Từ năm 1987, Thiện nữ u hồn đã được dựng thành phim dưới bàn tay của đạo diễn Trình Tiểu Đông và nhà sản xuất phim Từ Khắc. Phim cũng mang lại những dấu ấn đáng kể, được xếp thứ 50 trong 100 phim hay nhất của điện ảnh Hoa ngữ và có doanh thu khá cao tại thời điểm đó. (nguồn Vi.wikipedia. org) Em vốn không phải là fan của thể loại phim võ hiệp-tình cảm,kinh dị của điện ảnh châu Á nói chung và Hồng Kông nói riêng, nhưng sau khi xem phiên bản mới của Thiện nữ u hồn,cũng mất công xem lại phiên bản cũ cùng 1 số review của cả hai để chiêm nghiệm lại những cảm nhận của mình. Phần lớn những tóm tắt hay nhận định e tìm thấy về nội dung của cả hai phiên bản,thì đều chỉ nói tới đây là 1 câu chuyện tình được kể theo thể loại võ hiệp-kinh dị-hài hước. Ở phiên bản 2011 có bài review tương đối kỹ trên Vnexpress,mời các bác nào muốn tìm hiểu thì đọc thêm link dưới đây http://vnexpress.net/gl/van-hoa/san-kha ... -nu-u-hon/. Em vào xem buổi 12h trưa,với chủ yếu là các cháu teen, thấy các cháu cứ ú, ồ,oài,hink hic suốt. Một bộ phim châu Á với kinh phí 60 triệu Usd (1 số trang là 20 triệu-em chẳng biết cái nào đúng :roll: )chẳng lẽ chỉ đơn thuần là 1 câu chuyện tình (muôn thuở) với chút nước mắt,dí dỏm pha chút kinh dị và vài cảnh quay đẹp như mơ ?! Em không nghĩ vậy. Nhìn lại 1 chút về bộ kỳ thư Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh (khoảng đầu thế kỷ 17),thì ý nghĩa của bộ truyện ngắn này không chỉ mang tính chất liêu trai hay tình yêu nam nữ đơn thuần,mà sâu xa và lớn lao hơn cả là sự phản kháng và chỉ trích lại nền chính trị tàn bạo,những định kiến hủ giáo của xã hội,và thể hiện tư tưởng dân chủ trong lĩnh vực tình yêu và hôn nhân. Với cách nhìn ấy,khi xem phim Thiện nữ u hồn,ta sẽ thấy bộ phim có những giá trị riêng đáng để suy ngẫm, ẩn dưới những tình cảm hời hợt mà phần lớn trực giác người xem có được qua những tình huống trong phim. Các nhân vật trong phim đều tượng trưng cho những vai trò nhất định của xã hội. Một Nhiếp Tiểu Thiện dù là hồ ly tinh ngàn năm nhưng cốt quách vẫn chỉ là con cáo bé nhỏ đáng thương yêu, và khao khát thương yêu, đại diện cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến,sống thụ động trong áp bức và đinh kiến. Một Ninh Thái Thần đàn ông ngây ngô trong sáng tượng trưng cho 1 tình yêu tinh khiết của con người,không màng vụ lợi cho bản thân. Một đạo sỹ Yến Xích Hà mạnh mẽ nhưng đa cảm đại diện cho sự tranh đấu tư tưởng giữa ý thức và tình cảm trong con người,luôn mâu thuẫn giằng co giữa tình yêu và lí trí. Một Lão Lão thống trị Hắc Sơn, đại diện cho những bất công xã hội,những hủ hoá của 1 tầng lớp thượng lưu vua chúa,trong khi bản thân thối nát vô phương,nhưng vẫn duy trì 1 nền chính trị và tư tưởng xã hội hà khắc 1 cách áp đặt nhằm phục vụ cho những dục vọng đê tiện của bản thân. Ngoài 4 nhân vật chính đó ra,các nhân vật còn lại đại diện cho sự bàng quan