Trường Ca Người Việt của nhạc sĩ Minh Châu

Discussion in 'Âm nhạc' started by A Q, 16/1/10.

  1. A Q

    A Q Advanced Member

    Joined:
    25/10/08
    Messages:
    82
    Likes Received:
    0
    Tags:
  2. A Q

    A Q Advanced Member

    Joined:
    25/10/08
    Messages:
    82
    Likes Received:
    0
    và đọc thấy một bài viết khá hay:
    World music là một thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các dòng nhạc nằm ngoài xu thế âm nhạc đại chúng (popular music) hoặc nhạc cổ điển (classical music), có chứa đựng yếu tố dân tộc (ethnic) ở trong. Nghĩa rộng của world music chính là âm nhạc dân gian (folk music). World music mang hồn dân ca mỗi đất nước dựa trên sự sáng tạo của nghệ sĩ. Đó là những lời ca, khuông nhạc được chính nhạc sĩ viết ra dựa trên nền tảng dân ca kết hợp với âm nhạc hiện đại và nhạc cổ điển. Làm một điều gì đó mới mẻ thực sự trong âm nhạc, world music ở Việt Nam trước chỉ có nhạc sĩ Ngọc Đại. Ông tham vọng sáng tạo ra một thứ nhạc mà thế giới chưa hề có, chưa hề xuất hiện ở đâu. Con đường âm nhạc của ông kì dị, tăm tối giữa ảo giác, tâm linh, thiền, phật, đạo đời… tuy vậy nhạc Ngọc Đại lại là khúc vĩ cuồng mà trong đó âm nhạc dân tộc bị đẩy đi thái quá. Người ta không khỏi rùng mình, sởn gai ốc khi nghe những câu hát chèo, xẩm từ nhạc Ngọc Đại. Nhưng world music của ông nghiêng qua thể loại Âm nhạc Thử nghiệm. Khán giả phương Tây rất thích nhạc của Ngọc Đại nhưng đa phần người Việt lại nuốt… không trôi. Cho đến khi album Trường ca người Việt của nhạc sĩ Minh Châu – vừa chính thức có mặt trên thị trường băng đĩa vào tuần qua do Phương Nam Phim phát hành, thì world music đang được dân trong nghề nhìn nhận lại.
    Âm nhạc của Minh Châu duyên dáng và thấm tình đến lạ. Tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương, yêu cuộc sống quyện vào nhau ở từng nốt nhạc dập dìu, da diết…lúc trong vắt như cô thôn nữ trên đồng lúa mùa Thu, lúc thì quặn thắt nghẹn ngào: “Ngàn trùng máu dân ta đổ trên núi đồi, máu dân ta đỏ loang cánh đồng, máu dân ta đổ trong rừng sâu, đổ loang dòng sông. Kìa trận đói năm xưa còn gieo hãi hùng, chết non hai triệu dân khốn cùng, chết như bao hồn oan Việt Nam, đem máu thịt làm phù sa tươi bón quê nhà..." (Hồn Việt). Ở nhạc sĩ trẻ này như có một sự thay máu diệu kỳ. Cách đây gần 10 năm, Minh Châu là một tên tuổi không lạ với hàng loạt ca khúc nhạc thị trường được khán giả ưa chuộng: Tình cha, Vũ điệu thần tiên, Một ngày bình yên… Nhưng con đường cuối cùng mà anh lao vào, lao động sáng tạo mòn mỏi đến kiệt sức lại là Trường ca. Anh bảo: "Không phải tôi chán nhạc trẻ hoặc viết không được nhạc trẻ mà đến với trường ca. Tôi thấy nhạc trẻ, hay gọi chung là những ca khúc, không thể chuyển tải hết tình yêu của tôi về đất nước và con người Việt Nam". Sau thời kỳ của những đỉnh cao bất hủ: Sông Lô (Văn Cao), Hội Trùng