Thực trạng ngành điện tử nước nhà.

Discussion in 'Công nghệ nghe nhìn' started by Pices, 14/9/06.

  1. Pices

    Pices Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    350
    Likes Received:
    6
    30 năm chưa thoát kiếp... lắp ráp

    22-06-2006 22:43:27 GMT +7

    Lắp ráp bo mạch ở Công ty Điện tử Bình Hòa TPHCM. Ảnh: H.THÚY
    Sau gần 30 năm bảo hộ, ngành điện tử chưa làm được con ốc vít chất lượng cao, nói chi đến việc sản xuất các sản phẩm điện tử cao cấp

    Với kỳ vọng trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, Nhà nước đã liên tục bảo hộ ngành công nghiệp quan trọng này trong suốt gần 30 năm qua. Thế nhưng, đến nay nhìn lại, thực trạng của ngành điện tử gần như khó có gì để hy vọng cho tương lai. Ngành này đang mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu sản phẩm, trình độ lao động của doanh nghiệp (DN) đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thấp hơn DN trong nước...

    Đạt doanh số cao nhờ kinh doanh địa ốc
    Mới đây, Bộ Bưu chính Viễn thông và Hiệp hội DN Điện tử VN đã tổ chức hội thảo “Đánh giá thực trạng công nghiệp điện tử VN và phương hướng phát triển đến 2010, tầm nhìn đến 2020” (TT&PH). Theo báo cáo do ông Trần Quang Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội DN Điện tử trình bày, vào cuối năm 2005 và đầu 2006, hiệp hội đã tiến hành khảo sát 9 DN Nhà nước, 41 công ty cổ phần, 20 công ty TNHH, 38 DN FDI. Hoạt động chính của ngành điện tử VN là lắp ráp sản phẩm điện tử tiêu dùng nên dẫn đến mất cân đối nghiêm trọng giữa sản phẩm điện tử tiêu dùng (chiếm 80%) và điện tử chuyên dùng (chiếm 20%). Trong khi ở các nước phát triển, tỉ lệ này là ngược lại. Hậu quả của sự mất cân đối này đã dẫn đến tỉ lệ nội địa hóa chỉ đạt 20%-30%. Một thực trạng gây chú ý là doanh số của DN VN lớn hơn nhiều so với vốn pháp định. Ông Trần Quang Hùng giải thích, nhiều DN trong ngành điện tử có doanh số cao là từ kinh doanh địa ốc.
    Nhưng điều bất ngờ nhất, trong các DN quốc doanh, nhân lực có trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm tỉ lệ từ 10% đến 64%. Trong khi đó, tỉ lệ này ở các DN FDI chỉ chiếm từ 4% đến 10%. Hay nói khác đi, các DN FDI vào VN chỉ khai thác nguồn lao động phổ thông lương thấp chứ không quan tâm đến nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới. Tuy vậy, DN FDI chiếm khoảng 80% giá trị thị trường trong nước.

    VN đã có ngành điện tử hay chưa?
    Thông thường trên thế giới, ngành điện tử đạt siêu lợi nhuận nếu tạo ra được sản phẩm mới, trong khi đó, ngành điện tử của VN gần như chỉ khai thác sản phẩm cũ, lợi nhuận hầu như không còn, nên GTGT của sản phẩm điện tử VN theo TT&PH chỉ đạt 5%-10%. Theo các quan chức của hiệp hội, mới đây để phục vụ cho sản xuất máy in, Canon đã khảo sát chất lượng ốc vít của 26 DN trong nước nhưng cuối cùng không có DN nào đạt chất lượng, Canon phải nhập từ nước ngoài. Tại hội thảo, đại diện Fujitsu VN cho biết, nhập linh kiện từ nước ngoài làm tăng chi phí đáng kể. Thông thường Fujitsu VN phải chịu phí 1%-2% cho những DN làm dịch vụ xuất nhập khẩu. Mỗi năm Fujitsu xuất khẩu khoảng 500 triệu USD nên kim ngạch nhập khẩu các linh kiện, chi tiết sản phẩm rất lớn, phải tốn nhiều chi phí trung gian.

