi tôi mới lớn nghe ca sĩ Hùng Cường hát nhiều lần trên đài phát thanh, có lẽ đây là bài Khánh Băng viết cho Hùng Cường, đoạn chấm dứt có lời ca cao ngất và kéo dài nên thời đó chỉ có Hùng Cường mới đủ sức ca, ca sĩ nữ chỉ có Thái Thanh, Lệ Thu mới dám hát. Ngày nay thì không thấy ai hát bài này nữa.
    Khánh Băng bắt đầu thành danh với Vọng ngày xanh, nhạc phẩm được nhà văn nữ nổi tiếng Françoise Sagan viết lời Pháp và ông được Hội Tác quyền thế giới mời gia nhập (đây là một danh dự rất lớn cho một nhạc sĩ sáng tác).
    2. Sầu đông : Khánh Băng sáng tác vào khoảng 1962, ca khúc có tiết tấu nhanh, sôi động, thường được gọi là thể loại nhạc kích động. Bài hát Sầu đông được coi là những bài nhạc trẻ đầu tiên ở Việt Nam (vì thời đó các ban nhạc trẻ SG chỉ trình bày nhạc nước ngoài không có bài nào hoàn toàn thuần Việt), ông còn viết thêm lời Pháp và có lời tiếng Anh do một người hâm mộ bài hát viết. Bài hát cũng do Hùng Cường hát thâu thanh trong đĩa 45 vòng với hòa âm của ban Thời Đại (Khánh Băng, Phùng Trọng) mới mẽ phong cách nhạc trẻ với giai điệu tweet - Hùng Cường hát Sầu đông có lẽ là bài bắt đầu cho phong cách kích động nhạc sau này -. Bài hát đứng vững cho đến ngày nay, trong chúng ta không ai không biết bài Sầu đông, ca sĩ trong nước và hải ngoại cũng thường hát lại bài này với nhịp điệu nhanh.
    Chiều nay gió đông về, dừng chân trên bến xưa,
    đời trai gió sương về thăm cố hương,
    tìm bao nhớ thương mà sao phố phường vắng...

    Theo lời kể của một người Việt ở nước ngoài : "Đầu Xuân nơi xứ người, ngày mùng Hai Tết, Chiếc ra-dô thân yêu của bà xã tôi phát bài hát Sầu Đông : Chiều nay gió đông về.... Còn mỏi mệt do nhiều công việc dồn dập trong năm, đầu óc tôi chưa kịp tỉnh trí để thắc mắc tại sao ngày đầu năm thiếu gì nhạc xuân mà lại chọn bài "Sầu Đông" thì được bà xã thông tin vắn tắt : "Nhạc sĩ Khánh Băng đã mất vào ngày mùng Một Tết bên Việt Nam", theo lời xướng ngôn viên đài phát thanh trước khi giới thiệu bài Sầu Đông".
    Nhạc sĩ Khánh Băng mất ngày 9 tháng 2 năm 2005, mùng một Tết Ất Dậu tại nhà riêng, đường Chu Văn An thành phố Hồ Chí Minh, ông được an táng tại quê nhà Vũng Tàu.
    Gửi các bạn hình ban nhạc Hương Xa Calypso, Khánh Băng lúc còn trai trẻ đứng thứ 2 từ phải sang.
     
    Tags:
  2. Sanh Trang

    Sanh Trang Advanced Member

    Joined:
    4/9/07
    Messages:
    1.649
    Likes Received:
    25
    Location:
    Saigon
    Nhạc sỹ Khánh Băng còn một tác phẩm nổi tiếng, bây giờ các ca sỹ cũng hay hát lại là: Trăng Thề.
     
