Thư pháp

Discussion in 'Hội họa' started by dtt, 22/1/09.

  1. caithang

    caithang Advanced Member

    Joined:
    6/4/06
    Messages:
    8.982
    Likes Received:
    37
    Location:
    Hanoi
    Ví dụ: từ "cách vẽ", ta có thể thay thế bằng từ "họa thuật".

    Từ "cách vẽ" và "họa thuật" k thay thế cho nhau được đâu ạ.
    Từ Hán Việt bản thân nó mang nghĩa rộng hơn nhiều nhiều chứ chị.
    Như chị BV nói, "thư pháp Việt" đơn giản nó chỉ là 1 cách viết font La tinh bằng bút lông cho đẹp - lạ.
    Nghệ thuật thư pháp tượng hình mới truyền tải được nhiều thứ khác ngoài nghĩa của từ.
     
  2. caithang

    caithang Advanced Member

    Joined:
    6/4/06
    Messages:
    8.982
    Likes Received:
    37
    Location:
    Hanoi
    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia :

    Thư pháp Á Đông vừa là một nghệ thuật độc lập, đồng thời là một thành phần trong bố cục của hội hoạ theo phong cách cổ Trung Hoa. Nhiều hoạ gia, như Tô Đông Pha, Mễ Phất đời Tống; Tề Bạch Thạch thời hiện đại, nổi tiếng cả về họa lẫn về thư pháp. Thư pháp hỗ trợ cho hội họa và bản thân một bức thư pháp đẹp cũng được coi như một bức họa với quan niệm "thư họa đồng nhất thể".

    Em copy - paste thêm 1 đoạn bên Thanglongkydao.vn :

    Nền hội họa của phương Đông và phương Tây có sự phân hóa theo 2 xu hướng ngày càng rõ rệt. Phong cách của người phương Tây là thích miêu tả thế giới tự nhiên khách quan, nhưng người Trung Quốc lại chú trọng đến cái tình, cái ý trong tranh.
    Đối với người Trung Quốc, họa gia là người sẽ có sự cảm thụ tinh tế, tuyệt vời từ thế giới bên ngoài, để rồi sau đó, họ mới có thể nắm bắt cảm xúc đó và thể hiện được vào trong tác phẩm của mình. Họ còn được ví là “bậc thầy tạo hóa”. Điều này có nghĩa rằng, người họa sĩ sẽ quan sát thế giới tự nhiên từ góc nhìn của mình, bằng những cảm xúc rất riêng của mình, để rồi sau đó họ sẽ đưa cảm xúc vào bức tranh.


    1 đoạn bên thuhoavn.com :

    Tất cả những điều đó dẫn đến tầm thường hóa nghệ thuật thư pháp. Xin mọi người cầm bút nhớ kỹ điều này: “Dùng bút lông, mực tàu để viết, tất nhiên là một thư pháp, nhưng không phải tất nhiên là Nghệ thuật thư pháp”.
     
  3. caithang

    caithang Advanced Member

    Joined:
    6/4/06
    Messages:
    8.982
    Likes Received:
    37
    Location:
    Hanoi
  4. caithang

    caithang Advanced Member

    Joined:
    6/4/06
    Messages:
    8.982
    Likes Received:
    37
    Location:
    Hanoi