    Ông Bùi Quang Độ, Chủ tịch Hiệp hội DN Điện tử, nêu thắc mắc, đến giờ chúng ta vẫn chưa khẳng định là VN đã có ngành công nghiệp điện tử hay chưa thì làm sao định hướng phát triển cho ngành này trong những năm tới? Còn tỉ lệ nội địa hóa, nhiều ý kiến cho rằng thế giới đã phân công lao động rõ ràng, VN không thể sản xuất tất cả. Sau gần 30 năm hô hào nội địa hóa, ốc vít của ta vẫn chưa đạt chất lượng cao. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích DN đi vào nghiên cứu thiết kế, tạo ra sản phẩm mới.

    VN hiện được xem là nước có thâm niên lắp ráp sản phẩm điện tử thuộc nhóm lâu nhất thế giới. Vì thông thường, các nước chỉ mất từ 5 đến 10 năm cho giai đoạn lắp ráp. Sau đó họ đi vào sản xuất linh kiện, thiết kế sản phẩm. Còn VN đã qua gần 30 năm lắp ráp nhưng vẫn chưa có dấu hiệu gì chứng tỏ sắp vượt qua giai đoạn này.

    Theo Báo Người lao động.
    http://www.nld.com.vn/tintuc/kinh-te/155204.asp
     
    Tags:
  2. Pices

    Pices Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    350
    Likes Received:
    6
    Công nghiệp điện tử: Chỉ tự túc được mỗi... màn hình TV

    VNECONOMY cập nhật: 23/02/2004


    Trong nhóm sản phẩm chủ lực là sản phẩm nghe nhìn, ngành điện tử Việt Nam hầu như chỉ tự túc được mỗi cái màn hình TV, còn lại chủ yếu là nhập ngoại. Lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành này cũng hầu như không được tái đầu tư.

    Từ hơn hai chục năm qua, ngành công nghiệp điện tử của Tp.HCM đỿu được xếp loại ưu tiên một. Ŀầu tiên là ngành mũi nhỿn, tiếp sau là ngành mục tiêu và nay là ngành chủ lực. Nhưng hiện tại ngành này vẫn cứ phát triển đì đẹt, nhiỿu doanh nghiệp (DN) lúng túng vỿ chiến lược.

    Mạnh vỿ... xây dựng cao ốc

    Trên thế giới, trong doanh số của toàn ngành điện tử thì nhóm các sản phẩm nghe nhìn chiếm tỉ lệ rất thấp, chỉ khoảng 10%. Và đây cũng là nhóm sản phẩm chủ lực của ngành công nghiệp điện tử TP, cũng có nghĩa là của ngành công nghiệp điện tử VN.

    Các DN liên doanh trong ngành điện tử ở Tp.HCM chủ yếu là sống nhỿ vào bảo hộ.

    --------------------------------------------------------------------------------


    Nhưng trong nhóm sản phẩm nghe nhìn, ngành điện tử VN hầu như chỉ tự túc được mỗi cái màn hình tivi, còn lại chủ yếu là nhập ngoại. Hiện nay, ngành điện tử có tỉ trỿng cao nhất nhưng cũng chỉ chiếm 3,85% trong toàn ngành công nghiệp TP. Như vậy, có thể nói ngành công nghiệp điện tử TP còn quá nhỿ bé, chưa tương xứng với mong muốn.

    Các DN liên doanh trong ngành điện tử ở Tp.HCM chủ yếu là sống nhỿ vào bảo hộ. Theo giấy phép ban đầu, nhiỿu liên doanh ở TP sẽ hết hạn hoạt động vào năm 2005-2006 như Sony VN, JVC VN... Bởi đến lúc đó, VN sẽ không còn bảo hộ hàng điện tử trong nước bằng thuế quan. Vì vậy, các liên doanh hầu hết đỿu có vốn đầu tư thấp, chủ yếu là lắp ráp.

    Dân ngành điện tử đỿu biết chuyện một liên doanh ở TP khi ra nước ngoài dự hội thảo bị xếp vào khu vực DN bán hàng, chứ không được ngồi “chung chiếu‿ với các DN sản xuất để bàn vỿ kỹ thuật. Chính sách bảo hộ của ta đã mang lại lợi nhuận lớn cho các liên doanh. Có liên doanh vốn đầu tư chỉ khoảng 5-6 triệu USD nhưng nhiỿu năm qua, năm nào cũng lãi 50-60 tỉ đồng.

    Và những khoản lãi này hầu như không được tái đầu tư vì theo tiến sĩ Phạm Văn Phú, Chủ tịch Hội Ŀiện tử & Công nghệ Thông tin Tp.HCM, phân tích đầu tư làm gì khi thuế suất của nhiỿu linh kiện sản xuất trong nước là 20%, còn nhập ngoại chỉ chịu thuế 5%!?‿.

    Thực trạng chủ yếu hiện nay là lãi của các DN FDI thì chuyển ra nước ngoài; lãi của DN trong nước thì đầu tư sang lĩnh vực khác, mà chủ yếu là địa ốc. Như tòa nhà E-town của REE, cao ốc Belco của Công ty Ŀiện tử Biên Hòa Vitek VTB cũng đang xây dựng một cao ốc 10 tầng...

    Công nghệ lỿ đưỿng‿

    Trong một, hai năm trở lại đây, nếu nhìn bỿ mặt, ngành điện tử TP phát triển rất mạnh. Hàng loạt thương hiệu mới như Akira, Darling, Ariang... đua nhau ra đỿi. Nhưng tất cả chỉ là lắp ráp đơn giản. Nhiỿu DN ra đỿi sau chủ yếu sử dụng linh kiện Trung Quốc giá rẻ để cạnh tranh với những thương hiệu lâu năm.

    Trong khối ASEAN chi phí lắp ráp một tivi chỉ có 3 USD, ở VN phải mất 6-7 USD, thậm chí có DN lên đến 8-9 USD.

    --------------------------------------------------------------------------------


    Tại thỿi điểm này, vào chợ Nhật Tảo dễ dàng mua đủ linh kiện để lắp ráp hoàn chỉnh một cái tivi, đầu VCD thậm chí cả đầu DVD. Hiện nay, chợ Nhật Tảo được nhiỿu ngưỿi ví von là trung tâm của ngành điện tử TP.

    Vào chợ, ta dễ bắt gặp những anh “công nhân‿ lưng trần, quần đùi ngồi ráp những đầu DVD siêu mỿng bên vệ đưỿng. Dòng sản phẩm này được dân trong nghỿ gỿi là hàng “made in Nhat Tao‿ hay “công nghệ lỿ đưỿng‿. Giá của sản phẩm này cực rẻ, chỉ cần bỿ ra chưa đến 400.000 đồng là có thể mua được một đầu VCD siêu mỿng, vừa xem đĩa hình vừa nghe được nhạc MP3, vừa chơi được game.

    Anh Nguyễn Văn Chính, Giám đốc Công ty Vitek VTB, khẳng định, nếu không có sự đầu tư lớn của Nhà nước thì đến năm 2006, ngành công nghiệp điện tử VN khó lòng tồn tại, chứ đừng nói phát triển. Bởi ngành công nghiệp này chỉ lắp ráp, mà chi phí lắp ráp lại cao hơn nhiỿu so các nước xung quanh. Trong khối ASEAN chi phí lắp ráp một tivi chỉ có 3 USD, ở VN phải mất 6-7 USD, thậm chí có DN lên đến 8-9 USD. Trong khi ở Trung Quốc chỉ khoảng 1 USD.

    Nhà nước chưa đầu tư gì cho ngành điện tử. Lợi nhuận của các DN điện tử được đầu tư sang lĩnh vực khác. Ngành “điện tử lỿ đưỿng‿ phát triển. Tất cả đỿu dự báo một tương lai không sáng sủa cho ngành điện tử.