  3. Trần Khánh Vân

    Trần Khánh Vân Advanced Member

    Joined:
    2/11/07
    Messages:
    172
    Likes Received:
    30
    Trịnh Công Sơn và cô gái trong Ươt mi và Thương một người.
    Ai cũng biết bài Ướt mi là bài đầu tay và bài Thương một người là bài thứ hai của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trong hai bài đều có bóng dáng người con gái nhưng lâu nay không có ai hỏi người đó là ai ? Có phải với Diễm xưa là một không ?.
    Tôi tình cờ xem được một bài trên www một bài viết làm tôi rất ngạc nhiên, bất ngờ vì người con gái ấy là rất quen thuộc với chúng ta mà tác giả của bài viết nêu ra, không có gì để kiểm chứng thông tin đó có đúng không nhưng tôi thấy cũng nên nói ra cho anh em biết. Tôi copy một đoạn của bài viết :
    *** Ngày ấy ở trong một con hẻm nằm trên đường Cao Thắng, Sài Gòn. Hằng đêm, có một người mẹ bị lao phổi nặng, đứng tựa cửa nhà thầm thì bài "Giọt mưa thu" ngóng trông con đi làm về. Con gái bà dù mới vào tuổi trăng tròn nhưng tối tối đã phải đi hát ở các phòng trà để kiếm tiền trang trải cuộc sống và lo chữa trị bệnh cho mẹ. Một lần cô gái hát bài "Giọt mưa thu", nhớ đến mẹ đang nằm bệnh ở nhà, cô gái đã khóc. Những giọt nước mắt ấy "như một cơn mưa nhỏ trên tâm hồn mỏng mảnh" của chàng nhạc sĩ trẻ, khiến anh hồi tưởng lại một cõi đời xa xôi từng khiến anh nhỏ lệ vì nỗi đau mất cha. Ca khúc "Ướt mi" ra đời năm 1958, như một lời thủ thỉ tâm tình, một sự sẻ chia nỗi niềm của chàng nhạc sĩ đa cảm với cô ca sĩ hiếu thảo.
    Mới từ Huế vào Sài Gòn, chàng nhạc sĩ cư ngụ trong một căn nhà trọ nằm cùng hẻm nhà hai mẹ con cô ca sĩ đồng hương. Được tận mắt chứng kiến gia cảnh của cô gái, được dõi nhìn đôi bờ vai mềm bé nhỏ âm thầm đi hát về hằng đêm, anh đã thương cô. Bài hát "Thương một người" được anh viết ra vào năm 1959
    lại là một sự sẻ chia nữa của chàng nhạc sĩ dành cho cô ca sĩ.
    Không lâu sau đó, mẹ cô gái mất. Đó cũng là lúc cô ca sĩ có giọng hát "lơ lửng với khói sương, trầm trầm, mang nỗi buồn man mác, nghẹn ngào, nức nở" cùng với "dáng dấp mảnh mai, yểu điệu thục nữ, mái tóc dài buông lơi trên vai gầy trong tà áo dài màu trắng, lam nhạt..." ngày càng trở nên nổi tiếng và có chỗ đứng cao trên các sân khấu ca nhạc miền Nam. Còn chàng nhạc sĩ vô danh, anh mang theo tình cảm đẹp với cô ca sĩ ấy vào Đà Lạt để rồi ở đó anh gặp... một cô ca sĩ khác - một giọng ca đưa tên tuổi anh bay cao...
    Có lẽ các bạn cũng đã biết chàng nhạc sĩ trong câu chuyện trên là ai, vâng, không ai khác, đó chính là cố NS Trịnh Công Sơn. Còn nhân vật trong hai bài hát "Ướt mi" và "Thương một người" là Thanh Thúy, "nữ ca sĩ được ngợi ca nhiều nhất trong văn, trong thơ" miền Nam ngày đó. Thậm chí, Giáo sư - triết gia Nguyễn Văn Trung còn có hẳn một bài luận mang tên "Ảo ảnh Thanh Thúy". Chính Thanh Thúy là người đầu tiên mang nhạc Trịnh đến với công chúng qua ca khúc "Ướt mi", chứ không phải là Khánh Ly (người mà sau này Trịnh Công Sơn mới gặp ở Đà Lạt).***

    Riêng tôi từ bấy lâu nay nhạc của Trịnh Công Sơn chỉ thích đúng có 2 bài này thôi, có lẽ vì đây là hai bài hát có cảm xúc nguyên thủy của Trịnh Công Sơn chưa bị bụi trần gian chi phối.
    ... Thương ai về xóm vắng
    Đêm nay thiếu ánh trăng
    Đôi vai gầy ướt mềm
    Người lạnh lắm hay không

    Thương ai màu áo trắng
    Trông như ánh sao băng
    Thương ai cười trong nắng
    Ngại ngùng áng mây tan.

    Ca từ và giai điệu đẹp quá các bạn!
    Như tôi nói trên không biết thông tin có đúng không? nếu bạn nào biết rõ hơn xin đóng góp.
     