    Em copy tiếp 1 bài viết hay của bác Nhuận


    Thư pháp chữ Việt (TPV) nẩy sinh như một tất yếu, không gì có thể ngăn cản cho dù còn có những ý kiến không đồng tình. Số lượng người quan tâm đến TPV ngày càng đông đảo, nhất là ở khu vực phía nam. Đã có lúc người ta nghĩ …hình như…thư pháp Việt đã “định hình”, thậm chí, có người cho rằng mình đã vươn tới đỉnh cao của nghệ thuật thư pháp. Có nhiều người rất lạc quan, nhưng không ít người lại nghi ngờ về triển vọng của TPV. Có lẽ đã đến lúc cần dành một “khoảng lặng” để xem xét lại tình hình phát triển của thư pháp Việt để tránh cho nó lâm vào cảnh thoái trào, thậm chí có thể đi vào quên lãng.
    Đối với thư pháp Hán – Nôm (TPHN), cái cảm giác bế tắc hình như xuất phát từ cảm nhận “lực bất tòng tâm” vì khá nhiều người than thở “viết mãi cũng không bằng cổ nhân”. Việc phát triển TPHN ở nước ta gặp những khó khăn rất lớn, đó là số người biết chữ Hán - Nôm rất ít. Ngay cả những người biết chữ Hán cũng không thể bằng người Trung Hoa về cả số lượng lẫn trình độ hiểu biết. Mặt khác, đại đa số dân ta, do không biết chữ Hán – Nôm nên mức độ cảm nhận các tác phẩm thư pháp rất hạn chế. Người ta dễ hài lòng với các sản phẩm thư pháp, thậm chí ngay cả đối với “hàng chợ”. Điều đó dẫn đến tâm lý chủ quan, dễ dãi của người cầm bút. Nếu người Trung quốc luyện thư pháp khó một thì người Viêt nam khó đến trăm lần. Với những người thiếu kiên trì và không có năng khiếu, cảm giác bế tắc là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, thuận lợi cơ bản của thư pháp Hán – Nôm là nó đã có một nền tảng vững chắc về lý luận, về bề dày kinh nghiệm mà chúng ta có thể khai thác. Những người đang theo đuổi TPHN có thể yên tâm học và rèn luyện để có thể vươn tới những tầm cao mới.
    Đối với TPV, tình hình không hoàn toàn giống như vậy. Sự bế tắc của TPV thể hiện trên nhiều mặt, từ lý luận, phê bình đến hình thức thể hiện và kỹ pháp.
    Về mặt lý luận, cái vướng mắc nhất hiện nay là chưa xây dựng được những tiêu chí đánh giá chất lượng của các sản phẩm thư pháp. Trong hầu hết những cuộc triễn lãm TPV, người ta không thể lập được hội đồng nghệ thuật như các cuộc triển lãm mỹ thuật, sản phẩm công nghiệp…Vì vậy không thể bình chọn các giải hoặc huy chương vàng, bạc, đồng…Thực tế này xuất phát từ việc mọi người chưa thống nhất với nhau về các tiêu chí đánh giá chất lượng. Mặt khác đang tồn tại một tình trạng “không ai chịu ai”. Các nhà thư pháp cho rằng chẳng ai có đủ trình độ đánh giá tác phẩm của họ. Họ tự biên, tự diễn và tự “gật gù” với sản phẩm của mình. Trên các diễn đàn, thay vì phê bình, góp ý một cách khoa học, người ta lại “chỉ trích”, “chửi” nhau như “hàng tôm, hàng cá” một cách tùy tiện, chẳng dựa trên cơ sở khoa học nào cả. Khi có ai đó vạch rõ những khiếm khuyết của mình, nếu không đủ lập luận để phản bác lại, họ thường dùng cách “chửi” lại cho bõ tức. Thêm nữa, có một số người theo đuổi TPV hoặc tự cho mình là nhà thư pháp, khi bàn luận về thư pháp Việt lại dùng “văn phong” và ngôn ngữ “đặc” Tàu, cứ như ngôn ngữ Việt không đủ khả năng diễn tả những điều “thâm thúy” của họ. Cái “bát nháo” như trên nói lên rất rõ tình trạng “bí, quẫn” về mặt lý luận.

