Em không rành về vụ này nên nhờ các bác giải thich giùm ,em thấy nếu cùng 1 nhản hiệu thì loa bookshelf thường có độ nhạy thấp hơn loa cột , người ta làm như vậy có mụch đích gì .Khi nghe có phân biệt được loa độ nhạy cao và thấp không?Tại sao không khuyến khích ampli đèn đánh loa độ nhạy thấp.Em xin cảm ơn các anh em VNAV nhiều.
Re: Tại sao loa bookshelf thường có độ nhạy thấp hơn loa cột Nếu cùng 1 hãng loa thì thường là thuàng loa nhỏ có độ nhạy thấp hơn thùng loa to, loa cột thig lại to hơn nữa. Vì : thùng to lắp được củ loa to hơn hay nhiều loa nhỏ hơn thùng nhỏ. Loa to thì thường độ nhạy cao hơn, 2 củ ghép lại cũng nhạy hơn 1 củ ( cùng loại )....vậy nên thùng loa nhỏ thường nhạy thấp hơn thùng to. Cái này liên quan đến vấn đề kỹ thuật chứ không liên quan đến mục đích của nhà SX. Không khuyến khích dùng amply đèn đánh loa độ nhạy thấp vì thường amply đèn công suất nhỏ nên khó "" điều trị "" loa độ nhạy thấp
Re: Tại sao loa bookshelf thường có độ nhạy thấp hơn loa cột Không cứ ampli đèn là không đánh được loa độ nhạy thấp. Còn tùy thuộc vào kết cấu của từng loại ampli như công suất, chất lượng - thiết kế của transformer, kết cấu mạch, độ phù hợp của trở kháng giữa ampli và loa... Nhiều đôi loa cổ có độ nhạy rất thấp, chỉ 83-86dB, xong lại chơi tốt với ampli đèn, thậm chí là ampli đèn công suất nhỏ. Cũng còn phụ thuộc vào việc bác nghe nhạc gì, cách nghe và không gian thưởng thức. Theo kinh nghiệm của em thì ampli đèn tốt thường thể hiện hay những dòng nhạc tình cảm, hướng nội. Ampli bán dẫn tốt thường có khả năng tái hiện âm nhạc rất sống động, nhất là với bản phối phức tạp, tốc độ cao. Còn ampli loại... cực tốt thì bất kể đèn hay bán dẫn hoặc khuếch đại bằng gì đi nữa, đều hay cả, loa nhạy thấp nhạy cao hay tuốt tuột. Có điều không phải lúc nào Bác cũng cùng chúng cháu hành quân : D
Re: Tại sao loa bookshelf thường có độ nhạy thấp hơn loa cột Độ nhạy cũng còn liên quan đến thể tích thùng loa nữa. Thể tích thùng búc- xeo nhỏ nên thường độ nhạy ko đc cao. Có phải ko các bác?
Re: Tại sao loa bookshelf thường có độ nhạy thấp hơn loa cột Em chơi loa theo kiểu DIY thì thấy độ nhạy của loa phụ thuộc vào mấy yếu tố sau: - Thùng loa: nếu theo kiểu bass reflex thì càng to sẽ có độ nhạy càng lớn. Kiểu thùng kín thì chả ảnh hưởng đến độ nhạy. - Củ loa: cái này ảnh hưởng khá nhiều đến độ nhạy. Bác nào mua củ loa có độ nhạy 86-88db thì có nhét vào cái tủ đứng cũng chả ăn thua gì. Cặp toàn dải nhét vào cái lon sữa bò cũng nhạy đến 96db :lol: - Mạch phân tần: càng phức tạp, lắm tụ nhiều cảm thì độ nhạy càng kém Túm lại, hình thức cái loa không quyết định tất cả độ nhạy. Nhiều cái búc seo có độ nhạy mà mấy cái loa cột cũng phải thèm :mrgreen:
Re: Tại sao loa bookshelf thường có độ nhạy thấp hơn loa cột Độ nhạy của loa phản ánh hiệu suất chuyển đổi từ công suất tiêu thụ của loa thành âm thanh. Độ nhạy của một bộ loa phụ thuộc vào các yếu tố sau: Củ loa (driver), kết cấu và dung tích thùng loa, bộ phân tần. - Bản thân các củ loa cũng có độ nhạy khác nhau, muốn bộ loa có độ nhạy cao thì phải dùng các củ loa độ nhạy cao (hoặc dùng nhiều củ loa). Nếu 2 củ loa có kết cấu tương tự thì loa đường kính to hơn sẽ có diện tích màng loa lớn hơn (tức diện tích phát ra âm thanh lớn hơn) nên sẽ có độ nhạy cao hơn. - Thùng loa là để cộng hưởng âm thanh phát ra từ màng loa. Thùng loa nhỏ hơn thì ít cộng hưởng hơn nên độ nhạy cũng thấp hơn. Ngoài ra nếu cùng dung tích thì hình dạng, kích thước, kết cấu của thùng loa cũng có ảnh hưởng đến độ nhạy của loa. - Bộ phân tần là thành phần thụ động. Tín hiệu âm thanh đi qua đó cũng bị tiêu hao 1 phần nên làm giảm độ nhạy của loa. Độ nhạy bị giảm đi ít hay nhiều phụ thuộc vào năng lượng tiêu hao trên bộ phân tần tức là phụ thuộc vào cấu tạo của bộ phân tần đó. >> Loa bookself thì củ loa nhỏ (và thường ít củ loa hơn loa cột), thùng loa cũng nhỏ nên độ nhạy thấp. Loa có hiệu suất thấp (độ nhạy thấp) nghĩa là cần nhiều hơn công suất từ amply để kêu to bằng với loa có độ nhạy cao hơn. Dùng amply đèn công suất nhỏ đánh loa có độ nhạy thấp có thể khiến việc kiểm soát loa không được tốt, âm thanh phát ra có thể bị rối, nhòe, vỡ tiếng, ...vv. Amply đèn công suất lớn thì đắt tiền.