  4. minhtriet

    minhtriet Advanced Member

    Joined:
    12/2/08
    Messages:
    4.527
    Likes Received:
    5
    Location:
    Huế
    Bài Ướt Mi em cũng biết từ lâu là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác về ca sĩ Thanh Thúy, và không những vậy mà e còn nghe có thêm 3 nhạc sĩ nổi tiếng khác cũng đều có tác phẩm hay liên quan đến ca sĩ Thanh Thúy. Còn bài Thương một người em cũng thích từ lâu, và riêng em cảm nhận ca từ của bài này, giai điệu nó rất riêng, khác với những bài nổi tiếng khác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
     
  5. Trần Khánh Vân

    Trần Khánh Vân Advanced Member

    Joined:
    2/11/07
    Messages:
    172
    Likes Received:
    30
    Ông Trần Văn Trạch với bài Xổ số kiến thiết
    Khi tôi còn nhỏ, cứ vào chiều thứ ba hàng tuần thì lại nghe radio phát bài hát :
    Kiến thiết quốc gia, giúp đồng bào ta, xây đắp muôn người, được nên cửa nhà ...
    Triệu phú đến nơi, chỉ muời đồng thôi, mua lấy xe nhà, giàu sang mấy hồi ...
    Mua số mau lên, xổ số gần đến, mua số mau lên, xổ số... gần... đến...

    Bài hát được coi là đài hiệu của chương trình xổ số kiến thiết, mà tác giả và trình bày là ông Trần Văn Trạch.
    Không biết nên gọi ông là gì, bởi gì trong lãnh vực văn nghệ hầu như việc nào ông cũng tham gia :
    - Nhạc sĩ (ông đặt rất nhiều bài hát).
    - Ca sĩ (ông có giọng ca chân phương, mộc mạc, đầm ấm), ông còn có biệt tài phát âm thanh của súng đạn, máy bay dội bom, nháy tiếng Anh, Nga, Hoa; hát các ca khúc trử tình nghe rất hay, với giọng ca chân phương, trầm ấm, tôi còn nhớ ông từng lên sân khấu hát bài Chiều mưa biên giới (của Nguyễn Văn Đông), trong băng nhạc Tình ca quê hương số 1 ông hát bài Tơ sầu (Lâm Tuyền), 3 giờ khuya (Đức Quỳnh), bài Đêm khuya trên đường Catina do ông sáng tác - Duy Trác hát.
    - Hài (ông chuyên trình bày những bài hài hước trong các chương trình ca nhạc).
    - Hoạt náo viên trong các chương trình văn nghệ và phòng trà (bây giờ gọi là MC).
    - Nhà quản lý (ông quản lý ban văn nghệ Sầm Giang với nhiều ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng như Võ Đức Thu, Khánh Băng, Nghiêm Phú Phi..., các ca sĩ Ngọc Sương, Ngọc Hà, Linh Sơn, Mạnh Phát, Minh Diệu, Túy Hoa, Tâm Vấn, ban Thăng Long, Duy Trác, Tùng Lâm, Bạch Yến...).
    - Diễn viên điện ảnh (ông từng đóng phim với Kim Cương trong phim Lòng nhân đạo (1955) và Giọt máu rơi (1956) hảng phim Mỹ Phương.
    - Đạo diễn : phim Thoại Khanh - Châu Tuấn (1956) với Kim Cương và Vân Hùng đóng vai chánh và Trương Chi - Mỵ Nương (1956) do Trang Thiên Kim - La Thoại Tân) cho hãng phim Việt Thanh.
    - Tổ chức chương trình văn nghệ (bây giờ gọi là Bầu sô) với đủ thể loại ca, vũ, nhạc, kịch, xiếc, ảo thuật, hài... ông gọi là "đại nhạc hội", ông cũng đem ca nhạc vào các rạp chiếu bóng diễn trước khi chiếu phim chính, gọi là phụ diễn văn nghệ....
    **Nghệ danh mà báo chí, văn nghệ sĩ bấy giờ gọi ông là Quái kiệt Trần Văn Trạch** Ông hoạt động văn nghệ từ năm 1945 đến 1994 thì mất (tại Pháp).
    Ông là người chuyên sáng tác (và tự hát) một loại nhạc khó sáng tác nhất là nhạc hài hước, loại nhạc nghe có thể vui đến bật tiếng cười. Vì lúc trước không có nghệ sĩ tấu hài như bây giờ nên những bài nhạc hài của ông rất được nhiều người hâm mộ, thích thú :
    Bài Anh Phu Xích Lô : sáng tác đầu tiên của ông, nói về anh phu xe xích lô :
    Có ai mà muốn đi tới Chợ Lớn, có ai mà muốn đi tới Chợ Mới, có ai mà muốn đi chóng cho mau tới, Ê! Tôi xin mời lại đây... Chiếc xe này có bảo kiết thật chắc, bánh xe thì tốt thùng có bọc sắt, nếu khi mà có đụng phải xe jeep, quý ngài chẳng hề hấn gì...
    Bài Xổ số kiến thiết : ông hát trong các buổi xổ số.
    Bài Cái Tê-lê-phôn : lúc đó điện thoại gọi là cái tê lê phôn (chỉ có nhà giàu mới có)
    Từ đâu nạn đưa tới, gắn chi cái tê-lê-phôn, bởi tôi muốn làm tài khôn, khiến tôi muốn thành ra ma, không vào Chợ Quán, cũng ra Biên Hòa...
    -Bài Chuyến Xe Lửa Mùng 5 : kể chuyện một người con đi về thăm mẹ. Đây là một bản nhạc hài với những tiếng động của nhà ga, xe lửa chạy...với bao trắc trở mới về đến nhà nhưng khi đó rất đau khổ biết mẹ đã qua đời.
    Bài Khi Người Ta Yêu Nhau : triết lý người ta yêu nhau từ 20, 30, 40,.... 70 tuổi :
    Khi ta yêu nhau, yêu trong lúc hai mươi tuổi đầu, thì không phải vì tiền đâu, nhưng mà chẳng được bao lâu...
    Khi người ta yêu nhau, yêu trong lúc bẩy mươi tuổi đầu, thì không phải vì tiền đâu, nhưng mà chẳng còn bao lâu.