    Về hình thức thể hiện, nhiều nhà thư pháp (NTP) đã mắc sai lầm. Một trong những sai lầm nghiêm trọng là họ thường “đóng” những tác phẩm có kích thước lớn thành tập, hay viết trong những lô vải, giấy… dài hàng chục, thậm chí hàng trăm mét, nặng hàng tạ. Chỉ vì mục đích khoa trương, các NTP đó không biết rằng họ đang tự chôn vùi tác phẩm của mình hoặc tự biến sản phẩm của mình thành “đống rác” (kể cả khi chúng thực sự có giá trị). Cách thể hiện như vậy không thể nói là các tác giả “muốn đem các giá trị có thật đến với công chúng”, mà thực sự họ đã cản trở công chúng đến với giá trị có thật (nếu có). Rất may, sai lầm này chỉ một số chứ không phải tất cả các NTP mắc phải. Tuy nhiên, những sai lầm đó phần nào thể hiện sự “bế tắc” trên con đường khẳng định năng lực của mình. Khi cảm thấy “đuối sức”, họ tìm một cách dễ dãi nhất là “lấy lượng bù chất”. Mặc dù vấn đề đó đã được nói nhiều, nhưng gần đây vẫn thấy xuất hiện, thậm chí còn tuyên truyền rùm beng trên báo chí, truyền hình…Nếu cứ tiếp tục hình thức thể hiện như thế này, nó có thể trở thành một “tai họa” thực sự
    Về phương tiện thực hiện, hầu hết các nhà thư pháp Việt (NTPV) chọn bút lông, mực tàu để thể hiện chữ Việt. Về một mặt nào đó, có thể coi đó như một sự “phá cách”. Như ta biết, để viết chữ Việt, người ta thường dùng bút cứng như bút chì, phấn… hoặc dùng bút đàn hồi như bút sắt, bút lông ngỗng… Ngòi bút đàn hồi là loại ngòi bút khi viết nó chỉ bị biến dạng đạng đàn hồi chứ không bị biến dạng dư. Khi bị biến dạng dư, ta có thể coi ngòi bút đó đã hỏng. Đặc điểm này khiến người sử dụng khá thuận lợi trong khi viết và thích hợp với loại chữ đòi hỏi sự nhịp nhàng, đều đặn. Bút lông thì khác, khi viết, nó không chỉ bị biến dạng đàn hồi mà còn bị biến dạng dư. Khả năng diễn đạt của bút lông là hết sức phong phú, không đơn điệu như bút sắt (trong chữ La tinh). Tuy nhiên, sử dụng bút lông không dễ dàng chút nào. Nếu như tính đàn hồi của bút sắt hỗ trợ cho người viết chữ la tinh thì tính biến dạng dư của bút lông lại gây khó khăn cho người sử dụng, đòi hỏi họ phải có kỹ năng nhất định để điều khiển biến dạng dư theo ý muốn. Khi dùng bút lông thay cho bút truyền thống, các NTPV có thể đã thấy được khả năng tuyệt vời của nó, tuy nhiên, họ đã “tuyên chiến” với chính năng lực của mình. Dùng bút lông thực sự là một nghệ thuật đòi hỏi quá trình rèn luyện công phu. Để trở thành nhà thư pháp với đúng nghĩa của nó, quá trình rèn luyện công phu đó phải có bài bản (được đào tạo bài bản) dựa trên năng khiếu của người cầm bút. Không thể cứ biết viết chữ bằng bút lông, mực tàu là đương nhiên trở thành nhà thư pháp, thậm chí dù có khổ luyện cả đời mà không có năng khiếu thì may mắn lắm mới thành “thợ” viết mà thôi. Hầu hết các NTP đều là dân nghiệp dư. Họ bị bế tắc là vì ảo tưởng về năng lực của mình, họ “lâm trận” một cách tự phát và không được đào tạo một cách bài bản. Họ quan niệm về nghệ thuật thư pháp một cách quá đơn giản (và có phần “ngây thơ”). Nhìn vào các “tác phẩm” mà họ trình làng, ta có thể thấy rõ sự bế tắc trên mọi phương diện. Người ta cảm thấy sự tùy tiện đến mức cẩu thả trong bố cục, đường nét trong các “tác phẩm”. Hình như không phải họ điều khiển bút lông mà họ đã bị bút lông điều khiển. “Bế tắc” đó do chính họ tạo ra chứ không phải do bản thân chữ Việt.