Dương (Phạm Đình Chương), Người Hà Nội (Nguyễn Đình Thi), Con đường cái quan (Phạm Duy)... Việt Nam chưa có những trường ca do tác giả trẻ viết. Minh Châu bắt đầu viết trường ca đầu tiên Bức tranh non nước - album phát hành năm 2003, ca ngợi cảnh đẹp của đất nước gấm hoa. Và sau 6 năm miệt mài, vắt kiệt giới hạn bản thân và chắt chiu từng câu, từng chữ, từng nốt nhạc anh đã hoàn thành Chàng trai nước Việt, Cô gái Việt, Duyên việt, Trẻ thơ Việt và Hồn Việt – hợp nhất tạo nên Trường ca người Việt.
    Trường Ca người Việt đưa người nghe ngược dòng thời gian về lại với những chất liệu âm nhạc tinh tế, hào hùng nhưng vẫn lãng mạn của thời huy hoàng của tân nhạc Việt Nam. Không gian âm nhạc của anh mở bát ngát với Chàng trai người Việt. Những làn điệu dân ca Bắc, Trung, Nam tinh chất ngọt ngào xen giữa những giai điệu tinh tế mang sắc thái cổ điển trải dài trên những dải âm thanh nhiều màu sắc đa dạng từ Đàn bầu, đàn nhị, đàn nguyệt, tiêu sáo… đến dàn vĩ cầm miên man. Một trong những sáng tạo lớn nhất của anh là ca từ. Lúc oai hùng, bi tráng: “Ru tình Việt Nam ươm mầm đại nghĩa chí nhân cả thắng hung tàn. Tim kiêu hung tranh đấu bao cơn lầm than. Dù hoang tàn bi tráng vẫn rạng ngời Việt Nam”, lúc lại dạt dào tinh khôi: “Em như những cánh hoa tươi hồng… em lớn lên trong tình người, dần theo tiếng ru xưa à ơi. Đôi mắt em rạng ngời, nhìn lên áng mây cao vời. Thời thơ ấu dần qua…”. Với sự thể hiện của Tùng Dương, nhóm 5 Dòng Kẻ, dàn hợp xướng… Album Trường Ca Người Việt của nhạc sĩ Minh Châu nghe tươi mới và rộn rã chứ không quá khó nghe như người ta hay nghĩ về thể loại trường ca.
    Người làm sao thì nhạc ra làm vậy. Tuy đời thường Minh Châu có kiểu giao tiếp hơi khách khí, đôi lúc khá cường điệu....nhưng qua âm nhạc của anh người nghe có thể cảm nhận một trái tim nhân hậu “Tôi rất khâm phục con người Việt Nam. Người Việt đã chịu quá nhiều đau khổ, quá nhiều nỗi đau chồng chất. Trường ca Người Việt này, tôi kính tặng hương hồn của Mẹ..." anh vừa khóc vừa tâm sự ngay trong buổi họp báo. Trường Ca Người Việt có thể xếp vào dòng nhạc World music, một thứ world music thuần Việt không vay mượn hay na ná nước ngoài hoặc quá quái dị. Chất dân gian cổ truyền trong âm nhạc Minh Châu vừa đủ để thấm, tất cả được sáng tạo và phát triển chứ không bê y xi như một vài nhạc sĩ khác. Tinh thần những lời ru câu hò văng vẳng đâu đây chứ không trình bày lại một khúc dân ca nào, do đó cũng có thể nói đây là world music do một nhạc sĩ trẻ Việt Nam viết ra.
    Ở trong chừng mực nào đó, Trường Ca Người Việt của Minh Châu mang Hồn Việt không lẫn với bất cứ đất nước nào. Mặc dù còn chịu ảnh hưởng từ âm nhạc Phạm Duy, nhưng album vẫn là một trong những điểm sáng hiếm hoi của âm nhạc Việt Nam trong 2009 nhiều tẻ nhạt...
    Theo: http://blogcogaidolong.multiply.com/journal/item/555
     

Share This Page

Loading...