của phần lớn xã hội,những con người đáng thương bảo sao biết vậy,chỉ sống với khao khát có được nguồn nước mưu sinh,mà không biết rằng chính mình sẽ bị đầu độc dưới bàn tay của tầng lớp vua chúa ấy. Các tình huống và sự xung đột trong phim,suy cho cũng cũng chính là những ẩn dụ sâu xa cho thực trạng xã hội,những phản kháng ngấm ngầm với tầng lớp cầm quyền phong kiến,và sự đấu tranh tư tưởng trong chính bản thân con người,với mong muốn được giải thoát khỏi những bất công và đinh kiến,trở về với cái nhìn nhân văn vốn có từ ngàn đời.Kết thúc phim, Nhiếp Tiểu Thiện vẫn phải trở về với cõi âm của mình,"ma và người không thể ở bên nhau",âu cũng là cái kết luận cho cái nhìn cám cảnh về ý thức hệ của người phụ nữ thời phong kiến,không thể vượt qua chính mình vì những rào cản đã ăn sâu vào tâm trí. So với Thiện nữ u hồn năm 1987,thì tác phẩm mới đã có cái nhìn sâu sắc mà mạnh mẽ hơn rất nhiều. Sự đầu tư cho kỹ xảo và bối cảnh cũng mang lại những hiệu quả đáng kể,tuy nhiên cũng không xa rời với mô-tuýp ngày xưa của thể loại này,với lá bay xào xạc, tóc xoã tung trời,u mê thăm thẳm v.v…Các diễn viên cũng làm khá tốt vai trò của mình,nhưng có lẽ (theo cảm quan cá nhân) điểm yếu của các diễn viên châu Á vẫn là cảm xúc.Không biết chủ ý của đạo diễn trong việc gây cười thường xuyên có phải là cái nhìn trào phúng hay không,nhưng em không cảm nhận được là mấy.Hoặc có thể chỉ đơn thuần là giải pháp kéo người xem tới rạp,vì em thấy các cháu nhà ta có vẻ vui lắm! Theo em,phim đã biết khai thác theo tinh thần sâu xa của Liêu trai chí dị,và phần nào cho người xem thấy được chủ nghĩa lãng mạn trong xã hội Trung hoa cổ-trung đại là như thế nào.Và ít ra,tính thời sự trong những quan điểm về xã hội của bộ phim vẫn không hề lạc hậu. Ps: nghĩ mãi về cái kẹo đường mà Ninh Thái Thần hay Yến Xích Hà dung để “cưa” Nhiếp Tiểu Thiện,em thấy cái nhìn về phụ nữ của bộ phim hay ra phết! :lol:
Hị hị, phim này các bác nhập để nguyên tên Hán Việt, nhưng lại sai lè. Thiến nữ u hồn mới đúng, chữ thiến ở đây có nghĩa là xinh đẹp. Nhân vật chính tên là Nhiếp Tiểu Thiến, chả hiểu sao cứ phải để là Thiện. Hay sợ chữ Thiến nó không đẹp? Em chưa xem phim này vì thực sự không thích cả anh Cổ lẫn cô Lưu, hơn thế, 3 tập phim ngày xưa đã ăn sâu vào đầu không dứt ra được, nhất là phần 3 có anh Lương Triều Vỹ đóng chú sư cực kỳ đáng yêu, anh Trương Học Hữu pha trò rất duyên dáng, và em Vương Tổ Hiền lúc nào cũng xinh ơi là xinh, chưa kể cô vợ Lý Liên Kiệt cực kỳ bốc lửa
Em chỉ hâm mộ Lưu Diệc Phi, nên chắc sẽ tìm xem film này. Phim theo kiểu liêu trai em không thích bằng xem film ma của Mỹ :mrgreen:
Ầy sao bác lại so sánh liêu trai với ma Mỹ. Có so bác phải so ma Hongkong với ma Mỹ chứ Phim này thật sự là đáng xem, cũng chỉ là mượn cái cốt truyện lưu trai thôi mà. Em thì khoái cái tạo hình của Nhiếp tiểu Thiện, mà mà xinh hơn cả công chúa :lol: