Các Bác cho em hỏi thường thì trở kháng của các dòng loa chủ yếu là 4 và 8 ôm. Vậy tại sao có dòng loa lại có trở kháng 6 ôm ? Với dòng loa này thì có khó phối ghép không ạ? Mong các Bác cho ý kiến.
theo em được biết và cũng đã đo, 6ôm hay 8 ôm đều ở mức 6,3 ôm cả. So sánh hơi khập khiễng nhưng honda cup 70 là 72cm3 còn dream 100 thì dung tích 97cm3 vậy.
Theo em là do dùng lẫn lộn củ loa 4 và 8 trong một thùng loa. VD: Treble 4Omh nhưng Bass 8Omh Thầy bói xem voi: thì dễ kéo hơn 4Omh nhưng khó kéo hơn 8 Omh
Vì vậy tốt nhất nên có em ampli nào đánh từ 4-16ôm là khỏi phải lo đến trở kháng nhiều đối với đại đa số loa
Dùng ôm kế thường là đo được điện trở thuần của củ bass!!! Loa khó đánh hay không chưa chắc đã phụ thuộc vào trở kháng danh định mà phải xét tổng thế các yếu tố khác nữa.
Dạ nghe các Bác phân tích em vẫn chưa tường lắm, có Bác nào đã phối ghép cho các em có trở kháng 6 om chưa ạ? Mong nhận được thêm ý kiến của các Bác.
Lý do có loa 6 ohm là việc phối ghép giữa 2 hoặc 3 loa 8ohm trong thùng gây ra, tất nhiên không thể tính nhẩm 2 loa 8 Ohm // thì bằng 4 ohm bởi còn phụ thuộc vào bộ phân tần. Do đó việc 1 số hãng công bố loa của họ có trở kháng 6 ohm là chân thực. Em đã thử phối ghép loa 6 Ohm ( ví dụ Tannoy 615 ) vào ampli đèn có 2 cổng 4 và 8 ohm. Nếu lấy công thức ra để suy diễn thì gắn vô ngõ 8Ohm bạn sẽ có tiếng bass yếu hơn ngõ 4 ohm, nhưng thực tế em nghe chẳng có gì khác biệt cả. Nói chung không có gì phải nghĩ đâu các bác ơi.
như bác Planets có nói, loa phối ghép dễ hay khó không chỉ do trở kháng mà còn nhiều yếu tố khác. THực tế mà nói, trở kháng định danh chỉ là 1 yếu tố. cái quan trọng hơn là trở kháng thực tế của loa ở các giải tần khác nhau. Loa có trở kháng 6ohm nhưng trở kháng thực có thể thay đổi trong khoảng từ 4ohm tới trên 10ohm, tuỳ ở các tần số nhất định (bác thử đọc Stereophile các bài review về loa mà có phần đo thông số của JA thì sẽ thấy ngay). Chính sự dao động lớn đó mới "làm khó" cho amp. AR 303a chẳng hạn, có trở kháng định danh là 6ohm nhưng trở kháng thấp nhất là 3.6ohm. Nếu ampli của bác có đường ra loa 4ohm thì nên đấu loa 6ohm vào cọc này, nếu ko, cần kiểm tra thông số kỹ thuật của amp xem có chơi được ở 4ohm ko? Nhiều amp "tự ngắt" vì chơi loa có trở kháng thấp rồi đó.
Em đang dùng cặp loa Sonus Faber Concertino với 6 ôm trở kháng và độ nhậy 87Db, phối ghép với cặp amply đèn mono block 20 w/ch chỗ cọc 4 ôm => vô tư , ghép với pass lab X150.5 => cũng vô tư. Nếu gặp loa có trở kháng 6 ôm thì thông thường những loại loa này vào tầm kha khá cho tới ngon (cao cấp), phần nhiều dạng loa ngon này hay có tổng trở 4 ôm. Gọi là 6 ôm nhưng thực tế tổng trở của loa 6 ôm có thể biến chuyển khoảng 3 ôm tới 10 ôm trong dải tần làm việc 35 Hz - 20 Khz (chỉ là ví dụ khoảng tầm, nêu con số chính xác là phải xem lại specification của loa). Loa 4 ôm có thể biến chuyển khoảng 2 ôm tới 8 ôm trong dải tần làm việc 35 Hz - 20 Khz , và loa 8 ôm có thể biến chuyển khoảng 4 ôm tới 12 ôm trong dải tần làm việc 35 Hz - 20 Khz. Với những loa đẳng cấp kha khá này cũng nên kiếm cái amply cho tầm xứng với loa, có lẽ vì ảnh hưởng bởi chi phí cho amply do đó mới có sự đắn đo này. Để chọn amply cho những loa này, điều cần thiết là xem cái specification của cái amply. Nếu giảm tổng trở thì phải tăng công xuất theo đúng tỷ lệ và amply chịu được xuống thấp tổng trở tới đâu (xuống càng thấp càng tốt mà không xuy giảm công xuất). Ví dụ như với những amply có specification sau đây: Công xuất với loa 8 ôm = 50watt Công xuất với loa 4 ôm = 100watt Công xuất với loa 2 ôm = 200watt Công xuất với loa 1 ôm = 400watt (Giảm tổng trở => tăng công xuất mà không bị xuy yếu "méo") Với ví dụ trên ta thường gặp ở những amply kha khá như : Bryston , Krell, pass lab, krell, Edge, Mc Intosh...v..v.......Nói chung là với những amply này loa nào cũng có thể chơi tuốt hết. Những lúc mà tổng trở xuống thấp (khó đánh) là Khi nghe nhạc mở to ví dụ như với tiếng đàn organ xuống trầm hoặc tiếng kèm lên cao chót vót, amply hơi dzỏm hoặc loa tép có thể bị tèo trong những thời điểm này. Những amply đèn để trị những loại loa này ta thường thấy tối thiểu hai quả đèn tới nhiều quả đèn công xuất cho mỗi vế. Với amply đèn thì nên mắc vào chỗ cọc của amply 4 ôm cho loa có tổng trở 6 ôm hơn là cọc 8 ôm. Nếu ngon chơi đồ yêu cầu quấn riêng cái output transformer có cọc 6 ôm. Nếu có khả năng chi ra để có được những amply "cứng cựa" thì sẽ không là vấn đề do đó việc khó phối ghép hay không là tùy theo ngân sách ? có lẽ vậy.