    Bài Cái đồng hồ tay, Cây bút máy, Anh chàng thất nghiệp, Sở vòi rồng, Đừng có lo, Tôi đóng xi nê, Chiếc ô tô cũ... bài nhạc nào của ông cũng mang chất hài.
    Tóm tắt tiểu sử của ông : tên thật Trần Quang Trạch, sinh năm 1924 tại làng Vĩnh Kim, Đông Hòa, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang). Cha Trần Quang Triều (Bảy Triều) nghệ danh đàn kìm. Anh ruột Trần Văn Khê (giáo sư tiến sĩ, nhà nghiên cứu phê bình âm nhạc), Trần Ngọc Sương (ca sĩ những năm 1948-1950, hiện ở Montreal - Canada). ông sở trường về đàn kìm và đàn tỳ bà, ông ca vọng cổ rất mùi. Học trường Collège de Mỹ Tho đến năm 1942 thì thôi học để mở lò làm chén, được một vài năm ông lên Sài Gòn sinh sống. Nhờ đó tài năng âm nhạc của ông tỏa sáng.
    (Ảnh Quái kiệt Trần Văn Trạch)
     
  6. Trần Khánh Vân

    Trần Khánh Vân Advanced Member

    Joined:
    2/11/07
    Messages:
    172
    Likes Received:
    30
    Nhạc sĩ Huỳnh Anh với bài nhạc Mưa Rừng
    Nhạc sĩ Huỳnh Anh là con của danh cầm đàn kìm Sáu Tửng, là tay trống nổi tiếng SG, ông còn đánh guitar, piano, kèn và percussion, sáng tác ca khúc : bài hát do ông sáng tác không nhiều (20 bài) nhưng rất hay, giản dị bình dân dể đàn dể hát. Trong số đó có bài Mưa Rừng (1961) là thành công nhất vì nó là bài nhạc của vở cải lương cùng tên Mưa rừng của tác giả Hà Triều-Hoa Phượng trình diễn trên sân khấu cải lương Thanh Minh - Thanh Nga, nghệ sĩ Thanh Nga dóng vai chính cô sơn nữ Klay, cô hát bài Mưa rừng trong vở, sau đó hát trên đài phát thanh và trong bộ phim nhựa Mưa rừng (1962).
    Mưa rừng ơi mưa rừng,
    Hạt mưa nhớ ai mưa triền miên
    Phải chăng mưa buồn vì tình đời
    Mưa sầu vì lòng người
    Duyên kiếp không lâu?...