    Theo Economic time
    http://www.vneconomy.com.vn/vie/index.p ... 0223132357
     
  3. Pices

    Pices Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    350
    Likes Received:
    6
    Công nghiệp điện tử Việt Nam trước thách thức hội nhập

    Nắm bắt thời cơ và nhu cầu thị trường, từ những năm 90 công nghiệp điện tử (CNĐT) nước ta đã mạnh dạn đầu tư, phát triển đáng kể và từng bước vươn lên làm chủ thị trường. Nhưng nhìn chung, các doanh nghiệp chủ chốt trong ngành CNĐT vẫn là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, khả năng cạnh tranh chưa mạnh.

    Hiện nay, các cơ sở CNĐT tập trung chủ yếu ở TP Hồ Chí Minh (117), Đồng Nai (7) và Hà Nội (23). DNNN có tổng số vốn khoảng 38 triệu USD (chiếm 4,64% tổng số vốn đầu tư vào CNĐT) DNTN đầu tư khoảng 18,5 triệu USD (chiếm 2,2%) và DN có vốn FDI là 762 triệu USD (chiếm 93,1%). Có thể nói đến nay, các Doanh nghiệp đã tìm được lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của mình, giữ vị trí chủ chốt trong phát triển của toàn ngành, sản phẩm đã đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp điện tử chủ yếu tham gia vào loại hình chế tác và lắp ráp đơn giản, dạng CKD chiếm tới 80%. Khoảng 70% tổng số tivi và radio, casstte là lắp ráp trong nước, chủ yếu dùng linh kiện và các đầu vào khác của nước ngoài. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, năm 2003, sản lượng lắp ráp ti vi ở Việt Nam đạt hơn 1,5 triệu chiếc/năm. Trong khi đó một tổ hợp lắp ráp ở Malaysia đạt 30 triệu chiếc/năm. Các doanh nghiệp điện tử Việt Nam hầu như chưa phát triển thiết kế gốc và sản xuất mang tính thương mại đáng kể cho điện tử dân dụng lẫn điện tử công nghiệp. Theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế các doanh nghiệp điện tử nước ta không muốn phát triển và thiết kế các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam. Họ thích lắp ráp sản phẩm theo thiết kế của nước ngoài vì với trình độ kỹ thuật còn yếu kém, làm như vậy độ rủi ro thấp hơn, có thể mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn. Thực hiện lộ trình CEPT/AFTA, Chính phủ ban hành Nghị định 64/CP, xoá bỏ mức áp giá tối thiểu đối với linh kiện điện tử nhập khẩu. Chính phủ đang thực hiện việc dỡ bỏ chính sách bảo hộ đối với các doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử trong lộ trình hội nhập khu vực và quốc tế. Vậy tương lai của ngành công nghiệp lắp ráp điện tử của Việt Nam sẽ ra sao khi các linh kiện điện tử với giá rẻ từ các nước ASEAN tràn vào Việt Nam?

    Thực trạng chung của ngành CNĐT là còn yếu về kỹ thuật và thiếu công nhân có tay nghề cao, chủ yếu lao động phổ thông chiếm tỷ trọng. Lao động có trình độ Đại học được đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu sử dụng; ngoài ra ý thức kỷ luật lao động chưa cao, tinh thần đoàn kết, hợp tác sáng tạo còn yếu. Công tác chiến lược và định hướng phát triển CNĐT thường mới chỉ được hình thành ở cấp bộ và ở cấp quốc gia nên thường là các định hướng khái quát. Hơn nữa chính sách bảo hộ bằng thuế của Nhà nước không phải là chỗ dựa lâu dài cho các doanh nghiệp điện tử. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử nội địa hầu như không phát triển, do đó nếu không còn bảo hộ bằng thuế ngành điện tử Việt Nam không thể cạnh tranh với một số nước trong khu vực. Các doanh nghiệp của khối ASEAN có nguồn cung cấp linh kiện tại chỗ với giá thành tương đối thấp. Hiện, nhiều công ty nước ngoài không muốn đầu tư lớn và tầm cỡ vào Việt Nam, mà chỉ đầu tư ở những nhà máy lắp ráp sử dụng nhiều lao động thủ công, chi phí thấp.