Thông số 4 ôm hay 8 ôm là quy định chung ở tần số 1 Khz . Khi loa hoạt động khác với tần số này thì tổng trở cũng thay đổi theo . Quan hệ giữa Công suất & Trở kháng & Điện áp hiệu dụng trên loa có công thức : U=\/PxZ Với cùng một cọc Ampli ở mức Volume giống nhau thì khi mắc loa có trở kháng giảm 1/2 ( Từ 8 xuỗng 4om ) Sẽ khiến công suất tổng nâng lên ... 4 lần chứ không phải 2 lần . Điều này ở một số Amp sẽ đi vào chế độ bảo vệ quá tải , nên Âm thanh có thể không còn trung thực . Một số loại Amp có thể cắt Rơ lay Loa ngay tức khắc nếu phát hiện thấy trở kháng loa quá nhỏ . Nhiều chiếc Ampli khi văn to tiếng lên là ... bụp . Mất tiếng . Người KT viên thường chỉnh sửa lại mạch này để chiều lòng khách hàng . Nhưng đó là một việc làm phản Kỹ thuật ( vì kinh tế ) . Nó sẽ kéo theo nhiều hỏng hóc khác về sau cho hệ thống Amp đó Để phối ghép các loại loa không có cùng trở kháng thì bài bản là dùng Biến áp . Tuy vậy không có loại phối ghép cho 8/6 hay 4/6 ôm . Phải đặt hàng thôi . Vì thị trường chỉ có các nức trở kháng tiêu chuẩn là : 2-4-8-16-64-125-250 ôm . Biến áp phối hợp trở kháng có bán ngoài chợ Thịnh Yên Hà nội của China hay Nhà máy TB bưu điện sản xuất Tuy vậy khi bạn nghe với mức công suất nhỏ thì không vấn đề gì .
Anh có chắc không vậy? Đơn cử 2 loại loa: B&W 603 S2 và B&W 802D đều có trở kháng danh định 8 ohm. Trở kháng của 603 S2 tại 1khz là khoảng 11 ohm. Còn 802D tại 1khz là khoảng 6 ohm.
Anh có chắc không vậy? Đơn cử 2 loại loa: B&W 603 S2 và B&W 802D đều có trở kháng danh định 8 ohm. Trở kháng của 603 S2 tại 1khz là khoảng 11 ohm. Còn 802D tại 1khz là khoảng 6 ohm. Cái đó lúc nào có mẫu mình sẽ đo lại . Nhân tiện mình cũng kiểm tra lại luôn cái cát-xét xách tay của ông già mình nó đề những 1100w . Không biết có đúng không . Nhiều ampli hãng chỉ ghi có 2 lần như bác danthanhpho nói thôi Cái đó nó kèm theo dòng chữ trong ngoặc đơn Riêng mình . Mình thích dùng loại loa có trở kháng cao như 8 hay 16 ôm hơn là loại 4 hay 2 ôm
Thùng loa của mình ko thấy ghi CS lẫn trở kháng , củ loa bass ghi Vifa - 8 ohm còn treble là Vifa - 6 ohm là sao ạ
Em cũng tò mò không biết vì sao bác lại thích loa 8 và 16 Ohm (system chứ không phải driver?) ? Hay là ở VN ta số càng to là càng tốt? Riêng em thì trứoc đây có xài loa 8 Ohm. Loa 16 Ohm thì ngày xưa Bố già em có xài vào thập niên 60s chơi với amp tube vài watt. Bây giờ thì em lại xài toàn là loa có trở kháng là 4 Ohm và 6 Ohm! Chắc là em phải check lại bản thân em rồi. Bác giúp cho em hiểu với nhé. Cảm ơn bác nhiều. Bgrds.
Thông số trở kháng ghi trên loa có sai số cực lớn các ạ. Tiêu chuẩn quốc tế IEC về thông số kỹ thuật của loa cho phép dao động -20% và + vô cùng. Chưa kể các nhà sản xuất không tuân theo tiêu chuẩn này nữa cơ. Về kỹ thuật nó là như vậy còn âm thanh hay dở cõ lẽ không liên quan gì.