Re: Tại sao loa bookshelf thường có độ nhạy thấp hơn loa cột Em thấy có một số trường hợp đặc biệt, ngoại lệ mà ko hiểu công thức gì! Em dùng amply chạy IC có 6W/ch 4ohm mà oánh loa độ nhạy 80db, 8ohm (recommend amply 100-300W) mà tiếng vẫn rất tốt, nếu bản thu tốt thì tiếng vẫn dầm dầm luôn, chẳng hiểu lý thuyết gì ở đây ạ?
Re: Tại sao loa bookshelf thường có độ nhạy thấp hơn loa cột Ví như con PA chẳng hạn ,công suất 6w đánh loa S90 nga tưng bừng .Theo mình thì do am nào có dòng ra loa lớn thì kiểm soát tốt hơn ,ví như điện áp ra loa là 10v thôi nhưng có dòng 2a thì sẽ liểm soát tốt hơn am có điện áp ra loa 50v nhưng dòng có 0,4a .
Re: Tại sao loa bookshelf thường có độ nhạy thấp hơn loa cột Các bác cho e hỏi loa bookshelf nào có kích thước nhỏ gọn nhất vậy ạh? E đang tính mua 1 cặp bookshelf để nghe nhạc cho vui tai, thị hiếu của e chủ yếu là dance. Kinh tế thì rất eo hẹp nên cái vụ âm thanh này e chỉ giới hạn đc từ 3 chai trở xuống cho cả loa và amply thôi. Trong phòng e có 1 bộ 2.1 của Longitech rồi. Nhờ các bác góp cho e ít lời cho vụ loa vs amply này với ạh. E cảm ơn các bác trước. :mrgreen:
Re: Tại sao loa bookshelf thường có độ nhạy thấp hơn loa cột bác phọt lên cho anh em biết amply và loa của bác với ạ, em đang tò mò :mrgreen:
Em đào lên cho các bác am hiểu lý thuyết và đã trải nghiệm mổ xẻ ,để bổ sung thêm kiến thức về độ nhạy của loa.
Hôm nay em mở thử xem loa mình nghe dc từ dãy tầng hz~khz : Củ bass: 10hz~20hz : không nghe thấy gì 30hz~500hz : nghe dc , tiếng ù lớn nhất nằm ở 500hz, từ 650hz trở lên củ bass không nghe chỉ nghe củ treble. Củ treble: 650hz~16khz: nghe dc , tiếng leng keng nghe rỏ nhất ở 12khz, trên đó chỉ nghe dc tiếng re re chói tai 16khz trở lên không nghe dc. Em tìm hiểu thì treble em có dãy tầng khuyến nghị từ 3000hz cho đến 25000hz Woofer có dãy tầng khuyến nghị từ 55hz cho đến 3500hz
Cường độ âm thanh của loa bookshelf (và loa hở) phần lớn là từ chính cái loa (củ loa) đó phát ra, Cụ thể hơn thì: Bookshelf là loại loa có thùng loa nhỏ gọn nên độ lợi âm (cường độ) do sự cộng hưởng âm thanh với thùng loa là thấp (% ít)--> -->Vậy ta cần loa kêu to hơn (so với thùng loa to có độ lợi âm do cộng hưởng lớn hơn) nên sẽ tốn CS hơn ==>độ nhạy thấp Độ nhạy mà nhà SX công bố là con số chính xác về độ nhạy của toàn bộ chiếc loa đó (bao gồm củ loa, thùng loa, phân tần...), nhưng chỉ là giá trị tương đối của riêng củ loa bởi VD nếu ta đem củ loa đó lắp vào thùng loa khác lớn hơn chắc chắn sẽ kêu to hơn với cùng 1 mức CS Amply.