    Về nghệ thuật thể hiện, qua những sản phẩm đã được trình làng, ta thấy mọi người đang cố gắng cách điệu các con chữ, phá thế đơn điệu và dàn trải của chữ hệ la tinh để tạo nên bức tranh chữ sinh động. Tuy nhiên, do khả năng bị hạn chế và thiếu bài bản, thay vì cách điệu, họ lại biến dạng một cách tùy tiện nên gây cảm giác khó chịu cho người xem. Hiện nay có ba xu hướng thư pháp. Một là dùng chữ để vẽ. Ví dụ dùng chữ tí để vẽ con chuột, chữ mai để thể hiện cành mai, chữ mẹ tạo hình người mẹ… Hai là biến sự dàn trải theo phương ngang của chữ Việt (một số người gọi là tuyến tính) thành vuông vức (có thể dưới dạng phi tuyến) giống như cách sắp xếp các kí tự chữ Hán – Nôm. Ba là phá thế đều đặn, đơn điệu về kích cỡ đường nét của các chữ trong một từ trong khi vẫn giữ tính dàn trải của các từ. Xu hướng thứ nhất bị hạn chế rất nhiều (nếu không muốn nói là bất lực khi thể hiện những từ không phải là “cái”, “con” hoặc vật gì… Hai xu hướng sau đòi hỏi người viết phải có năng lực nghệ thuật cao, phải được đào tạo và rèn luyện một cách bài bản. Rât tiếc cho đến nay chưa mấy ai đạt được. Một số tác giả vốn là họa sĩ hoặc có năng khiếu hội họa cho ra đời các tác phẩm thư pháp tạm được, nhưng người ta vẫn thấy có nhiều điều chưa ổn. Tuyệt đại đa số tác gỉa lâm vào trường phái “mì tôm” hoặc “gà bới”, thậm chí người ta còn bảo họ đang bôi bẩn chữ Việt. Các sản phẩm thường “na ná” nhau. Rất nhiều tác giả không đủ khả năng tạo hình được con chữ để con chữ trở thành một bức tranh hoàn chỉnh. Vì vậy, muốn cho tác phẩm “bắt mắt” họ thường dùng cách viết chữ lên tranh hoặc vẽ thêm cỏ cây hoa lá, núi non và các họa tiết khác phụ trợ… đến mức tranh và chữ “tranh chấp” nhau làm chủ. Phần lớn các tác giả chỉ dùng một “kiểu viết” để diễn tả mọi chủ đề, mọi đối tượng. Sự nghèo nàn trong cách thể hiện và thiếu bản lĩnh đã dẫn họ đến thất bại. Tất cả những điều đó dẫn đến tầm thường hóa nghệ thuật thư pháp. Xin mọi người cầm bút nhớ kỹ điều này: “Dùng bút lông, mực tàu để viết, tất nhiên là một thư pháp, nhưng không phải tất nhiên là Nghệ thuật thư pháp”.
    Trong khi có thể có nhiều người đang rất lạc quan, thậm chí đang thỏa mãn với những gì đang có mà nói rằng TPV đang bế tắc thì … thật bất ngờ! Khi đã bán được nhiều sản phẩm, có nhiều người hâm mộ và đã từng được báo, đài ca ngợi, thậm chí đã được ghi trong sách những kỷ lục Việt nam…, làm sao họ có thể nghĩ mình đang bế tắc?! Tuy nhiên, họ không biết hoặc không muốn biết rằng còn có không ít người nghĩ khác. Khi người ta vạch rõ sự thật đằng sau “ánh hào quang” đó, họ lại nổi nóng, thậm chí chửi bới và phát ngôn một cách rất “trẻ con”, nếu không muốn nói là “hạ đẳng”. Với những phát ngôn như vậy, họ đã bộc lộ rõ sự non kém và tình trạng bế tắc của bản thân mình. Có lẽ họ chưa hiểu hết ngay cả chính mình! Một lúc nào đó, khi cái đầu “nguội” bớt, trước một tác phẩm mà mình rất tâm đắc, ta hãy tự hỏi mình liệu nó đã hoàn hảo chưa, có thể chỉ ra chỗ nào đạt, chỗ nào chưa đat hay không? Liệu ta chỉ cảm thấy hay có thể giải thích được tại sao nó đạt hoặc chưa đạt? Một khi ta chưa tự trả lời được những câu hỏi như vậy thì có nghĩa ta đang bế tắc đó! Tự hỏi và thành thật với bản thân mình, ta sẽ hiểu mình hơn, do đó có thể tìm cho mình một con đường đi đến thành công.