    Trong giai đoạn này Huỳnh Anh sáng tác thêm bài nữa là Kiếp cầm ca.
    Với hai bài nhạc này lúc đó Huỳnh Anh càng nổi tiếng thêm cùng một nghi vấn làm mọi người chú ý nhiều, phải chăng có mối quan hệ tình cảm giữa chàng nhạc sĩ Huỳnh Anh và cô nghệ sĩ Thanh Nga, có phải hình bóng người con gái trong hai bài này chính là NS Thanh Nga?
    - Bài Mưa rừng do Thanh Nga và soạn giả vở tuồng Hà Triều-Hoa Phương nhờ ông viết để Thanh Nga trình diễn trên sân khấu cho tuồng Mưa Rừng, sau khi viết xong chính Huỳnh Anh đã luyện tập cho Thanh Nga hát.
    - Bài Kiếp cầm ca ông đã nói lên tâm trạng của người nghệ sĩ đêm đêm dưới ánh đèn màu, cánh màn nhung ca hát góp vui cho đời :
    Đêm đêm đem lời ca tiếng thơ
    Đời ca hát cho người mua vui
    Nhưng khi cánh nhung khép im lìm
    Ánh đèn lặng tắt, gửi ai nỗi niềm...

    Nghi vấn kéo dài mấy mươi năm không có câu trả lời vì chỉ có người trong cuộc mới rõ, nay Thanh Nga đã mất, Huỳnh Anh sống ở nước ngoài đi đâu cũng được hỏi về giai thọai này, cho đến năm 2004 trong đêm văn nghệ ở "Nhược Gia Trang Montréal" câu hỏi này cũng được đặt ra. Tôi thấy thông tin trên www xin copy nguyên văn :
    *** Các anh em hỏi tôi về sự liên hệ của tôi và Thanh Nga, xin lỗi các anh, chuyện đó có thật. Lần này tôi thú nhận vì cứ dấu mãi thì cũng không đi đến đâu...
    ...bà Bầu Thơ quyết định mang đoàn hát ra Huế. Trước khi đoàn hát rời Sài Gòn, Huỳnh Anh đến từ giã, khi ấy anh đang đứng nói chuyện với Albert (kép Hữu Thìn - anh của TN), thì Thanh Nga ở trong đi ra, bí mật đưa lá thư cho anh. Về nhà mở ra, anh đọc những giòng chữ thân mến viết lời chào tạm biệt và dặn dò anh bớt uống rượu hút thuốc, không phải như lời của một người em gái, mà lời lẽ trong lá thư ấy chứa đựng một tình cảm thắm thiết hơn nhiều. Sau đó ít lâu anh nhận một điện tín của Thanh Nga đánh về yêu cầu anh ra Huế gấp, nhưng anh không thể đi được. Thế rồi từ đó giòng đời phân đôi ngả, anh trở lại với vũ trường và đoàn Thanh Minh-Thanh Nga sau khi đi lưu diễn miền Trung trở về được đi trình diễn bên Pháp, nhân viên hướng dẫn phái đoàn là ông Đổng Lân. Sau khi lưu diễn bên Pháp trở về nước vài tháng, đám cưới Thanh Nga và ông Đổng Lân diễn ra, từ đó Thanh Nga sống yên ấm dưới mái gia đình cho đến khi bị hai hung thủ dùng súng bắn chết cả hai vợ chồng khi họ chống cự bảo vệ đứa con nhỏ tránh không để bị bắt cóc
    ***
    Như vậy có thể nói giữa Huỳnh Anh và Thanh Nga chỉ có chút cảm tình với nhau không có đi quá xa trong tình yêu, tuy nhiên nhờ vậy hôm nay chúng ta có hai bài hát hay Mưa rừng và Kiếp cầm ca.
    Những sáng tác của Huỳnh Anh :
    Biết nói gì đây, Đời tôi chỉ một người, Em gắng chờ, Gió núi mưa rừng, Mưa rừng, Mừng nắng xuân về, Nếu anh về bên em, Hoa trắng thôi cài trên áo tím, Khung trời tưởng nhớ, Kiếp cầm ca, Lá úa chiều thu, Lạnh trọn đêm mưa, Loan mắt nhung, Nếu ta đừng quen nhau, Rừng chưa thay lá, Thành phố sương mù, Thuở ấy có em, Tiếng ru ngàn đời, Tìm đâu phút ban đầu.
     
  7. Loving

    Loving Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    1.913
    Likes Received:
    24
    Location:
    Cực Chuối Lạc Bang Giáo
    Em nghe Trần Thái Hòa hát lại bản "Thuở ấy có em" phối theo kiểu smooth jazz quá phê, tiếng kèn sax gai hết cả người. "Em gắng chờ" cũng rất hay, có màu tiền chiến.
     

Share This Page

Loading...