    Để ngành CNĐT nước ta hội nhập, cần có chính sách thúc đẩy đối tác nước ngoài vào Việt Nam cũng như vào ngành công nghệ điện tử và sản xuất thiết bị gốc. Chính phủ cần có các giải pháp chính sách huy động và phát triển mọi thành phần kinh tế tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo tính công bằng, bình đẳng và thực hiện ưu tiên đối với doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thuộc mọi thành phần kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc phát triển CNĐT, có chương trình xúc tiến xuất khẩu điện tử...

    CNĐT Việt Nam - một ngành công nghiệp được Nhà nước khuyến khích mọi loại hình doanh nghiệp tham gia: Doanh nghiệp có vốn FDI, Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp dân doanh. Để mọi loại hình doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh trong ngành này phát triển thì việc duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh là rất cần thiết. Tuy nhiên, do đặc điểm dễ lắp ráp, dễ sao chép nên ngành CNĐT gắn chặt với chính sách bảo hộ bản quyền, nếu để vi phạm bản quyền, hàng giả, hàng nhái phát triển, môi trường cạnh tranh sẽ không còn sức hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, thậm chí còn ảnh hưởng đến các nhà đầu tư trong nước. Một số nhà đầu tư vào ngành điện tử Việt Nam đã cho rằng: Trước sức ép hội nhập AFTA và WTO, để tồn tại được trong ASEAN, các doanh nghiệp điện tử Việt Nam cần xây dựng cho mình những ngành công nghiệp vệ tinh, và những chính sách đặc biệt mà các nước trong khu vực không có. Nếu không, tương lai gần, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam sẽ tự đánh mất dần cơ hội cạnh tranh.

    Vào năm 2006, mục tiêu thực hiện AFTA là giảm thuế xuống còn 0-5% theo Nghị định 64/CP mà Chính phủ ban hành. Để tiến tới khu vực mậu dịch tự do ở mức độ cao hơn, các nước ASEAN đã quyết định những cơ chế tiếp tục tự do hóa. Đặc biệt, tự do hoá các mặt hàng điện tử ASEAN dựa trên các cơ chế: Hiệp định ASEAN và tự do hoá hoàn toàn vào năm 2015, tức là xoá bỏ hoàn toàn các hàng rào thuế và phi thuế quan. Với các doanh nghiệp điện tử Việt Nam, các mặt hàng điện tử đều sẽ chỉ còn có mức thuế suất 0-0,5% năm 2006 và tiếp tục giảm xuống còn 0% vào năm 2015.

    Trước thềm hội nhập, khu vực Châu á đã và đang hình thành được những trung tâm sản xuất điện tử lớn như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia... ngành CNĐT Việt Nam cần được đặt trong chiến lược phát triển công nghệ nói riêng và chiến lược phát triển KT - XH nói chung. Chiến lược này luôn phải tính đến đặc trưng nền kinh tế mở, từng bước hội nhập với khu vực và thế giới, huy động vốn đầu tư có hiệu quả, thực sự tạo ra sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp, phát triển nguồn nhân lực chuyên môn, phát huy được năng lực sáng tạo. Chú trọng sản xuất hàng xuất khẩu và đầu tư vào thị trường điện tử, tập trung vào sản xuất linh kiện mà nhu cầu trong nước đang cần; đặc biệt, quan tâm xây dựng thương hiệu, tạo chữ tín để tiếp tục đứng vững trên thị trường. Như vậy, các doanh nghiệp ngành CNĐT mới có thể từng bước nâng cao sức cạnh tranh và tiếp tục phát triển trong một môi trường cạnh tranh mới, quyết liệt và nhiều thử thách hơn.

    Theo TCVN.net

    http://tcvn.gov.vn/web_pub_pri/magazine ... 6&iid=1810
     

Share This Page

Loading...