    Thư pháp Việt bế tắc không phải vì chữ Việt không có đủ những yếu tố tạo nên một nghệ thuật thư pháp mà xuất phát từ chính bản thân của người cầm bút. Để khai thông được bế tắc này, cách tốt nhất là người cầm bút phải tỉnh táo nhìn nhận lại mình và đừng tầm thường hóa thư pháp khi mình muốn nâng nó lên tầm nghệ thuật. Đừng nên vừa lòng quá sớm với những gì mình đã đạt được. Cuộc sống chúng ta có thể rất dài nhưng chớ lãng phí vào những trò vô bổ như lập “kỷ lục”, phá kỷ lục, “chửi bới” nhau… Hãy tận dụng thời gian để học, học suốt đời, ngay cả khi mình làm thầy!
    Mỗi khi xuân về, dạo qua phố ông đồ, tôi luôn có cảm giác không vui, thậm chí xấu hổ với những gì bày ra trước mắt, mặc dù chìm ngập trong không khí hồ hởi, náo nức, thậm chí tự mãn của các ông (bà)… đồ chữ. Có lẽ, có hai lần tôi không có cảm giác xấu hổ, đó là lần đi xem triển lãm “Nhị thập bát tú” và dịp xuân Tân Mão. “Nhị thập bát tú” đã để lại trong tôi cảm giác vui mừng và hy vọng. Dịp Xuân Tân Mão vừa rồi, nhờ vào bức thư pháp “Thư pháp chém gió lừa đảo” bằng chữ Nôm và chữ Anh của Lê Quốc Việt mà tôi bớt đi cảm giác xấu hổ khi dạo trên “phố ông đồ” (lẽ ra phải gọi là chợ chữ mới đúng). Cảm ơn Lê Quốc Việt đã cho mọi người biết rằng ở Việt nam không chỉ có “hàng chợ” và “đồ dỏm” mà còn có những người am hiểu thư pháp và những nhà thư pháp không tồi. Nếu buộc phải “chửi” thì hãy chửi như Lê Quốc Việt. Đó là cách chửi “có đẳng cấp” của những người thực sự có bản lĩnh, hoàn toàn khác với cách chửi bới “hạ đẳng” như thường thấy trên net. Tôi cũng đã từng chịu khó đi khắp nơi, từ bắc đến nam, gặp gỡ với những người hoạt động trong nghệ thuật thư pháp để tìm lời giải đáp cho những băn khoăn về thực trạng nghệ thuật thư pháp Việt nam. Đôi khi trong tôi lóe lên chút hy vọng, nhưng chút hy vọng đó không làm dịu đi nỗi băn khoăn, lo lắng về tình hình phát triển TPV hiện nay.
    Trong bài viết này tôi muốn mọi người cho biết câu trả lời mà tiêu đề đã nêu ra. Tôi rất muốn ai đó (dù là trong số ít) có câu trả lời “không” và chứng tỏ thật xác đáng câu trả lời ấy. Còn nếu câu trả lời là “đúng” thì hãy cho biết lối thoát có thể trong tình hình hiện nay.
    Trong một phản hồi gần đây, Mặc Sinh có bảo tôi “…cứ một điều “nhà thư pháp”, hai điều “nhà thư pháp”, thử hỏi nước ta đã có nhà thư pháp nào chưa?” Câu hỏi đó đáng để cho chúng ta suy nghĩ! Các nhà thư pháp Việt đừng quá say sưa với những gì mình đã đạt được, hãy tỉnh lại… tỉnh lại! Để thay lời kết tôi muốn một lần nữa nhắc lại nhận định của họa sỹ Trần Tuy “…ý định Việt Nam có thư pháp là rất đáng trân trọng nhưng sau những gì được thấy, thư pháp Việt Nam chưa thật được người yêu chữ hài lòng….Hy vọng một ngày nào đó một hình thức chữ đẹp được nhen nhú nảy mầm!”

    Phạm Đức Nhuận
    0912 154 235
    nhuanpd@yahoo.com.vn
     
  5. bv

    bv Advanced Members

    Joined:
    8/4/07
    Messages:
    2.373
    Likes Received:
    31
    Location:
    Saigon
    Cảm ơn anh caithang, anh nói rất đúng, từ Hán-Việt hàm chứa nghĩa rộng hơn nhiều. Hai chữ ấy BV ví nôm na từ "cách vẽ" sang từ Hán-Việt là như vậy. Nhưng từ "họa thuật" mà dịch nghĩa qua chữ Việt nôm thì nghĩa rộng lớn hơn. Nghệ thuật thư pháp tượng hình truyền tải nhiều thứ khác hơn nghĩa của từ là đúng. BV đã xem thêm link anh dẫn để tìm hiểu thêm. Cảm ơn anh.

    Thân mến.
     
  6. phonoaudio

    phonoaudio Advanced Member

    Joined:
    5/4/06
    Messages:
    542
    Likes Received:
    5
    Em chém tí nào...
    Em thì đồng quan điểm :...thư pháp...như kiếm pháp...he
    Càng nói nhiều, càng bàn nhiều càng loạn...he
     
  7. caithang

    caithang Advanced Member

    Joined:
    6/4/06
    Messages:
    8.982
    Likes Received:
    37
    Location:
    Hanoi
    Em ngược quan điểm với bác : ... bàn luận ... như đao pháp ...
    Càng chém gió nhiều càng ... thạo, xung quanh càng .................... dạt ra :D

    @chị Phích Vân: chị nhận xét nét đan thanh của anh 10 méo ác quá, từ trưa đến giờ ảnh tay phải cứ giơ tướng lên trời, rồi tay trái cứ phải xoa tay phải mãi :D
     
  8. muoimeo-2005

    muoimeo-2005 Advanced Member

    Joined:
    10/10/11
    Messages:
    1.153
    Likes Received:
    2
    Ối sời ơi. Topic xôm quá mà giờ iem mới thấy. Cứ làm cái pót đã,đọc sau,rồi pót lại sau :D
     
  9. muoimeo-2005

    muoimeo-2005 Advanced Member

    Joined:
    10/10/11
    Messages:
    1.153
    Likes Received:
    2
    Món "pháp" gì e k biết,nhưng túm lại là cũng vẫn phải dùng tay. Nhân đây,có môn "súng pháp" phải dùng cả hai tay mà Cụ Cai là Thất đẳnghuyền đai đang muốn tìm đồ đệ kẻo lại thất truyền,có bác nào muốn thành đệ nhất võ lâm thì nhớ đăng ký và pm cho cụ ấy nhá :D
     
  10. muoimeo-2005

    muoimeo-2005 Advanced Member

    Joined:
    10/10/11
    Messages:
    1.153
    Likes Received:
    2

    Attached Files:

    • chu.JPG
      chu.JPG
      File size:
      62 KB
      Views:
      255
  11. caithang

    caithang Advanced Member

    Joined:
    6/4/06
    Messages:
    8.982
    Likes Received:
    37
    Location:
    Hanoi
    Cái chữ "Lỗ" viết có thần có thái, khí phách toát ra phừng phừng
     
  12. garbolino

    garbolino Advanced Member

    Joined:
    28/3/07
    Messages:
    6.862
    Likes Received:
    11
    Location:
    ZVL Skalica
    :lol:
    Đau ruột, chắc là từ ghép bác Méo ạh, chứ đã viết chữ để treo bán mà còn thế thì hỏng. :mrgreen:
    Đây chắc là từ ghép, chỉ ...... cái lỗ có lực (lực hút chẳng hạn) :lol:
     
  13. caithang

    caithang Advanced Member

    Joined:
    6/4/06
    Messages:
    8.982
    Likes Received:
    37
    Location:
    Hanoi
    Cái chữ "Nhẫn" : chữ đao đâm từ trên xuống trông rất mềm mại nhịp nhàng âu yếm, chữ tâm lại trễ tràng nằm ườn ra, ngoắc lấy chữ đao, có vẻ đê mê :)
     
  14. muoimeo-2005

    muoimeo-2005 Advanced Member

    Joined:
    10/10/11
    Messages:
    1.153
    Likes Received:
    2
    Sang đến chữ Lực,nét đã có phần thanh mảnh và đuối hơi. Đặc biệt ở phần ngọn của chữ Cờ (C) xem chừng suýt đứt đoạn. Túm lại là bản chất của chữ này thuộc về dương cực,nhưng có vẻ lại là do 1 người bị âm thịnh dương suy viết ra. :D
     
  15. starx

    starx Approved Member

    Joined:
    12/12/11
    Messages:
    19
    Likes Received:
    0
    Em xem đa phần các bài đang là bình luận chung chung - ngoại trừ các trích dẫn. Nên chăng ta đưa lên đây một vài mẫu thư pháp (hay cái gọi là TP cũng được) rồi bình xem đâu là đẹp hay không đẹp thì nhanh ra ngô khoai hơn?
     
  16. caithang

    caithang Advanced Member

    Joined:
    6/4/06
    Messages:
    8.982
    Likes Received:
    37
    Location:
    Hanoi
    Dạ, k nói về khen chê Thư pháp Việt (viết chữ La-tinh = bút lông) xấu đẹp đâu bác. Mà đang nói nó k truyền tải cái "tinh thần" ngoài cái nghĩa như chữ tượng hình thôi ạ
     
  17. FalconJapan

    FalconJapan Advanced Member

    Joined:
    17/6/10
    Messages:
    2.442
    Likes Received:
    10
    Location:
    Haiphong-Hanoi-Saigon-Vungtau
    Bác 10 nói vậy làm em liên tưởng "súng" của cụ Cai phải dài lắm ạ (súng trường chẳng hạn) :mrgreen:
     
  18. luckystar7

    luckystar7 Advanced Member

    Joined:
    22/3/12
    Messages:
    54
    Likes Received:
    1
    :lol: Em ủng hộ ý kiến của bác, bác nói quá chính xác! Thậm chí có mấy ông "thầy đồ" bây giờ viết thư pháp chữ Hán rất buồn cười. Em nghĩ đây là "đồ" hoặc "vẽ" thư pháp thì đúng hơn.
     
  19. metallica

    metallica Advanced Member

    Joined:
    14/2/12
    Messages:
    241
    Likes Received:
    7
    Thư pháp Việt có hay không thì vẫn chưa có câu trả lời vì nó đang trong giai đoạn manh nha hình thành. Có những ý kiến ủng hộ có, bài xích có nhưng rồi thời gian sẽ trả lời. Các bác đừng so sánh với thư pháp Trung Hoa mà chém mạnh tay quá vì đất nước Trung Hoa có bề dày lịch sử ghê ghớm ai cũng biết mà.
    Bác chủ Face này có lần về Quy Nhơn em cũng có dịp thỉnh giáo vài điều.
    Các bác quan tâm tới thư pháp có thể vào:
    http://www.facebook.com/dariandang
     
  20. tuan26catlinh

    tuan26catlinh Advanced Member

    Joined:
    20/8/11
    Messages:
    136
    Likes Received:
    64
    các bác có ai biết cắt nghĩ chữ thư và chữ pháp ko ạ?
     
  21. khivang

    khivang Advanced Member

    Joined:
    2/10/06
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    33
    Thư pháp chẳng qua do mấy ông viết chữ quốc ngữ xấu quá nên bày trò nghuệch ngoạc cho đỡ xí hổ thôi mà.... :mrgreen:
     
  22. xếchki

    xếchki Approved Member

    Joined:
    26/3/12
    Messages:
    17
    Likes Received:
    0
    Chữ có xấu thì bây giờ làm gì còn mấy ông cầm bút. Các bác nghĩ hộ em cái, từ già đến trẻ đều gõ máy tính hết cả rồi. Với lại, cái văn minh mực tàu giấy đỏ tốt nhất là nên cho vô sọt, thế kỉ 21 rồi vẫn còn muốn làm con rân Bắc triều :lol:
     
  23. Cai thang

    Cai thang Advanced Member

    Joined:
    22/3/12
    Messages:
    1.067
    Likes Received:
    6
    Viết tay với đánh máy tính cũng như digital với analoge, nó cứ song song mà sống thôi bác
    Cứ nâng quan điểm lên thì ........... :oops:
     
  24. Muzich

    Muzich Advanced Member

    Joined:
    17/8/10
    Messages:
    888
    Likes Received:
    18
    "Viết tay với đánh máy tính cũng như digital với analoge"
    Bác Cai so sánh hay :D
     
  25. Hungthuocbac

    Hungthuocbac Advanced Member

    Joined:
    5/7/12
    Messages:
    3.911
    Likes Received:
    7
    Location:
    Thanh Hóa
    Chữ hán(chữ nho)được cấu tạo theo 6 phép gọi là lục thư(lục:6;thư:tả đúng trạng thái của sự vật,chép vào tre,lụa.Ngày xưa chưa có giấy) gồm:tượng hình,chỉ sự,hội ý,hình thanh,chuyển chú,giả tá.(chủ yếu là chữ hình thanh)
    Theo em nghĩ chữ Việt không phải thư pháp là không đúng.Theo nghĩa chữ hán THƯ:sách,ghi chép.PHÁP:phép.Vậy thư pháp là phép viết chữ.Nếu chữ hán viết thông thường không ai gọi là thư pháp.Nên chữ Việt hay Hán được viết theo kiểu chữ thư pháp thì là chữ THƯ PHÁP Bác à!!!
     

Share This Page

Loading...